Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật Nguyên tắc phối màu (hội họa)...

Tài liệu Nguyên tắc phối màu (hội họa)

.PDF
17
636
115

Mô tả:

NHỮNG CẢM NHẬN CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC TRONG PHOTOSHOP Lời nói đầu: Bạn đánh giá một tấm ảnh đẹp dựa trên những tiêu chí nào: Nội dung - Bố cục – Màu sắc…? Chắc chắn 01 tấm ảnh đẹp phải đạt cả 03 chuẩn trên. Thế nhưng nếu nói cái nào là quan trọng nhất hẳn sẽ có nhiều câu trả lời tuỳ theo “góc nhìn” của mỗi người ! Do bài viết được “ky cóp” từ nhiều nguồn tài liệu và chưa được trình bày một cách hệ thống, vì vậy nếu chỗ nào thiếu sót mong các bạn bổ sung hoặc góp ý. Bài 1 : Tổng quan về màu sắc trong PS. Phần I: Các chế độ màu trong Photoshop: Quan sát hộp thoại Color Picker bạn nhìn thấy có bốn chế độ màu phổ biến: • RGB: - Là bộ màu gồm 03 màu cơ bản: Đỏ (R) Xanh lá cây (G) và Xanh da trời (B) - RGB là không gian màu dương tính thường được sử dụng phổ biến vì nó rất thuận lợi trong việc chỉnh sửa. • CMYK: - Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời) Magenta (tím) Yellow (vàng) và blacK (đen) - CMYK là không gian màu âm tính thường được dân in ấn sử dụng. • Lab: - Anh chàng này khá đặc biệt, bạn hãy thử chuyển một file RGB sang Lab thử xem (Image > Mode > Lab Color) Trong bảng Channel nó sẽ giải mã cho bạn, nó chính là các kênh ảnh. Trong đó thông tin về kênh màu đen trắng L đã được tách ra từ thông tin chung của màu sắc. Kênh a mang thông tin màu xanh sang đỏ và kênh b mang thông tin màu xanh sang vàng. - Lab là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc. - Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS • HSB: - Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brihtness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc. - HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung. Phần II: Làm việc với màu sắc - Với các bạn thích chỉnh sửa ảnh thì “đồ nghề và đồ…chơi” sau là những thứ không thể thiếu: • Eyedropper: có hình ống nhỏ thuốc nằm trong thanh công cụ. Nó là một densitometer kỹ thuật số mà bạn có thể di chuyển qua hình ảnh để đo tông màu và những giá trị màu sắc. Bạn đang lúng túng vì không biết cách phối màu như thế nào để tô lên làn da của một kiều nữ nào đó ? Đừng lo ! Bạn hãy lựa một tấm người mẫu thật đẹp “lôi” ra để cạnh tấm muốn chỉnh, dùng Eyedropper “chích” nhẹ lên người mẫu ở vùng da đẹp nhất (cấm “chích” vùng nhạy cảm à nhe) ngay lập tức màu đó sẽ xuất hiện trong Foreground hoặc Background của bạn, tha hồ mà tô cho tấm muốn chỉnh. Để “lưu trữ” cho những lần sau bạn có thể ghi lại “mã” của các màu đó bằng… • Bảng Info: Khi bạn rà trỏ chuột tới bất kỳ nơi đâu trên tấm hình bảng Info sẽ ghi lại giúp bạn một cách chính xác các thông số RGB và CMYK • Bảng Color: Giúp bạn chỉnh các màu Foreground hoặc Background dễ dàng bằng các thanh trượt. • Levels và Curves: để cải thiện vùng sáng vùng bóng tối (Ctrl + L) và điều chỉnh độ tương phản (Ctrl + M) • Blending Modes (BM): Cu cậu này rất quan trọng nằm ngay hàng đầu bảng Layers ấy vậy mà chẳng có “tên tuổi” gì trong các bảng của Photoshop. Blending Modes đó chính là chế độ pha trộn màu rất thường được sử dụng trong chỉnh sửa hay sáng tạo ảnh nghệ thuật. BM không làm việc với lớp Background vì vậy khi áp dụng nó bạn phải đổi tên (cho nó) và phải có từ hai layer trở lên nó mới “chịu” làm việc. Quan sát BM ta thấy có 05 nhóm, tuỳ theo mục đích chỉnh ảnh hay tạo ảnh mà mỗi nhóm có những áp dụng thích hợp, ví dụ nhóm 05 “anh em trên một chiếc xe tăng” Multiply – Screen – Overlay – Soft Light – Hard Light rất thích hợp trong xử lý ảnh. (TNDH đã có những bài tutor về Levels – Curves – Blending Modes đăng trong Box này nên không nhắc lại cách sử dụng) Phần III: Vài mẹo vặt tham khảo. * Màu trắng đích và màu đen đích: Trong hộp thoại Color Picker nếu bạn thiết lập các thông số sau: H = 0, S = 0, B = 95 R = 243, G = 243, B = 243 rùi Ok. Bạn sẽ có một màu trắng đích . Nếu nhập: H = 0, S = 0, B = 5 R = 12, G = 12, B = 12 Ok. Bạn sẽ có màu đen đích. Nhập làm chi dzậy cà ? Đặc tính của cặp giá trị 95% độ sáng và 5% bóng tối là khu vực an toàn nhất tránh được tình trạng thành phẩm khi in ra sẽ có những vùng sáng thiếu sắc thái (giấy trắng) hoặc vùng tối tối đến nỗi không thấy được chi tiết nào cả. * Độ tương phản của màu sắc: Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận thấy nhất ? Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ tương phản lớn nhất. TNDH sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó “níu” không đọc những dòng dưới đây: Bảng phân loại độ tương phản: 1. Mực đen trên giấy vàng. 2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng. 3. Mực xanh dương trên giấy trắng. 4. Mực trắng trên giấy xanh dương. 5. Mực đen trên giấy trắng. 6. Mực vàng trên giấy đen. 7. Mực trắng trên giấy đỏ. 8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây. 9. Mực trắng trên giấy đen. 10. Mực đỏ trên giấy vàng. 11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ. 12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây. Hoá ra "nó" chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui. Bài 2: NGHỆ THUẬT PHỐI MÀU Trong lời nói đầu Nguyễn Hạnh viết: Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó. Phần I: Tóm tắt những khái niệm 1/ Màu dương tính: Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng. 2/ Màu âm tính: Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc. Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh. 3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel) Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển… Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn. 4/ Cách dùng màu: • Cấp thứ nhất (Primary) Dùng 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau. • Cấp thứ hai (Secondary) Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây… Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn. • Cấp thứ ba (Tertiary) Từ 3 màu căn bản: Đỏ - Vàng - Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím. 5/ Cái này giờ mới biết: Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên (quá xá là đúng) 6/ Trình tự phối màu: • Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này) • Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện. • Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau: Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương. Nghệ - Chàm. Vàng – Tím. Vàng xanh - Đỏ tím… Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên. Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được. Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự. • Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước Phần II: 07 SẮC CẦU VỒNG Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng nhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau. Tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánh sáng thì sẽ chẳng có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sáng mặt trời là chùm tia sáng có bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thì sẽ tạo ra một dải màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7 sắc. Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sáng này và phản chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bước sóng đều nhau và mỗi thứ một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếu nó hấp thu toàn bộ bức xạ thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu đen. Vậy màu sắc thấy được trên một sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó phản chiếu. Cùng một vật thể, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh sẽ khác khi soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo. Màu sắc được phân thành 8 loại: - Màu nóng (Hot) - Màu lạnh (Cold) - Màu ấm (Warm) - Màu mát (Cool) - Màu sáng (Light) - Màu sậm (dark) - Màu nhạt (Pale) - Màu tươi (Bright) Như đã nói ở phần đầu do không có hình minh hoạ giống như trong sách, nên các hình ảnh TNDH minh hoạ dưới đây có thể sẽ không phản ánh chính xác nội dung của từng màu. Một số màu chưa tìm được hình, mong các bạn xem nội dung và tìm kiếm giúp. MÀU NÓNG Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow. Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý. Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó. Sức lôi cuốn của màu nóng ảnh hưởng nhiều đến sự chú ý của con người, nó làm tăng huyết áp (Ớn quá ! May mà dân IT đa số là trẻ nên cũng hổng sợ cái vụ này)và kích động hệ thống thần kinh (Cái này thì già trẻ gì cũng bị) MÀU LẠNH Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên. Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết. Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng. Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!) MÀU ẤM Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ. Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng. Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau. Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam … Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem. Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn. MÀU MÁT Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh. Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng. Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam… Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên. Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân. Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng. Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem. MÀU SÁNG Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam. Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng. Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt. Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm. Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng. Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng. MÀU SẬM Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu. Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn. Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn. Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm. Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm. MÀU NHẠT Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ. Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng. Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng. Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt. Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương. Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất. MÀU TƯƠI Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc. Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen. Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam. Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý. Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng. Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý. Phần III A.NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó. - Màu sắc môi trường chung quanh. Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau: 1/ Phối màu không sắc (Achromatic) Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám. 2/ Phối màu tương tự (Analogous) Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối. 3/ Phối màu chỏi (Clash) Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu. Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung. 4/ Phối màu bổ sung (Complementary) Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ: Vàng – Tím. Xanh dương – Cam. 5/ Phối màu đơn sắc (Monochromatic) Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng. 6/ Phối màu trung tính (Neutral) Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn. 7/ Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary) Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung. 8/ Phối màu căn bản (Primary) Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh. 9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary) Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam. 10/ Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary) Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Ví dụ: Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh. Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím. B. MÀU SẮC TRONG PHONG THỦY Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ. Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương. Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương. Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành. Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48) Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96) Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả: Kim = tượng trưng cho màu trắng. Mộc = Xanh lục. Thuỷ = Đen. Hoả = Đỏ. Thổ = Vàng. Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc. Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là: Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục. Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ. Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng. Thổ và Kim = Vàng và Trắng. Kim và Thủy = Trắng và Đen. Các hành tương khắc và không thể phối hợp là: Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen. Thủy và Hoả = Đen và Đỏ. Hoả và Kim = Đỏ và Trắng. Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục. Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng. Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc. Ví dụ: Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là: • Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục. • Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng. • Thổ - Kim - Thủy = Vàng - Trắng – Đen … C.Bài đọc thêm MÀU SẮC ẤN TƯỢNG Tác giả: Lê Hải – Ban Việt Ngữ BBC Thời hội họa cổ điển, người ta thường dùng màu xanh hoặc nâu pha đen tạo bóng tối và màu trắng làm ánh sáng, tạo trục cho các màu khác chuyển tải hình khối được tỉ mỉ vẽ tiếp lên bề mặt. Giới họa sĩ của thế kỷ 19 được thừa hưởng nhiều phát kiến mới trong ngành hóa chất, trong đó có các loại bột màu cùng dung môi mới, và đặc biệt là công trình nghiên cứu ánh sáng của Eugène Chevreaul nhà hóa học người Pháp. Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính, các sóng ánh sáng khác nhau sẽ bị chiết xạ theo nhiều góc khác nhau, tạo ra cầu vồng nhiều màu sắc mà người ta quen gọi là 7 màu tự nhiên. Thực sự ra theo nghiên cứu của giới vật lý, hóa học, và hội họa, thì có 3 màu cơ bản tạo nên các màu sắc khác, kể cả màu đen, là: đỏ - vàng - xanh dương. Pha từng cặp 2 màu trên với nhau chúng ta sẽ có màu đối trọng, hay còn gọi là complementary colour: xanh lá - tím - cam. Theo nghiên cứu của Lucy Wills thì đây chính là hệ quả mà các họa sĩ Ấn Tượng đã ứng dụng thành công vào các thử nghiệm của họ, tạo ra trong di sản văn hóa của loài người một cách nhìn màu sắc khác hẳn với lối đơn sắc mà họ cho là nhàm chán của thời cổ điển. Theo phương pháp mới thì bóng tối chính là nơi mà màu của chỗ sáng không đến được, tức là nếu vẽ chỗ sáng bằng màu đỏ thì bóng tối sẽ là vương quốc của hai màu còn lại: vàng và xanh dương. Như vậy ở chỗ tối chúng ta có thể trộn hai màu vàng - xanh dương lại với nhau để vẽ, tức là màu xanh lá cây, như không ít tranh của Cézanne đã mở đường cho hội họa hiện đại. Chúng ta cũng có thể không trộn hai màu đó với nhau, mà chỉ đặt chúng bằng những nét tache thô sơ cạnh nhau - xanh xen kẽ vàng - cũng tạo hiệu quả tương tự, như Georges Seurat đã phát triển trong phương pháp chấm điểm: pointilism. Chúng ta cũng có thể áp dụng nhiều kỹ thuật vẽ khác, đã được phát triển từ thời Ấn Tượng để tạo hiệu ứng này, như vẽ một lớp màu mỏng để lộ lớp màu trước đã khô (wet-to-dry), hay trộn thẳng màu thứ hai vào màu thứ nhất ngay trên mặt tranh, không dùng đến bảng pha màu (wet-to-wet) Khi đó, thay vì phải nhìn một bóng tối nhàm chán, đơn sắc như trong chụp ảnh, người họa sĩ chỉ cần chọn một màu trong 3 màu cơ bản làm ánh sáng để tha hồ dùng 2 màu còn lại để pha ra vô số màu vẽ nên bóng tối, cũng lấp lánh và quyến rũ không kém gì nơi ánh sáng rực rỡ kia. Đó là chưa kể chuyện có những vùng tối được hấp thụ một ít ánh sáng từ những vật khác phản chiếu lại, cho quyền người họa sĩ pha thêm chút màu sáng vào, hòa với hai màu tối tạo ra thêm màu sắc mới cho tranh. Và đến đây chắc các bạn sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe thấy một họa sĩ nào đó nói rằng chỉ cần cho ông ta 3 tuýp màu cơ bản là đủ để tạo nên cả thế giới. PHỐI MÀU TẠO RA HIỆU ỨNG Màu sắc quả là 01 thế giới đa dạng, bạn có thể tạo ra rất dễ dàng hàng tỷ sắc màu nhưng tựu trung sự phối hợp để tạo ra hiệu ứng (có thể) cũng chỉ gói gọn trong 24 khái niệm phối màu cơ bản dưới đây: 1/ Khoẻ mạnh POWERFUL Muốn phối màu tạo ra hiệu ứng khoẻ mạnh, sôi động thì phải kết hợp với màu đỏ. Chủ đề chính của một bức tranh, một tấm hình kết hợp với màu đỏ sẽ luôn gây sự chú ý. Màu có hiệu ứng khoẻ mạnh tạo ngay cho người xem tình cảm yêu hoặc ghét rõ rệt. Vì vậy hiệu ứng khoẻ mạnh sẽ làm tăng tình cảm của chúng ta với chủ đề chính. Trong lãnh vực quảng cáo, hiệu ứng khoẻ mạnh của màu sắc rất cần để chuyển tải những chủ đề chính đến người xem. 2/ Đầm ấm RICH Muốn phối màu tạo ra hiệu ứng đầm ấm, dồi dào, tráng lệ thì phải luôn kết hợp với màu tối. Chẳng hạn nét thâm trầm sâu lắng thể hiện qua màu đỏ huyết dụ là sự phối hợp giữa màu đen và màu đỏ. Thêm màu xanh lá cây đậm và màu vàng sậm sẽ tạo ra sự dồi dào, sung túc. Những nét sậm này lại tạo ra sự xa hoa, lộng lẫy… Nếu dùng hiệu ứng này để thiết kế vải sợi thì sẽ cho ra những xấp tơ lụa có dáng vẻ quý phái và sang trọng. 3/ Lãng mạn ROMANTIC Màu hồng tạo ra nét lãng mạn. Màu hồng được tạo ra từ việc kết hợp màu trắng với màu đỏ. Cũng như màu đỏ, màu hồng gây sự chú ý và tạo ra sự sôi nổi nhưng nhẹ nhàng và êm ái hơn. Muốn tạo hiệu ứng lãng mạn thì kết hợp màu hồng với những màu tương đồng và dùng thêm độ sáng tối. Dùng màu hồng để tạo ra thiệp chúc mừng thì thật tinh tế và trang nhã. Cũng với hiệu ứng lãng mạn mà hoa hồng luôn tượng trưng cho tình yêu nồng thắm 4/ Sinh động VITAL Hiệu ứng sinh động và nhiệt thành được làm rõ nét trong thiết kế và đồ hoạ bằng cách dùng màu một cách bình thường nhưng phải biết tạo ra nét chấm phá. Ví dụ như ở hình dưới đây: màu đen dùng làm nền cho bức ảnh, màu đỏ cam là trung tâm gây chú ý. Thêm hiệu ứng ánh sáng sẽ làm màu đỏ cam lôi cuốn hơn. 5/ Bụi đất EARTHLY Hiệu ứng bụi đất thường dùng màu sậm. Màu đỏ cam đậm hay gọi là màu đất có một nét “bụi” Khi dùng với màu trắng nó tạo ra sự chói chang, rực rỡ. Hiệu ứng màu bụi đất tạo ra một nét trầm lắng, vô tư làm người xem như được thư giãn. Màu đất thường dùng trang trí nội thất để gợi lên trong chúng ta khung cảnh của những vùng hoang mạc hay cao nguyên đất đỏ nào đó. 6/ Thân thiện FRIENDLY Muốn phối màu tạo ra nét thân thiện, nhiệt tình chúng ta nên dùng màu cam. Màu cam và những màu tương đồng của nó đều được tạo ra trên nền màu đỏ. Vì thế, sắc cam thường dùng để tô điểm cho những món ăn nhanh trong nhà hàng. Nó làm chúng ta có cảm giác món ăn ngon. Màu cam còn dùng trong các dụng cụ cứu hộ như áo phao…vì màu cam của áo sẽ nổi bật trên nền biển xanh. 7/ Ôn Hoà SOFT Màu sáng với độ tương phản cao thường phù hợp với việc phối ra màu sắc với hiệu ứng ôn hoà. Màu hồng quả đào trong bảng màu tạo ra nét ôn hoà, trang nhã và ngọt ngào. Chính vì vậy mà trong nhà hàng và các tiệm bán thời trang thường dùng màu sắc này. Khi phối hợp với màu tím nhạt và màu xanh nó sẽ làm sáng dịu khung cảnh. Dùng những màu sắc này để trang trí nhà cũng rất phù hợp. Màu sắc ôn hoà sẽ tạo ra cảm giác ngọt ngào, êm ái 8/ Đón chào WELCOMING Màu vàng cam hay màu hổ phách đều được tạo ra trên nền màu đỏ. Chính vì vậy chúng gây sự chú ý như mời gọi và đón chào người xem. Thật vậy, trong cuộc sống, màu của những đồ vật bằng vàng đã nói lên sự quyến rũ, mời gọi của nó. Nếu kết hợp với màu sáng của pha lê sẽ tạo ra một nét đẹp tuyệt vời. Màu vàng cam và màu tương đồng rất phù hợp với không khí lễ hội. Trong các đám cưới Á đông không thể thiếu sắc màu này. 9/ Chuyển động MOVING Những màu sắc sáng phối hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động. Tuy nhiên nên lấy màu vàng làm trung tâm, vì màu vàng như ánh sáng mặt trời, tạo ra hiệu ứng chuyển động cho hình ảnh. Khi thêm màu trắng vào màu vàng, mức độ toả sáng càng tăng lên. Nếu phối màu tương phản cao, màu vàng có thể kết hợp với màu tím. Ngoài ra màu vàng và những màu tương đồng sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động cho khoảng không gian chung quanh. 10/ Thanh lịch ELEGANT Để có hiệu ứng thanh lịch chỉ nên phối những màu nhẹ với nhau. Chẳng hạn như màu vàng nhạt phối hợp với màu trắng cho ra màu vàng kem. Trong thời trang, các chất liệu vải; tơ lụa; len; nhung dùng màu kem sẽ tạo được một ấn tượng thoải mái và thanh lịch. 11/ Theo mốt TRENDY Cái gì là mốt của hôm nay có thể là bình thường ở ngày mai. Muốn tạo ra hiệu ứng hợp thời trang nên dùng màu tạo ấn tượng trẻ trung. Màu lục nhạt là một màu dễ gây ấn tượng trẻ trung và nổi bật. Màu lục nhạt phối với những màu sáng tương đồng được dùng nhiều trong thời trang. Ngoài ra để tô điểm có thể dùng kèm với màu đỏ cam nhạt và màu tím. 12/ Tươi mát FRESH Hiệu ứng tươi mát, trong lành trong phối màu là sự cân bằng của màu xanh, vàng và xanh lá. Màu xanh lá là một màu yếu nên có thể phối hợp với một phần của màu đỏ để tạo thêm sinh khí cho ảnh. Tuy nhiên với những màu tương đồng của màu xanh luôn tạo ra ấn tượng tươi mát, trong lành. 13/ Truyền thống TRADITIONAL Phối màu truyền thống mang một ý nghĩa lịch sử. Màu xanh, màu đỏ tía, màu nâu vàng, màu xanh lá tạo ra ấn tượng cổ xưa. Màu xanh lá cây đi kèm với màu sậm tối luôn tạo cho người xem một cảm giác bền vững. Thật vậy, màu xanh lá phối với màu vàng đậm hoặc màu đỏ tía trong sắc tối sẽ tạo ấn tượng ấm áp và bền vững. Trong trang trí, cách phối màu này thường dùng để lấp khoảng trống các văn phòng vì nó tạo được cảm giác cố định, lâu dài. 14/ Dễ chịu REFRESHING Để tạo ra cảm giác dễ chịu thì luôn phải dùng màu lạnh khi phối màu. Thông thường là màu lục lam, đôi lúc đi kèm với màu đỏ cam. Màu lục lam luôn tạo ra cảm giác hưng phấn dễ chịu. Nó thường được dùng trong quảng cáo du lịch, gợi lên cho người xem một cảm giác thư thái và nghỉ ngơi. Màu lục lam sẽ rạng rỡ hơn nếu được kết hợp với màu trắng của bọt nước hoặc sóng biển. 15/ Nhiệt đới TROPICAL Đó là màu ngọc bích, luôn tạo ra một cảm giác trẻ trung, nồng nhiệt. Dãy màu từ lục lam sáng đến ngọc bích nếu phối với màu trắng sẽ cho ra màu hơi mát. Màu đỏ cam ấm áp sẽ nổi bật giữa nền màu ngọc bích mát lạnh hoặc nếu cho màu vàng cam và màu tím đi chung với màu ngọc bích để tạo sự trang nhã và sang trọng. 16/ Cổ điển CLASSIC Nét cổ điển tạo ra cảm giác mạnh mẽ và uy quyền. Nét cổ điển được tạo ra từ màu vàng và những màu tương đồng nói lên quyền lực của vua chúa. Màu xanh dương và màu xanh lam đậm như tăng thêm sức mạnh. Để làm nổi bật hơn có thể điểm thêm nét chấm phá màu đỏ. Thật ra cũng chẳng lạ gì, những màu tạo ra sự mạnh mẽ chính là ba màu cơ bản Vàng - Đỏ - Xanh. 17/ Tin cậy DEPENDABLE Một trong những màu được dùng rộng rãi đó là màu xanh biển. Màu xanh biển tạo ra một cảm giác tin cậy, mạnh mẽ. Nếu nền xanh biển sậm được tô điểm bằng màu vàng thì sẽ có hiệu ứng mềm mại hơn. Nếu muốn tạo ra một cảm giác mạnh mẽ và kiên quyết thì màu xanh thường được phối hợp với màu đỏ và màu vàng. 18/ Êm đềm CALM Đứng trước một màu xanh của biển người ta thường thấy một cảm giác êm đềm và thanh thản. Trong những môi trường làm việc căng thẳng nếu màu lục lam được dùng làm nền chính thì sẽ làm cho mọi người thấy công việc nhẹ nhàng hơn. Màu xanh, đỏ , vàng ở dạng phớt nhạt có thể phối hợp với nhau trong cùng một môi trường để tạo thêm nét sinh động. 19/ Vương giả REGAL Sự mạnh mẽ của màu xanh pha trộn với sự rực rỡ của màu đỏ tạo ra màu tím Huế. Để làm giảm bớt sự mạnh mẽ, người ta pha thêm chút màu đen để tạo ra màu tím thẫm. Màu tím Huế nếu đặt trên nền đen sẽ tạo ra sự sâu lắng, trên nền vàng sẽ tạo ra sự rực rỡ. Chẳng khác nào quả mận chín tắm trong nắng vàng của mùa hè. Nếu đặt trên nền vàng cam sẽ tạo ra một nét đẹp vương giả. 20/ Lôi cuốn MAGICAL Màu tím có sức mạnh lôi cuốn riêng của nó. Không biết người ta phải tốn bao nhiêu công sức để làm thơ ca ngợi màu áo tím. Màu tím và màu vàng luôn quyện với nhau, cùng tô điểm để làm đẹp hơn. Nếu bất chợt thấy một tà áo dài tím bước đi trên thảm lá vàng thì chắc đó là một ý thơ hữu tình. Tuy nhiên khi phối màu tím với màu lục nhạt hoặc màu vàng cam sẽ tạo ra hiệu ứng chói và khó chịu. 21/ Nhớ nhung NOSTALGIC Vẫn là tím nhưng là màu tím nhạt. Một lá thư bằng màu tím nhạt chắc chắn muốn nói lên sự nhớ nhung. Màu tím luôn là màu lãng mạn của thơ ca. Ví dụ: Chiều tím, chiều nhớ thương ai ? Còn thương nhớ hoài…(Đan Thọ - Đinh Hùng) Màu tím sẽ rực rỡ hơn với màu vàng và say đắm; nồng nhiệt hơn với màu hồng. Có lẽ vậy mà trong bài Chiều Tím, tác giả đã phối màu rất tuyệt: Nét hoa mơ vàng và em với chàng kề vai áo phấn hương… 22/ Mạnh mẽ ENERGETIC Để tạo ra sự mạnh mẽ người ta thường dùng màu đỏ tím hay màu cánh sen đậm. Đỏ tím hay cánh sen trong sắc tươi thắm sẽ tạo ra một sức sống mãnh liệt. Có thể dùng sự chỏi màu của màu cánh sen, màu vàng và màu xanh lá cây để tạo ra cảm giác chuyển động nhưng cũng phải có giới hạn trong cách phối màu này. 23/ Êm dịu SUBDUED Không như sự mãnh liệt của màu hoa cà, màu cánh sen, khi phối màu tạo sự êm dịu cần một chút tương phản. Màu tím hoa cà chen lẫn trong màu cánh sen, màu xám và màu trắng sẽ tạo ra một khung cảnh êm dịu. Ngoài ra có thể tô điểm thêm màu xanh lá mạ hoặc tăng sự tương phản bằng cách thêm màu đen làm nền. Những sắc màu trên đều được tự nhiên phối màu sẵn qua những cảnh hoàng hôn, gió núi… 24/ Nghề nghiệp PROFESSIONAL Màu sắc trong công sở được chú ý đặc biệt. Thời trang công sở thường ở màu xám, thiên về sậm đen. Bởi vì những màu này là màu trung tính, không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Nếu phối màu, lấy màu xám làm nền và màu đỏ, đỏ cam hay nâu làm màu tô điểm thì thật đẹp. Màu sắc trung tính tạo nên sự tự tin trong công việc, một điều rất cần thiết cho những nhà doanh nghiệp và những người thường xuyên có nhu cầu giao tiếp. Phần 1: Hệ thống màu Grayscale và RGB Phối màu cho các thiết kế luôn đóng vai trò quyết định. Nó có thể tạo ra những hiệu ứng đặc biệt hơn cả sự mong đợi nhưng cũng có thể biến thiết kế của bạn trở thành “quê một cục”. Nhưng việc để có được những màu sắc thật cân đối và hiện đại cho sản phẩm là rất khó vì việc này đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức căn bản nhất định. Tìm hiểu một cách khái quát về Hệ thống xử lý màu trong các trình đồ hoạ sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về màu kỹ thuật số để từ đó nâng cao hiệu quả công việc của bạn. Bài viết dành cho những “tay mơ” đang “mày mò” Photoshop, Illustrator hay Corel DRAW... Hệ thống màu Grayscale Grayscale là mô hình màu đơn giản nhất với 256 cấp độ xám biến thiên từ màu đen đến màu trắng. Sản phẩm được xuất ra sẽ có màu trắng đen. Lợi điểm của loại mô hình này là có thể sử dụng cả trong công nghiệp in lẫn dùng trong việc thể hiện ảnh lên các thiết bị xuất số. Grayscale còn là chế độ trung gian để chuyển qua chế độ bitmap (trắng đen) hay duo-tone(chế độ Grayscale được thêm từ 1 đến 4 màu). Hệ thống màu cộng RGB RGB là mô hình màu dựa trên 3 thành tố màu chính Red (đỏ), Green (xanh lục) và Blue (xanh lam). Mỗi thành tố màu đều có giá trị biến thiên từ 0 đến 255. Một màu mới được tạo ra dựa trên sự kết hợp của 3 thành tố chính với những giá trị khác nhau. Nếu cả 3 thành tố màu chính đều đạt giá trị cao nhất là 255, màu kết quả sẽ là màu trắng. Ngược lại, nếu cả ba đều đạt giá trị 0, kết quả sẽ cho ta màu đen. Sau đây là mô hình RGB hai chiều với R: 255, G: 255, B: 255 tức là đều đạt giá trị cực đại. Để minh họa một cách rõ ràng nhất, người ta đã đưa ra mô hình RGB được đặt lên không gian ba chiều với Green nằm trên trục x, Red trên trục z và Blue trên trục y. Cả ba đều có giá trị cực đại là 255. Chúng ta có thể nhận được trên mô hình một số màu tại những điểm đặc biệt. RGB thường được gọi là mô hình màu cộng bởi vì khi ba thành tố chính đạt giá trị max (255) kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra màu trắng (màu trắng được coi là màu tổng hợp của tất cả các màu), nói cách khác, bất kì màu mới nào được tạo ra đều do sự kết hợp các giá trị của ba thành tố chính. Vậy làm sao để tạo ra ba thành tố chính? Một quy trình đơn giản được đưa ra: ánh sáng trắng được chiếu qua các kính lọc đặc biệt có khả năng giữ lại một số bước sóng tạo ra ba màu sơ cấp (ba thành tố chính) Red, Green và Blue (giá trị của nó tùy thuộc vào kính lọc), rồi tiếp tục được đưa đi kết hợp để tạo thành các màu thứ cấp khác (màu kết quả). Các giá trị 0 - 255 có ý nghĩa gì? Các giá trị này thể hiện tỉ lệ % của mỗi thành tố chính trong một màu, (ví dụ: một màu có Red=100 nghĩa là tỉ lệ % của Red trong màu đó là 100/255=39 %). Mặt khác, một bức ảnh kĩ thuật số thường được cấu tạo bởi nhiều điểm ảnh (pixels hay dots). Khi ta làm việc trong môi trường RGB, mỗi điểm ảnh sẽ được RGB định nghĩa bằng 3 thông số Red, Green, Blue; mỗi thông số này lại có 256 giá trị biến thiên (0-255) và được lưu trữ đủ trong 1 byte. Như vậy, một điểm ảnh sẽ được lưu lại với 3 bytes tạo ra ảnh 24 bit (1byte=8bit). Ngoài ra, bằng một phép tính tổ hợp đơn giản, người ta có thể biết đuợc lượng màu mà RGB có thể diễn tả được là: 256x256x256=16.7 triệu màu. Ứng dụng của mô hình RGB: RGB là một mô hình đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các thiết bị xuất kỹ thuật số như: monitor, tivi, máy chiếu, máy scan, máy ảnh số, giao diện WEB,… Nguyên tắc họat động của nó trên các monitor cũng tương tự như trên ảnh số: mỗi điểm trên màn hình được ba nguồn sáng Đỏ, Lục, Lam chiếu vào với cường độ khác nhau từ đó tạo nên nhiều màu khác nhau. Hai định dạng JPG và GIF là hai định dạng dựa trên mô hình RGB. Phần 2: Mô hình CMYK và HSB RGB được xem như hệ màu khá hoàn chỉnh với lượng màu đạt được có thể lên đến 16.7 triệu màu. Tuy nhiên, việc áp dụng RGB cho công nghệ in là một việc thật sự khó khăn khi mà các thiết bị xuất và giấy in có tính chất hoàn toàn khác nhau… Đối với các thiết bị xuất số, xuất phát điểm luôn là một nền màu đen, khác hẳn nền giấy trắng ở giấy in. Mặt khác, khi in với số lượng lớn, người ta không thể dùng một lượng mực đa dạng về sắc độ như vậy. Giải pháp in chồng màu ra đời với mô hình màu trừ CMYK. Hệ thống màu trừ CMYK: CMYK là hệ thống xử lý màu xuất phát từ mô hình màu CMY, dựa trên 3 màu cơ bản Cyan (xanh ngọc), Magenta (tím sen), Yellow (vàng). CMY được gọi là hệ thống màu trừ do mỗi màu mới được tạo ra trong mô hình này là kết quả của quá trình hấp thụ ánh sáng của mực in khi có một nguồn sáng chiếu vào. Ví dụ: để tạo một thành phần màu xanh ngọc (Cyan), người ta in loại mực A lên trên giấy, khi có một nguồn sáng chiếu vào, phần mực in A này sẽ hấp thụ bước sóng của phần ánh sáng màu đỏ (Red), hai phần ánh sáng còn lại là màu xanh lam (Blue) và xanh lục (Green) sẽ kết hợp với nhau tùy cường độ mà tạo ra màu xanh ngọc. Cuối cùng, ánh sáng màu xanh ngọc thoát ra sẽ phản xạ lên mắt chúng ta. Như vậy, với từng loại mực in khác nhau sẽ cho ta cường độ màu thoát ra khác nhau. Người ta cũng thực hiện quy trình này với màu tím sen (magenta) và màu vàng (yellow). Đồng thời, khi ta in 3 màu Cyan, Magenta, Yellow chồng lên nhau, sự phối trộn giữa các màu cơ bản sẽ tạo ra các màu mới. Một mẫu hình minh họa 2D CMY có giá trị max Khi 3 màu cơ bản ở giá trị cực đại kết hợp với nhau sẽ tạo thành màu đen. Trong công nghệ in màu process, do mực in dàn màu không ổn định và đều đặn nên sự kết hợp này thường có kết quả là một màu nâu bẩn chứ không phải đen. Để thật hơn, người ta đã chồng lên thêm một lớp màu đen và hình thành nên công nghệ in offset 4 màu. Điều này giúp sản phẩm có độ tương phản cao, mặt khác, mực màu đen có chi phí thấp hơn bất kì loại mực màu nào. Mô hình màu này gọi là mô hình CMYK. Trên thực tế, một sản phẩm thiết kế số có màu phức tạp nào đó được tạo ra đều được tách thành 4 bản kẽm riêng được gọi là 4 bản phim Cyan, Magenta, Yellow, Black. Mỗi bản phim này được cấu tạo gồm nhiều hạt tượng trưng cho các hạt màu sẽ được in lên sản phẩm. Trong mô hình này, mỗi màu cơ bản có giá trị biến thiên từ 0-100, các giá trị này là các tỉ lệ %, chúng được coi là tỉ lệ % mực nhiều ít (tỉ lệ các hạt trên được in lên bề mặt sản phẩm) của mỗi màu sẽ được in ra mẫu. Về lý thuyết, mô hình CMYK không diễn đạt được lượng màu sắc lớn như RGB, vì thế việc xác định làm việc trên môi trường nào là hết sức quan trọng. Khi bạn đang làm việc trên mô hình RGB lại chuyển đổi sang CMYK (để in chẳng hạn), thì một số màu mà CMYK không nhận ra được sẽ được chương trình giả lập bằng các màu trung gian nhận được quanh nó, từ đây công việc của bạn sẽ diễn ra hết sức bị động. Vì vậy, việc ấn định mục đích sử dụng bản thiết kế của mình phải được ưu tiên ngay khi bắt tay vào công việc. Để in ấn người ta dùng mode CMYK, dùng RGB để truyền lên các thiết bị xuất như màn hình, tivi hay là giao diện WEB... Hệ thống xử lý màu HSB: HSB là mô hình màu dựa trên ba yếu tố mô tả một màu là Hue (màu sắc), Saturation (độ bão hòa màu) và Brightness (cường độ sáng tối). Sử dụng hệ thống này, bạn không cần phải quan tâm tỉ lệ % của màu nào đó trong màu nào đó để tạo thành một màu mới. Điều cần làm là chọn cho mình một màu ưng ý khi điều chỉnh Hue, để chuyển từ màu nhạt sang đậm: điều chỉnh Saturation, và cuối cùng là ấn định độ sáng tối cho nó bằng điều chỉnh thanh Brightness. HSB được ứng dụng nhiều trong việc nhận dạng màu, xử lý các màu có độ phức tạp cao, hoặc dùng để điều chỉnh độ sáng tối cho một hoặc nhiều màu. Như các bạn đã biết tất cả những vật tồn tại trong thế giới này đều ở dạng ba chiều trên các trục x,y,z. Nhưng mặt phẳng tranh chỉ hạn chế là có 2 chiều x,y thôi. Để chỉ chiều z trên tranh, người họa sỹ dùng " Phối cảnh ước lệ" để tưởng tượng ra mặt sâu của vật thể, ví dụ như mặt bàn thì chuyển thành hình khối chữ nhật. Các chân bàn phía sau vẽ ngắn lại ( sự uớc lệ), nhưng cảm giác như các chân bàn vẫn bằng nhau. - Các mem có thấy trong mấy tấm hình manga màu không, hay có một lớp màu mờ mờ ấy, hình như các họa sỹ manga hay dùng cách này lắm. Vì các họa sỹ phương đông hay dùng lớp sương mờ ấy giữa các layer. Người ta gọi là " Phối cảnh tẩu mã " ( nghe khó hiểu quá ). Mấy bước tranh phong cảnh của tàu cũng hay dùng cái này, xen giữa mỗi lớp là một màn sương mỏng. Thêm vài cái ảnh còn thiếu nè, bổ xung cho mod gì đó ( tên dài khó nhớ ). Cái nỳ là ảnh Vòng tròn màu sắc RBG. Sao hả có đếm được bao nhiêu màu trên cái vòng đó không. Pó tay chứ gì. Đó là vòng tròn sắc để thiết kế. có những màu mà mắt không thể thấy đươc. Vì vậy có thêm cái vòng tròn sắc để mắt thường phân biệt đươc, tui chưa scan nó. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một vài phương pháp chuyển ảnh màu thành một ảnh đen trắng : 1. Lệnh Grayscale - Menu Image > Mode > Grayscale: Cách đơn giản và thường được sử dụng nhất để chuyển một bức ảnh màu sang ảnh trắng đen là lệnh Grayscale. Khi bạn thực hiện lệnh này PS sẽ ‘phối trộn’ các kênh Red, Green, Blue lại với nhau. Nó sẽ tự ‘cân,đong, đo, đếm’ các kênh một cách khác nhau (theo cách thức cảm nhận những màu sắc khác nhau của mắt người.). Phương pháp này làm việc tốt với một số ảnh, nhưng phần lớn chúng mang lại những kết quả không như mong muốn. Ví dụ, có rất nhiều hình ảnh khi sử dụng phương pháp này sẽ bị mất thông tin. Nhớ rằng, chi tiết là sự khác nhau giữa các pixel. Và nếu các pixel xám quá giống nhau thì có thể bạn đã mất đi những thông tin quan trọng của tấm ảnh. 2. ‘Truy’ Tìm Trên Kênh Màu, Bất Kể Là Kênh Nào : Hãy xem xét từng kênh màu riêng biệt của một file ảnh. Đôi khi bạn sẽ thấy có một phiên bản trắng đen hoàn hảo đang nằm ở đấy đợi bạn . Khi đó bạn có thể sao chép, cắt dán hoặc dùng lệnh Duplicate Channel để lưu nó lại thành một file mới. Hay bạn cũng có thể xóa hai kênh kia bằng cách cho hiển thì kênh bạn cần giữ, sau đó chọn menu Image > Mode > Grayscale. 3. Desaturate Bạn có thể chọn lệnh Desaturate từ Menu Image > Adjustments > Desaturate (Ctrl – Shift – U). Lệnh này giống việc bạn kéo thanh trượt Saturation của hộp thoại Hue/Saturation về zero. Đơn giản nó lấy màu sắc ra khỏi các pixel của file ảnh. Tấm ảnh vẫn là ảnh màu RGB, nhưng nếu bạn chuyển nó sang Grayscale kết quả sẽ rất khác so với lại việc bạn chuyển ảnh màu sang Grayscale nhưng không thực hiện lệnh Desaturate trước. 4. Chuyển Sang Hệ Màu Lab : Một phương pháp nữa là bạn có thể chuyển file ảnh của bạn sang hệ màu Lab. Tiếp theo bạn xóa hai kênh màu a và b đi. Và dĩ nhiên lệnh này sẽ cho một kết qủa khác nữa . 5. Những Phương Pháp Khác : Đôi khi không có phương pháp nào ở trên mang lại cho bạn những kết quả mong muốn. PS cung cấp cho bạn một vài phương pháp khác nữa đấy ! a. Channel Mixer: Hộp thoại Channel Mixer có thể không mang lại nhiều điều như bạn mong muốn từ một chương trình như PS. Tuy nhiên nó làm một việc rất tốt : ‘trộn’ các kênh màu từ một file ảnh của bạn. Bạn ‘trộn’ các kênh theo tỉ lệ % và kết qủa là 1 kênh đơn (bạn có thể chọn kênh kết quả từ menu Output Channel). Khi chuyển 1 tấm ảnh màu sang đen trắng bằng lệnh này cần lưu ý hai vấn đề sau : * Tỉ lệ % trong hộp thoại nên luôn luôn cộng lại là 100% để duy trì tông màu tổng thể của hình ảnh (dĩ nhiên, đôi khi bạn muốn phá cách. Tùy bạn, đó là vấn đề khẩu vị thôi.). Rất tiếc là hộp thoại này không có chức năng giữ tỉ lệ giúp bạn. Vậy bạn phải tự cộng, trừ. Lưu ý : bạn nên dùng lớp hiệu chỉnh khi sử dụng lệnh Channel Mixer. Bạn sẽ tha hồ thử nghiệm mà không phải âu lo! * Chọn kiểm hộp Monochrome. Điều này đảm bảo kết quả sẽ là màu xám trung tính . Channel Mixer cũng làm việc tốt với ảnh bốn màu (CMYK), nhưng rất khó dùy trì tông ảnh. 6. Caculations : Giống như Channel Mixer, Caculations sẽ tạo ra một file ảnh Grayscale từ các kênh màu đang có. Nhưng lệnh này ‘mạnh’ và uyển chuyển hơn. Các tùy chọn ở menu Blending cũng tương tự như ở bảng Layer, và độ mờ đục cũng vậy. Giống như thành trượt Opacity trong bảng Layer. Hộp thoại Caculations cho phép bạn kết hợp các kênh màu theo những cách thức phức tạp hơn là phương pháp cộng, trừ đơn giản của lệnh Channel Mixer. Lưu ý: bạn nên bật hộp kiểm preview để xem trước kết quả. Trên đây là một số phương pháp chuyển ảnh màu sang trắng đen mà tôi đã lược dịch xin chia sẻ cùng các bạn yêu ảnh nghệ thuật đen trắng. Chắc chắn sẽ còn nữa những phương pháp khác tuyệt vời hơn đang chờ bạn hoàn thiện. Tôi có ý định viết về đề tài này đã lâu nhưng do bận rộn lại thôi. Sẳn hôm nay vào diễn dàn thấy bạn nguyencuongquyet thắc mắc cho nên tôi ‘quyết tâm’ làm đại Nếu có sai sót mong các bạn chỉ giáo. Xin cám ơn trước!! MÀU SẮC TRONG TRANH ĐÔNG HỒ ! Thân gửi Trinh Xuan Nghi Ngay sau khi đọc xong bài viết của bạn… Tôi chợt buồn…cười, vì sao nhỉ ? Vì dưới con mắt “loà” màu của tôi thì dù (ở) thời thượng cổ hay thời văn minh, dù thời đại đồ đá hay thời đại Anh – tơ – nét, dù ở rừng rậm châu phi hay ở bắc cực băng giá, dù ở (nền) văn minh phương đông hay ở văn minh phương tây, dù ở trường phái siêu thực hay trường phái lập thể, dù ở vân vân và vân vân, (thì) mọi giống động vật biết đi bằng hai chân, biết tư duy biết nói, biết viết và biết vẽ đều dùng 7 màu cơ bản từ sắc cầu vồng. Vì vậy có thể nói không có sự khác biệt giữa màu sắc trong tranh hiện đại phương tây hay màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ ! Hay tôi hiểu sai ý bạn ? Thui thì với một ít tài liệu thu thập được, TNDH chỉ xin làm cái việc Ctr + C và Ctr + V , mọi bình lựng xin… nhường cho các bạn… I. LƯỢC THUẬT TÍ TI VỀ LƯỢC SỬ TRANH ĐÔNG HỒ. Theo sử sách, người Việt đã biết làm một thứ giấy gọi là mật hương chỉ vào thế kỷ thứ III. Nghề khắc ván ở đây cũng có từ thế kỷ XI, XII. Sách Thiền uyển tập anh nói là tổ tiên nhà sư Tín Học, cuối thế kỷ XII đã làm nghề khắc ván. Năm 1299 nhà Trần đã cho in hai bộ kinh khắc ván để ban bố. Tuy nhiên, tranh khắc gỗ dân gian như ta hiểu ngày nay là một khái niệm đến sau. Bia ký và chính sử chưa giúp gì cho chúng ta về niên đại. Trong các dòng tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam thì tranh Đông Hồ ( xuất sinh từ làng Đông Hồ Bắc Ninh) là được nhắc đến nhiều hơn cả. Đó là một vùng quê trù mật của văn hóa truyền thống. Thời thịnh vượng nhất của tranh Đông Hồ là vào thế kỷ XVII, XVIII. Người ta còn gọi nó bằng cái tên nôm na, thân mật hơn, đó là tranh Tết, bởi nó được sản xuất và bán vào dịp Tết Âm lịch cho khắp nơi ở chợ quê. Vào những ngày đó, trên từng vách nứa nhà tranh đơn bạc, màu sắc của tranh tưng bừng như tiếng pháo, niềm vui và mơ ước đầu năm. Về đề tài vẽ, tranh Đông Hồ có loại chúc tụng như Đàn gà, ước cho ai nấy đều xum xuê con cháu. Đứa bé ôm con gà Vinh hoa, ôm con vịt Phú quý. Bên cạnh đó là tranh sinh hoạt: Đánh vật, đánh đu, tiến sĩ vinh quy... Rồi tranh lịch sử như Bà Trưng, Phù Đổng thiên vương, Ngô Quyền... Tranh truyện như Kiều, Thạch Sanh. Lại còn có loại tranh thờ. Tranh Đông Hồ là đề tài nghiên cứu hứng thú của nhiều nhà nghệ thuật học Việt Nam và thế giới. Nó có mặt ở nhiều nhà bảo tàng ở Việt Nam và thế giới đã đến hàng mấy mươi năm. Thẩm mỹ của tranh Đông Hồ - trong thẩm mỹ của nghệ thuật dân gian nói chung, là nó giản dị, chân thật, có lúc ngây ngô đến vụng về. Nhưng nó bao hàm một vẻ đẹp không thể cưỡng lại của một tâm hồn xa, như thật còn phảng phất đâu đây của dân tộc, như sự nối tiếp âm thầm của một nền văn hóa lâu đời. Đứng trước một tờ tranh Đông Hồ, chính là cái lý do tồn tại đó, cái ý vị hồn nhiên mà nó chứa đựng trong mình, hoặc cái ý tưởng trong lành mà nó muốn biểu đạt, đã là ta xúc động. II. KỸ THUẬT LÀM TRANH. Tranh Đông Hồ được khắc trên ván gỗ, trước hết là một bản nét, rồi tranh có bao nhiêu sắc thì thêm bấy nhiêu bản màu. Nền tranh là giấy gió (làm bằng vỏ cây gió) phết lên một lớp điệp một màu óng bạc (bột tán một loại vỏ sò). Loại giấy này được sản xuất theo lối thủ công đưa từ làng Đông Cảo - Bắc Ninh hay làng Bưởi - Hà Nội về, cắt thành nhiều cỡ, nhỏ nhất là 11cm x 12cm, lớn nhất là 22cm x 31cm. Trên thớ điệp, khi hớn hở, khi thanh thản, những màu nguyên rung lên theo ánh sáng. Màu vàng hòe tượng trưng cho sự no đủ, màu vàng rộm lên như cánh đồng lúa chín, màu xanh như luỹ tre, màu đỏ gấc như yếm thắm, màu nhiễu tím như thắt lưng, màu đen như váy lĩnh giữa mùa quan họ. Tất cả đều là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên thực vật mà cuộc đời chúng ăn sâu vào tâm thức người Việt từ thưở xa nào. Tiếng nói sâu kín của bản năng và tiềm thức không biết bao lần làm ta giật mình, bồi hồi trong kỷ niệm. Nét tranh khắc rất sâu, màu in phẳng đẹp. Để hoàn thiện một bức tranh Đông Hồ cần rất nhiều thời gian. Phải có một số thợ thủ công chuyên nghiệp làm mực vẽ và giấy từ nguyên liệu thiên nhiên quanh vùng cũng như việc làm khuôn và in tranh. Các màu thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô. Giấy được là một cách thủ công từ vỏ cây dó và được phết một lớp điệp làm từ vỏ sò biển. Thậm chí những chiếc chổi lông dùng để phết giấy và khuôn in cũng được làm bằng lá cây vân sam dát phẳng. Tranh được vẽ bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ, mỗi màu một bản sau đó ấn khuôn lên giấy. Tranh được phơi khô sau mỗi lần in ba hay năm màu. Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt. III. NGHỆ THUẬT TRONG TRANH Sáng tạo nghệ thuật trong tranh Đông Hồ không phải là cảm hứng trong sáng tác. Mỗi bản in thể hiện một truyền thuyết hoặc một câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết lý, một bức thong điệp đầy màu sắc về đạo đức, luân lý và tín ngưỡng sâu sắc. Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán đó là: hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như gà trống, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. Chúng ta có thể thấy những bình luận về xã hội phong kiến qua các hình tượng tranh Đông Hồ. Bức tranh nổi tiếng “đám cưới chuột” là sự thể hiện tài tình các thói hư tật xấu của xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và sâu sắc. Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình. IV. VÀI LƯỢM LẶT KHÁC 1/ PICASSO RẤT MÊ TRANH ĐÔNG HỒ. Năm 1963 – Họa sỹ Nguyễn Siên một trong những cây đại thụ của Mỹ thuật Việt Nam có dịp được tiếp kiến Picasso, đoạn trích dưới đây ghi lại cảm nghĩ của Ông: …Khi tiếp ông (Nguyễn Siên) Picasso đưa ngay một xấp tranh lấp lánh dưới phấn điệp hay đang đỏ rực lên vô cùng nồng ấm của những tranh gà, tranh lợn, thầy đồ cóc, miêu nhi thủ lễ…hỏi ý kiến ông về những tấm tranh ấy với một niềm vui và nhiều cảm giác hào hứng tỏ lộ trên khuôn mặt của thiên tài thế kỷ… 2/ TRANH ĐÔNG HỒ GIÁ BAO NHIÊU: Đọc trên Vietnam – Finearts.com thấy đề giá 1,5 USD cho 1 bức tranh khổ 24 x 35. 3/ BỨC TRANH ĐÔNG HỒ NỔI TIẾNG NHẤT: Đó là bức “Đám cưới chuột” .Bạn không tin ư ? Vậy bạn hãy chịu khó tìm đọc các tài liệu nói về tranh Đông Hồ, trong 10 bài thì hết 9 bài nhắc đến bức tranh này. Và đây cũng là bức tranh có nhiều dị bản, nhiều bài văn; thơ phân tích nhất trong số tranh Đông Hồ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan