Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật Life between building phan 1...

Tài liệu Life between building phan 1

.PDF
102
486
82

Mô tả:

CUỘC SỐNG GIỮA NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC 1 2 GS-TS-KTS Jan Gehl CUỘC SỐNG GIỮA NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Sử dụng không gian công cộng Ng­ười dịch: KTS Lê Phục Quốc (Qua bản dịch sang tiếng Anh của Jo Koch) HEALTHBRIDGE CANADA IN VIETNAM NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ NỘI - 2009 3 Jan Gehl LIFE BETWEEN BUILDINGS Sixth edition. © Arkitektens Forlag. The Danish Architectural Press and Jan Gehl 2006. Printed: Arco Grafisk A/S, Skive. ISBN 87-7407-360-5 All Rights reserved. 4 Mục lục Lời nói đầu ............................................................................... 6 CHƯƠNG I: CUỘC SỐNG GIỮA NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC I.1. Ba loại hoạt động ngoài trời............................................ 9 I.2. Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc................... 15 I.3. Các hoạt động ngoài trời và chất lượng của không gian ngoài trời..................................................... 31 I.4. Những hoạt động ngoài trời và các xu hướng kiến trúc......................................................................... 39 I.5. Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc trong tình trạng xã hội hiện nay..................................... 50 CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CỦA QUY HOẠCH II.1. Các quá trình và những dự án....................................... 55 II.2. Các giác quan, thông tin liên lạc và các kích thước...... 65 II.3. Cuộc sống giữa các công trình kiến trúc là một quá trình............................................................. 75 CHƯƠNG III: TẬP HỢP HAY PHÂN TÁN Quy hoạch thành phố và Quy hoạch địa điểm III.1. III.2. III.3. III.4. Tập hợp hay phân tán................................................... 83 Hoà nhập hay cô lập................................................... 103 Hút vào hay đẩy ra..................................................... 117 Mở rộng hay che kín.................................................. 125 CHƯƠNG IV: KHÔNG GIAN ĐI DẠO, CHỖ Ở LẠI Quy hoạch chi tiết IV.1. IV.2. IV.3. IV.4. IV.5. IV.6. IV.7. Không gian đi dạo. Chỗ ở lại...................................... 133 Đi bộ........................................................................... 137 Đứng........................................................................... 151 Ngồi............................................................................ 159 Nhìn, nghe và trò chuyện............................................ 167 Nơi thú vị về mọi mặt................................................. 175 Lề mềm....................................................................... 187 Tài liệu tham khảo................................................................ 202 Minh hoạ được sử dụng........................................................ 204 5 Lời Nhà xuất bản Không gian công cộng trong đô thị là chủ đề rộng, cần thiết, nhưng khó bởi sự liên quan trực tiếp đến cuộc sống đô thị, vì thế luôn được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài quan tâm, trong đó có GS.TS.KTS Jan Gehl, Trường kiến trúc, Học viện mỹ thuật hoàng gia Đan Mạch. Bằng cách đặt vấn đề đơn giản, có thể nói là dung dị dưới cái tên “Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc”, cuốn sách của GS Jan Gehl đã giải thích dễ hiểu một vấn đề khó: không gian công cộng với con người và cuộc sống trong đô thị. Đó là những không gian công cộng quen thuộc ở bất cứ đô thị nào, là những con phố, các quảng trường, những không gian công cộng khác, nói đúng hơn, là những không gian mở với cây xanh ở nhiều quy mô khác nhau, từ mảnh sân xinh xắn trước ngôi nhà đến những công viên thênh thang. Ở đó diễn ra các hoạt động hết sức đa dạng của người đô thị, từ những hoạt động thuần túy cá nhân nhỏ nhất đến những hoạt động của từng nhóm xã hội và của cả cộng đồng rộng lớn. Hiểu được “Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc” quả thật là rất quan trọng. Đối với người dân, chắc chắn sẽ có thêm tình cảm gắn bó với nơi mình cư trú, đối với các nhà chuyên môn, những kiến trúc sư, người thiết kế không gian, càng sâu sắc thêm sứ mệnh góp phần nâng cao chất lượng thẩm mỹ của không gian công cộng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Và thành phố, như thế sẽ là môi trường sống tốt và có bản sắc. Đó là nội hàm của cuốn sách và cũng chính là mục đích của tất cả chúng ta. Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam chủ trương dịch cuốn sách này sang tiếng Việt là đã nói lên tất cả. Đó là quảng bá thông tin khoa học về không gian công cộng và cuộc sống đô thị, một lĩnh vực mà ở nước ta chưa phải là đã được nghiên cứu nhiều với mong muốn góp phần thúc đẩy việc xây dựng các thành phố sống tốt cho mọi người. Về phần mình, Nhà xuất bản Xây dựng xin cảm ơn dịch giả, KTS Lê Phục Quốc, đã tin cậy giao bản thảo, cảm ơn các nhà khoa học đã quan tâm, đóng góp ý kiến hoàn thiện bản dịch. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, Quỹ Trao đổi và Phát triển Văn hóa Đan Mạch (CDEF), Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, Trung tâm Kiến trúc Đan Mạch (DAC) về ý tưởng xuất bản, trách nhiệm bảo trợ và sự tin cậy đối với nhà xuất bản để quyển sách ra đời. Chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng cuốn sách có vị trí xứng đáng trong bộ sách về đô thị học ở nước ta và chắc chắn là tài liệu tham khảo bổ ích, đáp ứng nhu cầu của độc giả, nhất là các kiến trúc sư, nhà quy hoạch, sinh viên kiến trúc và những người quan tâm đến đô thị. Nhà xuất bản Xây dựng Giám đốc Bùi Hữu Hạnh 6 Lời nói đầu Cuốn sách này đã được xuất bản lần đầu tiên vào thập niên 1970 với mục đích vạch ra những khiếm khuyết của quy hoạch thành phố và kiến trúc theo chủ nghĩa Chức năng (công năng) đã thống trị trong thời kì đó. Nó đòi hỏi sự quan tâm đến những người di chuyển đây đó trong không gian giữa các công trình kiến trúc, nhấn mạnh sự thông cảm về những đặc tính tinh tế mà trong suốt cả lịch sử định cư của loài người đã có liên quan đến sự hội họp của nhân dân trong các không gian công cộng và lưu ý đến cuộc sống giữa những công trình kiến trúc như một khía cạnh của kiến trúc, của thiết kế đô thị và quy hoạch thành phố cần được nghiên cứu kĩ càng. Đến nay, khoảng 35 năm trôi qua. Nhiều phong cách kiến trúc và các hệ tư tưởng đã diễn ra cho thấy rằng sức sống của các thành phố và các khu dân cư vẫn sẽ là một vấn đề quan trọng. Cường độ cùng chất lượng cao của các không gian công cộng được sử dụng khắp nơi trên thế giới, cùng sự quan tâm chung đã tăng lên đối với chất lượng của các thành phố và của những không gian công cộng đang nhấn mạnh điểm này. Đặc điểm của cuộc sống giữa những công trình kiến trúc thay đổi cùng với sự thay đổi của tình hình xã hội, nhưng các nguyên tắc cơ bản và những tiêu chuẩn chất lượng phải được áp dụng trong lĩnh vực công cộng được chú ý thường xuyên. Trong những năm qua cuốn sách này đã được cập nhật hoá, sửa lại và dịch sang 16 ngoại ngữ (*). Bản tiếng Anh in lần thứ 6 này ít giống các bản in của những lần xuất bản trước đây. Tư liệu mới và các minh hoạ mới đã được bổ sung, song hoàn toàn không có lí do gì để thay đổi bức thông điệp ban đầu mà đến nay vẫn có tầm quan trọng cơ bản là quan tâm đầy đủ đến cư dân và cuộc sống quý giá giữa những công trình kiến trúc. Vào thời điểm khi các thành phố trên toàn thế giới đang trải qua những thay đổi lớn trong quá trình phát triển và hiện đại hoá, tôi hi vọng rằng những nguyên tắc nhân đạo được trình bày trong cuốn sách này có thể là nguồn cảm hứng cho các quá trình quan trọng đó. Copenhagen, tháng 01-2006. Jan Gehl (*) Bản tiếng Việt xuất bản năm 2009 tại Hà Nội là bản ngoại ngữ thứ 17 được dịch qua bản tiếng Anh in lần thứ 6 năm 2006 tại Copenhagen, Đan Mạch ─ ND. 7 Chương I Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc I.1. Ba loại hoạt động ngoài trời I.2. Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc I.3. Các hoạt động ngoài trời và chất lượng của không gian ngoài trời I.4. Những hoạt động ngoài trời và các xu hướng kiến trúc I.5. Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc trong tình trạng xã hội hiện nay 8 I.1. Ba loại hoạt động ngoài trời Quang cảnh đường phố. Một ngày bình thường trên một đường phố bình thường. Các khách bộ hành đi trên vỉa hè, trẻ em chơi gần những cửa ra vào mặt trước nhà, một số người khác ngồi trên các ghế băng và bậc thềm, người đưa thư đi loanh quanh để phân phát bưu phẩm, hai khách qua đường chào hỏi nhau trên vỉa hè, hai công nhân cơ khí sửa chữa xe ôtô, các nhóm người tụ tập nhau trò chuyện. Sự hỗn hợp những hoạt động ngoài trời đó đã chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện. Môi trường tự nhiên là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến các hoạt động với mức độ khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau. Những hoạt động ngoài trời và nhiều điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến các hoạt động đó là chủ đề của cuốn sách này. Ba loại hoạt động ngoài trời. Được đơn giản hoá nhiều, những hoạt động ngoài trời trong không gian công cộng có thể được chia thành ba loại (mỗi loại trong đó đề ra các yêu cầu rất khác nhau về môi trường tự nhiên). Đó là những hoạt động thiết yếu, những hoạt động tự chọn và những hoạt động xã hội. Những hoạt động thiết yếu ─ trong mọi điều kiện. Những hoạt động thiết yếu bao gồm các hoạt động bắt buộc trong chừng mực nào đó (ít nhiều có tính chất cưỡng bách) như đi học hoặc đi làm việc, đi mua sắm, đợi xe hoặc chờ nhau, chạy việc vặt, đưa thư, v.v. - nói một cách khác là tất cả những hoạt động đòi hỏi phải tham gia với mức độ ít nhiều khác nhau. Nói chung, các trò giải trí tiêu khiển và những nhiệm vụ hằng ngày đều thuộc về nhóm này. Giữa các hoạt động khác, nhóm này bao gồm đại đa số những hoạt động có liên quan đến đi bộ. Vì các hoạt động trong nhóm này là thiết yếu nên phạm vi của chúng chỉ chịu ảnh hưởng không đáng kể của khuôn khổ tự nhiên. Những hoạt động đó sẽ diễn ra trong suốt cả năm hầu như trong mọi điều kiện và ít nhiều độc lập đối với môi trường bên ngoài. Những người tham gia không có sự lựa chọn. 9 Ba loại hoạt động ngoài trời. Những hoạt động thiết yếu Những hoạt động tự chọn Những hoạt động xã hội 10 Các hoạt động tự chọn ─ chỉ diễn ra khi những điều kiện bên ngoài thuận lợi. Những hoạt động tự chọn là vấn đề hoàn toàn khác, là những việc người ta thích làm nếu thời gian và địa điểm cho phép. Loại hoạt động này bao gồm những việc như đi bộ để hít thở không khí trong lành, đứng xem cảnh sống vui thích hoặc ngồi sưởi nắng. Những hoạt động đó chỉ diễn ra khi các điều kiện bên ngoài thuận lợi, khi thời tiết và địa điểm quyến rũ. Mối quan hệ đó quan trọng đặc biệt về quy hoạch theo quy luật tự nhiên vì đa số những hoạt động giải trí, nhất là những hoạt động vui thích diễn ra ở ngoài trời đều được xếp đúng vào loại này. Các hoạt động đó đặc biệt lệ thuộc vào những điều kiện tự nhiên bên ngoài. Những hoạt động ngoài trời và chất lượng của không gian ngoài trời. Khi khu vực ngoài trời có chất lượng không tốt thì chỉ các hoạt động thực sự thiết yếu mới diễn ra. Khi khu vực ngoài trời có chất lượng cao thì những hoạt động thiết yếu diễn ra với tần số gần như nhau - mặc dù chúng có xu hướng rõ ràng là diễn ra trong thời gian lâu hơn vì có các điều kiện tự nhiên tốt hơn. Tuy vậy, thêm vào đó, nhiều hình thức hoạt động tự chọn khác nhau cũng sẽ diễn ra bởi vì địa điểm và không khí hoạt động có sức lôi cuốn người ta dừng chân, ngồi lại, ăn, chơi, v.v. Trên các đường phố và những không gian thành phố có chất lượng thấp thì chỉ có tối thiểu ít ỏi các hoạt động diễn ra. Ai cũng vội vàng về nhà mình. Trong môi trường tốt có thể thực hiện được tất cả những hoạt động hoàn toàn khác nhau của con người. Chất lượng của môi trường tự nhiên Xấu Mô tả bằng đồ hoạ mối quan hệ giữa chất lượng của không gian ngoài trời và đánh giá sự diễn ra các hoạt động ngoài trời. Khi chất lượng của khu vực ngoài trời tốt thì các hoạt động tự chọn sẽ diễn ra với tần số tăng lên. Hơn nữa, vì mức độ hoạt động tự chọn tăng lên nên số lượng những hoạt động xã hội cũng thường tăng lên đáng kể. Tốt Những hoạt động thiết yếu Những hoạt động tự chọn Những hoạt động xã hội 11 Những hoạt động xã hội. Chào hỏi các bạn già ở Bilbao. 12 Các hoạt động xã hội là những hoạt động phụ thuộc vào sự hiện diện của các hoạt động khác ở những không gian công cộng. Các hoạt động xã hội bao gồm trẻ em đùa chơi, chào hỏi nhau và trò chuyện, các dạng khác nhau của những hoạt động cộng đồng và cuối cùng là một hoạt động xã hội phổ biến nhất: những sự tiếp xúc thụ động, nghĩa là chỉ nhìn và nghe người khác. Các dạng khác nhau của những hoạt động xã hội diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà ở; ở những không gian ngoài trời của riêng tư, vườn hoa và ban công nhà riêng; ở các toà nhà công cộng; ở nơi làm việc; v.v, nhưng trong bối cảnh đó chỉ có những hoạt động nào diễn ra ở không gian mà công chúng có thể đến sử dụng thì mới được xem xét. Các hoạt động ấy cũng có thể được gọi là những hoạt động “kết quả” bởi vì trong hầu như tất cả các trường hợp chúng tự tiến triển dần từ những hoạt động liên kết với hai loại hoạt động kia. Chúng phát triển trong sự nối tiếp từ các hoạt động khác vì dân chúng ở trong cùng một không gian ấy, gặp nhau, đi ngang qua hoặc chỉ là trong tầm nhìn thấy nhau. Những hoạt động xã hội diễn ra tự phát là kết quả trực tiếp của sự di chuyển đó đây của người dân và ở trong cùng các không gian ấy. Điều đó có hàm ý rằng những hoạt động xã hội được ủng hộ gián tiếp mỗi khi các hoạt động thiết yếu và các hoạt động tự chọn tạo được những điều kiện tốt hơn trong các không gian công cộng. Dân chúng dành càng nhiều thời gian ở ngoài trời thì họ càng gặp nhau thường xuyên hơn và họ càng trò chuyện với nhau nhiều hơn. Đồ thị vẽ quan hệ giữa số lượng hoạt động ngoài trời và tần số tương tác (Nghiên cứu cuộc sống đường phố ở Melbourne [20]). 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 Đặc tính của những hoạt động xã hội là khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh mà chúng diễn ra trong đó. Ở các đường phố nhà ở, gần trường học, gần những chỗ làm việc, nơi mà dân số có giới hạn với cơ sở hoặc quyền lợi chung thì các hoạt động xã hội ở những không gian công cộng có thể rất toàn diện: việc chào hỏi, trò chuyện, thảo luận và chơi phát sinh từ những quyền lợi chung và vì người ta “biết nhau”, bởi lý do duy nhất là họ thường gặp nhau luôn. Ở đường phố và trung tâm thành phố, hoạt động xã hội nói chung sẽ có tính chất hời hợt bề ngoài, với chủ yếu là sự tiếp xúc thụ động - nhìn và nghe nhiều người không quen biết. Nhưng thậm chí kiểu hoạt động giản dị ấy cũng có thể rất hấp dẫn. Lí giải một cách rất phóng khoáng, hoạt động xã hội được diễn ra khi có hai người ở trong cùng một không gian. Nhìn và nghe nhau, gặp gỡ chính là một hình thức tiếp xúc, một hoạt động xã hội ở trong đó. Sự gặp gỡ thực tế chỉ là sự tồn tại hiện thời, hơn nữa là mầm mống cho những hình thức hoạt động xã hội khác toàn diện hơn. Sự nối tiếp ấy là quan trọng trong quan hệ với quy hoạch tự nhiên. Mặc dù khuôn khổ tự nhiên không có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, nội dung và cường độ của sự tiếp xúc xã hội, các kiến trúc sư và những nhà quy hoạch có thể tác động đến khả năng dân chúng gặp mặt, nhìn và nghe những khả năng, không những bảo đảm chất lượng cho bản thân các hoạt động đó mà còn trở nên quan trọng như bối cảnh và xuất phát điểm cho những hình thức tiếp xúc khác. Đó là bối cảnh cho việc điều tra trong cuốn sách này về những khả năng gặp gỡ và những cơ hội nhìn và nghe những người khác. Một lí do khác để xem xét lại một cách toàn diện các hoạt động, đó là sự hiện diện của những người khác, các hoạt động, những sự kiện, cảm hứng và sự khuyến khích 13 tạo thành một trong những phẩm chất quan trọng nhất của các không gian công cộng nói chung. Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc đã được định rõ. Tiếp xúc ở cấp độ đơn giản nhưng rõ ràng vẫn là tiếp xúc 14 Nếu chúng ta nhìn lại quang cảnh đường phố là điểm xuất phát để định rõ ba loại hoạt động ngoài trời, ta có thể thấy những hoạt động thiết yếu, những hoạt động tự chọn và những hoạt động xã hội diễn ra như thế nào trong cách kết hợp tuyệt vời. Người ta đi bộ, ngồi và trò chuyện. Các hoạt động chức năng, các hoạt động giải trí và các hoạt động xã hội gắn chặt với nhau trong sự kết hợp có thể tưởng tượng ra được. Bởi vậy, việc xem xét vấn đề những hoạt động ngoài trời không bắt đầu từ một loại hoạt động hữu hạn đơn độc. Cuộc sống giữa các công trình kiến trúc không chỉ có sự đi lại của bộ hành hoặc các hoạt động giải trí, hay những hoạt động xã hội. Cuộc sống giữa các công trình kiến trúc bao gồm toàn bộ những hoạt động kết hợp với nhau để tạo thành các không gian cộng đồng ở thành phố và các khu dân cư đầy ý nghĩa và có sức hấp dẫn. Cả những hoạt động thiết yếu theo chức năng và các hoạt động tự chọn để giải trí đã được nghiên cứu kĩ trong những bối cảnh khác nhau suốt những năm qua. Các hoạt động xã hội và sự kết hợp của chúng để tạo nên cơ cấu cộng đồng thì nhận được sự quan tâm ít hơn nhiều. Đó là bối cảnh để xem xét tiếp một cách chi tiết hơn những hoạt động xã hội trong các không gian công cộng. I.2. Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc và nhu cầu tiếp xúc. Khó mà định nghĩa chính xác cuộc sống giữa những công trình kiến trúc nghĩa là gì trong mối quan hệ với nhu cầu tiếp xúc [14]. Các cơ hội gặp gỡ và những hoạt động hằng ngày ở các không gian công cộng của thành phố hoặc của khu dân cư làm cho người ta có thể ở đó để nhìn và nghe những người khác, rút kinh nghiệm người khác đã hoạt động như thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau. Những “tiếp xúc nhìn và nghe” đơn giản này phải được xem xét trong mối tương quan với các hình thức tiếp xúc khác và được coi như một phần của toàn bộ những hoạt động xã hội từ các tiếp xúc rất đơn giản và không tự ràng buộc đến những mối quan hệ phức tạp và có dính líu về tình cảm. Khái niệm về các cấp độ (degrees) thay đổi của cường độ tiếp xúc (contact intensity) là cơ sở của phác thảo đơn giản hoá sau đây của những hình thức tiếp xúc khác nhau. Cường độ cao Cường độ thấp Tình bạn thân thiết. Các bạn. Những người quan biết. Những tiếp xúc tình cờ. Những tiếp xúc thụ động (những tiếp xúc “nhìn và nghe”). Dưới dạng phác thảo này, cuộc sống giữa các công trình kiến trúc mô tả chủ yếu những tiếp xúc cường độ thấp có vị trí ở đáy thang chia độ. So với các hình thức tiếp xúc khác, những tiếp xúc này có vẻ tầm thường, vậy mà chúng có giá trị lớn vì vừa là những hình thức tiếp xúc độc lập, vừa là điều kiện tiên quyết cho những tương tác khác phức tạp hơn. Các cơ hội chỉ liên quan đến khả năng gặp gỡ, nhìn và nghe những người khác bao gồm: - tiếp xúc ở cấp độ đơn giản; - điểm xuất phát có thể có cho tiếp xúc ở các cấp độ khác; - khả năng duy trì những tiếp xúc đã thiết lập; 15 Sự khởi đầu có thể có cho những tiếp xúc ở các cấp độ khác. 16 Tiếp xúc ở cấp độ đơn giản. - nguồn thông tin về xã hội - thế giới bên ngoài; - nguồn cảm hứng, lời đề nghị về kinh nghiệm lí thú. Một hình thức tiếp xúc. Những khả năng có liên quan đến các hình thức tiếp xúc có cường độ thấp xuất hiện ở những không gian công cộng có lẽ sẽ được mô tả tốt nhất bởi tình trạng đó có tồn tại dù cho là còn chưa nhiều. Nếu hoạt động giữa những công trình kiến trúc bị bỏ qua, điểm cuối thấp nhất của thang tiếp xúc cũng sẽ biến mất. Các hình thức quá độ đa dạng giữa sự tồn tại đơn độc và sự tồn tại cùng nhau cũng đã biến mất. Ranh giới giữa sự cô lập và sự tiếp xúc trở nên rõ nét hơn - người ta hoặc có mặt một mình, hoặc có mặt cùng với những người khác nữa ở cấp độ tương đối khắt khe và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc tạo cơ hội có mặt cùng với những người khác một cách thoải mái và không khắt khe. Thỉnh thoảng người ta có thể đi bộ, có thể đi đường vòng dọc theo đường phố chính trên đường về nhà hoặc tạm ngưng một lát ở chiếc ghế băng quyến rũ gần cửa ra vào nhà để được ở giữa những người khác trong chốc lát. Hoặc người ta có thể đi mua sắm hằng ngày mặc dù trên thực tế việc đó chỉ cần làm mỗi tuần một lần. Thậm chí thỉnh thoảng nhìn qua cửa sổ, nếu người ta có đủ may mắn trông thấy được một cái gì đó cũng có thể cảm thấy thoả mãn. Ở giữa những người khác, nhìn và nghe họ, tiếp nhận xung lực từ họ hàm ý các trải nghiệm tích cực, các giải pháp có thể chọn để tồn tại một mình. Người ta không nhất thiết phải ở cùng với một người nào đó, nhưng vẫn thấy như đang ở cùng với những người khác. Trái với việc làm người quan sát thụ động những kinh nghiệm của người khác trên máy truyền hình, video hoặc 17 Cơ hội để duy trì sự tiếp xúc đã thiết lập. 18 phim ảnh trong không gian công cộng, bản thân mỗi cá nhân hiện diện là người tham gia một cách đơn giản, nhưng là người tham gia rõ ràng nhất. Phương cách có thể dẫn đến tiếp xúc ở các cấp độ khác. Tiếp xúc có tần số thấp cũng là tình trạng làm cho các hình thức tiếp xúc khác có thể phát triển. Đó là trung dung của cái không thể đoán trước được, cái tự phát, cái không được hoạch định sẵn. Những cơ hội đó có thể được minh hoạ bằng cách xem các hoạt động vui chơi của bọn trẻ đã bắt đầu như thế nào. Những tình huống như thế có thể được sắp xếp. Trò chơi chính thức hoá (có ghi trong chương trình) được diễn ra ở các buổi liên hoan mừng sinh nhật và những nhóm chơi được sắp xếp ở trường. Tuy nhiên, nói chung thì việc chơi đùa thường không có sắp đặt. Nó phát triển một cách tự nhiên khi bọn trẻ ở cùng nhau, khi chúng nhìn thấy nhau ở chỗ chơi, khi chúng cảm thấy thích chơi và “ra ngoài để chơi” mà thực sự không tin chắc rằng trò chơi sẽ bắt đầu. Điều kiện tiên quyết đầu tiên là sự có mặt trong cùng một không gian. Sự gặp gỡ. Những tiếp xúc phát triển một cách tự phát chỉ kết hợp với sự có mặt ở nơi những người khác thường thoáng qua rất nhanh - trao đổi vài lời ngắn ngủi, một cuộc tranh luận ngắn với người đàn ông bên cạnh ngồi trên ghế băng, nói chuyện phiếm với đứa trẻ trong xe buýt, quan sát một người nào đó làm việc và hỏi vài câu, v.v. Từ cấp độ đơn giản ấy, sự tiếp xúc có thể phát triển sang những cấp độ khác khi những người tham gia mong muốn. Sự gặp gỡ, có mặt trong cùng một không gian ở mỗi trường hợp của những hoàn cảnh đó đều là điều kiện tiên quyết căn bản. Một cơ hội không phức tạp để duy trì những tiếp xúc đã thiết lập. Khả năng gặp gỡ những người láng giềng và các bạn đồng nghiệp thường hay nói về những người đến và đi hằng ngày là một cơ hội quý giá để thiết lập và sau đó duy trì sự quen biết một cách bớt căng thẳng và không cần nhiều nỗ lực. Các sự kiện xã hội có thể tiến triển một cách tự phát. Các tình huống được phát triển. Những cuộc thăm viếng và tụ họp có thể được thu xếp ngay khi được thông báo nếu muốn. Rất dễ “tạt vào thăm” hoặc “ghé thăm” hay thoả thuận cái gì sẽ diễn ra ngày mai nếu những người tham gia thường hay đi ngang qua trước cửa nhà nhau và nhất là thường gặp nhau trên đường phố, hoặc nói về các hoạt động hằng ngày ở quanh nhà ở, nơi làm việc, v.v. 19 Thông tin về môi trường xã hội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan