Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật lịch sử kiến trúc cảnh quan TK18...

Tài liệu lịch sử kiến trúc cảnh quan TK18

.PDF
33
822
114

Mô tả:

THẾ KỶ 18 N hững tiến bộ lớn trong khoa học và công nghệ được miêu tả trong thời kỳ Khai sáng đã thay đổi cách nhìn của mọi người về vị trí của họ trên thế giới. Tinh thần của việc khám phá dần mở rộng sang việc tranh luận về niềm tin trong bộ máy xã hội và và hệ thống chính trị.Những tiến bộ lớn về khoa học đã làm sáng tỏ các mối tương quan trong xã hội. Sự nổi lên của tầng lớp trung lưu như một lực lượng kinh tế và chính trị đã làm sụp đổ chế độ cũ.Các nhà triết học như Rousseau và Voltaire đã đặt nền móng trí tuệ đầu tiên cho sự thay đổi đó. Cuộc cách mạng khoa học xảy ra đồng thời với cuộc Cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, và được gọi là cuộc cách mạng hương vị. Vương quốc Anh đã trở thành tiền đề cho việc hình thành lịch sử vườn trong thế kỷ 18.Ở Anh, “cảnh quan” vườn được tạo ra như một ống kính mà ở đó,người ta có thể thấy được phong cảnh thiên nhiên.Sự ảnh hưởng của phong cách vườn Trung Quốc trong xu hướng vườn Anh cũng được nghiên cứu trong chương này, nó là sự ảnh hưởng của cảnh quan vườn trong giai đoạn đầu về thiết kế cảnh quan Mỹ. 141 THẾ KỶ 18 - NIÊN BIỂU TÓM TẮT 1716 CUNG ĐIỆN VERSAILLES CỦA NGA (CUNG ĐIỆN PETERHOF) 1715 1700 1710 ROCOCO 1720 1717 HỘI TAM ĐIỂM 1724 FAHRENHEIT 1773 XE CHẠY BẰNG HƠI NƯỚC TIỆC TRÀ BOSTON 1780 1770 1774 NỖI ĐAU CỦA CHÀNG WERTHER 2 1782 KHÍ CẦU KHÍ NÓNG THẾ KỶ 18 - NIÊN BIỂU TÓM TẮT 1741 1752 ĐIỆN CAO ÁP! ĐỒN ĐIỀN MIDDLETON PLACE 1730 1760 1750 1740 1753 SPECIES PLANTARUM (CÁC LOÀI THỰC VẬT) 1768 BỨC HOẠ "THÍ NGHIỆM VỚI ỐNG BƠM KHÔNG KHÍ" 1791 VỞ KỊCH "CÂY SÁO THẦN" 1785 MẠNG LƯỚI QUỐC GIA 1790 1789 TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI 1793 MÁY TÁCH SỢI BÔNG 1800 143 THẾ KỶ 18 - NIÊN BIỂU TÓM TẮT 1715 - ROCOCO: Theo chân cái chết của vua Louis XIV, vẻ trang nghiêm và tráng lệ của phong cách nghệ thuật Baroque thế kỷ 17 được thay bằng sự vui tươi, phấn khởi của phong cách Rococo. Những đường hình học cong và uốn lượn của Rococo có thể thấy rõ trong các khu vườn Đức thế kỷ 18. 1716- CUNG ĐIỆN VERSAILLES CỦA NGA (CUNG ĐIỆN PETERHOF) : Sa hoàng Peter Đại đế đã thiết lập cải cách hiện đại hóa đế chế Nga và làm cho đất nước trở thành một cường quốc trên thế giới. Ông lập kinh đô mới tại St. Petersburg, được thiết kế hoàn toàntheo hình mẫu châu Âu. Jean-Baptiste Alexandre Le Blond,học sinh của Le Notre, đã lập nên khu vườn ở cung điện của Nga hoàng vào mùa hè để ăn mừng Nga đánh thắng Thụy Điển. 1717- HỘI TAM ĐIỂM: Lòng tận tụy của từng cá nhân với lí tưởng ,lòng khoan dung và sự hiểu biết được lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng khoa học đã thành lập nên căn cứ điểm vĩ đại đầu tiên của Hội Tam Điểm ở London. 1724 - ĐỘ F: Gabriel Fahrenheit đã phát triển ra thang đo nhiệt độ dựa trên nhiệt độ đóng băng (32 độ) và nhiệt độ sôi (212 độ). 1741 - ĐỒN ĐIỀN MIDDLETON PLACE: Henry Middleton, cựu chủ tịch Quốc hội Lục địa đầu tiên, bắt đầu làm việc trên các khu vườn của ông gần Charleston, Nam Carolina, vào năm 1741. Những người nô lệ lao động quần quật trong vòng 10 năm để tạo ra khu vườn 40 mẫu Anh, được bố trí đối xứng dọc theo một trục chính bắt đầu tại lối vào cho xe chạy. Năm bậc 4 cỏ (gọi là “thác”) dẫn xuống sông, nơi "bướm" ( các bậc cỏ tạo hình cánh bướm) giúp kiểm soát mực nước cho các cánh đồng lúa. Và những bồn hoa dạng hình học bao quanh biên giới phía bắc của bãi cỏ rộng lớn. 1752 - ĐIỆN CAO ÁP: Ben Franklin thả diều trong một cơn bão sét, phát hiện ra tĩnh điện. 1753 – SPECIES PLANTARUM ( CÁC LOÀI THỰC VẬT) : Nhà thực vật học Thụy Điển Carl Linnaeus (1707-1778) đã phát triển một hệ thống mới, nhị thức về phân loại thực vật dựa trên chi và tên loài. Hệ thống đơn giản hóa nêu trong cuốn sách của ông, Species Plantarum (Latin: Loài thực vật) , đã được quốc tế công nhận, tạo điều kiện cho việc nghiên về thực vật. 1768 – CUỘC THÍ NGHIỆM KINH KHÍ CẦU: Bức tranh nổi tiếng của Joseph Wright vùng Derby minh họa cho việc khai sáng khoa học đã đồng thời được tin tưởng và bị ngờ vực như thế nào. 1769 – XE CHẠY BẰNG HƠI NƯỚC: Loại xe tự vận hành đầu tiên, không cần dùng sức người, phát minh bởi Nicolas Joseph Cugnot,được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp. 1773 – TIỆC TRÀ BOSTON: Dân thuộc địa Mỹ phá hủy những kho chứa trà Anh thay vì phải trả thuế cho chúng . Khẩu hiệu "Không đánh thuế nếu không có đại diện" đã trở thành khẩu hiệu của cuộc cách mạng. 1774 - NỖI ĐAU CỦA CHÀNG WERTHER: Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) được biết đến với những bài thơ và kịch, bao gồm cả Nỗi đau của chàng Werther, ông có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn. Ông có những đóng góp không kém phần quan trọng cho khoa học tự nhiên.Nghiên cứu khoa học của ông đều dựa vào những lần tiếp xúc thực tiễn với thiên nhiên, là màn mở đầu cho hiện tượng khoa học. 1782 – KHÍ CẦU KHÍ NÓNG: JosephMichel Montgolfier đã phát minh ra khinh khí cầu thử nghiệm bay cao 30 mét. Ông và anh trai của ông JacquesEtienne đã chứng minh công nghệ mới này tại quảng trường Annonay, Pháp vào năm sau đó. 1785 - MẠNG LƯỚI QUỐC GIA: Thomas Jefferson đã ban hành Pháp lệnh Đất đai năm 1785 để vạch ra bản đồ của lãnh thổ nước Mỹ gồm cả vùng Louisiana mới tậu được. Các khu vực- thị trấn- là hệ thống xếp loại đã thiết lập một mạng lưới hơn 1,2 tỷ mẫu đất. 14 Tháng Bảy 1789 TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI: Cuộc chiếm ngục Bastille của công dân của Paris, là bướctiến đầu tiêncho việc lật đổ chế độ cũ. Cuộc cách mạng Pháp mang lại thay đổi triệt để cho đất nước. 1791 - CÂY SÁO THẦN: Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) ra mắt vở opera cuối cùng của ông, Die Zauberflote, tại Vienna. 1793 COTTON GIN ( MÁY TÁCH SỢI BÔNG TỪ HẠT) : Một công dân người Mỹ Eli Whitney đã có cuộc cách mạng nông nghiệp với động cơ tách sợi bông từ hạt. THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNH QUAN VƯỜN Trong thế kỷ 17, vườn Anh là sự kết hợp của phong cách Pháp và Hà Lan nhằm phù hợp với các điều kiện môi trường khác nhau. Vào thế kỉ 18, những kiểu cách ngoại quốc trang trọng ấy đã bị phá bỏ theo chiều hướng Anh quốc hơn, một phong cách “tự nhiên”. Cảnh quan vườn, khi chúng đã được đặt tên như vậy, được thiết kế tương tự những khu vườn trang trọng, nhưng bằng cách nào đó người ta sẽ sử dụng những dạng hình học không quy cách để phản ánh tự nhiên nhiều hơn là những đường thẳng, một định kiến tồn tại trong truyền thống phương Tây cho đến ngày nay. Sự phát triển của cảnh quan vườn Anh xảy ra trong giai đoạn trùng với sự thay đổi thị hiếu và lý thuyết thẩm mỹ.Đầu thế kỉ 18, trong khi phát triển theo hình thức phỏng thiên nhiên, vườn bao gồm đa dạng các đặc tính kiến trúc (đình, tàn tích Gothic, bia tưởng niệm, …), là những khung cảnh trọng điểm được kết nối nhiều bởi các tầng lớp xã hội. Vườn Anh sau thế kỉ 18 tập trung vào góc nhìn và viễn cảnh hướng đến các đặc điểm tự nhiên hơn. Giai đoạn cuối cùng được mô tả bởi sự gia tăng căng thẳng và biến đổi đặc trưng của phong trào đẹp như tranh. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH TRỊ, THƠ VÀ HỘI HỌA Vườn Anh thế kỷ 18 bị ảnh hưởng bởi mong muốn giải thoát cảnh quan khỏi sự cứng nhắc mà vườn Pháp vẫn hay làm.Những hình thức ấy đã không còn thích hợp ở Anh sau chế độ quân chủ lập hiến và một hệ thống nghị viện chính thức được thành lập sau cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688.Mặc dù đảng đối lập đã được thống nhất trong nỗ lực để đảm bảo sự kế vị của phe nổi dậy ,đảng Cộng hòa, người ủng hộ chính phủ và hiến pháp tự do dân quyền, khác với Đảng bảo thủ, người trung thành với nhà vua. Vì thế, cuộc sống của những chủ đất quý tộc thuộc Đảng Cộng hòa tập trung vào bất động sản chứ không còn là vị thế triều đình.Họ kết hợp các hình ảnh cổ điển trong khu vườn, để đại diện cho địa vị cao và thị hiếu văn hóa. Để cải thiện nền kinh tế nông nghiệp của nước Anh, một đạo luật kín của Quốc hội đã tư hữu hóa các dải đất rộng lớn,làm tăng sức mạnh kinh tế và chính trị của tầng lớp quý tộc.Những chủ sở hữu tài sản đã rào lại những cánh đồng và bãi cỏ trong ranh giới đất của họ, gọi là công viên. Đất trồng lấy gỗ và đất chăn thả( mà bây giờ đã được thuê hết) là hai nguồn thu nhập chính. Tiếp sau lời kêu gọi cho tự do chính trị, các nhà thơ và triết gia người Anh thế kỷ 18 đều đồng nhất về phong cách tự do trong thiết kế cảnh quan. Những nhà viết tiểu luận như Joseph Addison, Alexander Pope, và Anthony Ashley Cooper (Bá tước đầu tiên của Shaftesbury)phản đối kịch liệt sự chuyên chế về phong cách và thói quen vườn ngoại lai tại Anh, họ đặc biệt chế nhạo việc cắt tỉa cây cảnh và chủ trương chính bản thân thiên nhiên mới là lý tưởng. Trong Thư gửi Lord Burlington (Richard Boyle, 1694 – 1753, bá tước đời 3 của vùng Burlington ) vào năm 1731, Pope khẳng định rằng “ cảm quan tốt” là điều cần thiết cho việc làm vườn và nhà thờ "có những thứ không có để cho”. Ông nhắc nhở các nhà thiết kế xem xét bản chất "người tài của đất nước” (genius of the place), sức mạnh của "sắc màu trung thực" (paints as you plant).Cuối cùng, ông ta dẫn chứng thiết kế công viên của Lord Cobham tại Stowe là một ví dụ về cảm quan tốt. Năm 1771, Horace Walpole, con trai của thủ tướng đầu tiên của Anh, đã viết bài luận về Làm vườn thời hiện đại, tham khảo các tác phẩm của nhà văn John Milton và họa sĩ phong cảnh Claude Lorrain như những ảnh hưởng đến sự phát triển của các vườn cảnh quan Anh. Alexander Pope cho rằng "tất cả các khu vườn là những bức họa phong cảnh”. Những bức tranh phong cảnh thế kỷ 17 của họa sĩ người Pháp Claude Lorrain và Nicolas Poussin đã được người Anh tôn sùng do sự pha trộn giữa hình ảnh hùng tráng và vẻ đồng quê.Những bức tranh đã được các nhà quý tộc sưu tầm, những người ra nước ngoài trên những chuyến du lịch sang trọng để tiếp tục nền giáo dục cổ điển.Những chủ đất giàu có háo hức tái tạo những công viên của họ thành những vùng đồng quê Arcadia thơ mộng như trong những bức tranh. Những nhà quý tộc có học thức sẽ hiểu được sự ám chỉ tới Ovid, Virgil, và Pliny chứa trong các khu vườn kỳ Phục hưng Ý họ đến thăm. Vườn Anh đầu thế kỉ 18 cũng có ý nghĩa tương tự. Lord Burlington đi thăm Ý và đặc biệt hấp dẫn bởi những hiệu ứng phối cảnh và hình thức cổ điển của căn biệt thự Palladian. Năm 1715, sách của Palladio của đã được dịch sang tiếng Anh, tạo cảm hứng hơn nữa cho tư tưởng của các nhà nhà nông nghiệp kinh điển. VÙNG ĐẤT XANH VÀ TƯƠI TRẺ: Những đồng cỏ chung sẽ được “rào lại” bởi đạo luật của Quốc hội để gia tăng hoạt động sản xuất nông nghiệp. 155 THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC CẢNH BỜ BIỂN DELOS VỚI AENEAS : Các thành phần của một cảnh tại Stourhead là tương tự như được miêu tả trong bức tranh của Lorrain. CẢNH PONTE MOLLE: Vị trí của ngôi đền và chiếc cầu trong cảnh quan của Lorrain tái hiện lại ở Lâu đài Howard. Nửa sau thế kỉ 18, vườn Anh đã trở thành công trình nên thơ không mang những ngụ ý đạo đức trước đó.Ẩn ý của các đề tài cổ điển đã không còn dễ hiểu bởi các chủ đất mới là những người có học thức và đẳng cấp không bằng những chủ đất quý tộc cũ, 6 NIỀM ĐAM MÊ VỚI PHONG CÁCH TRUNG QUỐC Những ảnh hưởng khác đến sự phát triển của cảnh quan vườn Anh bao gồm cả hình ảnh và mô tả về vườn Trung Hoađược các tu sĩ dòng Tên mang đến châu Âu. Nhà truyền giáo dòng Tên người Pháp và họa sĩ Jean-Denis Attiret (1702-1768) chuyển đến Trung Hoa năm 1737 và gửi về nhà những hình ảnh minh họa về các khu vườn hoàng gia. Báo cáo của ông được dịch sang tiếng Anh năm 1752. Những nhà thiết kế người Anh tiếp thu các hình thức bất quy tắc của vườn Trung Hoa là "xa lánh" các đường thẳng. Trong năm 1757, các kiến trúc sư người Scotland Sir William Chambers xuất bản cuốn Những thiết kế công trình, nội thất, y phục, máy móc và dụng cụ Trung Hoa. Các chi tiết trang THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC trang trí Trung Hoa có thể tìm thấy cả trong vườn cũng như trong nhà ở. Hàng mỹ nghệ Trung Hoa ám chỉ những mặt hang vải vóc, gốm sứ, giấy dán tường, và đồ nội thất mang chủ đề Trung Hoa đang thịnh hành.Niềm đam mê với phong cách Trung Quốc đã được miêu tả trong các cuộc tranh luận nghiêm túc về phong cách mà các nhà thiết kế Anh tham gia trong thế kỷ này.(Cuộc tranh luận được nghiên cứu sâu hơn trong chương này). YẾU TỐ THIẾT KẾ NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ VƯỜN CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG Trong khi những nhà văn chủ chốt và triết gia đề bạt cuộc cách mạng thị hiếu, những nhà thiết kế phong cảnh chuyên nghiệp như William Kent, Lancelot ‘’Capability” Brown và Humphry Repton thay đổi diện mạo đất nước thành một khu vườn quang cảnh của Anh. Công việc của họ đi theo kiến trúc sư Sir John Vanbrugh và nhà thiết kế cảnh quan Henry Wise và George London, những người làm việc với vốn từ thiết kế chính thức trong những năm đầu của thế kỷ 18 và củng cố phong cách Baroque Anh. Charles Bridgeman đã tạo tiền đề cho sự chuyển tiếp đến phong cách tự nhiên. Ông đã pha trộn dạng hình chuẩn mực của các khoảng đất trồng cây với hình thể tự do của sự hoang dã. Bridegeman là nhà quy hoạch xây dựng bậc thầy, những đại lộ của ông tuân thủ theo một phép đo địa hình và địa vật của địa điểm. Ông đã Ngoài chức năng sản xuất nông nghiệp, các công viên được rào chắn còn đượcchủ đất phát triển thành các khu vực vui chơi để phù hợp với lí tưởng mới về cuộc sống bình dị.Những nhà thiết kế vườn người Anh đã tạo dáng hồ và đồi và cây côi như những khung nhìn.Để tạo sự đối lập với phong cách vườn Versailles, họ xây dựng ranh giới ngăn cách vườn và công viên. The haha ( loại hang rào trũng/âm hay mương rãnh) và cụm cây ( đa dạng về hình thức như bó, bụi hay nằm rải rác) là yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi sang phong sách phỏng tự nhiên. Một vốn từ thiết kế tự nhiên ra đời – những ngọn đồi thoai thoải, những hồ nước hình dáng tự do, và những lùm cây nhỏ. Những nhà thiết kế cảnh quan “chuyên nghiệp” truyền bá phong cách này rộng rãi khắp nước Anh. Ý tưởng về trang trại được “trang trí” như một khu vườn – phù hợp với bản sắc văn hóa Anh, là một nỗ lực ban đầu để phổ biến một chủ đề cổ điển đến thẩm mỹ ở vùng nông thôn. William Shenstone phát triển hình thức trang trại này tại Leasowes, khu đất của ông ở Warwickshire.Lối đi trong khuông viên kết nối nhiều quang cảnh khác nhau trong khu vườn.Các chữ viết Latinh trên tượng điêu khắc phủ lên một hệ tư tưởng cổ điển.Cây xanh, mọc thành cụm quanh ranh đất, giữ cho tầm nhìn luôn tập trung vào bên trong. Shenstone cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "cảnh quan vườn" và "người làm vườn cảnh quan" trong bài tiểu luận của ông năm 1764 mang tên "Những suy nghĩ rời rạc về cảnh quan vườn." AH HA!: Ha-ha là một hàng rào trũng hay mương rãnh cho phép nhìn ra xa và giữ cho những con thú gặm cỏ ra khỏi khu vực dân cư sinh sống. 157 THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC hình khối của những nhóm cây độc lập. Phong cảnh của ông thiết kế bao gồm những nét kiến trúc đặc biệt như những đống phế tích giả hoặc kết cấu gần giống như những yếu tố được nhìn thấy trong tranh của Lorrain hay Poussin, ông thậm chí còn trồng thêm các loại cây khô vào để đưa ‘’ sự thật’’ đến quang cảnh. Những cuốn nhật ký về nước Ý của Kent còn biểu lộ sự hiểu biết của ông về kĩ thuật xây dựng theo góc độ tinh vi, ông dùng những điểm tụ gián tiếp ở ngoài khung cảnh để thống nhất thiết kế và khuyến khích người xem nhìn xuyên qua không gian. Cảnh sẽ không bị đóng khung từ bất cứ điểm nhìn nào. Du khách khi tiếp cận những điểm kiến trúc đặc trưng như sân thượng Praeneste, từ một góc độ nào đó ,đều có thể nhìn thấy những điều bất ngờ. THE LEASOWES: Các nông trại trang trí của William Shenstone đã kết hợp việc làm vườn và làm nông. tiên phong trong việc sử dụng ha-ha ở Stowe, mặc dù lời tán dương của Walpole dành cho Kent, một nhà ‘’vượt vũ môn’’, phần nào làm lu mờ những đóng góp của Bridegeman. WILLIAM KENT (1685-1748) William Kent là một họa sĩ vẽ tranh phong cảnh và là một nhà thiết kế có chủ ý, người có khả năng hiểu phong cảnh và trình bày được suy nghĩ của mình bằng tranh ảnh.Kent được ghi nhận với việc tạo nên một động thái mới hướng về phong cách bất tuân quy tắc, làm việc ‘’ không cần dòng kẻ’’. Ông là một người có phong cách tân tiến, kết hợp hàm ý văn chương và thần thoại thông qua việc đặt tên các tác phẩm của mình - ví dụ như ‘’ ‘’Thiên đường’’ và ‘’ sân thượng Praeneste’’ ở Stowe.Những khu vườn của ông được mở ra như cuộc biểu diễn phát triển trong những quang cảnh và hoạt động liên tục. 8 Kent đã dành gần 10 năm học tập ở Ý. Những khu vườn của Ý thời Phục Hưng làm ông rất ấn tượng, nhưng nó quá um tùm, trong tình trạng bị bỏ quên quá lâu mà theo ông đã nhận xét rằng – đó là những hòa âm hình học hoàn hảo bị trùm lên một lớp phủ bừa bộn . Vốn từ của ông bao gồm cách sử dụng những đường cong uốn lượn của những dòng nước và Công việc trước đó của Kent tại Rousham là nhà minh họa ý tưởng cho Addision về việc cải tạo toàn bộ một khu điền trangthành một khu vườn.Ông đưa ra những kinh nghiệm phong phú và đa dạng trong việc xử lý những không gian hình dáng nhỏ cà kỳ quặc bằng cách loại bỏ hoặc tập hợp lại thành những cụm cây. Rousham, trải dàitheo bờ sông ở Oxfoxshire, là một khu vườn mà dòng chảy của nó vòng quanh khu vườn mà Kent sáng tác như một chuỗi các bức tranh phong cảnh. Ông bắt đầu làm việc từ những năm 1730, một thập kỉ sau khi Bridegeman thành lập một khuôn mẫu chung cho việc thiết kế vườn. Kent đã làm lại một số lối đi thẳng của Bridegeman, và phát triển một loạt các sự kiện hình ảnh liên tiếp. Ngay đằng sau ngôi nhà, bản sao ĐƯỜNG HƯỚNG DẪN: William Kent dùng cây như một hình ảnh trực quan. Capability Brown trồng cây theo vòng, bụi và điểm để hướng điểm nhìn cảnh quan. THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC SKETCHBOOK: William Kent coi vườn như một sân khấu cho hoạt động của người. của một bức tượng cổ nổi tiếng miêu tả cảnh con sư tử tấn công một chú ngựa được đặt tại đỉnh của sân cỏ hình chữ nhật. Tầm nhìn tiếp tục trượt xuống nghiêng về phía sông và qua đỉnh đồi rực rỡ đến ‘’ điểm thu hút ánh nhìn ’’ - là một tàn tích giả phong cách Gothic được Kent sắp đặtsẵn. Khi du khách băng qua khu vườn, nhữngcông trình kiến trúc và điêu khắc đặc trưng bất ngờ hiện ra, gợi lên chủ đề lịch sử và văn học LANCELOT “CAPABILITY” BROWN (1715 - 1783) Phong cách phỏng thiên nhiên đạt đến đỉnh cao qua các tác phẩm của Lancelot Brown, người mà danh tiếng (và tên tuổi) được xây dựng bởi kĩ năng có thể nhìn thấy được tiềm năng của một khu đất để biến nó thành một khu vườn xinh đẹp. Brown đã thay đổi đặc tính của kiểu kiến trúc cảnh quan ở Anh quốc bằng việc tái thiết kế các khu vườn và công viên có sẵn ở những khu trung tâm theo trào lưu phỏng thiên nhiên. Ông đã nhận được 200 dự án trong suốt thời gian hành nghề. Nhờ có thời gian học việc trước đây tại Stowe đã cho Brown một nền tảng về thực hành nghề làm vườn, cái mà Kent không có được. Brown được nhắc đến như người dẫn đầu cho sự hài hòa về đường nét. Sự chuyển đổi mượt mà của những đường cao độ bổ sung cho dòng chảy quanh co của hồ nước và các lối mòn. Brown đã bỏ đi những bồn hoa và sân hiên trang trọng để mang cả thảm cỏ đến ngay sát ngôi nhà. Ông đã làm mờ đi diện mạo hữu hình của khu điền trang.Phong cảnh lúc bấy giờ không còn là sự biểu đạt cho sự tiếp nối nữa, mà bản thân đã trở thành một sự nối tiếp. Brown lấy ý tưởng về cảnh quan một cách cực đoan. Cảnh quan của ông bị cho là thiếu CBF ROUSHAM: Kent thêm vào một lớp phủ trên khung nền được tạo ra bởi Bridgeman. ĐƯỜNG CONG CHỮ S: Những "đường ngoằn ngoèo đẹp đẽ" xác định vườn cảnh quan của Brown. 159 THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC chất thơ. Những công trình của ông bị những người theo chủ nghĩa sinh động đánh giá là quá “trống trải”; không có một chút “thiên nhiên” nào được nhìn thấy ngoài những dốc địa hình thoai thoải, và những nhóm cây tôn tạo các không gian sáng tối. HUMPHRY REPTON (1752-1818) Repton đổi nghề giữa chừng; ông từng là một nhà văn được đào tạo qua trường lớp và là một họa sĩ có tay nghề cao, sau đó lại chuyển sang thiết kế cảnh quan ở cái tuổi 36. Ông là người đầu tiên tự giới thiệu mình là người sắp đặt cảnh quan.Một cách mường tường, ông gộp vườn vào cảnh quan, là những “sửa chữa” các khuyết điểm của thiên nhiên. Repton phát triển nên phong cách hoà trộn giữa chủ nghĩa hình trang trọng và chủ nghĩa tự nhiên. Khi tay nghề đã thuần thục hơn, ông lại đưa vào chi tiết vườn hình học xung quanh ngôi nhà để kiến tạo một cận cảnh, tương phản với cảnh quan công viên được điêu khắc đằng xa. Ông tiếp tục đưa những sân hiên có sử dụng dàn chấn song vào các công trình của mình và trồng những cây tầng thấp xen kẽ cây bụi và hoa. Không như Brown, Repton đã cho ra đời học thuyết của ông. Ông tham gia vào một cuộc bút chiến bằng cách ủng hộ Brown và bảo vệ những công trình của mình khỏi sự chỉ trích của những người đề xướng chủ nghĩa sinh động, những người đòi hỏi phải có sự tác động sâu sắc vào thiên nhiên. Repton được biết đến là người có thể cho khách hàng hình dung được công trình trước và sau khi thực hiện bằng các bức vẽ của mình, có thể xem được khi nâng lên tờ giấy nhỏ như cái nắp của bản vẽ. Bản vẽ, được giới hạn bởi tấm da màu đỏ, được gọi là cuốn “sổ đỏ” của ông. Những công trình của Repton là sự ảnh hưởng lớn cho phong cách vườn thời Victoria ở thế kỷ 19. DỰ ÁN ĐẠI DIỆN STOWE, BUCKINGHAMSHIRE Những tác phẩm của Bridgeman tại Stown bắt đầu từ năm 1714, .Bridgeman bỏ đi những sân hiên, những cây được trồng dọc khắp khuôn viên, và tạo ra các trục nhìn ghh 10 SỔ ĐỎ: Repton giúp khách hàng của mình thấy được ý tưởng của ông bằng cách chuẩn bị những cuốn sách có hình ảnh trước và sau khi thay đổi. được giới hạn bởi những nét kiến trúc đặc biệt. Những tác phẩm của Kent thì bắt đầu từ năm 1734.Ông đã nới lỏng đường biên giới hình học, điều làm chia nhỏ các không gian, và sử dụng cây cối như những khung nhìn.Ông chia phần thân lớn của một con sông thành hai hồ nước với hình thù kỳ lạ, khắc họa Thiên đường, và dự kiến làm thêm các đường mòn vòng vèo cùng những bụi cây. Thiên đường được ông bố trí xung quanh bộ ba ngôi đền Ancient Virtue, Modern Virtue và British Worthies. Ngôi đền hình vòng cung Ancient Virtue là một bản sao của ngôi đền của nữ tư tế ở Tivoli. Ngôi đền Modern Virtue ( đức hạnh đương đại) ( không còn tồn tại nữa) được xây dựng như một tàn tích và gồm cả một tượng bán thân không đầu – là lời bình luận chính trị của Cobham với ý nhắm vào thủ tướng chính phủ Robert Walpole. Ngôi đền Bristist Worthies có những tượng bán thân để kỷ niệm “ những người anh hùng, những nhà ái quốc, và những kẻ hóm hỉnh” và bao gồm việc kỷ niệm về chú chó của gia đình. THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC CÁNH ĐỒNG ELYSIAN: Giống như khu vườn ở Versailles được dùng như một sân khấu chính trị bởi vua Louis XIV, thiết kế của Stowe cũng có những động cơ chính trị. 111 THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC STOWE: Các mặt bằng công trình liên tiếp nhau ghi nhận sự thay đổi của phong cách thiết kế sân vườn trong thế kỷ 18. Brown bắt đầu công việc của mình tại Stowe vào năm 1741. Ông đã mở rộng thung lũng Grecian và tạo ra bãi cỏ nẳm ở phía nam công trình. Một hàng cây được trồng thẳng hàng dọc theo đại lộ tượng trưng cho hàng ngũ quân lính trong trận Blenheim. BLENHEIM, OXFORDSHIRE Công việc của Brown tại Blenheim bắt đầu từ năm 1764. Ông xây đập sông và khai quật hai hồ hiện có, nâng cao mực nước để làm cho khối lượng nước cân bằng hơn đối với khối lượng kiến trúc nặng nề của các ngôi Mặt bằng ban đầu của Blenheim được hoàn thành vào năm 1722 bởi Henry Wise, người thiết kế bồn hoa tráng lệ phù hợp vẻ trang nghiêm của tòa nhà. 12 nhà và cây cầu bằng đá. Ông phá hủy các bồn hoa và mang bãi cỏ đến phần nền của cung điện lớn. BLENHEIM: Những thay đổi của Brown đến mặt bằng của Blenheim là một ví dụ cho phong cách tự nhiên mới. THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC STOURHEAD: Mặt bằng tổng thể. STOURHEAD, WILTSHIRE Thiết kế của Stourhead được bắt đầu bởi chủ nhân của nó, Henry Hoare II, vào năm 1735. Ông thiết lập các khu vườn trong một thung lũng sâu xung quanh một hồ nước rộng 20 acre (~81000m2), được tạo bởi đập ngăn dòng suối. Trong khi mạch dẫn tại Rousham tập trung hướng nhìn ra khung cảnh phía xa, vườn tại Stourhead tập trung vào bên trong, trên những hướng nhìn riêng biệt băng qua hồ trung tâm. Các con đường dẫn người tham quan theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, liên quan đến một chuỗi các sự kiện từ tập thơ The Aeneid của nhà thơ Virgil - kể về chuyến đi đến Rome của Aeneas và những người sống sót thành Trojan. Từ đền thờ của Apollo, điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình, toàn bộ khu vườn hiện ra trước mắt. 113 MẠCH DẪN HÌNH ẢNH: Stourhead A C D F I 14 G J B E H K THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC CUỘC TRANH LUẬN VỀ PHONG CÁCH Một khu vườn phỏng thiên nhiên chính xác phải trông như thế nào đã sớm trở thành một vấn đề tranh luận trong lịch sử của chính nó. Cuộc nổi dậy mỹ học chống lại chủ nghĩa hình thức được giải thích theo nhiều cách khác nhau - đẹp và như tranh vẽ. Các cuộc tranh luận về phong cách cao cấp đã được thực hiện nghiêm túc vì sự thưởng thức là rất quan trọng để xác định vị trí trong xã hội Anh.Thêm vào đó là mốt mới của phong cách trang trí Trung Hoa, và ý tưởng siêu phàm. Thêm vào quan điểm lý tưởng hóa của thời xưa được tầng lớp quý tộc mang về từ những chuyến du lịch đến Ý, hình ảnh Trung Hoa bắt đầu gây ảnh hưởng lên trí tưởng tượng của người Anh. Trong cuốn sách "Luận án về cách làm vườn phương Đông" của William Chambers, được công bố vào năm 1772, ông đề xuất một số loại vườn kỳ ảo Trung Quốc như là một đối trọng với trào lưu của chủ nghĩa phỏng thiên nhiên. Ông diễn giải các hiệu ứng cảm xúc của khu vườn Trung Hoa là "dễ chịu, kinh khiếp, và mê hoặc," và cho rằng một khu vườn siêu phàm nên có một số yếu tố của sự kinh hoàng giống như tiếng ồn ào của một cơn bão hoặc các mối đe dọa của lửa. Chambers đã sử dụng các ấn phẩm để phê phán phong cách của Capability Brown, ông cho rằng công việc của Brown không thể phân biệt bản chất của chính tự nhiên. Cuốn sách của Chambers có sự ảnh hưởng đến sự phát triển cao trào của phong cách rococo ở lục địa châu Âu và dẫn đến sự phổ biến của loại vườn Anh – Trung (jardin anglo-chinois) ở Đức và Pháp. Nghệ sĩ và nhà phê bình đưa ra các lý thuyết mỹ học để giải thích những phẩm chất hấp dẫn nhất của cảnh quan trong một khu vườn. Hoạ sĩ William Hogarth xuất bản cuốn sách "Nghiên cứu cái đẹp" vào năm 1753, cho thấy rằng tất cả các hình thức của vẻ đẹp đều theo một đường CẢNH QUAN - MỘT BÀI THƠ GIÁO KHOA: Richard Payne Knight so sánh một cảnh đẹp như tranh vẽ (dưới) với cảnh quan các khu vườn của Brown (trên), "được phủ lên một phong cách hiện đại". cong chữ S. Vẻ đẹp trong cảnh quan được thể hiện bởi hình thức tương tự và không gian vô tận được xác định bởi một đường cong ngoằn ngoèo. Nhà triết học Edmund Burke đã viết một bài luận vào năm 1756 mang tên "Câu hỏi triết học về nguồn gốc ý tưởng của chúng ta về Cái cao siêu và Cái đẹp" trong đó ông đề xuất rằng vẻ đẹp được đặc trưng bởi sự chuyển tiếp trôi chảy và nhẹ nhàng. Sự cao siêu, mặt khác, được đặc trưng bởi sự gồ ghề, hình thức mạnh mẽ. 115 THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC Ý TƯỞNG GIẢN DỊ: Những người sở hữu điền trang thêm vào những cái hang trang trí và những cái am vào vườn để làm tăng tính thơ mộng Những trí thức như Uvedale Price và Richard Payne Knight bất mãn đối với sự giống nhau và thiếu sự phân biệt trong các khu vườn cảnh quan mang phong cách của Brown. Tâm ly chống Brown đạt đến đỉnh điểm khi Repton tham gia vào. Các nhà phê bình kêu gọi thêm những cảnh quan gồ ghề - các yếu tố tương phản sẽ thu hút một họa sĩ. William Gilpin đề xuất rằng cảnh quan nên được xem xét tương tự như đối với một bức tranh, rằng quang cảnh của thiên nhiên phải đẹp như tranh.Những hình thức,phương diện bố cục của bức tranh, chứ không nội dung chuyên đề của họ, là những gì xác định được trải nghiệm của người xem đối với thiên nhiên trong nửa sau của thế kỷ 18. Phong cảnh mà không có tượng được coi trọng; sự trải nghiệm chuyển từ tập trung nhìn các đối tượng trong cảnh quang sang nhìn cảnh quan như một đối tượng. Gilpin đi khắp nước Anh và công bố những quan sát của mình về những thắng cảnh khác nhau. Trong cuốn sách của mình, "Quan sát trên sông Wye, và một số nơi của phía Nam xứ Wales, và vùng lân cận Liên quan Chủ yếu đến Vẻ đẹp như tranh; được thực hiện trong mùa hè năm 1770", ông mở rộng khái niệm của tranh vẽ bao gồm các yêu cầu của độ chắc chắn, đa dạng, và các yếu tố kiến trúc. Gilpin cũng công bố cuốn hướng dẫn đi du lịch và đưa ra khung quan điểm riêng theo thành phần kỹ thuật được sử dụng bởi các họa sĩ. Con người đã theo đuổi một mô tả ấn tượng hơn về CHINOISERIE: Trong công trình của ông tại vườn Hoàng gia ở Kew vào năm 1761, Chambers đã thêm vào một ngôi chùa cao 163 foot (~19,2024m) được trang trí bằng những con rồng vàng. 16 THẾ KỶ 18 - ANH QUỐC CHUYẾN ĐI THỂ HIỆN BẰNG TRANH CỦA GILPIN. về thiên nhiên và dạo thăm những vùng nông thôn để phác thảo và phân tích cảnh quan. Một cuộc bút chiến đã được tiến hành trên báo chí giữa hai trường phái. Bị đẩy vào đống hỗn độn này là Chambers, với yêu cầu mới của ông về tính khủng khiếp để xác định sự cao siêu. Hiện thời lúc đó, có ba quan niệm về không gian: xinh đẹp, như tranh vẽ, và ghfh cao siêu. Repton phản đối rằng việc sử dụng và trải nghiệm cảnh quan nên là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá, không phải là đặc điểm hai chiều của nó.Walpole đã bảo vệ Brown khỏi Chambers.Knight và Price, sau đó không đồng ý với nhau về các vấn đề của sự thưởng thức và những hình thức đa dạng nên dùng. Sự trừu tượng của cảnh quan mà Price và Knight khao khát sẽ phát triển trong thế kỷ 19 là Trường phái ấn tượng. Các cuộc tranh luận đã được tập trung vào các khía cạnh của sự thuần hóa và hoang dã.Cuộc tranh luận vẫn kéo dài tới thế kỷ sau, khi John Claudius Loudon phát triển một phong cách khác – gardenesque. 117 THẾ KỶ 18 - PHÁP VƯỜN CẢNH QUAN Ở PHÁP Cuộc cách mạng của thị hiếu lan rộng khắp châu Âu vào cuối thế kỷ 18, khoảng thời gian mà những bức thư của Attiret từ Trung Quốc đến Pháp. Người Pháp đã nhìn thấy sự kết nối giữa các khu vườn Trung Quốc và khu vườn Anh thông qua sự tương tự của chúng như những con đường quanh co và hồ không định hình. Một phong cách lai gọi là Anh-Trung (anglo -chinois) trở nên phổ biến ở Pháp và Đức. Sự hấp dẫn của thiên nhiên không bị can thiệp được tìm thấy trong xã hội Pháp vào cuối thế kỷ thứ 18. Nhà văn Pháp JeanJacques Rousseau đã viết một cuốn tiểu thuyết, La Nouvelle Heloise - Heloise mới (ý nói quyển "Julie, ou la nouvelle Héloïse" Julie, hay là Heloise mới) , trong đó mô tả một khu vườn, nơi không thể tìm thấy dấu vết can thiệp của con người. Ông đã làm gợi lên hình ảnh thơ mộng của một vùng hoang dã lộng lẫy mà sau này được tái tạo lại thành những khu vườn hiện nay.Cuốn sách này đã gây tác động lớn đến Hầu tước Rene-Louis de Girardin, người đã tạo ra một trong những hình mẫu tốt nhất cho một khu vườn cảnh quan kiểu Anh ở Pháp tại Ermenonville. Rousseau rời Paris đến Ermenonville và qua đời 3 tháng sau đó.Thật mỉa mai khi "người đàn ông của thiên nhiên và sự thật" đã được chôn trong vườn của Girardin trên một hòn đảo nhân tạo nằm giữa một cái hồ nhân tạo. (Thi hài của ông sau đó đã được chuyển đến đền Pantheon ở Paris). Hình ảnh lãng mạn của Đảo cây dương - vòng tròn cây dương và ngôi mộ bị cô lập - được bắt chước trong những khu vườn và nghĩa trang sau đó, gợi đến sự tiếc thương vào thế kỷ 19. ILE DES PEUPLIERS (Đảo cây dương): Mộ phần của Jean-Jacques Rousseau ở Ermenoville. Cảnh quan khu vườn vẫn có sức ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay. Phong cách nhân tạo và có sắp xếp trước như chủ nghĩa hình thức của Pháp được nhiều người cho là đồng nghĩa với thiên nhiên. Bản thân Girardin đã tham gia vào dự án một cách mật thiết. Tên đầy đủ của luận ánđược ông xuất bản vào năm 1777 tóm tắt ý định thiết kế của ông: Thành phần của cảnh quan, hoặc cách tôn tạo đất xung quanh nhà ở bằng cách mang lại những gì là thú vị và những gì là hữu ích. Girardin đi lưu diễn nước Anh trong năm 1763 và thăm Leasowes. Ermenonville có hình thức tương tự của một nơi ẩn dật mộc mạc và mang những yếu tố nhân tạo đồng quê fabriques (tiếng Pháp: xưởng hay nhà máy) - giống như cối xay, thác nước,lăng mộ, và đền thờ. Mặt bằng bao gồm bốn khu vực riêng biệt: vườn lớn, vườn nhỏ, đất nông nghiệp, và đất hoang dã, được gọi là Sa mạc. (parc tiếng Pháp là công viên, vườn) Mô hình trang trại của Girardin mang cả hai chức năng và trang trí.Mục đích thực dụng của nó giúp tạo ra mối quan tâm mới trong nền nông nghiệp "thực tế" ở Pháp. 18 HAMEAU : Năm 1782, Marie Antoinette ra lệnh xây Le Hameau de la Reine (thái ấp của Nữ hoàng), một mô hình trang trại kiểu mẫu, cho lâu đài Petit Trianon tại Versailles. THẾ KỶ 18 - TRUNG QUỐC DẤU ẤN CỦA VUA CÀN LONG Vào cuối thế kỷ XVII, các chiến binh Mãn Châu từ miền Bắc đã truất phế vị vua cuối cùng của nhà Minh và thiết lập nên triều đại nhà Thanh (1644-1911). Các nhà lãnh đạo nước ngoài đã củng cố đất nước bằng cách hòa giải với các bộ tộc khác và thoát khỏi sự ve vãn của tham nhũng. Nhờ đó mà lãnh thổ Trung Hoa được mở rộng sang đến vùng Trung Á. Vào năm 1710, có đến gần 110 triệu người sinh sống ở Trung Hoa; và đến năm 1814, dân số đất nước dã đạt tới 375 triệu người. Sự thịnh vượng và phát triển đã đạt được đến đỉnh cao trong suốt triều đại của vua Càn Long (1736-1795), nhà vua cũng tập trung giáo dục về sự phát triển của khoa học và nghệ thuật.Cung điện gần như trở thành kho lưu trữ các bộ sưu tập của hoàng đế về các loại đá và những bức tranh tranh từ Tô Châu. Vua Càn Long chào đón các nhà truyền giáo dòng Tên và còn mời họ vào ở trong cung điện với tư cách là những nhà cố vấn về văn hóa phương Tây.Các giáo sĩ từ các nước Pháp, Ý, Đức đều đã từng sống trong Tử Cấm Thành từ thế kỷ XVII. Trên thực tế, nhà truyền giáo nước Đức, Johhan Adam Schall von Bell đã cách tân lịch Trung Hoa và được bổ nhiệm vào chỉ huy chính của đài thiên văn hoàng gia Bắc Kinh vào năm 1651. ngoạn vỏn vẹn trong tỉnh Quảng Đông, đã viết về tính không đối xứng trong cách tạo hình của người Trung Hoa. Ông và những người ưa chuộng nét đẹp siêu phàm đã vô cùng nóng lòng về những khu vườn mang những nội dung thị giác độc đáo, hấp dẫn. Và họ nhìn thấy ở vườn Trung Hoa mối liên kết cơ bản giữa vườn và kiến trúc mà ở vườn cảnh quan Anh của Capability Brown còn thiếu sót. Không chỉ có cái nhìn thẩm mỹ của người Trung Hoa về cách sắp đặt tự nhiên gây hứng thú tới người Anh. Mà đó còn do sự cải tiến của triều đình nhà Thanh dựa trên những kiến thức của một người về các triết lý Nho giáo mới. Nho giáo dạy và đặc biệt có ý kiến cho rằng thân phận của một con người có thể tự định đoạt thông qua việc giáo dục văn hóa chứ không phải qua quyền thừa kế.Điều này đã trở thành nguồn cảm hứng cho một bộ phận người dân Châu Âu lúc bấy giờ đang nổi dậy chống lại hình thức chuyên chế của chính phủ và đặc quyền hoàng gia. Sự giàu mạnh của nền văn hóa Bắc Kinh trong suốt triều đại của vua Càn Long còn được đề cập đến trong tác phẩm văn học nổi tiếng được viết bởi nhà văn Tào Tuyết Cần vào những năm 1750, tác phẩm “Hồng Lâu Mộng”( hay còn được gọi với tên gốc là Thạch đầu ký). Cuốn tiểu thuyết đã trở thành một nguồn tài liệu tham khảo rất tốt về vườn Trung Hoa ở thế kỷ XVIII trong một phân đoạn chính của tác phẩm được diễn ra trong khu vườn gia đình. Là tiểu thư của một gia đình quý tộc giàu có, nàng được chỉ định làm phi tần trong hoàng cung. Phân đoạn kể về việc người nhà chuẩn bị cho chuyến thăm của nàng bằng việc mở rộng khu vườn của họ và xây thêm các căn buồng. Tác giả đã dẫn người đọc một chuyến đi dạo quanh khu vườn mà qua đó ông mô tả các yếu tố và vật liệu tạo dựng nên các chòi nghỉ như các khối đá, những cây cầu bằng đá, vườn cây ăn trái, các dãy núi nhân tạo và nhiều hơn nữa. Gia đình nàng đang cố gắng đưa ra câu thơ đề tặng cho không gian ấy vì lẽ khu vườn sẽ không hoàn thiện nếu thiếu đi điều đó. Họ quyết định viết lại những đề xuất của mình ( chẳng hạn như “Con đường đi đến sự bí ẩn”) trên những chiếc lồng đèn giấy và để cho người con gái chọn. Vườn Trung Hoa và vườn cảnh quan Anh tồn tại song song nhau.Dòng chảy của tự nhiên đã mang lại nguồn cảm hứng về hình thái cho hai kiểu vườn, cả hai đã cùng chia sẻ những động lực tương tự nhau để thúc đẩy những xúc cảm của khách tham quan bằng các ẩn dụ thi vị.Việc đặt các quan điểm và các khái niệm liên tưởng với phong cảnh thiên nhiên sao cho thật nên thơ là điều quan trọng đối với vườn Trung Hoa cũng như với tài liệu tham khảo về chính trị cho vườn Anh. NÉT ĐẸP KHÔNG QUY CÁCH Các nhà thám hiểm nước Anh và những thương gia đã thuật lại sự ấn tượng của họ về nét thanh thoát hay gọi đúng hơn là “vẻ đẹp tự nhiên” khi được chiêm ngưỡng vườn Trung Hoa. Chambers, sau chuyến du HƯƠNG SƠN VIÊN (TĨNH NGHI VIÊN): Căn biệt thự hoàng gia được hoàng đế xây dựng trên những ngọn đồi nằm ở phía Tây Bắc của Bắc Kinh. 119
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan