Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo cứu tài liệu hán nôm nha kinh lược bắc kỳ về hà nội (1886 - 1897)...

Tài liệu Khảo cứu tài liệu hán nôm nha kinh lược bắc kỳ về hà nội (1886 - 1897)

.PDF
260
188
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG KHẢO CỨU TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ VỀ HÀ NỘI (1886 – 1897) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Hán Nôm HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG KHẢO CỨU TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ VỀ HÀ NỘI (1886 – 1897) CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM MÃ SỐ: 60.22.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG ĐỨC QUẢ HÀ NỘI - 2013 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………… 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………….. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….. 7 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 11 5. Đóng góp của luận văn……………………………………………... 11 6. Kết cấu của luận văn………………………………………………... 12 NỘI DUNG Chương 1:KHẢO CỨU VĂN BẢN TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ……………………………………………… 13 1.1 Cơ sở hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ……… 13 1.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành Nha Kinh lược Bắc Kỳ……………. 13 1.1.2 Chức năng hành chính của Nha Kinh lược Bắc Kỳ……………... 15 1.1.3 Việc hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ……... 17 1.2. Vấn đề văn bản tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ……….. 18 1.2.1 Chất liệu ………………………………………………………… 18 1.2.2 Phương pháp tạo văn bản……………………………………….. 22 1.2.3 Thể thức văn bản………………………………………………... 23 1.2.4 Niên đại…………………………………………………………. 28 1.2.5 Tác giả…………………………………………………………... 32 1.2.6. Các loại hình văn bản…………………………………………... 33 1.2.6.1 Văn bản do vua ban hành và gửi lên nhà vua…………………. 35 1 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) 1.2.6.2 Văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính………………... 36 Tiểu kết………………………………………………………………... 39 Chương 2: NỘI DUNG TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ VỀ HÀ NỘI……………………………………….. 40 2.1. Quản lý hành chính……………………………………………….. 40 2.1.1 Quan chức……………………………………………………….. 40 2.1.1.1 Bổ dụng, thăng giáng và hoán đổi quan chức…………………. 43 2.1.1.2 Chế độ đãi ngộ và phong phẩm hàm cho quan viên…………... 50 2.1.2. Địa giới hành chính…………………………………………….. 56 2.1.2.1 Lập các xã mới………………………………………………... 57 2.1.2.2 Sáp nhập địa giới trong tỉnh và với các tỉnh phụ cận…………. 63 2.1.3 Thuế khóa……………………………………………………….. 78 2.1.3.1 Thu thuế……………………………………………………….. 80 2.1.3.2 Giảm thuế……………………………………………………... 87 2.2. Kinh tế……………………………………………………………. 89 2.2.1 Nông nghiệp…………………………………………………….. 89 2.2.1.1 Ruộng đất……………………………………………………… 89 2.2.1.2 Thủy lợi……………………………………………………….. 101 2.2.1.3 Thiên tai, bão lụt………………………………………………. 109 2.2.2 Những ngành khác………………………………………………. 112 2.3 Xã hội…………………………………………………………….. 112 2.3.1 Dân số…………………………………………………………… 112 2.3.2 An ninh trật tự…………………………………………………… 117 2.4 Văn hóa…………………………………………………………… 122 2.4.1 Tôn giáo – tín ngưỡng…………………………………………... 122 2 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) 2.4.2 Tế lễ …………………………………………………………….. 128 2.5 Giáo dục…………………………………………………………... 129 2.5.1 Sự thay đổi trong giáo dục thời thuộc địa……………………….. 129 2.5.2 Vấn đề thi cử ……………………………………………………. 135 2. 6 Quân sự…………………………………………………………... 137 2.6.1 Vấn đề binh lương và lập đồn…………………………………… 137 2.6.2 Tình hình hoạt động của phong trào khởi nghĩa………………… 142 2.7. Hình luật………………………………………………………….. 145 2.7.1 Đơn kiện và tranh chấp………………………………………….. 145 2.7.2 Kết án……………………………………………………………. 146 2.8. Những vấn đề khác……………………………………………….. 