Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật Kết nối nghệ thuật và di sản...

Tài liệu Kết nối nghệ thuật và di sản

.PDF
255
231
140

Mô tả:

LÊ VĂN SỬU (CHỦ BIÊN) NGUYỄN QUÂN, NGUYỄN THANH MAI, LÊ TRẦN HẬU ANH, IOLA LENZI, ANNA RÅDSTRÖM, LÊ THỊ MINH LÝ, BÙI THỊ THANH MAI, NHÓM TÁC GIẢ NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI THẾ GIỚI PUBBLISHERS Dịch giả/ Translators 1. Quách Ngọc Anh 2. Bùi Kim Tuyến 3. Bùi Hương Giang 4. Đặng Việt Vinh 5. Phạm Trần Long 2 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN Hiệu đính/ Editors 1. Judith Blakelock 2. Nathaniel Burgess 3. Garina Stephan Hiệu chỉnh và duyệt/ Reviewer Trần Đoàn Lâm MỤC LỤC C O N T E N T S LỜI GIỚI THIỆU FOREWORD Lời mở đầu..................................................................................................................4 Foreword.....................................................................................................................5 Lê Văn Sửu. Mỹ thuật Việt Nam trong mối liên hệ với di sản.....................................6 Lê Văn Sửu. Vietnamese Fine Arts in Relation to Heritage......................................17 Nguyễn Quân. Làng - Đình - Điêu khắc và nghệ thuật hiện đại...............................30 Nguyễn Quân. The Village - Communal House - Sculpture and Modern Art...................45 Nguyễn Thanh Mai. Giáo dục nghệ thuật và di sản trong Dự án “Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Việt Nam................................................................................63 Nguyễn Thanh Mai. Art and Heritage Education in the Project “Researching, Collecting, Poplarizing, and Promoting the Outstading Values of Cummunal Houses as the Cultural Heritage in the Northn Việt Nam Delta”..............................71 Lê Trần Hậu Anh. Thực hành Video Art của sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề văn hóa truyền thống..................................................................79 Lê Trần Hậu Anh. Practicing Video Art on Traditional Culture by Việt Nam University of Fine Arts Students.................................................................................88 Iola Lenzi. Mất đi và tìm lại: lần theo dấu vết di sản văn hóa tiền hiện đại trong nghệ thuật đương đại Đông Nam Á............................................................................93 Iola Lenzi. Lost and found: tracing pre-modern cultural heritages in Southeast Asian contemporary art............................................................................................117 Anna Rådström. Lịch sử được kế thừa: tiếp cận tác phẩm Mẹ, Bố và Tôi của Zineb Sedira, thông qua “vùng địa lý của ký ức tộc phả” của Hélène Cixous.........................142 Anna Rådström. Inherited Histories: Approaching Zineb Sedira’s Mother, Father and I Through Hélène Cixous’s Geography of Genealogical Memory.............................150 Lê Thị Minh Lý. Di sản văn hóa Việt Nam - Kho báu tiềm năng để phát triển...............156 Lê Thị Minh Lý. Vietnamese cultural heritage - A treasure with development potential...................................................................................................................166 Bùi Thị Thanh Mai. Triển lãm nghệ thuật Đối thoại với đình làng: Những cách nhìn về di sản trong cuộc sống đương đại...........................................172 Bùi Thị Thanh Mai. The Art Exhibition “In Dialogue with Đình”: Ways of Looking at the Values of Heritage in Contemporary Life........................................197 Nhiều tác giả. Bàn tròn Nghệ thuật trong mối liên hệ di sản...................................222 Group of authors. Roundtable the Connection Between Art and Heritage..............238 CONNECTING ART AND HERITAGE 3 Lời mở đầu Di sản không những là giá trị vật chất và tinh thần nổi bật mà còn là nền tảng vững chắc của quá khứ, thể hiện niềm tin, tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ, kỹ năng và truyền thống của cộng đồng. Di sản mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, thời gian và sáng tạo cái mới. Với ý nghĩa là kho báu của văn hóa quá khứ, di sản có khả năng góp thêm sức sống cho hiện tại và tương lai. Di sản là tài sản quý giá, nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật mới, đóng góp quan trọng cho phát triển nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nhằm tăng cường công tác nghiên cứu lý thuyết về nghệ thuật và xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, sáng tác, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức xuất bản công trình Kết nối nghệ thuật và di sản. Nghiên cứu về kết nối giữa nghệ thuật và di sản là công việc tìm kiếm, phân tích, khảo sát, diễn giải, bình luận về những biểu hiện mối liên hệ giữa nghệ thuật và di sản. Trên tinh thần ấy, cuốn sách Kết nối nghệ thuật và di sản tập hợp 09 bài viết của các tác giả Lê Văn Sửu, Nguyễn Quân, Nguyễn Thanh Mai, Lê Trần Hậu Anh, Iola Lenzi, Anna Rådström, Lê Thị Minh Lý, Bùi Thị Thanh Mai, nhóm tác giả. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu hệ thống về sự kết nối nghệ thuật và di sản. Tiếp cận từ nhiều góc độ, cách nhìn khác nhau, các bài viết đều hướng đến chủ đề kết nối nghệ thuật và di sản. Đó là những vấn đề chung, cung cấp cái nhìn bao quát về mối liên hệ giữa mỹ thuật Việt Nam với di sản qua xem xét các sáng tác mỹ thuật, nhấn mạnh đến vai trò của di sản văn hóa Việt Nam với ý nghĩa là kho báu quý giá có tiềm năng vô tận trong sự phát triển. Hoặc là những nghiên cứu trường hợp như: trình bày về ý nghĩa của các hoạt động giáo dục nghệ thuật và di sản trong Dự án “Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam”, nghiên cứu chuyên sâu về Triển lãm nghệ thuật Đối thoại với đình làng từ chủ đề cho đến cách tiếp cận của mỗi nghệ sĩ, giới thiệu và phân tích những thực hành Video art của sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề di sản, bài viết bàn tròn thảo luận về mối liên hệ giữa nghệ thuật và di sản trong sáng tác nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Bên cạnh đó là bài viết nghiên cứu, giải mã di sản phản ánh trong sáng tác nghệ thuật của nghệ sĩ quốc tế. Nghiên cứu của các tác giả trong sách Kết nối nghệ thuật và di sản trình bày cách nhìn đa chiều về mối liên hệ giữa nghệ thuật và di sản, đồng thời cung cấp những ví dụ phong phú về ý tưởng và sáng tác nghệ thuật thị giác của các nghệ sĩ Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới. Kết nối di sản trong sáng tác nghệ thuật không có nghĩa chỉ đề cao sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại mà còn là những sáng tạo mới để tạo nên những giá trị di sản trong cuộc sống đương đại. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc sách Kết nối nghệ thuật và di sản và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ khuyết của quý vị độc giả, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người yêu di sản và nghệ thuật. Hà Nội, tháng 8 năm 2013 Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam TS. Lê Văn Sửu 4 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN Foreword Heritage does not only represent outstanding material and spiritual values but also solid foundations laid by the past. It shows a community’s belief, ideology, aesthetic conceptions, skills and traditions. It contains long-lasting historical, cultural and artistic values, and is the inspiration for new creations. As the treasure trove of past culture, heritage can add vitality to the present and future. It serves permanently as precious assets and the inspiration for artistic creation, contributing significantly to art development and training in every country. In order to promote theoretical research into art and create a corpus of reference materials for art training, scientific research and creation, the Việt Nam University of Fine Arts has published Connecting Art and Heritage. Research into connections between art and heritage means to search for, analyze, examine, interpret and comment on their manifestations. In that spirit, the book is a collection of nine papers by Nguyễn Quân, Lê Thị Minh Lý, Nguyễn Thanh Mai, Lê Văn Sửu, Bùi Thị Thanh Mai, Lê Trần Hậu Anh, a group of art lecturers and students, Iola Lenzi and Anna Radstrom. This is the first systematic research into connections between art and heritage done from different approaches. Some papers provide an overview of the link between the art and heritage of Việt Nam through examining fine arts works, highlighting the role of Vietnamese cultural heritage as a treasure with infinite potential for development. Some others are case studies: such as the analysis of the significance of art and heritage education in the framework of the project “Researching, collecting, popularizing and promoting the outstanding values of communal houes as cultural heritage in the North Việt Nam delta”; or in-depth research on the concepts and approaches employed by the artists who participated in the exhibition In Dialogue with Đình; or the presentation and analysis of the video art practices about heritage by the students of the Việt Nam University of Fine Arts. There are some writings devoted to the roundtable on the connection between art and heritage found in Vietnamese contemporary art, or studying and decoding the heritage reflected in international artists’ works. The research by the authors of the book provides a multi-faceted view on the connection between art and heritage and, at the same time, gives abundant examples of visual art concepts and creations by artists in Việt Nam, Southeast Asia and the rest of the world. Linking heritage to art creation emphasizes not only blending between tradition and modernity, but also innovations capable of bringing forth heritage values for contemporary life. It is our honour to offer this book to readers, including scholars, colleagues as well as art and heritage lovers, whose comments and feedback will be very much appreciated. Hanoi, August 2013 Rector of the Việt Nam University of Fine Arts Dr. Lê Văn Sửu CONNECTING ART AND HERITAGE 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM V I E T N A M U N I V E R S I T Y O F F I N E A R T S MỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI DI SẢN Lê Văn Sửu T hời đại hiện nay mang lại nhiều thuận lợi và đồng thời cả những thách thức, khó khăn cho sự phát triển nghệ thuật. Sự hội nhập về văn hóa là cơ hội để mỗi quốc gia, dân tộc làm phong phú hơn nền nghệ thuật của mình. Chính trong bối cảnh như vậy, vai trò của văn hóa nói chung, của nghệ thuật nói riêng lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định bản sắc, cái riêng và sự độc đáo. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản chính là xây đắp con đường bền vững cho sự phát triển. Trong xu hướng hội nhập với mỹ thuật thế giới, diện mạo mỹ thuật Việt Nam có những thay đổi về chất liệu, thể loại và phong cách nghệ thuật. Thực tiễn sáng tác mỹ thuật nói trên đã đặt ra những yêu cầu về việc nghiên cứu những giá trị di sản trong sáng tác mỹ thuật ở Việt Nam. Nghệ thuật và di sản Để có thể làm rõ mối liên hệ với di sản trong mỹ thuật Việt Nam, trước hết cần trả lời được một số câu hỏi liên quan đến nghệ thuật và di sản như: Di sản là gì? Bằng cách nào tác phẩm nghệ thuật trở thành di sản? Có phải chỉ bằng sự độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật mà những công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa… được xem là có giá trị hay còn bởi những thông điệp, lịch sử, chính trị, văn hóa, hoặc dấu ấn thời đại ẩn chứa trong nó? Sự phê phán truyền thống trong sáng tác mỹ thuật có mang giá trị di sản? Di sản là những giá trị vật chất và tinh thần nổi bật. Đó có thể là giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật, giá trị thời gian, giá trị sử dụng và giá trị mới mẻ. Kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ Parthenon ở Hy Lạp, nhà thờ Đức Bà ở Pháp… sở dĩ được xem là di sản của nhân loại bởi những công trình kiến trúc này gắn liền với lịch sử, văn hóa, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng của một quốc gia và phong cách nghệ thuật của một giai đoạn trong lịch sử thế giới. Một chiếc bát bầu dục màu đỏ cũ không còn nguyên hình dạng là hiện vật được Bảo tàng tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc xem trọng bởi nó mang lại bằng chứng mạnh mẽ về việc Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới biết và sử dụng sơn mài1… Như vậy, di sản bao giờ cũng mang trong mình những phẩm chất giá trị tiêu biểu, nổi bật và những giá trị này là 6 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN duy nhất, không thể thay thế. Với ý nghĩa là nền tảng vững chắc từ quá khứ, thể hiện các giá trị, niềm tin, thẩm mỹ, tri thức, kỹ năng và truyền thống của cộng đồng, do đấy di sản được mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đề cao, xem trọng. Bảo tồn và phát huy di sản có ý nghĩa quan trọng bởi di sản đóng vai trò đem lại lợi ích văn hóa, giáo dục, thẩm mỹ, nguồn cảm hứng, cũng như lợi ích kinh tế, làm giàu cho các thế hệ tương lai của mỗi quốc gia. Chạm khắc đình Thổ Tang. Ảnh Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Wood carving at Thổ Tang communal house. Photo by Việt Nam University of Fine Arts Di sản có thể là hữu hình như công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, hội họa, trang trí nhưng cũng có thể là vô hình như quan niệm thẩm mỹ, kỹ thuật, phong tục tập quán, hệ thống niềm tin… Ở góc độ quốc gia, dân tộc, di sản có thể xem là hệ giá trị mang ý nghĩa bản sắc của quốc gia hay dân tộc đó. Ở góc độ thế giới, di sản là bằng chứng về truyền thống văn hóa hoặc một nền văn minh, thể hiện sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, thể hiện sự phát triển về công nghệ, sự độc đáo về nghệ thuật hoặc thiết kế cảnh quan. Tiêu chuẩn đầu tiên UNESCO đưa ra để xác định một di sản thế giới trước hết đó phải là kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người2. Những di sản thế giới như khu hang động Lascaux thuộc tỉnh Dordogne, vùng Aquitaine miền Nam nước Pháp, hang động Altamira nằm tại thị trấn Santilana del Mar, vùng Catabria, Tây Ban Nha, quần thể kiến trúc tôn giáo Reims… đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới chính bởi lý do là những di tích lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử và nghệ thuật đặc sắc của nhân loại. Di sản văn hóa, theo công ước di sản thế giới dù là các di tích hay quần thể, luôn được nhấn mạnh giá trị đặc biệt về phương diện lịch sử, CONNECTING ART AND HERITAGE 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM V I E T N A M U N I V E R S I T Y O F F I N E A R T S nghệ thuật hay khoa học. Công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, hội họa… khi được xem xét là di sản bao giờ cũng phải có giá trị nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị sẽ trở thành di sản, mang giá trị di sản. Những hiện vật kiến trúc, điêu khắc của Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp và La Mã cổ đại, ngoài sự độc đáo về tạo hình còn cung cấp cho chúng ta những kiến thức về kỹ thuật, điều kiện sáng tác nghệ thuật, quan niệm, cách nhìn, lối nghĩ của con người thời cổ đại. Các Kim tự tháp Ai Cập kể cho chúng ta về tín ngưỡng và niềm tin của người Ai Cập cổ đại; những tấm bia kỷ niệm ở Lưỡng Hà cho ta biết chiến tích của các vị vua, chiến lợi phẩm và những bộ tộc bị họ đánh bại; các tuyệt tác điêu khắc của Hy Lạp cổ đại cho thấy quan niệm thẩm mỹ, khả năng tạo hình tuyệt vời với nghệ thuật diễn tả hình khối đặc sắc... Các giá trị di sản về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo… cũng như thiên nhiên luôn có vai trò là một trong những yếu tố tác động đến sự sáng tạo nghệ thuật và nhờ đó, kho báu di sản nhân loại ngày càng giàu có, phong phú hơn. Đồng thời, di sản khi được kế thừa và phản ánh trong sáng tác nghệ thuật sẽ làm cho giá trị di sản tiếp tục sống trong cuộc sống đương đại. Nghệ thuật và di sản gắn bó chặt chẽ với nhau. Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo nên cái mới, sự độc đáo. Do vậy, mọi sự phát hiện, sáng tạo trong nghệ thuật đều mang giá trị di sản. Với truyền thống và bản sắc văn hóa riêng, mỗi dân tộc đều đóng góp vào nền văn hoá chung của nhân loại những giá trị di sản độc đáo. Ở các nước có nền văn hóa phát triển, những giá trị di sản, những tinh hoa văn hóa quá khứ luôn được bảo tồn và phát huy nhờ hệ thống chính sách và pháp luật. Mỗi quốc gia, trong chiến lược phát triển văn hóa nghệ thuật đều đề cao vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Giá trị của di sản không cố định, bất biến mà có sự vận động, thay đổi theo thời gian. Những ý nghĩa của giá trị di sản về lịch sử, văn hóa, giáo dục, thẩm mỹ rất cần được khai thác và phát huy, kế thừa và phát triển trong cuộc sống đương đại. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “Creativity” (sáng tạo), được Bách khoa toàn thư Britainia giải thích là khả năng thực hiện hoặc đưa ra một cái gì đó mới, đó có thể là giải pháp mới cho một vấn đề, một phương pháp hoặc thiết bị mới, hoặc đối tượng hay hình thức nghệ thuật mới3. Sáng tác nghệ thuật luôn phải có sự thay đổi bởi nếu không thì nghệ thuật sẽ không thể phát triển. Những sáng tạo nghệ thuật có giá trị của ngày hôm nay sẽ trở thành di sản của ngày mai. Di sản trong sáng tác mỹ thuật Việt Nam Mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20 nổi bật bởi đặc điểm tiếp xúc với mỹ học, chất liệu và phương pháp tạo hình của phương Tây. Song, ngay từ buổi ban đầu cho đến những thập kỷ sau đó, mỹ thuật Việt Nam hiện đại vẫn luôn có 8 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN Chạm khắc đình Giang Xá. Ảnh Viện Mỹ thuật Wood carving at Giang Xá communal house. Photo by the Institute of Fine Arts mối liên hệ chặt chẽ với di sản văn hóa truyền thống trên nhiều phương diện như: thẩm mỹ, đặc điểm tạo hình hay chất liệu… Nghệ thuật chạm khắc đình làng, tranh dân gian, tượng nhà mồ Tây Nguyên, nghệ thuật trang trí truyền thống… đã hấp dẫn các họa sĩ, điêu khắc gia Việt Nam bởi vẻ đẹp đậm chất dân gian và thẩm mỹ dân tộc. Các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Trần Văn Cẩn, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Dương Bích Liên, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tỵ, Lê Phổ, An Sơn Đỗ Đức Thuận, Phan Kế An, Lê Quốc Lộc, Lương Xuân Nhị, Phạm Gia Giang, Diệp Minh Châu, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Trọng Hợp, Mai Văn Hiến, Trần Đình Thọ, Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Nguyễn Thị Kim, Phước Sanh, Nguyễn Hải, Lê Công Thành, Đinh Trọng Khang, Trần Huy Oánh, Đặng Thị Khuê, Đoàn Văn Nguyên, Trần Nguyên Đán, Hứa Tử Hoài… đã có những ảnh hưởng nhất định từ thẩm mỹ, phong cách tạo hình đến khai thác chất liệu truyền thống trong quá trình sáng tác nghệ thuật. Mối liên hệ giữa mỹ thuật Việt Nam hiện đại và di sản, trước hết là vấn đề thẩm mỹ dân tộc được biểu hiện trong sáng tác của các nghệ sĩ. Thẩm mỹ dân tộc (di sản văn hóa vô hình) là những phẩm chất, giá trị mỹ cảm mang tinh thần dân tộc toát lên từ tác phẩm. Phẩm chất này có thể biểu hiện qua hình thức sử dụng màu sắc, kết cấu bố cục, đặc điểm hình khối, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoặc là phẩm chất tổng hòa từ các yếu tố tạo hình trên tranh hay tượng. Khi nội dung của tác phẩm được thể hiện theo cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn của dân tộc thì hình thức thể hiện sẽ toát lên thẩm mỹ dân tộc, bằng hình ảnh (con người, đồ vật, không gian, bối cảnh) và tạo hình (màu sắc, đường CONNECTING ART AND HERITAGE 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM V I E T N A M U N I V E R S I T Y O F F I N E A R T S Chạm khắc đình Tây Đằng Ảnh Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Wood carving at Tây Đằng communal house Photo by Viet Nam University of Fine Arts nét, hình khối). Điều này có thể cảm nhận rõ qua những tác phẩm của một số bậc thầy hội họa Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, hay Nguyễn Tiến Chung… Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh như Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao, Em cho chim ăn, Lên đồng… đã làm công chúng phương Tây hết sức ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp đậm chất Việt. Dù hình thức tạo hình theo phong cách phương Tây ở kỹ thuật gợi tả khối và cách biểu đạt không gian trên mặt phẳng, song những nhân vật trong tranh Nguyễn Phan Chánh từ thần thái đến vẻ mặt, dáng điệu hay trang phục được thể hiện bởi nghệ thuật tạo hình độc đáo vẫn toát lên nét tiêu biểu cho những cô gái nông thôn Việt Nam. Chủ đề, đối tượng và phong cách nghệ thuật trong tranh lụa Nguyễn Phan Chánh đã góp phần biểu hiện thẩm mỹ và cách nhìn thuần Việt “không Tây, không Tàu, không Nhật” như đánh giá của Tô Ngọc Vân4. Nguồn cảm hứng của họa sĩ là những thôn nữ bình dị với các hoạt động rất đời thường. Chất quê mộc mạc, giản dị hiện ra từ hòa sắc và đường nét uyển chuyển trên khối hình thô giản. Với kỹ thuật thể hiện hình thể trên lụa tinh tế, sắc độ phong phú khéo ẩn trong các mảng hình, tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh có vẻ đẹp độc đáo cả trên phương diện tạo hình cả ở khía cạnh phản ánh thế giới khách quan. Sự am hiểu sâu sắc về con người và cảnh vật giúp họa sĩ biểu hiện được phong vị và thẩm mỹ dân tộc qua từng nét bút, hình khối và mảng màu. Những tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí vừa mang vẻ đẹp cách tân hiện đại, vừa như bước ra từ nghệ thuật trang trí truyền thống. Những hình tượng lá, hoa như hoa sen, hoa phù dung, lá dáy vẫn được thể hiện với cấu trúc đặc trưng, song bằng những nét vẽ giàu xúc cảm khi nhấn khi buông đã đem lại mỹ cảm tạo hình và chất lãng mạn cho chính các hình tượng nghệ thuật đó và cho họa phẩm. Là một trong những người đi đầu ở việc đưa chất liệu sơn ta vốn được sử dụng trong trang trí truyền thống trở thành chất liệu tạo hình, Nguyễn Gia Trí đã kế thừa mỹ thuật truyền thống nhưng có những sáng tạo riêng trong kỹ thuật và cách biểu hiện. Với lối vẽ và tạo chất biểu cảm, tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí không chỉ đơn thuần mang vẻ đẹp trang trí mà còn biểu đạt được hiệu quả tạo hình. Mối liên hệ với di sản trong sáng tác mỹ thuật còn thể hiện qua sự khai thác, vận dụng các họa tiết trong nghệ thuật cổ truyền. Sự kết hợp giữa di sản nghệ thuật 10 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN quá khứ với sáng tạo nghệ thuật hiện tại chính là sự khai thác kế thừa có chọn lọc của người nghệ sĩ để tạo nên hiệu quả tạo hình mang hơi thở cuộc sống đương đại. Các nhân vật trong chạm khắc đình làng hay tranh dân gian với chất thô mộc, duyên dáng và giàu tính biểu hiện đã là nguồn cảm hứng cho nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc. Hình bàn tay, nét mặt, dáng điệu nhân vật trong tranh của Nguyễn Tư Nghiêm hay một số họa sĩ khác được cách điệu trên tinh thần và cái Nguyễn Gia Trí. Bình phong. Sơn mài. 160 x 400 cm. 1939. Ảnh Viện Mỹ thuật Nguyễn Gia Trí. Screen. Lacquer. 160 x 400cm. 1939. Photo by the Institute of Fine Arts hồn của hình tượng người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng. Cách vẽ hiện đại kết hợp với mỹ cảm truyền thống đã tạo nên một phong cách riêng trong sáng tác hội họa của ông. Hội họa của Nguyễn Tư Nghiêm vừa mang tính hiện đại, vừa chứa đựng cả những giá trị của mỹ thuật truyền thống. Trong lĩnh vực đồ họa, xu hướng kế thừa tranh khắc gỗ dân gian về kỹ thuật và các yếu tố tạo hình có thể thấy trong tranh khắc gỗ của Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Văn Tỵ, Trần Văn Cẩn, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thụ, Trần Nguyên Đán, Đường Ngọc Cảnh, Nguyệt Nga, Mai Khanh, Vũ Đình Tuấn… Tiêu biểu cho tạo hình mang phong cách dân gian phải kể đến tranh khắc gỗ: Cùng nhau đi hồng binh, Bình dân học vụ của Trần Văn Cẩn, Dân quân, Tập ném lựu đạn của Nguyễn Thụ… Nếu các nhân vật trong Cùng nhau đi hồng binh, Bình dân học vụ của Trần Văn Cẩn có bóng dáng rõ nét của tạo hình tranh dân gian thì Dân quân, Tập ném lựu đạn của Nguyễn Thụ lại đậm dấu ấn kỹ thuật in của tranh dân gian Đông Hồ. Đặc biệt tranh Dân quân là một điển hình về học tập di sản nghệ thuật truyền thống xét về bố cục khi đối chiếu với một số bức phù điêu trang trí ở Cửu phẩm liên hoa, chùa Bút Tháp. Xu hướng học tập tranh khắc gỗ dân gian khá phổ biến vào giai đoạn 1940 đến 1945. Minh chứng cho điều này là Tết Nguyên đán năm 1945, một phòng tranh thể hiện theo lối khắc gỗ dân gian về nội dung cách mạng đã ra mắt công chúng5. Những nhân vật, hình tượng con người mới của thời đại như Bác Hồ, vệ quốc quân, anh chị tự vệ… được khắc họa sinh động trong các tác phẩm nhưng theo phong cách, kỹ thuật và chất liệu của tranh dân gian. Sự kết hợp khéo léo những phẩm chất và chất liệu truyền thống của tranh khắc gỗ dân gian với phương pháp tạo hình phương Tây đã tạo nên tính chất hiện đại cho tranh khắc gỗ Việt Nam. Bên cạnh hội họa và đồ họa, còn có thể nêu lên các ví dụ ảnh hưởng nghệ thuật điêu khắc dân gian trong điêu khắc hiện đại như nghệ thuật của Hứa Tử Hoài, CONNECTING ART AND HERITAGE 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM V I E T N A M U N I V E R S I T Y O F F I N E A R T S Nguyễn Tư Nghiêm. Điệu múa cổ. Sơn mài. 49 x 74 cm. 1970 Ảnh Viện Mỹ thuật Nguyễn Tư Nghiêm. The Ancient Dance. Lacquer. 49 x 74cm 1970. Photo by the Institute of Fine Arts Trần Văn Cẩn. Cùng nhau đi hồng binh Khắc gỗ. 29 x 23 cm. 1949 Ảnh Viện Mỹ thuật Trần Văn Cẩn. Together Going Solders Woodcut. 29 x 23cm. 1949 Photo by the Institute of Fine Arts Đinh Rú, Ninh Thị Đền, Hồ Uông, Trần Thị Hồng, Tú Miên… Sử dụng chất liệu gỗ sơn thếp kết hợp với lối tạo hình chắc khỏe nhưng đầy mỹ cảm dân gian, một số tác phẩm điêu khắc của Tạ Quang Bạo gợi về nghệ thuật điêu khắc, trang trí truyền thống trong các ngôi đình, chùa của người Việt. Hay như điêu khắc gỗ của Đinh Rú, với cấu trúc khối đơn giản, giàu cảm xúc là những bài ca khát vọng hướng về cội nguồn dân tộc. Chất biểu cảm của điêu khắc Chăm và tinh thần nguyên sơ, hoang dã của điêu khắc gỗ Tây Nguyên in đậm trong các sáng tác về đề tài dân tộc thiểu số Việt Nam của Đinh Rú dù nghệ sỹ được đào tạo bài bản theo kiểu hàn lâm. Tựu chung, sự ảnh hưởng nghệ thuật dân gian trong sáng tác điêu khắc, hội họa và đồ họa biểu hiện qua các xu hướng sau: Khai thác các yếu tố trang trí, các yếu tố tạo hình, các kỹ thuật thể hiện đưa vào tác phẩm; Nghiên cứu, học tập nghệ thuật chạm khắc đình làng từ bố cục, tạo hình khối, chất cảm rồi thể hiện riêng theo cách của mình; Sự tổng hòa cả hai cách làm trên. Lịch sử mỹ thuật thế giới là lịch sử của sự kế thừa và phát triển truyền thống để tạo nên những giá trị mới. Sáng tạo là phẩm chất quan trọng của nghệ thuật, là nhân tố tạo nên sự thành công trong lĩnh vực nghệ thuật. Sáng tạo có nghĩa phải tạo nên cái mới và sự độc đáo. Bất cứ sự lặp lại, bắt chước những gì trong các tác phẩm mỹ thuật truyền thống đều không phải là sự sáng tạo. “Di sản nuôi dưỡng nghệ thuật và đến lượt mình, nghệ thuật lại đóng vai trò phản biện, 12 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN chất vấn những giá trị đích thực của di sản văn hóa truyền thống, để tạo nên những giá trị mới trong sáng tác mỹ thuật đương đại”6. Cả hội họa lụa, sơn mài và sơn dầu vào đầu thế kỷ 20, đều có những tác phẩm tiêu biểu đặt nền móng cho hội họa Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, những giai đoạn sau đó chúng ta đã chứng kiến những tìm tòi, cách tân, sáng tạo về thể loại, hình tượng nghệ thuật, cũng như phong cách tạo hình, chất liệu và kỹ thuật thể hiện để tạo nên những đột phá mới trong nghệ thuật. Nếu như sáng tác hội họa giai đoạn 1925 đến 1945 tập trung biểu hiện vẻ đẹp tiểu tư sản lãng mạn và u hoài, thì giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đánh dấu sự thay đổi nhận thức của nghệ sĩ, sáng tác hội họa nổi bật tinh thần dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và lý tưởng cách mạng. Giai đoạn 1954 đến 1975, sáng tác hội họa mở rộng về thể loại và hình tượng con người mới, xã hội mới. Bên cạnh đó, nhờ sự tìm tòi của một số họa sĩ, tranh sơn mài xuất hiện thêm các màu mới như xanh lam, xanh lục… tạo điều kiện cho việc diễn tả sự phong phú của thế giới hiện thực. Giai đoạn 1975 đến 1985, sáng tác hội họa tập trung thể hiện không khí lao động tập thể, tinh thần lạc quan xã hội chủ nghĩa, đề tài lịch sử chiến tranh cách mạng, đồng thời có những tìm tòi góp phần làm phong phú thêm hình thức nghệ thuật7. Bước vào thời kỳ mỹ thuật Đổi mới, sáng tác ngày càng trở nên phong phú hơn về chất liệu, hình thức và thể loại. Hội họa giá vẽ không đáp ứng nhu cầu trong việc biểu hiện những thay đổi của xã hội. Một số họa sĩ đã tìm đến các nghệ thuật Installation, Performance, Body Art… Từ lúc ban đầu chỉ xem Installation, Performance, Body Art, Video Art… là nghệ thuật thể nghiệm. Dần dần, các hình thức nghệ thuật này trở nên phổ biến trong sáng tác nghệ thuật thị giác ở Việt Nam. Ngay trong các tác phẩm Installation, Performance và Video Art, cũng có thể tìm thấy mối liên hệ với di sản qua chủ đề hướng đến di sản hoặc việc sử dụng các biểu tượng, hình ảnh và chất liệu truyền thống. Điều này có thể thấy trong thực hành nghệ thuật đương đại của các nghệ sĩ Đặng Thị Khuê, hay Bảo Toàn… Cũng có khi nghệ sĩ sử dụng ưu thế nghệ thuật Performance, Installation để đưa ra thái độ, quan điểm, cách nhìn về di sản văn hóa truyền thống, hoặc để tương tác với công chúng nhằm tạo một hiệu quả trong cộng đồng về các vấn đề thuộc lĩnh vực di sản. Như trường hợp Lê Vũ lấy cơ thể mình làm phản cho cha anh đọc Truyện Kiều, hay Nguyễn Thế Sơn, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Trần Hậu Anh, Lưu Chí Hiếu, Khổng Đỗ Tuyền, Phạm Duy, Nguyễn Mỹ Ngọc… dùng nghệ thuật để trình Đặng Thị Khuê. Di sản. Gốm, sắt. Sắp đặt. 222 x 420 x 400. 2000 - 2003 bày cách nhìn về di sản đình làng trong Ảnh Đặng Thị Khuê Triển lãm nghệ thuật Đối thoại với đình Đặng Thị Khuê. Heritage. Ceramic, iron. Installation. 222 x 420 x 400 làng. Yếu tố tích cực của sáng tác mỹ 2000 - 2003. Photo by Đặng Thị Khuê CONNECTING ART AND HERITAGE 13 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM V I E T N A M U N I V E R S I T Y O F F I N E A R T S thuật trong những năm gần đây là nghệ thuật hướng đến những chủ đề, đề tài mang tính xã hội. Xuất hiện ngày càng nhiều hơn những triển lãm chuyên đề, có sự tham gia của curator với vai trò khởi xướng ý tưởng nghệ thuật, tổ chức triển lãm với các hoạt động nghệ thuật hướng đến cộng đồng... Tóm lại, mối liên hệ giữa mỹ thuật Việt Nam và di sản biểu hiện theo ba xu hướng. Thứ nhất, thẩm mỹ dân tộc - giá trị di sản văn hóa vô hình biểu Sinh viên thực hành bản rập chạm khắc đình làng hiện trong sáng tác mỹ thuật. Thứ hai, Ảnh Bùi Thị Thanh Mai di sản nghệ thuật truyền thống được A student is rubbing the communal house’s carving Photo by Bùi Thị Thanh Mai khai thác vận dụng trong sáng tác mỹ thuật. Thứ ba, xu hướng đi tìm giá trị di sản mới trong tinh thần phản biện truyền thống. Di sản trong Chương trình đào tạo ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Sự ra đời Trường Mỹ thuật Đông Dương đánh dấu mốc về việc mỹ thuật Việt Nam bước đầu sáng tác nghệ thuật theo phương pháp tạo hình phương Tây. Nhưng cũng chính từ Trường Mỹ thuật Đông Dương, các sinh viên mỹ thuật Việt Nam học về lịch sử mỹ thuật dân tộc trong tinh thần đề cao và trân trọng di sản mỹ thuật truyền thống. Nhấn mạnh về vai trò của di sản nghệ thuật truyền thống, trong văn bản về Chương trình đào tạo của Trường Mỹ thuật Đông Dương được Toàn quyền Đông Dương M.Merlin ký ngày 27/10/1924, có đoạn viết: “Để có được sự hài hòa giữa nhu cầu hiện đại với sở thích và chuẩn mực, người ta phải luôn gắn chặt với truyền thống. Điều đó cho phép giữ gìn nét đặc trưng độc đáo của đất nước.”8 Trong chương trình đào tạo của Trường Mỹ thuật Đông Dương, bên cạnh các môn học Hình họa, Luật xa gần, Giải phẫu là môn Nghệ thuật kiến trúc Viễn Đông, Thẩm mỹ và lịch sử nghệ thuật. Đây là những môn học giúp nâng cao kiến thức chung về thẩm mỹ và lịch sử nghệ thuật cho người học, trong đó có mỹ thuật cổ Việt Nam. Việc học tập và nghiên cứu nghệ thuật tạo hình truyền thống được duy trì cho đến tận ngày nay trong chương trình học của các ngành Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Sư phạm mỹ thuật, Thiết kế đồ họa, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cụ thể như môn Nghiên cứu mỹ thuật cổ trong chương trình đào tạo của ngành Hội họa, Sư phạm mỹ thuật; bài học khắc gỗ theo phong cách dân gian ở ngành Đồ họa hay Nghiên cứu chạm nổi trong chương trình học của ngành Điêu khắc. Các môn học về di sản nghệ thuật cổ nói trên không chỉ giúp sinh viên mỹ thuật rèn luyện kỹ năng nghiên cứu hình, bố cục, họa tiết… mà còn là những bài học 14 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN về thẩm mỹ của người xưa. Khi cố gắng diễn tả cho đúng những họa tiết, nhân vật hay chất cảm của chất liệu cũng chính là lúc người học cảm nhận được tính chất đặc trưng, nét duyên dáng trong nghệ thuật chạm khắc đình làng, vẻ điển nhã của điêu khắc tượng Phật, sự nghiêm cẩn của nghệ thuật cung đình hay lăng mộ và chất thô mộc dung dị của tranh dân gian Đông Hồ. Thẩm mỹ và vốn cổ dân tộc thông qua những bài nghiên cứu như vậy sẽ là vốn quý cho mỗi người học khi bước vào thực tế sáng tác. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đã viết về giá trị của mỹ thuật truyền thống như sau: “Đó là một di sản không gì thay thế được. Không những về tinh thần, về kiến thức mọi mặt, cả về những cách giải quyết thông thường về những mẫu hình đơn giản, cũng còn rất nhiều cái có thể sử dụng ngay trước mắt”9. Ở đây, cũng cần phải khẳng định rằng không phải sự khai thác nghệ thuật cổ hay sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nào cũng đem đến thành công. Dù rằng, nhiều họa sĩ, điêu khắc gia sử dụng các mô típ, họa tiết cổ, thậm chí đưa cả các nhân vật trên chạm khắc đình làng vào tác phẩm. Việc nghiên cứu chưa kỹ lưỡng và thực hành thiếu sáng tạo sẽ không thể xem là biểu hiện về mối liên hệ giữa di sản và nghệ thuật. Học tập vốn cổ nghệ thuật, quan trọng là học tập cái tinh thần dân tộc, mỹ cảm dân tộc ẩn chứa trong đó chứ không phải là sao chép hoặc sử dụng gượng ép. Nghệ thuật là sự sáng tạo, cái riêng, cái độc đáo trong tâm thế và cảm xúc thời đại. Lời kết Bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo. Người nghệ sĩ ở mọi thời đại, mọi quốc gia không ngừng tìm tòi, sáng tạo để phát triển và làm giàu thêm kho tàng di sản nghệ thuật của nhân loại. Tựu chung, bảo tồn và phát huy di sản trong nghệ thuật không có nghĩa chỉ đề cao sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, mà còn là những sáng tạo thể hiện cách nhìn phê phán và phản biện để tạo nên những giá trị di sản trong đời sống đương đại. L.V.S. 2013 Chú thích: 1. Theo Bảo tàng Chiết Giang, Trung quốc, chiếc bát sơn mài gỗ màu đỏ ra đời cách đây khoảng 7.000 năm, là sản phẩm sơn mài sớm nhất được phát hiện cho đến ngày nay. Sự xuất hiện của nó mang lại bằng chứng mạnh mẽ cho rằng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới biết sử dụng sơn mài. 2. Xem Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972). 3. Theo Encyclopedia Britainia: Danh từ “creativity” được dịch nghĩa là “the ability to make or otherwise bring into existence something new, whether a new solution to a problem, a new method or device, or a new artistic object or form.” 4. Trích lại theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Yến trong cuốn Hội họa Hà Nội - Những ký ức còn lại. 5. Theo Nguyễn Trân trong cuốn Nghệ thuật đồ họa. CONNECTING ART AND HERITAGE 15 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM V I E T N A M U N I V E R S I T Y O F F I N E A R T S 6. Xem Giáo dục Mỹ thuật thông qua di sản, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2010 của tác giả Bùi Thị Thanh Mai. 7. Xem Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại, Nguyễn Lương Tiểu Bạch (Chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến. 8. Xem Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (2005), “Trường Nghệ thuật. Chương trình đào tạo chung”, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925 - 2005. Nhà Xuất bản Mỹ thuật. tr. 17, 18. 9. Nguyễn Đỗ Cung vào năm 1960 đã viết bài Vấn đề áp dụng vốn cũ dân tộc trong mỹ thuật để phê bình Phòng triển lãm mỹ thuật 1960. Bài này sau đó đã được đăng lại trong Kỷ yếu của bảo tàng Mỹ thuật năm 1987. Tài liệu tham khảo: 1. “The Oldest Lacquer Bowl”. Jhejiang Provincial Museum. 2. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972). 3. Encyclopedia Britainia. Creativity. 4. Nguyễn Hải Yến (2010), Hội họa Hà Nội - Những ký ức còn lại, Nhà Xuất bản Picture Art Foundation, tr. 103. 5. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ họa. Nhà Xuất bản Mỹ thuật. tr. 72. 6. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (2005), “Trường Nghệ thuật. Chương trình đào tạo chung”, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925 - 2005. Nhà Xuất bản Mỹ thuật. tr. 17, 18. 7. Viện Bảo tàng Mỹ thuật (1960), “Vấn đề áp dụng vốn cũ dân tộc”, Kỷ yếu số 6 - 1987. Số chuyên đề về tham luận khoa học nhân kỷ niệm 20 năm Bảo tàng Mỹ thuật (24-6-1966 - 24-6-1986). Tr. 105. 8. Quang Phòng - Quang Việt, Mỹ thuật thủ đô Hà Nội thế kỷ 20. NXB Mỹ thuật Hà Nội. 2000. 9. Bùi Thị Thanh Mai (2010), Giáo dục Mỹ thuật thông qua di sản, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2010. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 10. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (Chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến. Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật. Tiến sĩ Lê Văn Sửu, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện Mỹ thuật, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật. Phụ trách Đặc san Thông tin khoa học Nghiên cứu mỹ thuật của Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Nguyên biên tập viên chuyên mục Giáo dục mỹ thuật. Nghiên cứu hiện nay đi vào các vấn đề mang tính lý thuyết về nghệ thuật và giáo dục mỹ thuật. Sáng tác tranh sơn dầu, sơn mài, lụa, chất liệu tổng hợp và các chất liệu khác. Một số tác phẩm hội họa được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. 16 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN VIETNAMESE FINE ARTS IN RELATION TO HERITAGE Lê Văn Sửu T he contemporary era has brought many advantages, as well as challenges and difficulties to art development. Cultural integration is the opportunity for each nation to enrich its art. In such a context, culture in general, and art in particular, has played a more and more important role in the confirmation of the national identity, uniqueness, and originality. To preserve and promote heritage values is to build a sustainable road for development. In the tendency of integration with the world fine arts, the Vietnamese fine arts have undergone changes in media, genres, and styles. This reality has given rise to the need for research heritage values in fine arts creation in Việt Nam. Art and Heritage In order to clarify the relation between Vietnamese fine arts and heritage, it is necessary, first and foremost, to answer a number of questions related to art and heritage, as follows: What is heritage? How can artwork become heritage? Are all the architectures, sculptures and paintings considered valuable for their original artistic language, or for the historical, political and cultural messages conveyed through them, or for the hallmarks of their era hidden in themselves? Does traditional criticism in fine arts practice have any value in terms of heritage? Chạm khắc đình Liên Hiệp. Ảnh Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Wood carving at Liên Hiệp communal house. Photo by Việt Nam University of Fine Arts CONNECTING ART AND HERITAGE 17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM V I E T N A M U N I V E R S I T Y O F F I N E A R T S Heritage refers to the outstanding material and spiritual values. They may include historical, cultural, artistic, temporal use, and novel values. Artworks as the pyramids in Egypt, the Parthenon temple in Greece and the Notre-Dame de Paris in France are considered mankind’s heritage since they are closely related to the history, culture, politics, religion and belief of a nation and the artistic style of a period in world history. An old oval red damaged bowl displayed at the Zhejiang Provincial Museum, China, is highly treasured, since it is the strong evidence of China as the first nation in the world to have known and used lacquer.1 Thus heritage always bears typical and salient qualities and values, which are unique and irreplaceable. As it is a solid foundation from the past and reflects the values, beliefs, skills and traditions of a community. Heritage is highly appreciated by all nations in the world. The conservation and promotion of heritage is of great significance, since it brings cultural, educational, aesthetic and economic benefits, as well as an endless source of inspiration to the future generations of each nation. Chạm khắc đình Liên Hiệp. Ảnh Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Wood carving at Liên Hiệp communal house. Việt Nam University of Fine Arts What we have inherited from the preceding generations, including languages, cultures and histories, are considered heritage. Heritage may be tangible like a work of architecture, sculpture, painting or decoration; it may be intangible like aesthetic conceptions, techniques, customs and practices, and systems of beliefs. When front a national angle, heritage can be regarded as a system of values that represent the identity of a nation. Seen from the world angle, heritage 18 KẾT NỐI NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN is the proof of a cultural tradition or a civilization; it reflects the important exchange between mankind’s values, technological development, and the uniqueness in art or landscape design. According to UNESCO, an artwork is classified as world heritage if it is, first and foremost, a masterpiece that reflects mankind’s creativity.2 Such legacies as the Lascaux caves in Dordogne province in the Aquitaine region of southern France, the Altamira cave in Santillana del Mar town in the Cantabria region of Spain, and the architectural and religious complex of Reims in the Champagne-Ardenne region of France are recognized as world heritage by UNESCO since they preserve the unique cultural, historical and artistic values of mankind. According to the World Heritage Convention, the ever-emphasized features of cultural heritage, whether it is represented by a single or a complex vestige, are its special values in the aspects of history, art or science. A work of architecture, sculpture or painting is only recognized as heritage if it has some artistic value, and a valuable artwork will become heritage and have some heritage value. The architectural and sculptural artifacts of ancient Egypt, Mesopotamia, Greece and Rome are acknowledged not only for their plastic uniqueness, but also for the valuable knowledge of the techniques, conditions for art creation, conceptions, ways of looking at things, and ways of thinking of ancient people that they bring to us. The Egyptian pyramids tell us about the ancient Egyptians’ religions and beliefs; the monuments in Mesopotamia tell us about the combat achievements and war booty gained by the ancient kings, as well as the tribes defeated by them; the sculptural masterpieces of ancient Greece tell us about the ancient Greek people’s aesthetic conceptions, their excellent plastic ability, and their special cube representation art. Heritage values in the aspects of history, culture, customs and practices, religions and beliefs, and nature are always among factors that have effects on art creation. Thanks to them, mankind’s heritage treasure becomes increasingly rich and diverse. Simultaneously, when heritage is inherited and reflected in art creation, its values will be continuously alive in contemporary life. Arts and heritage are closely related to each other. The nature of arts is to create something new and unique. Therefore, all discoveries and creations in arts have heritage values. Chạm khắc đình Thổ Tang Ảnh Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Wood carving at Thổ Tang communal house Photo by Việt Nam University of Fine Arts CONNECTING ART AND HERITAGE 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan