Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật Life between building phan 2...

Tài liệu Life between building phan 2

.PDF
103
375
128

Mô tả:

III.2. Hoà nhập hay Cô lập Tiếp xúc “bề mặt” có phân biệt. Sự hoà nhập có hàm ý rằng các hoạt động khác nhau được nhiều người cùng tham dự. Sự cô lập có hàm ý một sự tách biệt của các chức năng và các nhóm người không giống nhau. Hoà nhập các hoạt động và các chức năng trong và chung quanh những không gian công cộng thu hút người ta hoạt động cùng nhau và truyền cảm hứng cho nhau. Hơn nữa, sự pha trộn các chức năng và các kiểu người khác nhau giúp người ta có thể giải thích xã hội xung quanh được cấu tạo như thế nào và hoạt động như thế nào. Với sự quan tâm đến vấn đề này, không phải sự hoà nhập một cách hình thức các toà nhà và những chức năng của thành phố, mà là sự hoà nhập thực sự các sự kiện với những người khác nhau trên quy mô rất nhỏ - điều quyết định mức độ cảm nhận khi tiếp xúc sẽ đơn điệu hay thú vị. Điều quan trọng không phải là các nhà máy, những nhà ở, các chức năng dịch vụ, v.v. có được đặt gần nhau trên bản vẽ của kiến trúc sư, là việc mà những người làm việc và sống ở đó có sử dụng hay không chính các không gian công cộng ấy ngoài những hoạt động hằng ngày. Những mô hình quy hoạch cho hoà nhập và cô lập. Sự phát triển từ thành phố gắn kết thời Trung Cổ với các hoạt động gần gũi, đến thành phố theo chủ nghĩa Chức năng cho thấy những khả năng pha trộn và tách biệt người và sự kiện trong mối liên hệ với quy hoạch vật chất. Ở các thành phố cũ thời Trung Cổ, giao thông đi bộ cho phép một cơ cấu thành phố mà các thương gia và những người thợ thủ công, người giàu và người nghèo, người trẻ và người già đều cần sống và làm việc sát bên nhau. Những thành phố như thế là hiện thân của những lợi thế và những cái bất lợi của một cơ cấu thành phố định hướng hoà nhập. Có thể thấy, trái lại, cơ cấu quy hoạch thành phố theo chủ nghĩa Chức năng thể hiện sự tách biệt những chức năng khác nhau. Kết quả là thành phố được chia thành các khu vực đơn chức năng. 103 Hoà nhập - một trường đại học ở thành phố. Khu dân cư rộng liên tục với những nhóm dân cư đồng dạng, các khu công nghiệp đơn điệu chán ngắt và những thành phố giả, rộng lớn tương tự được xây dựng quanh một chức năng đơn lẻ hoặc một nhóm người, chẳng hạn như một tổ hợp nghiên cứu, một khu đại học, một làng hưu trí, là tất cả các ví dụ về những khu đơn chức năng như thế. Trong những khu vực này, một nhóm người đơn lẻ, công ăn việc làm đơn lẻ, nhóm xã hội đơn lẻ ít nhiều bị cách biệt với các nhóm khác trong xã hội. Có lẽ điểm có lợi là một quá trình quy hoạch hợp lí, cự li ngắn hơn giữa những chức năng tương tự và tính hiệu quả lớn hơn, nhưng cái giá là làm giảm sự tiếp xúc với xã hội xung quanh, môi trường nghèo hơn và đơn điệu hơn. Sự lựa chọn một trong những mô hình quy hoạch ấy là chính sách quy hoạch được phân biệt rõ hơn, khi các quan hệ xã hội và những lợi thế thực tế được đánh giá từ chức năng này đến chức năng khác và sự tách biệt chỉ được chấp nhận khi những bất lợi của sự tập hợp nhiều hơn lợi thế một cách rõ ràng. Chẳng hạn như chỉ có một số ít những hoạt động công nghiệp gây phiền toái nhất là không thích hợp cho sự hoà nhập với sự cư trú. Hoà nhập ở tỉ lệ lớn. 104 Ở tỉ lệ lớn, có thể thực hiện một cố gắng nhất quán để pha trộn tất cả các chức năng không chống đối nhau hoặc không gây phiền cho nhau. Mặt bằng thành phố định hướng hoà nhập có thể thực hiện điều đó bởi sự mô tả các hướng phát triển hoặc những khu sẽ được mở rộng vào các thời điểm khác nhau, chứ không phải bởi những chức năng khác nhau, định rõ các phần phát triển cho năm 2005 đến 2010, đến 2015 thay cho việc định ra những khu dân cư, khu công nghiệp và khu dịch vụ công cộng. Thành phố là một trường đại học và ngược lại. Mặt bằng thành phố định hướng hoà nhập cũng có thể là thành phố mà các chức năng lớn của nó được sử dụng như một cơ hội làm cho nhiều đơn vị nhỏ hợp thành bối cảnh rộng hơn - đô thị. Chẳng hạn, các mặt bằng đô thị sử dụng trường đại học mới như một dịp để bố trí một số khá lớn nhà ở và doanh nghiệp trong cơ cấu thành phố hoà nhập - một thành phố đại học với những nhà ở và những doanh nghiệp. Các cơ cấu thành phố hoà nhập cũ vẫn còn tồn tại sát bên những khu mới đơn chức năng làm cho người ta có thể nghiên cứu cả hai nguyên tắc quy hoạch. Trường đại học Copenhagen được bố trí chủ yếu là ở trung tâm thành phố cũ. Toà nhà chính nằm ở chính giữa, còn các trường phổ thông và trường cao đẳng thì được rải ra chung quanh, và các khoa được bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau làm cho người ta thấy như không gian trở nên có ý nghĩa thiết thực. Các đường phố (của thành phố này) là một bộ phận của trường đại học và hoạt động như những hành lang trong và hành lang ngoài làm nhiệm vụ nối tiếp. 105 Cô lập - khu trường đại học. Khu trường đại học Kĩ thuật, Copenhagen. Tổ chức xung quanh lô đất đỗ xe trung tâm Khu Trường đại học Kĩ thuật. Mặt bằng tỉ lệ 1: 20 000 Để so sánh. Toàn bộ khu nội thành Copenhagen Mặt bằng tỉ lệ 1:20000. 106 Chắc chắn, trường đại học được bố trí rải rác khắp thành phố là nguyên nhân của nhiều cái bất lợi đối với cơ quan như một đơn vị hành chính. Nhưng với những người tham gia, sự tiếp xúc gần với thành phố tạo ra vô số khả năng cho việc sử dụng thành phố và tham gia vào đời sống của thành phố. Và đối với thành phố, sự bố trí trường đại học như thế có nghĩa là sự đóng góp có giá trị về năng lượng, đời sống và các hoạt động. Đối nghịch là một cơ sở giáo dục cao cấp được thiết kế “hợp lí” - khu Trường đại học Kĩ thuật Đan Mạch ở phía ngoài Copenhagen. Kế hoạch giáo dục được hệ thống hoá, Ba chức năng của thành phố phải cùng tạo thành cơ sở cho một thành phố sinh động nếu như khái niệm quy hoạch là để tạo ra các thành phố thay cho các khu đơn chức năng tách biệt. Trên cao, bên trái: Khu nhà cao tầng 7000 dân được bao quanh bởi khu vực đỗ xe và các bãi cỏ. Dưới, bên trái: Tổ hợp Phát thanh và truyền hình Quốc gia Đan Mạch. Một nghìn rưởi người được bao quanh bởi khu vực đỗ xe và khu bãi cỏ xanh không có người ở. Công việc ở đây là bộ phận hành chính và sản xuất các chương trình truyền hình. Dưới, bên phải: Trường cao đẳng Sự phạm có 1500 sinh viên được cách biệt tương tự. 107 Hoà nhập ở tỉ lệ nhỏ. Trên: Hoà nhập nhóm trẻ và nhóm già trong một khu nhà ở. Bốn trăm căn hộ và những ngôi nhà nhỏ xung quanh nhà và trung tâm dịch vụ cho những người cao tuổi (A), trung tâm chăm sóc ban ngày, vườn trẻ và các tiện ích cho thanh niên (B, C và D). (Khu đô thị trang tân Solbjerg Have ở Copenhagen, 1978 - 81. Các KTS. Fællestegnestuen) 108 các đường nối từ khoa này đến khoa kia được tổ chức hợp lí. Mặt khác, “thành phố này” có rất ít hoạt động. Không có cơ sở cho nhiều hoạt động hiệu quả. Chỉ có một ít quán cà phê và quầy bán sách báo, bởi những người sử dụng khu vực này chỉ là sinh viên và giảng viên. Việc giảng dạy cho các nhà kĩ thuật chuyên môn hoá quá sâu, giáo dục không đồng đều được thực hiện trong những điều kiện tốt nhất có thể - môi trường chuyên môn hoá quá sâu, không đồng đều - vì sự nối tiếp trực tiếp hằng ngày giữa môi trường học tập và xã hội nói chung đã bị cắt đứt. Hoà nhập ở tỉ lệ nhỏ. Loại bỏ các khu đơn chức năng là điều kiện tiên quyết cho việc hoà nhập mọi người và các hoạt động khác nhau. Nếu những khả năng ấy không thể thực hiện được thì công việc quy hoạch và thiết kế ở tỉ lệ trung bình và tỉ lệ rất nhỏ sẽ là các nhân tố quyết định. Chẳng hạn như các trường có thể được bố trí ở giữa khu phát triển nhà ở và vẫn được tách biệt một cách hữu hiệu khỏi môi trường xung quanh bằng những hàng rào, tường và bãi cỏ. Nhưng các trường cũng có thể được thiết kế như một bộ phận không thể thiếu được của nơi ở. Chẳng hạn như những lớp học có thể được bố trí xung quanh các đường phố chung của thành phố mà lúc đó được dùng như những hành lang và sân chơi. Quán cà phê trên quảng trường được dùng như quán ăn tự phục vụ của trường, vì thế thành phố trở thành một bộ phận của quá trình giáo dục. Chức năng thương mại và các chức năng khác của thành phố có thể được bố trí tương tự dọc theo đường phố hoặc trên bản thân khu vực công cộng sao cho ranh giới giữa những chức năng khác nhau và giữa những nhóm người khác nhau được xoá nhoà. Mỗi hoạt động đều có cơ hội hoà cùng với hoạt động khác. Các trung tâm thành phố ở Dronten và Eindhoven của KTS F.van Klingeren ở Hà Lan [11] minh hoạ cho nguyên tắc quy hoạch này và những khả năng của nó. Trung tâm thành phố trở thành quảng trường có mái che với các trang thiết bị thể thao, màn ảnh chiếu phim, khán đài, ghế ngồi, v.v. sao cho nó có thể được sử dụng theo nhiều cách. Về nguyên tắc, các chức năng của quảng trường hoàn toàn giống như một quảng trường truyền thống. Thương mại, bóng đá, mít tinh chính trị, các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, hoà nhạc, nhà hát, các cuộc biểu diễn, cà phê vỉa hè, triển lãm, trò chơi và nhảy múa đều có thể cùng tồn tại ở quảng trường đó. Kết quả tiếp theo ở cấp độ cao hơn, diễn ra trong các hoạt động đa dạng khác nhau của 109 Giao thông hoà nhập hoặc giao thông cô lập. Các phương thức giao thông tách biệt khác nhau dẫn đến kết quả trong các hệ thống đường và đường đi bộ buồn tẻ. 110 Khi toàn bộ giao thông là đi bộ như ở Venice, thì sự tách biệt giao thông ra khỏi những hoạt động khác của thành phố sẽ không bao giờ trở thành vấn đề. đông đảo cư dân thành phố so với các hoạt động thông thường ở các thành phố khác của Hà Lan. Hoà nhập cũng là yêu cầu then chốt trong nhiều dự án cải thiện ở những khu dân cư nhiều tầng đơn điệu được xây dựng trong thập niên 1960. Trong dự án đổi mới như thế ở Thuỵ Điển một số nhà kiểu căn hộ trước đây đã được cải tạo thành nhà công nghiệp nhẹ, cơ quan văn phòng và nhà ở cho người cao tuổi, làm cho khu vực này trở nên đa dạng hơn nhiều. Chính sách hoà nhập này đã đạt được kết quả thật đáng lưu ý. Phòng sinh hoạt chung như một mô hình. Ví dụ về phòng sinh hoạt chung trong nhà có thể dùng như một mô hình cho sự hoà nhập của các hoạt động trong một tỉ lệ nào đó của đô thị. Ở phòng sinh hoạt chung tất cả các thành viên trong gia đình có thể bận rộn với các hoạt động riêng khác nhau, nhưng vẫn có nhiều hoạt động cùng nhau. Giao thông hoà nhập hay giao thông cô lập. Trong tất cả các hoạt động đã diễn ra ở phạm vi công cộng thì giao thông vận chuyển người và hàng trên đường từ chỗ này đến chỗ khác là hoạt động có tính toàn diện nhất. Ở mô hình giao thông bình thường, trên các đường phố hỗn hợp có chia thành giao thông bằng ôtô, bằng xe đạp và đi bộ, dẫn đến sự trải rộng rõ rệt và phân cách người và các hoạt động. Khi những người tham gia giao thông được phân tán hơn nữa thông qua một hệ thống đường khác biệt, mỗi 111 Bốn nguyên tắc quy hoạch giao thông. Los Angeles (Mĩ) Hoà nhập giao thông về mặt giao thông tốc độ cao. Hệ thống giao thông đơn giản, không khó khăn với độ an toàn thấp. Đường phố không thích hợp cho bất cứ loại hình giao thông nào ngoài giao thông ôtô. Radburn (Mĩ) Hệ thống tách biệt giao thông năm 1928 được đưa vào Radburn, New Jersey: một hệ thống phức tạp, đắt tiền, kéo theo nhiều đường và đường đi bộ song song và nhiều đường chui. Khảo sát các khu dân cư cho thấy rằng nguyên tắc này (về lí luận đã xuất hiện để cải thiện sự an toàn giao thông) hoạt động tồi trong thực tế bởi vì người đi bộ thích đi theo con đường ngắn hơn so với đường an toàn hơn nhưng dài hơn. Delft (Nederland - Hà Lan) Hoà nhập giao thông về mặt giao thông tốc độ chậm. Đưa vào năm 1969, hệ thống này đơn giản, không khó khăn, an toàn, duy trì đường phố như một không gian công cộng quan trọng cho tất cả. Khi xe phải được lái đến nhà, hệ thống hoà nhập này tốt hơn nhiều so với hai hệ thống trên. Venice (Italia) Thành phố đi bộ. Sự chuyển biến từ giao thông tốc độ cao sang giao thông tốc độ thấp ở ngoại ô thành phố hoặc khu vực này. Hệ thống giao thông đơn giản và không khó khăn, với độ an toàn khá cao và có cảm giác an ninh hơn nhiều so với bất cứ hệ thống nào khác. 112 loại giao thông có đường riêng, thì sự tách biệt ấy là đủ. Việc lái xe trở nên buồn tẻ hơn, đi bộ buồn tẻ hơn và sống dọc theo những đường và đường phố ấy trở nên buồn tẻ hơn, bởi vì một số người đáng kể tham gia giao thông bây giờ bị cô lập khỏi các hoạt động khác của thành phố. Thay cho những hệ thống đường phố có phân biệt, có thể vạch ra những cách khác trong việc sử dụng ôtô và các phương tiện giao thông nhanh khác. Chẳng hạn như một tỉ lệ lớn hơn các chuyến đi cá nhân có thể chuyển từ hệ thống ôtô sang mạng lưới kết hợp của các hệ thống vận tải công cộng, đi bộ và đi xe đạp. Tính chất quan trọng của một hệ thống giao thông hoà nhập đối với cuộc sống của thành phố có thể được quan sát ở những thành phố mà giao thông chủ yếu là đi bộ. Ở châu Âu có một số thành phố cũ, trong cuộc sống của thành phố giao thông không bao giờ phân rõ thành giao thông bằng ôtô và đi bộ. Thực tế là có một số thành phố đi bộ như ở miền đồi Italia, các thành phố bậc thang ở Nam Tư, các thành phố đảo của Hi Lạp, nhất là thành phố Venice ở Italia có vị trí đặc biệt trong số những thành phố đi bộ. Đó là những thành phố phải nói là lớn, có dân số hơn 250000 người nhưng lại là một ví dụ giải quyết thấu đáo nhất vấn đề giao thông đi bộ. Ở Venice hàng nặng được vận tải trên các kênh đào, trong khi hệ thống đường đi bộ vẫn hoạt động như mạng lưới giao thông quan trọng nhất của thành phố. Ở đây cuộc sống và giao thông cùng tồn tại sát bên nhau trong cùng một không gian hoạt động đồng thời như không gian để lưu lại ngoài trời và kết nối quan hệ. Trong bối cảnh đó giao thông không đặt ra các vấn đề an ninh, khói thải, tiếng ồn, rác, nên vì thế không bao giờ phải tách biệt sự làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và quá cảnh. Venice là chỗ sinh hoạt chung với các quá trình hoà nhập được mở rộng đến quy mô thành phố. Cũng khái niệm đó giải thích thói quen của người dân Venice đến muộn tại các cuộc gặp mặt được thu xếp trước, bởi vì người ta chắc chắn gặp bạn bè và người quen hoặc ngừng nhìn một cái gì đó trong khi đi bộ khắp thành phố này. Chuyển sang giao thông tốc độ chậm tại ranh giới của thành phố. Nguyên tắc giao thông chính ở Venice là việc chuyển từ giao thông tốc độ nhanh sang giao thông tốc độ chậm ở ranh giới của thành phố chứ không phải ở cửa trước như nó trở thành thói quen thông thường qua nhiều năm ở đa số nơi sử dụng ôtô. 113 Ở đâu mà ôtô phải được đến gần lối vào nhà thì giải pháp tốt nhất là nguyên tắc "Woonerf” của Hà Lan, lúc bấy giờ các đường phố sẽ cung cấp chỗ cho giao thông bằng ôtô tốc độ chậm, bộ hành và xe đạp. Các đường phố được ghi đầy đủ theo cách có chỉ rõ tình trạng chính của chúng chủ yếu như những khu vực “giao thông mềm”. Tốc độ giao thông sẽ giảm nữa bởi những đoạn đường dốc thấp và những cản trở khác. Ảnh trên: Đường phố Hà Lan trước và sau khi chuyển đổi thành đường phố “Woonerf”. 114 Nguyên tắc ôtô rời khỏi ranh giới của thành phố hoặc ở góc khu dân cư rồi đi bộ 50 đến 100, đến 150m (170 đến 330, đến 500ft) về nhà gần đây đã trở nên phổ biến ở các khu dân cư của châu Âu. Đó là sự phát triển tích cực cho phép giao thông địa phương hoà nhập trở lại với các hoạt động khác ở ngoài trời. Sự hoà nhập giao thông khu vực với đi bộ. Sự cố gắng hoà nhập giao thông khu vực bằng ôtô với đi bộ cũng là sự phát triển tích cực. Nguyên tắc này đã được đưa vào đầu tiên ở Hà Lan, nơi mà các khu vực được thiết kế hoặc được phục hồi cho giao thông bằng ôtô tốc độ chậm. Ở các khu vực Woonerf, ôtô được phép đến gần cửa trước, nhưng các đường phố đều được thiết kế rõ ràng như những khu vực đi bộ mà xe ôtô buộc phải chạy với tốc độ chậm giữa khu vực nghỉ ngơi đã ổn định và khu vực chơi ngoài trời. Xe ôtô là khách trong lãnh địa của bộ hành. Khái niệm giao thông ôtô hoà nhập với đi bộ có những lợi thế đáng kể so với giao thông cô lập. Dù là những khu vực hoàn toàn không có ôtô vừa có mức độ an toàn giao thông cao hơn, vừa có thiết kế tốt hơn và có kích thước tốt hơn cho việc ở lại ngoài trời và giao thông đi bộ nên có giải pháp tối ưu, khái niệm về sự hoà nhập giao thông của Hà Lan trong nhiều trường hợp cũng có sự lựa chọn rất có thể được chấp nhận trong số các phương án lựa chọn, là giải pháp tốt thứ hai. Sự hoà nhập giao thông và ở lại ngoài trời. Bất chấp các khu vực dân cư được xây dựng theo nguyên tắc Venice với sự chuyển tiếp từ giao thông tốc độ nhanh sang giao thông tốc độ chậm ở ranh giới thành phố hay theo nguyên tắc Woonerf của Hà Lan với các đường phố đa năng cho giao thông bằng ôtô tốc độ chậm, cũng như cho giao thông bằng xe đạp và đi bộ, điều quan trọng là phải có sự cố gắng để hoà nhập giao thông và các hoạt động có liên quan đến việc ở lại ngoài trời. Khi giao thông bao gồm bộ hành hoặc ôtô tốc độ chậm thì những luận chứng cho sự tách biệt khu vực ở lại ngoài trời và khu vực vui chơi ra khỏi những khu vực cho giao thông đã mất đi căn cứ vững chắc của chúng. Việc giao thông đến nhà và từ nhà trong gần như tất cả các trường hợp bao trùm tất cả những hoạt động ngoài trời trong khu dân cư là lí do tốt cho việc tìm kiếm để hoà nhập càng nhiều hoạt động khác với giao thông. Đối với những người đi qua, đối với trẻ em vui chơi và đối với những sinh hoạt quanh nhà, một chính sách hoà nhập giao thông sẽ giúp cho các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. 115 Nhiều hoạt động - vui chơi, ở lại ngoài trời, trò chuyện - sẽ bắt đầu khi người ta thực sự bị lôi cuốn với một cái gì đó nữa hoặc ở một nơi nào đó trên đường. Ở lại ngoài trời và đi qua là những hoạt động không có giới hạn với giới tuyến rõ ràng. Ranh giới của chúng có tính chất co giãn; việc người tham gia vào các hoạt động cũng vậy. Các loại hoạt động khác nhau có xu hướng mạnh mẽ đan xen vào nhau nếu chúng được phép làm như thế. 116 III.3. Hút vào hay Đẩy ra Hút vào hay đẩy ra. Các không gian công cộng trong thành phố và trong những khu dân cư có sức hấp dẫn (hút vào) và dễ tới được nên vì thế khuyến khích người và các hoạt động vận động từ môi trường riêng tư đến môi trường công cộng. Ngược lại, các không gian công cộng có thể được thiết kế sao cho khó đi vào đó về mặt tự nhiên và về tâm lí. Hút vào - sự chuyển tiếp trôi chảy giữa các khu công cộng và riêng tư. Trong những sự việc khác, môi trường công cộng hút vào hay đẩy ra là vấn đề môi trường công cộng được bố trí như thế nào trong mối quan hệ với môi trường riêng tư và vùng biên được thiết kế như thế nào giữa hai khu vực. Giới tuyến rõ ràng như người ta thấy ở các khu dân cư có nhà nhiều tầng, nơi người ta hoặc hoàn toàn ở trong nhà và các tầng gác riêng tư hoặc hoàn toàn ở khu vực công cộng bên ngoài trên cầu thang, ở thang máy, hay trên đường phố - trong nhiều tình huống sẽ làm cho họ khó vào được môi trường công cộng nếu không cần thiết phải vào. Mặt khác ranh giới linh động (co giãn) dưới dạng những vùng chuyển tiếp không hoàn toàn riêng tư mà cũng không hoàn toàn là công cộng, thường sẽ có thể hoạt động như những mắt xích nối, làm dễ dàng hơn cả về mặt vật chất và về mặt tâm lí cho cư dân và cho các hoạt động đi tới đi lui giữa không gian riêng tư và không gian công cộng, giữa trong và ngoài. Vấn đề rất quan trọng này sẽ được xem xét một cách chi tiết hơn trong phần sau (xem trang 189). Hút vào - để có thể thấy cái gì đang diễn ra. Để có thể thấy cái gì đang diễn ra trong không gian công cộng cũng có thể là một yếu tố của sự hút vào. Nếu trẻ em có thể thấy đường phố hoặc sân chơi từ nhà của chúng, chúng cũng có thể theo dõi cái gì sẽ xảy ra và thấy ai chơi ở ngoài trời. Như thế thì chúng thường hay có động cơ để đi ra ngoài trời và chơi, khác với những đứa trẻ không thể trông thấy cái gì đang diễn ra bởi vì chúng sống ở nơi quá cao hoặc quá xa. 117 Hút vào - chuyển tiếp dần dần từ trong nhà đến ngoài trời. Chuyển tiếp dần dần giữa không gian công cộng và không gian riêng tư giúp cư dân tham gia hoặc tiếp tục sự tiếp xúc chặt chẽ với cuộc sống và các sự kiện trong không gian công cộng ấy. Trên: Sân trước bán tư của nhà trong một dãy nhà. Bên phải: Những vùng chuyển tiếp dần dần trong khu dân cư nhà nhiều tầng - nhưng chỉ cho tầng trệt (Almere, Hà Lan). Đường phố như sự hút vào (Saint Paul Baie, Quebec). 118 Nhiều ví dụ nhấn mạnh mối quan hệ giữa cái có thể trông thấy và mong muốn được tham gia cũng có thể được tìm thấy trong các hoạt động của người lớn. Những câu lạc bộ thanh niên và các trung tâm cộng đồng với những cửa sổ trên đường phố có nhiều thành viên hơn các câu lạc bộ ở những phòng của tầng hầm, bởi vì những người qua đường được truyền cảm hứng để tham gia vào đó vì nhìn thấy cái gì đang diễn ra và ai đang tham gia. Nhân thể có thể thấy là các thương gia bao giờ cũng biết rằng bố trí đúng ở chỗ người qua lại và có cửa sổ hướng ra đường phố là hết sức quan trọng. Bằng cách cũng giống như thế, quán cà phê vỉa hè hấp dẫn khiến nhiều người trực tiếp tham gia. Hút vào - con đường ngắn và có thể quản lí được. Một sự hút vào cũng có thể là một vấn đề về con đường ngắn và có thể quản lí được giữa môi trường riêng tư và môi trường công cộng. Nhiều ví dụ minh hoạ ảnh hưởng lớn của những nhân tố như cự li, chất lượng đường và phương thức giao thông vận tải của sự nối tiếp giữa người với người và giữa các chức năng khác nhau. Các trẻ nhỏ ít khi di chuyển nhiều hơn 50m (170ft) từ trước cửa nhà của chúng để chơi. Trẻ em thường hay chơi với trẻ em láng giềng nhiều hơn với trẻ em sống ở xa hơn một chút. Một điều phổ biến là gia đình và những người bạn sống gần nhau gặp nhau nhiều hơn so với người quen sống ở xa hơn. Tình trạng tiếp xúc không chính thức như “tạt vào thăm” dễ diễn ra khi người ta sống gần nhau. Điều đó lại có thể có ảnh hưởng tích cực đến các hình thức tiếp xúc khác. Thư viện công cộng cũng đã lưu ý đến mối quan hệ trực tiếp giữa cự li và người mượn sách. Những ai sống gần thư viện nhất và ai có thể dễ dàng đến thư viện nhất cũng sẽ mượn nhiều sách nhất. Sự thay đổi động cơ - chuyến đi như là nguyên cớ. Trong số các điều kiện được đáp ứng phần nào ở các không gian công cộng là nhu cầu tiếp xúc, nhu cầu hiểu biết và nhu cầu cho sự kích thích. Những cái đó thuộc về nhóm các nhu cầu về tâm lí. Hiếm khi thoả mãn những nhu cầu đó được định hướng mục tiêu và có chủ tâm, như các nhu cầu cơ bản hơn như ăn, uống, ngủ, v.v. Chẳng hạn như người lớn ít khi đi đến thành phố với ý định rõ rệt về sự thoả mãn nhu cầu kích thích hoặc nhu cầu tiếp xúc. Bất chấp mục đích thực sự có thể có, người ta đi ra ngoài vì lí do hợp lí, đáng tin cậy - đi mua sắm, đi dạo, đi hít thở không khí trong lành, đi mua báo, đi rửa xe, v.v. 119 Hút vào - đi đến một nơi nào đó. Không chú ý đến trang thiết bị để chơi và trang trí đẹp đẽ dành cho nó, bãi chơi về cơ bản vẫn là nơi gặp gỡ. Bãi chơi có thể phát sinh ở nơi trẻ em có thể thường hay đến và trang thiết bị cho việc chơi tạo ra những cơ hội cho việc dùng thời gian một mình trước khi những đứa trẻ khác đến và các trò chơi thú vị hơn có thể bắt đầu. Có lẽ là sai nếu nói chuyến đi mua sắm là lí do để tiếp xúc và kích thích, bởi vì rất ít người đi ra ngoài sẽ chấp nhận một sự thật là nhu cầu cho sự tiếp xúc và kích thích đóng một vai trò nào đó trong kế hoạch mua sắm của họ. Việc là những người lớn làm việc ở nhà trung bình phải dùng nhiều hơn gần ba lần thời gian để đi mua sắm so với những người làm việc 120 ở ngoài nhà, và việc các chuyến đi mua sắm được phân bố đều nhau trong tuần, thậm chí mỗi tuần chỉ đi mua sắm một lần có lẽ là dễ dàng hơn, làm cho người ta có thể thừa nhận rằng đối với nhiều người thì việc đi mua sắm hằng ngày không chỉ là vấn đề để mua đồ dùng. Đặc điểm chung là các nhu cầu tự nhiên và tâm lí cơ bản được thoả mãn đồng thời, những nhu cầu cơ bản và dễ định rõ thường dùng để giải thích và làm động cơ cho việc thoả mãn cả hai nhóm nhu cầu. Trong bối cảnh đó, việc đi mua sắm vừa là một chuyến đi mua sắm, vừa là cái cớ, hay là một dịp để tiếp xúc và kích thích. Hút vào - đi đến một nơi nào đó. Sự gắn bó này của các động cơ nhấn mạnh tầm quan trọng của nơi đến trong môi trường công cộng: những cái và những chỗ mà cá nhân có thể tìm kiếm một cách tự nhiên và dùng đó là động cơ và sự khuyến khích đi ra ngoài. Nơi đến có thể là những chỗ đặc biệt, điểm canh gác, chỗ ngắm mặt trời lặn hoặc có thể là cửa hàng, trung tâm cộng đồng, những trung tâm thể thao, v.v. Ở nông thôn, với giếng công cộng và nhà tắm giặt, còn có thể thấy các tiện nghi sinh hoạt như những chất xúc tác chi phối tất cả các tình huống tiếp xúc không chính thức. Những lí do ấy thậm chí được hệ thống hoá như ở San Vittorino Romano (xem trang 88), nơi mà theo truyền thống những cái xô được để lại bên giếng nên bao giờ cũng có thể “đi ra và lấy cái xô” nếu có người nào đó nói quẳng đi. Ở Nam Âu các quầy rượu cũng đóng một vai trò quan trọng với tư cách là những điểm đến. Người ta đi đến quầy rượu để uống một li rượu vang, nhưng chắc chắn cũng là để gặp gỡ bạn bè. Ở những nơi khác trên thế giới thì các quán rượu, hiệu thuốc và quán cà phê cũng được dùng với mục đích như những điểm đến và duyên cớ. Tại các khu dân cư mới, thùng thư, quầy bán sách báo, tiệm ăn, cửa hàng và những khu thể thao phải đảm đương vai trò duyên cớ cho cá nhân được có mặt và ở lại trong môi trường công cộng ấy. Đối với trẻ em, sân chơi là chỗ có thể đến luôn luôn. Trong thực tế, vai trò này là một trong những chức năng quan trọng nhất của sân chơi. Tuy nhiên, ngay cả đa số sân chơi cũng chỉ được sử dụng hạn chế nên trẻ em chơi ở những chỗ khác sân chơi ấy trong phần lớn thời gian ở ngoài trời của chúng, sân chơi vẫn có chức năng quan trọng là nơi gặp gỡ, nơi mở đầu các hoạt động khác của trẻ em. 121 Hút vào - làm cái gì đó. Làm cái gì đó. Bên trái: Mảnh vườn hoa nho nhỏ trong khu nhà nhiều tầng ở Anh. Dưới: Ngày duy tu bảo dưỡng ngõ trong khu dân cư ở Hà Lan. Tất cả các thế hệ đều tham gia và buổi liên hoan của những người láng giềng thường kết thúc ngày hoạt động nhóm. Dù các đứa trẻ khác có chơi ngoài trời hay không, bọn trẻ bao giờ cũng có thể đi đến sân chơi và ở đây bao giờ cũng có cái gì đó để làm - như là một sự khởi đầu. Hút vào làm cái gì đó. 122 Cũng như việc trẻ em sử dụng sân chơi như là chỗ để đi đến và sử dụng trang thiết bị chơi cho đến khi các trò khác có thể bắt đầu, vườn hoa và công việc làm vườn chẳng hạn, có thể phục vụ cho cũng mục đích đó rất tốt cho những nhóm lứa tuổi khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan