Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức đảng tại miền bắc việt n...

Tài liệu Luận án tiến sĩ đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức đảng tại miền bắc việt nam thời kỳ 1954 1975

.PDF
205
26
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------***--------------- ĐẶNG MINH PHỤNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM THỜI KỲ 1954-1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------***--------------- ĐẶNG MINH PHỤNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM THỜI KỲ 1954-1975 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc 2: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc và TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án ĐẶNG MINH PHỤNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ...................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................. 6 5. Đóng góp của Luận án .......................................................................................... 8 6. Kết cấu của Luận án .............................................................................................. 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................................. 9 1.2. Khái quát kết quả những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ....................................................24 1.2.1. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu ................................ 24 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ............................ 26 Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG TẠI MIỀN BẮC (1954 – 1960) .......................... 30 2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc (1954 – 1960) ..........................................................................30 2.1.1. Khái quát về hệ thống tổ chức của Đảng trước năm 1954 ............ 30 2.1.2. Bối cảnh lịch sử và nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới tác động đến xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc ......................... 36 2.1.3. Chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc sau năm 1954 .......................................................................................................38 2.2. Quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng (1954-1960).....42 2.2.1. Kiện toàn tổ chức các cấp của Đảng ............................................... 42 2.2.2. Chỉnh đốn tổ chức Đảng trong cải cách ruộng đất........................ 56 2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ....................................... 65 2.2.4. Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp uỷ ............ 72 Chƣơng 3. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI MIỀN BẮC (1960-1975) ....... 78 1 3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng về công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc (1960-1975) ..............................................................78 3.1.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra ..................................... 78 3.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở miền Bắc (1960-1975)............................................................................. 82 3.2. Quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng (1960-1975).....94 3.2.1. Kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng các cấp ..................................... 94 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ..................................... 115 3.2.3. Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp uỷ .......... 124 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ......................... 134 4. 1. Nhận xét .........................................................................................................134 4.1.1. Ưu điểm ....................................................................................... 134 4.1.2. Hạn chế........................................................................................ 150 4.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................................164 4.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ................................................................................. 164 4.2.2. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng phải gắn chặt với công tác xây dựng Đảng về tư tưởng ......................................................................... 167 4.2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ........................................................... 171 4.2.4. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng phải gắn với phong trào cách mạng của quần chúng, phòng ngừa những sai lầm “tả khuynh” hoặc thiếu kỷ cương kỷ luật .................................................................................... 174 KẾT LUẬN .................................................................................................. 180 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 185 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 186 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Hệ thống tổ chức của Đảng là tổng thể các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng nhằm thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước; bao gồm tất cả bộ máy tổ chức Đảng là các cơ quan lãnh đạo, cơ quan tham mưu, giúp việc và các tổ chức Đảng trực thuộc từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở của Đảng. Hệ thống tổ chức của Đảng ở các cấp gắn bó chặt chẽ với nhau, hoạt động thống nhất, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Sức mạnh của mọi tổ chức Đảng tạo thành sức mạnh của toàn bộ hệ thống tổ chức của Đảng như V.I. Lênin đã khẳng định: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên” [118, tr.162]. Theo Người, không có tổ chức đảng vững mạnh thì cách mạng vô sản không thể thành công bởi lẽ trong đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là tổ chức. Khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, lĩnh vực trọng yếu nhất và khó khăn nhất là nhiệm vụ tổ chức, trong đó có xây dựng hệ thống tổ chức Đảng. Xây dựng đúng hệ thống tổ chức đảng sẽ nhân lên sức mạnh của Đảng, là nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng và là cơ sở để giải quyết tốt vấn đề cán bộ, đảng viên và tư tưởng trong Đảng. Bởi vậy, xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu của công tác tổ chức xây dựng Đảng. Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống tổ chức đảng. Trong từng thời kỳ, gắn với những yêu cầu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, công tác xây dựng 3 hệ thống tổ chức của Đảng luôn được Điều lệ Đảng khẳng định và Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo điều chỉnh cho phù hợp trong những trường hợp cụ thể nhằm phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng. Từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam bị chia thành hai miền. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đảng đã lãnh đạo tiến hành khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960), thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), thực hiện ba nhiệm vụ đồng thời là chuyển hướng xây dựng kinh tế, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện chiến trường (19651975). Trước yêu cầu đó việc xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc có vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng đảng, nhằm củng cố tổ chức, xây dựng miền Bắc hoàn thành được nhiệm vụ chiến lược của mình. Kết quả là công tác xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Lao động Việt Nam ở miền Bắc (1954-1975) đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng và khẳng định vai trò to lớn: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam là nhân tố hàng đầu, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Nghiên cứu Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là một đề tài lớn và mới cả về nội dung và không gian nghiên cứu. Để góp phần nhỏ vào khắc phục những “khoảng trống về lịch sử” vấn đề này và tái hiện, làm rõ quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc trong trong thời kỳ 1954-1975, cũng như góp phần phục vụ công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1 Mục đích của luận án Tái hiện quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng tại miền Bắc thời kỳ 1954-1975; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu của Đảng trong quá trình đó và góp phần phục vụ công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ của luận án - Trình bày hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu đặt ra với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. - Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc (1954-1975) - Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó; đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu của Đảng trong lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng tại miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Thời gian: từ tháng 7-1954 đến tháng 4-1975. Đây là khoảng thời gian đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Trong khoảng từ năm 1954 đến năm 1975, luận án phân chia thời gian thành 2 giai đoạn tương ứng với 2 chương. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1954 đến trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (tháng 9-1960), giai đoạn thứ hai từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (tháng 9-1960) đến tháng 4 năm 1975. Sở dĩ có sự phân chia như trên là vì theo quy định của Đảng, chỉ duy nhất Đại hội đại biểu toàn quốc mới được phép điều chỉnh hệ thống tổ chức của Đảng. Sự điều chỉnh hệ thống tổ chức của Đảng được ghi trong Điều lệ Đảng. 5 + Không gian: Nghiên cứu Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong phạm vi miền Bắc (Theo Hiệp định Giơnevơ tháng 7-1954, miền Bắc được tính từ Vĩ tuyến 17, từ huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ra phía Bắc). + Nội dung: Trong thời kỳ 1954-1975, Trung ương Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở cả hai miền Nam, Bắc nhưng luận án chỉ tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc. Hệ thống tổ chức Đảng được xây dựng tại miền Bắc bao gồm bộ máy các cấp từ Trung ương đến cơ sở, các cơ quan tham mưu, giúp việc và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Luận án không nghiên cứu hệ thống tổ chức của Đảng trong lực lượng vũ trang. Tổ chức Đảng của Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận nằm trong hệ thống tổ chức của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương. Hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Quân đội. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức của quân đội có tính đặc thù, lại trong điều kiện chiến tranh, đất nước bị chia cắt, có sự phức tạp vì thế Luận án không nghiên cứu hệ thống tổ chức của Đảng trong Quân đội. Từ năm 1957, các quân khu được thành lập trên cơ sở các liên khu [64, tr.839], các liên khu được thay thế bằng các quân khu, vì thế, từ năm 1957, Luận án không nghiên cứu về các liên khu ở miền Bắc. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vấn đề xây dựng Đảng nói chung và hệ thống tổ chức của Đảng nói riêng. 4.2. Nguồn tư liệu Luận án dựa chủ yếu vào các nguồn tư liệu sau: - Một số tác phẩm của V.I.Lênin về xây dựng Đảng cộng sản, các tác phẩm của Hồ Chí Minh các lãnh tụ Đảng về xây dựng Đảng và hệ thống tổ chức của Đảng. 6 - Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam khóa II, khóa III; các Nghị quyết, Chỉ thị về xây dựng hệ thống tổ chức ở miền Bắc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương từ năm 1954 đến năm 1975 được tập trung trong Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, từ tập 15 ( năm 1954) đến tập 36 (năm 1975) và Biên niên sự kiện lịch sử Đảng; các tư liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. - Các báo cáo tổng kết của cấp ủy Đảng trực thuộc Trung ương tại miền Bắc: Khu ủy Việt Bắc, Khu ủy Tây Bắc, Đặc Khu ủy Vĩnh Linh và các tỉnh, thành ủy liên quan đến xây dựng hệ thống tổ chức từ năm 1954 đến năm 1975. - Một số công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu được công bố; một số luận án tiến sĩ lịch sử đã bảo vệ thành công; các bài nghiên cứu liên quan được đăng tải trên Tạp chí Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng... 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp lịch sử, logic. Phương pháp lịch sử được thực hiện chủ yếu trong Chương II và Chương III, nhằm tái hiện quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc ở hai giai đoạn (1954-1960) và (1960-1975) và ở phần I chương 4, để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của Đảng trong lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc trong cả thời kỳ 1954-1975. Phương pháp logic được thực hiện chủ yếu trong Chương I về Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài và ở Chương IV nhằm khái quát rút ra những kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc thời kỳ 1954-1975. Ngoài ra, luận án kết hợp sử dụng phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê… để giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể trong từng chương của luận án. 7 5. Đóng góp của Luận án 5.1. Về mặt lý luận - Làm rõ hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu đặt ra với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. - Hệ thống hóa những chủ trương và tái hiện cơ cơ sở khoa học quá trình chỉ đạo của Đảng trong xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở miền Bắc (1954-1975). - Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, qua đó đúc kết một số kinh nghiệm của Đảng trong của quá trình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở miền Bắc (1954-1975). 5.2. Về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể góp phần hoàn thiện cuốn lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; lịch sử xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ khi ra đời đến nay; qua đó góp phần liên hệ, soi sáng nội dung lý luận về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng tại miền Bắc (1954-1960). Chương 3: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong xây dựng hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc (1960-1975). Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu Sứ mệnh lịch sử, địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản đã quy định sự cần thiết phải xây dựng một tổ chức đảng. Tổ chức đảng cộng sản là một bộ phận của xã hội, là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp và dân tộc. Đảng vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin là một đảng có tổ chức chặt chẽ, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quán triệt những nguyên tắc về xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định công tác xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng, quyết định sự tồn tại và sức lãnh đạo của Đảng. Cũng vì tầm quan trọng đó, nghiên cứu về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học và giới nghiên cứu. Bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng tập trung trong các sách chuyên khảo, các luận án, các bài báo và đề tài nghiên cứu khoa học. Mỗi công trình có hướng nghiên cứu cũng như cách tiếp cận riêng, trong luận án này NCS chọn cách tiếp cận theo nội dung, chia thành những công trình nghiên cứu chung về công tác xây dựng Đảng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức; những công trình nghiên cứu hệ thống tổ chức của Đảng nói chung và những công trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975. 9 Một là, nhóm các công trình nghiên cứu chung về công tác xây dựng Đảng Ban Tuyên huấn Trung ương với cuốn sách Mấy vấn đề về công tác xây dựng Đảng do Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin xuất bản vào năm 1976 đã đề cập đến nhiệm vụ xây dựng Đảng trên cả ba phương diện chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cuốn sách khẳng định sự cần thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng về mặt tổ chức thực hiện và đặc biệt đã phân tích 5 phương châm xây dựng Đảng được đề cập đến trong Nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10-1974). Cuốn sách khẳng định phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nêu cao tầm quan trọng của công tác tư tưởng và nhấn mạnh công tác cán bộ là một trong những vấn đề có tầm quan trọng quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Cuốn sách đã đưa ra được những ưu điểm, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ 1954-1975 cũng như đưa ra những “công tác cần kíp”: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Cải tiến việc bố trí, sử dụng cán bộ; Xây dựng, quy hoạch cán bộ. Tác phẩm của Lê Duẩn, Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978 đã tập hợp một số tác phẩm lý luận quan trọng về xây dựng Đảng như nâng cao đạo đức, phẩm chất của người cộng sản; xây dựng chi bộ và tăng cường kỷ luật trong Đảng; công tác cán bộ; xây dựng Đảng trong phong trào quần chúng. Hồ Chí Minh với tác phẩm Về Đảng cầm quyền, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986. Đây là cuốn sách tuyển chọn một số bài viết và bài nói của Hồ Chí Minh từ năm 1945 đến năm 1969. Những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh trong cuốn sách này đều tập trung nói về vai trò của một đảng cầm quyền và những yếu tố để đảm bảo cho một đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh khẳng định nhân tố quyết định trước hết thắng lợi của cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng bằng một đường lối chính trị đúng đắn. Để Đảng luôn luôn có đường lối đúng đắn, đồng thời có năng lực tổ chức thực tiễn sáng tạo, nhạy bén phù hợp với 10 từng thời kỳ cách mạng, đưa cách mạng vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi, thì cần phải tăng cường xây dựng Đảng trên các mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong những bài viết đều khẳng định người cán bộ, đảng viên cần phải có đạo đức cách mạng và năng lực thực hiện nhiệm vụ cách mạng, đây là hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu và không thể coi nhẹ mặt nào. Viện Xây dựng Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với cuốn Xây dựng Đảng do Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1999. Các tác giả đã trình bày các vấn đề lý luận về xây dựng Đảng một cách có hệ thống như: Học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân; công tác tư tưởng của Đảng; công tác lý luận của Đảng; bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; xây dựng hệ thống tổ chức và bộ máy của Đảng; xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng; công tác cán bộ của Đảng; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng. Cuốn sách Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của tác giả Lê Đức Bình, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 đã khẳng định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là kết quả của quá trình không ngừng xây dựng, củng cố Đảng về mọi mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; mỗi mặt đó có vị trí quan trọng không thể thiếu, đồng thời chúng gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của Đảng. Tác giả khẳng định cần phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh là thiết thực bồi dưỡng nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong phần đầu của cuốn sách, tác giả viết về công tác xây dựng đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sau khi thống nhất Tổ quốc, trong đó cũng đề cập sơ lược đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước khi lấy đó làm dẫn chứng cho những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng. Tác giả nhấn mạnh cần nhận rõ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chất lượng đảng viên và số lượng đảng 11 viên, trong những điều kiện nhất định, hai mặt ấy không đối lập nhau mà thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành sức mạnh hoàn chỉnh của đội ngũ đảng viên. Trong năm 2004, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức hội thảo lý luận về vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền của cả hai Đảng. Các bài tham luận trong Hội thảo này được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tập hợp lại và xuất bản thành cuốn sách Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc. Các bài viết của các nhà khoa học hai nước về cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định vị trí then chốt của Đảng cách mạng trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới; khẳng định sự cần thiết khách quan phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Và đặt ra yêu cầu tất yếu phải luôn kiên trì đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh đạo, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, các bài viết cũng khẳng định phải thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và chất lượng công tác lý luận của Đảng; thường xuyên coi trọng việc xây dựng củng cố Đảng về tổ chức, đảm bảo nội bộ luôn luôn đoàn kết thống nhất, có sức chiến đấu cao. Cuốn sách lưu hành nội bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia. Các bài viết của các nhà khoa học trong cuốn sách bên cạnh việc khẳng định rõ quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam , Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy nhất cầm quyền trong điều kiện chính trị - xã hội ở Việt Nam; đồng thời các bài viết cũng nêu ra những đề xuất về các vấn đề xây dựng Đảng với mong muốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả trước dân tộc. Vấn đề xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức được thể hiện trong đó có các bài viết khẳng định Đảng cần phải thật sư thực hiện tốt tự 12 phê bình và phê bình, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường rèn luyện đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, có năng lực và uy tín; tiến hành chống tham nhũng một cách mạnh mẽ bởi uy tín của Đảng, sức chiến đấu, sức sống của Đảng phụ thuộc không ít vào kết quả của trận chiến “chống nội xâm”. Cuốn sách chuyên khảo của Nguyễn Trọng Phúc: Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách đã khẳng định nguyên tắc xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và đã trình bày một cách hệ thống về lịch sử công tác xây dựng đảng từ khi Đảng được thành lập đến nay. Tác giả đã khẳng định trong thời kỳ 1954-1975, công tác xây dựng Đảng phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt có nhiều khó khăn, thách thức, song cũng là chặng đường nhiệm vụ xây dựng Đảng có nhiều thành công lớn, góp phần quan trọng thực hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với việc thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền. Công tác xây dựng tổ chức của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ được trình bày một cách khái quát và lồng ghép với nhiều mảng nội dung khác của công tác xây dựng Đảng nói chung. Trong đó, cuốn sách nhấn mạnh sự phát triển về tổ chức và sự trưởng thành, phấn đấu kiên cường của đội ngũ cán bộ, đảng viên của cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng. Tác giả khẳng định sức mạnh về tổ chức và uy tín chính trị, tính thống nhất và kỷ luật cao của Đảng là sự bảo đảm cho Đảng lãnh đạo tập trung, thống nhất trong điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp. Tác giả cũng đề cập đến một số sai lầm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng những năm 1954-1975. Tác giả Nguyễn Phú Trọng với công trình Xây dựng chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách đã đề cập nhiều vấn đề phong phú về lý luận và thực tiễn, đúc kết những bài học, kết luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức để nhằm xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh lãnh đạo đất nước và nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. 13 Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về các vấn đề cơ bản về công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức như tác giả Mạch Quang Thắng đề cập đến trong cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2007; Trần Đình Huỳnh, Ngô Kim Ngân (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền, Nxb Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Triệu Quang Tiến (chủ biên) với cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, xuất bản năm 2004, Nxb Lao động, Hà Nội... Những công trình nghiên cứu trên với những cách tiếp cận và mức độ phản ánh khác nhau nhưng ít nhiều đều đã đề cập đến công tác xây dựng đảng nói chung trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức. Hai là, nhóm công trình nghiên cứu về công tác xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng - Nhóm công trình nghiên cứu về quá trình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng trước năm 1954 và sau năm 1975 Trần Trọng Thơ với bài viết "Xây dựng cơ quan Trung ương - một thành công nổi bật của Đảng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (19301945)", Tạp chí Lịch sử Đảng số 6 (2009) đã đi sâu tìm hiểu công cuộc xây dựng, củng cố cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền với nhiều khó khăn, thách thức. Những thành công của quá trình xây dựng, kiện toàn, củng cố, bảo vệ cơ quan Trung ương của Đảng trong thời kỳ này thực sự là rường cột, bảo đảm cho hệ thống tổ chức của Đảng thống nhất và phát triển, tiêu biểu cho năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Bài viết của tác giả Ngô Văn Minh: “Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng ở Quảng Nam (1939-1945)” đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 2-2011, đã nghiên cứu về công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng ở Quảng Nam trong 14 những năm 1939 đến 1945, cuộc vận động chỉnh đốn đảng theo tinh thần của tác phẩm “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và cuộc đấu tranh thống nhất tư tưởng của Đảng giai đoạn này đã được phác họa trên những nét cơ bản gắn với thực tiễn của địa phương - tỉnh Quảng Nam. Cuốn sách chuyên khảo của Trần Trọng Thơ (2014), “Xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương, xứ ủy của Đảng thời kỳ 1930-1945”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật đã góp phần phản ánh hiện thực quá trình xây dựng, khôi phục và phát triển tổ chức Đảng cấp Trung ương và Xứ ủy, nhân sự các cấp ủy, soi tỏ đặc điểm, tổ chức, hoạt động của các cấp bộ Đảng, của các nhân vật lịch sử của Đảng trong quá trình vận động cách mạng trước khi trở thành một Đảng cầm quyền; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ tổ chức Đảng thời kỳ 1930-1945. Bài viết “Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng ở Liên khu III những năm 1948-1950” của tác giả Nguyễn Thị Xuân đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 1-2012, đã làm rõ chủ trương cả Liên khu ủy III về công tác xây dựng Đảng trước những yêu cầu mới của cuộc kháng chiến, đó là: xây dựng Đảng là nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng phát triển, củng cố cơ sở Đảng, nhất là ở vùng địch. Trong những năm 1948-1950, công tác xây dựng đảng của Liên Khu III tập trung vào việc xây dựng, kiện toàn các ban chi ủy, đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Đặc biệt Liên khu III đã phát động những phong trào như "Sáu tháng thi đua học tập", "Ba tháng đấu tranh nội bộ", "củng cố nặng hơn phát triển"... để nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng ở Liên khu III trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đề tài cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006 do Nguyễn Hữu Cát làm chủ nhiệm “Đảng lãnh đạo công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ trong thời kỳ 1930-1945”. Đây là thời kỳ Đảng hoạt động bí mật, chưa nắm chính quyền, do đó việc xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức Đảng các cấp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của cách mạng. Đề 15 tài đã tập trung nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, yêu cầu của cách mạng thời kỳ 1930-1945, quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ từ Xứ ủy, Liên tỉnh ủy, Tỉnh ủy, Huyện ủy, Chi bộ Đảng ở Bắc Kỳ và đã đưa ra một số kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945. Đề tài cấp Bộ “Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945”của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2009 do Trần Trọng Thơ làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung phản ánh quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm và phương thức xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ và vai trò của nó trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong công cuộc vận động cách mạng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945. Đề tài cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011 do Nguyễn Bình làm chủ nhiệm “Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)”. Đề tài tập trung làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng. Tái hiện quá xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đề tài đã đưa ra một số kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Cuốn sách Xây dựng Đảng về tổ chức của tác giả Ngô Đức Tính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 đã trình bày các nguyên lý, quan điểm, nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về tổ chức và công tác tổ chức như xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy của Đảng, công tác cán bộ, đảng viên của Đảng. Cuốn sách cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy của Đảng hiện nay, đó là, cần phải nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm vụ của Đại hội Đảng các 16 cấp, phải rất coi trọng đổi mới và kiện toàn cấp ủy các cấp về mọi mặt đặc biệt tập trung kiện toàn tổ chức ở hai cấp trọng yếu là cấp Trung ương (đây là cấp có vai trò chiến lược, nơi trực tiếp đề ra cương lĩnh, đường lối và chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước) và cấp cơ sở (đây là cấp nền tảng của Đảng và của hệ thống chính trị). Tác giả khẳng định công tác xây dựng Đảng về tổ chức nói chung và xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng nói riêng luôn có mối quan hệ biện chứng với các mặt xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng. Việc xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị xuất phát từ đường lối chính trị của Đảng, phục vụ thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong mọi thời kỳ. Cuốn sách chuyên khảo Tổ chức cơ sở đảng với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tập thể tác giả Nguyễn Cúc, Lê Phương Thảo, Doãn Hùng xuất bản năm 2004, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày một cách khái quát những quan điểm, lý luận về tổ chức cơ sở đảng và xây dựng, chỉnh đốn đảng. Cuốn sách khẳng định trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn đảng, tổ chức cơ sở đảng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi đây là nơi triển khai thực hiện các quyết định từ Trung ương đến địa phương, nơi kiểm nghiệm các quyết sách lãnh đạo quản lý, nơi sang lọc đội ngũ đảng viên trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn đảng, nơi trực tiếp gắn bó với quần chúng. Các tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn đảng tại các tổ chức cơ sở đảng, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn đảng tại các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Trong bài viết Nghiên cứu xu thế phát triển tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới điều kiện toàn cầu hóa, tin tức hóa, Tạp chí Thế giới đương đại và chủ nghĩa xã hội, số 1, 2008, tác giả Thôi Quế Điền đã phân tích bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và tin tức hoá, những thách thức của nó đối với công tác xây dựng, phát triển tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đứng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan