Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án n...

Tài liệu Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương ii, iii sinh học 10 ban cơ bả.

.PDF
164
856
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƢ PHẠM KHOA SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU HUYỀN KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH BẰNG CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN ĐỂ LỰA CHỌN CÁC PHƢƠNG ÁN NHIỄU CHO HỆ THÓNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƢƠNG II, III SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐG: Đánh giá 2. GV: Giáo viên 3. HĐ: Hoạt động 4. HS: Học sinh 5. KT: Kiểm tra 6. MCQ: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 7. PPDH: Phương pháp dạy học 8. SGK: Sách giáo khoa 9. SGV: Sách giáo viên 10. THPT: Trung học phổ thông 11. TNKQ: Trắc nghiệm khách quan MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do nghiên cứu........................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 2 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu................................................ 3 4. Khách thể nghiên cứu................................................................... 3 5. Mẫu khảo sát................................................................................. 3 6. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................. 4 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.............................................. 4 7.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn.................................. 4 7.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm..................................... 4 7.4. Xử lý số liệu................................................................................ 5 8.Luận cứ........................................................................................... 8 8.1. Luận cứ lý thuyết ...................................................................... 8 8.2. Luận cứ thực tế........................................................................... 9 9. Những đóng góp của luận văn................................................... 9 10. Cấu trúc của luận văn................................................................ 9 PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10 1.1. Cơ sở lý luận............................................................................... 10 1.1.1. Yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học............................ 10 1.1.2. Xu hướng đổi mới và hoàn thiện kiểm tra - đánh giá........... 12 1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra - đánh giá.................... 12 1.1.2.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá.............................................. 13 1.1.2.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá. ......................................... 14 1.1.3. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ)..... 17 1.1.3.1. Lịch sử ra đời và sử dụng MCQ............................................ 17 1.1.3.2. Ưu điểm của MCQ ................................................................ 21 1.1.3.3. Vai trò của MCQ.................................................................... 22 1.1.4. Vai trò của phương án nhiễu trong MCQ............................... 24 1.1.5. Mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận ngắn với MCQ................. 25 1.1.5.1. Câu hỏi tự luận ngắn............................................................. 25 1.1.5.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận ngắn với MCQ................. 26 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................... 31 1.2.1. Thực trạng kiểm tra đánh giá chương II, III sinh học 10 ban cơ bản.......................................................................................... 31 1.2.2. Thực trạng sử dụng và xây dựng hệ thống MCQ chương II, III sinh 10 ban cơ bản....................................................................... 32 Kết luận chƣơng I............................................................................. 34 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ LUẬN CHƢƠNG II, III SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN 36 2.1. Nghiên cứu nội dung kiến thức sinh học 10 ban cơ bản......... 36 2.2. Xây dựng bảng trọng số cần kiểm tra trong chƣơng II, III sinh học 10 ban cơ bản...................................................................... 37 2.3. Nguyên tắc xây dựng các câu hỏi tự luận ngắn....................... 40 2.4. Quy trình xây dựng câu hỏi tự luận ngắn................................ 41 2.5. Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn về nội dung kiến thức chƣơng II, III sinh học 10 ban cơ bản............................ 41 2.6. Sử dụng câu tự luận ngắn để kiểm tra kiến thức học sinh tìm ra hệ thống phƣơng án nhiễu.................................................... 50 Kết luận chƣơng II............................................................................ 90 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG MCQ CHƢƠNG II, III SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN 91 3.1. Tiêu chuẩn của 1 MCQ, 1 bài kiểm tra MCQ......................... 91 3.1.1. Tiêu chuẩn của 1 MCQ.......................................................... 91 3.1.1.1. Tiêu chuẩn định lượng........................................................... 91 3.1.1.2. Tiêu chuẩn định tính.............................................................. 91 3.1.2. Tiêu chuẩn của một bài MCQ................................................ 92 3.1.2.1. Tiêu chuẩn định lượng........................................................... 92 3.1.2.2. Tiêu chuẩn định tính.............................................................. 92 3.2. Các nguyên tắc xây dựng MCQ................................................ 93 3.2.1. Nguyên tắc chung ................................................................... 93 3.2.2. Nguyên tắc xây dựng một MCQ ............................................. 93 3.3. Quy trình xây dựng MCQ......................................................... 95 3.3.1. Quy trình chung....................................................................... 95 3.3.2. Quy trình xây dựng bộ trắc nghiệm MCQ.............................. 96 3.4. Nội dung bộ MCQ xây dựng đƣợc........................................... 98 3.5. Thực nghiệm định lƣợng cho bộ câu hỏi MCQ...................... 98 3.5.1. Tiến hành thực nghiệm.......................................................... 98 3.5.2. Phân tích các chỉ số về độ khó và độ phân biệt.................... 98 3.5.3. Kết quả phân tích tổng thể xác định độ tin cậy, tính giá trị 101 3.5.3.1. Xác định độ tin cậy................................................................ 101 3.5.3.2 Xác định độ giá trị.................................................................. 102 Kết luận chƣơng III.......................................................................... 102 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 103 Tài liệu tham khảo PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Nếu thế kỷ XX được xem là thế kỷ của công nghệ thông tin thì thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ sinh học. Tri thức thuộc lĩnh vực sinh học có tốc độ tăng, đổi mới và bổ sung lớn nhất. Vậy phải dạy và học thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học? Câu trả lời ở đây không phải là dạy cái gì mà dạy như thế nào để có được những thế hệ HS chủ động, tích cực trong học tập, không ngừng tự học, say mê, tìm tòi, khám phá những tri thức mới. Điều đó đòi hỏi cần thiết phải có sự đổi mới trong giáo dục, đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy và học. Trong những vấn đề cần phải đổi mới của dạy học thì đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá là rất cấp thiết. Vì kiểm tra đánh giá là công cụ chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học của thày và trò, là động lực để đổi mới phương pháp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Để đáp ứng được mục tiêu đổi mới KTĐG nêu trên, việc lựa chọn và hoàn thiện hình thức KTĐG phù hợp là rất quan trọng. Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá và hiện nay, một trong những hình thức được quan tâm là hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ). Hình thức này có nhiều ưu điểm như khảo sát được số lượng lớn thí sinh, đánh giá kết quả làm bài nhanh, điểm số đáng tin cậy, công bằng, chính xác, khách quan, phạm vi kiểm tra rộng nên vừa ngăn ngừa "học tủ", vừa đánh giá được kiến thức toàn diện. Ngoài việc sử dụng để kiểm tra đánh giá, câu hỏi trắc nghiệm cũng là một phương tiện hữu ích trong giảng dạy bài mới, tạo hứng thú cho HS, kích thích sự tìm tòi, khám phá những tri thức mới đồng thời tăng cường khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá cũng như nâng cao khả năng phối hợp hoạt động theo nhóm. Để rèn luyện và nâng cao năng lực nhận thức và năng lực tư duy của HS đồng thời phát huy được các ưu điểm trên thì không phải hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nào cũng đáp ứng được. Hệ thống MCQ hay phải đáp ứng được nhiều yếu tố, một trong các yếu tố quan trọng là chất lượng của các phương án nhiễu. Nếu phương án sai (nhiễu) quá rõ ràng hoặc không có mối liên hệ logic với chủ đề nội dung với phương án đúng thì không những HS sẽ dễ dàng phát hiện ra mà còn không có được nội dung khoa học sâu sắc nên câu hỏi sẽ không còn ý nghĩa nữa. Làm thế nào để xây dựng được hệ thống các phương án nhiễu có liên hệ logic nhất định tới chủ đề với phương án đúng nghĩa là trong cái sai cũng có những yếu tố đúng hoặc gần với cái đúng? Từ những lý do nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao giá trị của việc sử dụng MCQ trong dạy học Sinh học 10 ban cơ bản, chúng tôi chọn đề tài: “Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương II, III sinh học 10 ban cơ bản.” 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận ngắn bao quát về nội dung kiến thức của chương II và III sinh học 10 ban cơ bản. - Chấm bài, lập được bảng trọng số về các phương án sai và tỉ lệ từng phương án sai là bao nhiêu phần trăm trong số các phương án sai mà HS gặp phải. - Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm để sử dụng vào quá trình giảng dạy các chương II và III sinh học 10 ban cơ bản. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Các câu MCQ mà các phương án nhiễu được lựa chọn từ các câu trả lời sai khi HS trả lời các bài kiểm tra tự luận ngắn. 4. Khách thể nghiên cứu HS khối 10 học môn sinh học ban cơ bản. 5. Mẫu khảo sát: HS khối 10 của 2 trường THPT: - Trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng. - Trường THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng. 6. Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn kiểm tra kiến thức HS từ đó phân tích kết quả làm bài có thể lựa chọn được các phương án nhiễu phù hợp để xây dựng được các câu hỏi MCQ. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc và tổng hợp các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận của đề tài như: - Lý luận dạy học sinh học. - Bản chất, ý nghĩa sư phạm của câu hỏi tự luận, MCQ. - Tài liệu về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. 7.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn - Khảo sát trực tiếp bằng cách dự giờ để thu thập thông tin về thực trạng của việc KT-ĐG môn sinh học 10 ở trường THPT hiện nay. - Sử dụng phiếu điều tra để biết được thực trạng của việc sử dụng và xây dựng hệ thống MCQ trong dạy học môn sinh học 10 ở trường THPT hiện nay. - Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với một số GV và HS về việc xây dựng và sử dụng MCQ trong dạy học sinh học 10. 7.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 7.3.1. Mục đích thực nghiệm: - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận ngắn để lựa chọn các câu trả lời sai làm phương án nhiễu cho các câu MCQ. - Kiểm tra chất lượng hệ thống MCQ xây dựng được. 7.3.2. Nội dung thực nghiệm: Chương II, III sinh học 10 ban cơ bản. 7.3.3. Đối tượng thực nghiệm: HS khối 10 của trường THPT chuyên Trần Phú và THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng. 7.3.4. Phương pháp bố trí thực nghiệm *Lần 1: Thực nghiệm thăm dò: Kiểm tra HS bằng các câu hỏi tự luận ngắn. Mỗi lần kiểm tra 15 phút, HS làm bài tự luận gồm 10 câu hỏi ngắn. Chấm bài. Phân tích và thống kê các phương án sai thường gặp. *Lần 2: Thực nghiệm chính thức: Dựa trên các quan sát sư phạm, căn cứ vào nội dung chương trình, chọn ra 5 nhóm HS tương đương nhau, mỗi nhóm có 30 HS làm nhóm chuẩn để tiến hành thực nghiệm. Mục đích là xác định các chỉ tiêu đo lường để đánh giá bộ MCQ xây dựng được. 7.3.5. Phương pháp chọn câu hỏi trong một đề kiểm tra: Căn cứ vào bảng trọng số, áp dụng chọn đề một cách ngẫu nhiên, từ 150 câu hỏi xây dựng được, chúng tôi đã thành lập được 5 đề kiểm tra không trùng lặp, mỗi bài 30 câu hỏi làm trong 45 phút, đảm bảo HS làm bài độc lập với 4 HS khác, hạn chế tiêu cực trong kiểm tra. 7.4. Xử lý số liệu Sau khi tập hợp và sắp xếp số liệu theo bảng chia nhóm, chúng tôi tiến hành xử lý các số liệu đó để xác định các chỉ tiêu về độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi và độ tin cậy của toàn bài trắc nghiệm. 7.4.1. Xác định độ khó (hoặc độ dễ) của câu trắc nghiệm. Độ khó của câu hỏi là tỉ lệ thí sinh trả lời đúng trên tổng số thí sinh tham gia trả lời câu hỏi. Độ khó thường được ký hiệu là FV. Độ khó được tính như sau: FV = Số thí sinh làm đúng Tổng số thí sinh dự thi x 100 (%) (1.1) Trong đó: - Câu dễ: 70% - 100% thí sinh trả lời đúng. - Câu tương đối khó: 30% - 70% thí sinh trả lời đúng. - Câu khó 0% - 30% thí sinh trả lời đúng. Trong KTĐG thường dùng các câu trắc nghiệm có độ khó từ 20% đến 80%, những câu có độ khó dưới 20% có thể khai thác để sử dụng với mục đích khác. [22] 7.4.2. Kiểm định độ phân biệt (DI) của các câu hỏi. Theo Patrick Griffin [9] độ phân biệt của các câu hỏi dùng để đo khả năng phân biệt rõ kết quả làm bài của các nhóm thí sinh có năng lực khác nhau, tức là khả năng phân biệt được nhóm HS giỏi và nhóm HS yếu. DI= Số thí sinh khá làm đúng (27%) - Số thí sinh yếu làm đúng (27%) 27% tổng số thí sinh (1.2) Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau: - DI = 0, thì tỉ lệ nhóm khá và nhóm yếu trả lời đúng như nhau. - 0< DI < 1, thì tỉ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng nhiều hơn tỉ lệ thí sinh nhóm yếu. - DI < 0, thì tỉ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng ít hơn tỉ lệ thí sinh nhóm yếu. Cần loại bỏ những câu có độ phân biệt âm (DI <0), vì không có tác dụng lựa chọn. DI>0,2 là đạt yêu cầu. Cần có sự lựa chọn vào các mục tiêu khác nhau cho những câu hỏi có độ phân biệt < 0,2 [27], [31], [35]. Độ phân biệt liên quan mật thiết đến độ khó và số lượng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm. Nếu FV trong khoảng 25% - Xem thêm -

Tài liệu liên quan