149 2.9 Giá trị nội dung của tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ…… 152 Tiểu kết………………………………………………………………... 153 KẾT LUẬN………………………………………………................... 155 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………….. 160 PHỤ LỤC………………………………………………….................. 165 3 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để trực tiếp cai quản xứ Bắc Kỳ đất rộng người đông lại cách xa Kinh đô Huế của triều đình nhà Nguyễn, ngày 3 – 6 – 1886 được sự đồng ý của Tổng trú sứ Trung – Bắc Kỳ, vua Đồng Khánh đã ra chỉ dụ thành lập Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Nha Kinh lược Bắc Kỳ là cơ quan hành chính nhà nước phong kiến cao nhất ở Bắc Kỳ có nhiệm vụ thay mặt vua trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc ở đây. Năm 1897 Toàn quyền Pháp ở Đông Dương P.Doumer thấy Nha Kinh lược Bắc Kỳ không còn cần thiết nữa nên ngày 26 – 7 – 1897 vua Thành Thái xuống dụ giải thể Nha Kinh lược; ngày 13 – 8 – 1897 Toàn quyền P.Doumer chính thức thông qua. Trải qua 11 năm hoạt động, Nha Kinh lược đã hình thành được một phông tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ gồm 3525 tập. Tài liệu này chủ yếu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm phản ánh tương đối đầy đủ các mặt hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Bắc Kỳ. Trước năm 1975 tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ được bảo quản ở kho Lưu trữ Nhà nước Trung ương (nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia I), ở Nha Văn khố và Thư viện quốc gia Sài Gòn. Năm 1975 tất cả đều được đưa ra Trung tâm Lưu trữ quốc gia I để đảm bảo tính toàn diện của tài liệu này. Tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ thực sự là một nguồn sử liệu quý giúp chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước….. thời thuộc Pháp. Tuy nhiên, cho đến nay tài liệu này vẫn ít được biết đến. Vì thế chúng tôi muốn chọn tài liệu này làm đối tượng nghiên cứu để đánh 4 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) giá giá trị của tài liệu, đồng thời nhằm giới thiệu một nguồn tư liệu Hán Nôm mà chúng ta đang có. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tư liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ đã góp phần phản ánh rõ hơn bức tranh toàn cảnh về thực trạng xã hội, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự… ở Bắc Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, cho tới nay nguồn tài liệu này vẫn chưa được nhiều người biết đến và gần như chưa có ai nghiên cứu sâu về nó. Nhìn chung mới chỉ có ít bài công bố về một vài văn bản cụ thể trong khối tài liệu này. - Tác giả Lê Ninh có một số bài viết khái quát về Nha Kinh lược và tư liệu có liên quan như: + Vài nét về Nha Kinh lược Bắc Kỳ đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 2, năm 1983, tr. 22 - 24. Bài viết chủ yếu tìm hiểu qua nguồn tài liệu tiếng Pháp để giới thiệu khái quát về bộ máy Nha Kinh lược. Thông qua bài giới thiệu, tác giả cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản từ việc hình thành đến tổ chức và chức năng, nhiệm vụ cũng như quá trình hoạt động của Nha này. + Vụ án giặc Pháp sát hại ông Nghè Vũ Lợi đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 3 (tr.21) năm 1983 và bài Giới thiệu thêm tài liệu về hồ sơ “vụ án giặc Pháp sát hại ông Nghè Vũ Lợi” đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 4 (tr.29) năm 1983. Trong bài viết này, tác giả kết hợp tài liệu Tiếng Pháp và tài liệu của phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ để giới thiệu. Song bài viết chỉ mang tính tập hợp tư liệu của một sự kiện. - Nguyễn Tiến Lộc: Giới thiệu danh mục làng xã tỉnh Hà Nội cuối thế kỷ XIX đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3 năm 2000, tr. 22-26. Tác giả cung 5 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) cấp cho độc giả một danh mục làng xã của tỉnh Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX trong khối tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ. - Tác giả Vũ Văn Sạch có một số bài viết: + Về tờ thị của Tôn Thất Thuyết đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 2, tháng 6 – 1979, tr. 19 - 20; năm 2002 in lại trong cuốn “Tuyển tập những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ” của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Bài viết giới thiệu về văn bản có tờ thị của Tôn Thất Thuyết nằm trong phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Trong bài viết này, tác giả vừa giới thiệu về mặt văn bản học, vừa giới thiệu về nội dung có kèm phiên âm, dịch nghĩa văn bản. + Sơ bộ tìm hiểu, đánh giá một số tình hình và việc công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ Hán Nôm ở kho Lưu trữ Trung ương Hà Nội đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 4 năm 1983, tr. 11 - 13 và số 1 năm 1884, tr. 18-21. Bên cạnh việc giới thiệu những tài liệu Hán Nôm kho Lưu Trữ Trung ương Hà Nội (nay là trung tâm Lưu trữ quốc gia I) như: Châu bản triều Nguyễn, Địa bạ triều Nguyễn, tập tài liệu Hương Khê, những bài thi hương, hành trình đi sứ….., tác giả đã giới thiệu tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu rất sơ lược nội dung của khối tài liệu. + Thêm một bài thơ của Nguyễn Cao đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 4 năm 1983, tr. 25 – 29. Bài này, tác giả giới thiệu bài thơ của Nguyễn Cao được tìm thấy trong tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ. - Ngoài ra, tác giả Vũ Văn Sạch đã cùng nhà sử học Đinh Xuân Lâm công bố một loạt những tư liệu về phong trào Cần Vương trong khối tài liệu này qua các bài viết: + Tư liệu mới về Nguyễn Xuân Ôn và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo (1885- 1887) đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 6 năm 1982, tr.80 – 83. 6 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) + Về Nguyễn Cao đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 4 năm 1983, tr. 71 – 74. + Ba văn kiện về phong trào Cần Vương đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 5 năm 1983, tr. 76 – 79. + Một số tư liệu về phong trào Cần Vương đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 5 năm 1985, tr. 87 – 89. + Hai bài thơ Nôm của vua Hàm Nghi đăng trên Tạp chí sông Hương, số 8 năm 1984, tr. 103 – 104. - Tác giả Trần Văn Viết có bài Giới thiệu tài liệu liên quan đến xây dựng chợ Đồng Xuân thế kỷ XIX đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 5 năm 2000, tr. 20-21. Bài viết cho chúng ta thông tin về quá trình xây dựng chợ Đồng Xuân mà tác giả đã tập hợp được tư liệu từ phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Tuy đã có một số bài lấy tư liệu từ phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ nhưng đây là những bài viết mang tính chất giới thiệu nội dung, sự kiện cụ thể. Qua những bài viết này, người đọc chỉ tiếp nhận được nội dung mang tính chất đơn lẻ mà chưa có cái nhìn khái quát, toàn diện về một khối tài liệu Hán Nôm giá trị này. Vì thế, tôi muốn bước đầu khảo cứu tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ để khái quát và cung cấp cái nhìn tổng quan cũng như giá trị của một nguồn sử liệu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Theo như thống kê, tổng khối lượng tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ là 3525 tập, chủ yếu bao quát toàn bộ các hoạt động hành chính của Bắc Kỳ trong thời gian 11 năm (từ 1886 - 1897). Do khuôn khổ có hạn của luận văn cao học, chúng tôi chọn tài liệu Nha Kinh lược trên địa bàn Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu, khảo sát. Tuy nhiên, địa giới hành chính Hà Nội thời kỳ này được 7 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) tách nhập khá phức tạp nên trước hết chúng tôi muốn xác định giới hạn Hà Nội lúc bấy giờ để làm cơ sở lựa chọn tài liệu. Theo Đại Nam thực lục, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) cho bãi bỏ các trấn, doanh và chia đất nước thành 31 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội, đặt tỉnh lỵ ở thành Thăng Long cũ. Tỉnh Hà Nội thời kỳ này gồm “4 phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân; 15 huyện là Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Thượng Phúc, Thanh Trì, Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An, Nam Xang, Duy Tiên, Bình Lục, Phú Xuyên, Kim Bảng, Thanh Liêm” [42, tr.229]. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép: “năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đặt tỉnh Hà Nội có 4 phủ, 14 huyện: phủ Hoài Đức lĩnh 2 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận; phủ Ứng Hòa lĩnh 4 huyện: Sơn Minh (sau là huyện Sơn Lãng, nay là huyện Ứng Hòa), Hoài An (tương đương với phía nam huyện Ứng Hòa là một phần huyện Mỹ Đức ngày này), Chương Đức (nay là huyện Chương Mỹ), Thanh Oai; phủ Lý Nhân lĩnh 5 huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Nam Xương (cũng gọi là Nam Xang, nay là huyện Lý Nhân); phủ Thường Tín lĩnh 3 huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín), Thanh Trì, Phú Xuyên. Bỏ trấn Sơn Nam. Lại đem huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam trước kia đổi sang thuộc phủ Hoài Đức” [46, tr.33]. Như vậy, các chính sử triều Nguyễn đều ghi tỉnh Hà Nội bắt đầu có từ năm 1831 và gồm 4 phủ 15 huyện. Sau khi thành Hà Nội bị thất thủ, triều đình Huế phải ký hiệp ước Patenotre chấp nhận cho Thực dân Pháp thiết lập quyền bảo hộ ở nước ta. Ngày 8 - 1 – 1886, ngày 1 và ngày 29 - 5 - 1886 chính quyền bảo hộ Pháp lập ra Ban tư vấn thành phố Hà Nội. Ngày 19 – 7 – 1888, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập “Thành phố Hà Nội” đứng đầu là một Đốc lý (chức 8 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) Đốc lý do Công sứ tỉnh Hà Nội kiêm nhiệm)1. Ngày 14 – 9 - 1888, Pháp định giới hạn của thành phố Hà Nội2. Ngày 1 – 10 – 1888, Đồng Khánh ký một đạo dụ, được Toàn quyền Đông Dương Richaud thông qua ngày 3 – 10 - 1888 dâng hẳn thành phố Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa và từ bỏ quyền hành của chính phủ Nam triều trên đất nhượng địa này. Địa giới của thành phố Hà Nội được xác định bởi Nghị định số 122 ngày 15 tháng 11 năm 1889 của Thống sứ Bắc Kỳ gồm đại bộ phận khu đất của huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận (thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội)3. Các khu vực còn lại được gọi là tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: phủ Hoài Đức gồm các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Thọ Xương, Vĩnh Thuận; phủ Thường Tín gồm huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Lý Nhân gồm huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục, Nam Xang; phủ Ứng Hòa gồm huyện Sơn Lãng và Thanh Oai. Lấy cớ tỉnh Hà Nội quá rộng, không tiện cho việc tuần phòng, ngày 21 – 3 - 1890, Toàn quyền Đông Dương cho tách 3 huyện Nam Xang, Bình Lục, Thanh Liêm của phủ Lý Nhân ra khỏi tỉnh Hà Nội. Ba huyện này lập thành phủ Liêm Bình và đem sáp nhập vào tỉnh Nam Định; còn 2 huyện Duy Tiên và Kim Bảng, phủ Lý Nhân vẫn thuộc tỉnh Hà Nội như cũ. Hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức cũng được tách ra (trừ những tổng của huyện Hoài An cũ nằm bên tả ngạn sông Đáy) ra khỏi tỉnh Hà Nội. Sau đó sáp nhập 2 huyện này với phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy của tỉnh Mường (Hòa Bình ngày nay), lập thành 1 Công báo J 142, MPAT 1888 2, 3 Địa chính Hà Nội, hồ sơ 800 9 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) một đơn vị hành chính riêng gọi là đạo Mỹ Đức. Một số tổng còn lại của huyện Hoài An cho sáp nhập vào huyện Sơn Lãng thuộc tỉnh Hà Nội. Ngày 02 tháng 6 năm 1890 Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định số 602 xác định địa giới của tỉnh Hà Nội: phía Bắc và phía Đông là Sông Hồng, phía Nam là sông đào phủ Lý Nhân (Canal de Phu Ly), phía Tây là sông Đáy. Ngày 20 – 10 - 1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phủ Liêm Bình cùng với 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần đất phía nam huyện Mỹ Lộc ngày nay) tỉnh Nam Định nhập vào phủ Lý Nhân gồm 2 huyện Duy Tiên và Kim Bảng, thêm 2 tổng Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội, lập thành tỉnh Hà Nam, tỉnh lỵ là Lý Nhân. Như vậy, khi thành lập tỉnh Hà Nam thì 2 huyện Duy Tiên, Kim Bảng và 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên không còn thuộc tỉnh Hà Nội. Ngày 18 – 3 – 1891, Toàn Quyền Đông Dương lại ký nghị định xóa bỏ đạo Mỹ Đức và thành lập phủ Mỹ Đức (gồm 2 huyện Chương Mỹ và Yên Đức), cho phủ này lệ thuộc tỉnh Hà Nội, còn phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy của đạo Mỹ Đức cũ thì đem trả lại tỉnh Mường. Tỉnh Hà Nội từ thời Minh Mệnh so với thời gian này đã bị thu nhỏ lại và chỉ còn có: phủ Hoài Đức với 4 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Đan Phượng; phủ Thường Tín với 3 huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín), Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Ứng Hòa với 2 huyện Sơn Lãng (nay là huyện Ứng Hòa), Thanh Oai; phủ Mỹ Đức với 2 huyện Chương Mỹ, Yên Đức (nay là huyện Mỹ Đức). Tỉnh lỵ khi ấy vẫn là Thành phố Hà Nội. Ngày 26 – 12 - 1896 Toàn quyền Đông Dương J.Fourès ra nghị định chuyển tỉnh lỵ Hà Nội về Cầu Đơ, một làng thuộc huyện Thanh Oai. Từ khi tỉnh lỵ Hà Nội chuyển về Cầu Đơ, tỉnh này đôi khi vẫn được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Tuy 10 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) nhiên, đến ngày 03 tháng 5 năm 1902 Toàn quyền Đông Dương Broni ký nghị định chính thức đổi tên tỉnh này thành tỉnh Cầu Đơ1. Như vậy, kể từ khi được lập, tỉnh Hà Nội đã có nhiều thay đổi về địa giới hành chính; trong giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ khảo cứu những văn bản khi đơn vị hành chính đang thuộc về Hà Nội (tính cả thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nội). Về nội dung nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về văn bản học như chất liệu, loại hình, tác giả, niên đại, hình dấu … của loại tài liệu này. Đồng thời, chúng tôi khảo sát, phân loại tài liệu dựa trên tiêu chí văn bản và nội dung của nó. Qua đó cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ trên địa bàn Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được chúng tôi tiến hành trong luận văn này cơ bản là dựa trên phương pháp văn bản học Hán Nôm. Luận văn sẽ lần lượt nghiên cứu từ mặt chất liệu, đến niên đại, tác giả, thể thức văn bản để đưa ra những thông tin cơ bản, chính xác về loại hình văn bản đặc thù này. Ngoài ra, luận văn còn dùng phương pháp đối chiếu, so sánh kết hợp với phương pháp liên ngành giữa các ngành sử học, ấn chương học, lưu trữ học … để tìm hiểu giá trị nội dung và hình thức của tài liệu. 5. Đóng góp của luận văn. Luận văn nghiên cứu, giới thiệu các loại hình văn bản tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội giai đoạn 1886 – 1897. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về nguồn tài liệu này mang tính giới thiệu tổng quát, toàn diện. 1 Công báo J 1044, JOIF 1902 11 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) Luận văn bước đầu phân loại tài liệu theo nội dung, đồng thời đánh giá giá trị nghiên cứu của tài liệu Nha kinh lược Bắc Kỳ. Từ các kết quả trên, luận văn cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ cùng những đặc điểm của nó về mặt văn bản học. Trên cơ sở đó người đọc có những thuận lợi nhất định khi khai thác, nghiên cứu loại tư liệu đặc thù này. 6. Cấu trúc luận văn Nội dung luận văn được trình bày theo 3 phần lớn: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần cuối của luận văn là phụ lục công bố một số văn bản kèm theo bản dịch. 12 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) NỘI DUNG Chương 1 KHẢO CỨU VĂN BẢN TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ 1.1. Cơ sở hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ 1.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành Nha Kinh lược Bắc Kỳ Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, Thực dân Pháp bắt đầu thực hiện âm mưu tiến ra Bắc Kỳ. Trước sự tấn công mạnh mẽ của Thực dân Pháp, lúc đó triều đình nhà Nguyễn lại quá suy yếu nên các tỉnh Bắc Kỳ lần lượt rơi vào tay thực dân. Năm 1884, quân Pháp được tiếp viện dồi dào đã chiếm được nhiều tỉnh giàu có của Bắc Kỳ. Tháng 5 – 1884, hiệp ước Thiên Tân được ký, đại diện Pháp buộc quân Thanh phải rút về nước, đồng thời triều Nguyễn phải chấp nhận một số điều kiện trong hiệp ước Harmand và ký hiệp ước Patenotre. Với hiệp ước này, việc thiết lập quyền bảo hộ ở Việt Nam của Pháp không còn bị ngăn cản. Từ đây, triều đình nhà Nguyễn gần như phải phụ thuộc vào Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Để trực tiếp cai quản xứ Bắc Kỳ cách xa Kinh đô Huế, dưới sự đồng ý của Tổng trú sứ Trung – Bắc Kỳ Paul Bert, vua Đồng Khánh đã ra chỉ dụ thành lập Nha Kinh lược Bắc Kỳ vào ngày 3 – 6 – 18861. Đến ngày 20 – 6 – 1886, dụ thành lập này được chuẩn y. Lệnh ngày 20 – 6 – 1886 của Tổng trú sứ TrungBắc Kỳ Paul Bert chuẩn y Đạo dụ ngày 3 – 6 – 1886 của Vua Đồng Khánh về việc uỷ nhiệm các quyền hạn của triều đình cho Kinh lược sứ Bắc Kỳ như sau: 13 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) “Theo đó, để cai quản Bắc Kỳ, Kinh lược sứ được toàn quyền áp dụng mọi biện pháp mà ông ta cho là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, Kinh lược sứ không được tự ý ban hành quyết định sửa đổi quyền hạn của mình cũng như quyền hạn trao cho người đại diện của Pháp và viên chức trong triều đình Huế theo các hiệp ước hiện hành. Kinh lược sứ có trách nhiệm thông báo cho triều đình những quyết định do ông ta đưa ra”1 Như vậy, Nha Kinh lược Bắc Kỳ là cơ quan hành chính nhà nước phong kiến cao nhất ở Bắc Kỳ, có nhiệm vụ thay mặt vua trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc ở Bắc Kỳ. Kinh lược sứ Bắc Kỳ có nhiệm vụ làm tấu sớ báo cáo tình hình lên triều đình để nhà vua biết. Về phía thực dân, Tổng trú sứ Trung – Bắc Kỳ Paul Bert đồng ý cho lập Nha Kinh lược là muốn lợi dụng cơ quan này làm trung gian phục vụ mục đích của mình. Vì vậy, những vấn đề về quản lý hành chính của các tỉnh Bắc Kỳ trên danh nghĩa vẫn là do Nha Kinh lược quản lý, điều hành nhưng thực tế nha này không được quyền sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng như của đại diện Pháp. Đến khi trực tiếp thiết lập điều hành bộ máy cai trị ở Bắc Kỳ, Toàn quyền Đông Dương P.Doumer thấy Nha Kinh lược không còn cần thiết. Vì vậy, ngày 26 – 7 – 1897 vua Thành Thái xuống dụ giải thể Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Ngày 13 – 8 – 1897 dụ giải thể được Toàn quyền Pháp ở Đông Dương P. Doumer 1 Phông RST, Hồ sơ 4797, tờ 3 14 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) chính thức thông qua. Theo đó, Nghị định đồng ý giải thể Nha Kinh lược và bãi bỏ chức Kinh lược gồm 2 điều: “Điều 1. Chuẩn y đạo dụ ngày 26 – 7 - 1897 của Vua Thành Thái về việc xoá bỏ chức Kinh lược Bắc Kỳ và chuyển giao toàn bộ chức năng của Kinh lược sứ vào tay Thống sứ. Đạo dụ được thực thi trên toàn xứ Bảo hộ. Điều 2. Khâm sứ Trung Kỳ và Thống sứ Bắc Kỳ chịu trách nhiệm thi hành nghị định này”1. Sau 11 năm hoạt động, đến năm 1897 Nha Kinh lược bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải trở về Kinh đô Huế làm việc, toàn bộ nhân viên ở nha do Thống sứ Bắc Kỳ quản lý. Nhà sử học Dương Kinh Quốc nhận định rằng: “Đây là một bước quyết định trong chính sách trực trị của Thực dân Pháp đối với Bắc Kỳ. Từ đây, vua và triều đình Huế không còn chút quyền hành gì ở Bắc Kỳ nữa; quyền bổ nhiệm, điều động, thăng, giáng quan lại các cấp ở Bắc Kỳ đều do Thống sứ Bắc Kỳ quyết định [33, tr.241]”. Như vậy, bãi bỏ Nha Kinh lược đồng nghĩa với việc Thực dân Pháp đã xóa nốt cả phần hành chính còn lại trong tay triều đình Huế ở Bắc Kỳ để trực tiếp thực hiện mục đích khai thác thuộc địa của mình. 1.1.2 Chức năng hành chính của Nha Kinh lược Bắc Kỳ Nha Kinh lược Bắc Kỳ được thiết lập nhằm thay mặt vua trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc ở Bắc Kỳ. Người đầu tiên giữ chức Kinh lược sứ là Nguyễn Hữu Độ, bố vợ vua Đồng Khánh. Ngay sau khi giữ chức, Nguyễn Hữu Độ xin với quan thầy Pháp cho xây trụ sở và tổ chức bộ máy làm việc. Bộ máy Nha Kinh lược lúc đầu có 15 viên chức chia làm 2 phòng. Phòng I có 1 bát phẩm, 2 cửu phẩm, 5 thư lại, phụ trách các việc của Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh. Phòng II có 1 bát phẩm, 1 cửu phẩm, 5 thư lại, đảm nhiệm các việc thuộc 1 Phông GGI-A, Q.43,Vb.26, tờ 39 15 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) Bộ Hình, Bộ Hộ, Bộ Công. Tuy nhiên số biên chế của nha không cố định là 15 người mà tùy vào lượng công việc nhiều ít có thể thêm bớt. Đầu năm 1888, bộ máy của Nha Kinh lược được mở rộng và chia lại các phòng ban cho tiện làm việc. Lúc này, nha có sáu phòng gồm Phòng Lại, Phòng Lễ, Phòng Binh, Phòng Hình, Phòng Hộ, Phòng Công và có một Viên ngoại lang phụ trách chung. Cuối năm Mậu Tý (1888), Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Độ chết, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Trần Lưu Huệ làm quyền Kinh lược. Sau khi Trần Lưu Huệ lên giữ quyền Kinh lược, Thực dân Pháp rút hẹp quyền hạn của nha. Kinh lược sứ không được quyền quyết định những việc quan trọng, thậm chí chỉ như một cơ quan trung gian để tấu các việc hành chính của các tỉnh vào Kinh và tư những hiệu lệnh xuống các tỉnh Bắc Kỳ khi Toàn quyền Đông Dương hay triều đình ban bố. Ngày 1 – 7 năm Thành Thái thứ 2 (1890), quyền Kinh lược sứ Trần Lưu Huệ xin từ chức, Tổng đốc Hải An Hoàng Cao Khải được về giữ Nha Kinh lược. Ngày 1 – 6 năm Canh Dần (1890), Toàn quyền Đông Dương Piquet và Thống sứ Bắc Kỳ Bonnal ra nghị định cho phép Hoàng Cao Khải được quyền tổ chức lại bộ máy của nha, đồng thời lựa chọn viên chức và định mức lương cho từng người. Sau đó, Hoàng Cao Khải sắp xếp lại bộ máy làm việc, giữ nguyên các phòng ban, nhưng số người thì giảm một nửa. Tổng số nhân viên hành chính của Nha Kinh lược lúc này còn 12 người và đội bảo vệ 18 người. Triều đình Nguyễn giao cho Nha Kinh lược quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội…của Bắc Kỳ từ cấp tỉnh trở xuống (tỉnh, huyện, phủ, tổng, xã). Nha có nhiệm vụ giải quyết mọi vấn đề ở Bắc Kỳ, sau đó làm tấu sớ báo về triều đình. Mặt khác, nha có trách nhiệm thông báo những chỉ, dụ, quy định của 16 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) triều đình ban hành cho các địa phương thực hiện. Như vậy, nha Kinh lược vừa có chức năng quản lý hành chính ở Bắc Kỳ, vừa như một cầu nối giữa triều đình và địa phương. Về phía Thực dân Pháp, muốn cai trị Việt Nam, họ dùng chính “người bản xứ trị người bản xứ”. Vì thế, họ tiếp tục duy trì chế độ phong kiến để làm công cụ, làm trung gian cho họ. Ngoài ra, Thực dân Pháp đặt chức Thống sứ Bắc Kỳ cai quản chung toàn vùng này; đặt tòa Công sứ tại các tỉnh, giao cho viên Công sứ, Phó công sứ quản lý mọi mặt trong tỉnh. Đồng thời, đặt thêm những đội lính khố đỏ, khố xanh, lính thủy; ở phủ huyện có lính cơ, lính lệ để tăng cường bộ máy đàn áp. Với chức năng, nhiệm vụ như vậy, Nha Kinh lược thực chất là một cơ quan trung gian có trách nhiệm giải quyết mọi thủ tục hành chính ở các tỉnh Bắc Kỳ. Nha có nhiệm vụ tư báo toàn bộ tình hình ở địa phương cho triều đình và chính quyền Pháp, đồng thời thông tin lại những hiệu lệnh của triều đình và Toàn quyền Đông Dương xuống địa phương thực hiện. Với nhiệm vụ đó, mọi thông tin hành chính từ chính quyền địa phương lên trên và ngược lại đều phải thông qua trung gian Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Điều đó có nghĩa Nha Kinh lược mang chức năng quản lý hành chính giải quyết mọi vấn đề về quan chức, địa giới hành chính, án kiện, kinh tế, văn hóa, giáo dục …. ở Bắc Kỳ nhưng không được thực quyền. 1.1.3 Việc hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ Nha Kinh lược được lập nhằm thay mặt triều đình Huế quản lý và điều hành hệ thống hành chính thuộc chính quyền địa phương về mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội … ở Bắc Kỳ. Việc quản lý này thông qua hệ thống các văn bản hành chính như tư, tư di, nghị định, quyết định, trình, báo cáo …. Nha có 17 Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 -1897) nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết những văn bản của Toàn quyền, Thống sứ, công sứ, triều đình, Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát … gửi đến và ngược lại. Trong suốt quá trình hoạt động của Nha Kinh lược từ năm 1886 – 1897 đã ban hành và tiếp nhận một khối công văn đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Đây là những văn bản hành chính được viết chủ yếu bằng chữ Hán Nôm và một số thư từ được dịch từ tiếng Pháp sang chữ Nôm. Nội dung của những văn bản này tập trung vào các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan lại, địa giới, an ninh, tình hình quân sự… Về loại hình, tài liệu này vừa có văn bản hành chính của chế độ phong kiến như dụ, tấu, tư, sức, trát, trình…, vừa có loại hình văn bản quản lý nhà nước mới của chính quyền Thực dân Pháp ban ra như nghị định, thông tư, báo cáo, quyết định… Trong 11 năm hoạt động, cơ quan này đã để lại một khối lượng tài liệu lớn, theo thống kê, hiện nay chúng ta còn giữ được 3525 tập với 92821 văn bản. Để phân biệt với những tài liệu lưu trữ khác, khối tài liệu này được gọi theo tên cơ quan hành chính là phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Vì vậy, nhắc đến tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ hay gọi theo cách phân loại tài liệu lưu trữ là Phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ đều để chỉ khối tài liệu này. 1.2. Vấn đề văn bản tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ 1.2.1 Chất liệu Chữ Hán được du nhập vào nước ta cùng với sự xâm lược của phong kiến phương Bắc.Trong suốt chiều dài các triều đại phong kiến Việt Nam, chữ Hán là ngôn ngữ viết chính thống ở nước ta, song chúng ta đã không bị đồng hóa mà luôn mang bản sắc riêng biệt của người Việt. Ngày nay chữ Hán không còn được sử dụng nhưng những thư tịch cổ Hán Nôm mà cha ông để lại mãi là nguồn di sản, nguồn sử liệu vô giá. Qua những gì còn lại đến ngày nay cho thấy di sản 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan