Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương

.PDF
122
14
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Thư SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TRONG CƠN LỐC XOÁY CỦA TRẦM HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Thư SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TRONG CƠN LỐC XOÁY CỦA TRẦM HƯƠNG Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HOÀI ANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trịnh Thị Thư LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và phòng Sau đại học đã tạo cho tôi môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn luận văn là PGS.TS Trần Hoài Anh đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý giá cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến nhà văn Trầm Hương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu. Bước đầu đi vào nghiên cứu khoa học, bản thân tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai sót. Tôi rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của quí thầy cô để tôi có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2, năm 2018 Tác giả luận văn Trịnh Thị Thư MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. NHÀ VĂN TRẦM HƯƠNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT TRONG CƠN LỐC XOÁY .......... 8 1.1. Nhà văn Trầm Hương – Quê hương, cuộc đời và sự nghiệp văn học ........ 8 1.1.1. Quê hương ............................................................................................. 8 1.1.2. Cuộc đời ................................................................................................ 9 1.1.3. Sự nghiệp văn học ............................................................................... 12 1.2. Quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người của Trầm Hương .............................................................................................. 14 1.2.1. Con người nhìn từ quan niệm triết học ............................................... 14 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người .......... 17 1.2.3. Nhà văn Trầm Hương với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người ...................................................................... 21 1.3. Hành trình sáng tác tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương..... 24 1.3.1. Quá trình sáng tác tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy ............................. 24 1.3.2. Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy .............................. 25 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 30 Chương 2. SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TRONG CƠN LỐC XOÁY NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẤT NƯỚC, CÁCH MẠNG VÀ GIA ĐÌNH............................. 31 2.1. Số phận con người trong mối quan hệ với Đất nước ................................ 31 2.1.1. Người yêu nước với lựa chọn đấu tranh ............................................. 31 2.1.2. Người yêu nước đứng ngoài thời cuộc ............................................... 36 2.1.3. Bi kịch của sự hoài nghi...................................................................... 39 2.2. Số phận con người trong mối quan hệ với cách mạng-kháng chiến ......... 43 2.2.1. Người trí thức dấn thân ....................................................................... 43 2.2.2. Người chiến sĩ cách mạng yêu nước ................................................... 47 2.2.3. Bi kịch của “sự lãng quên” ................................................................. 51 2.3. Số phận con người trong mối quan hệ với tình yêu- hôn nhân và gia đình ...................................................................................................... 56 2.3.1. Con người với khao khát tình yêu và bi kịch của tình yêu ................. 56 2.3.2. Người phụ nữ trong vòng xoáy hôn nhân ........................................... 61 2.3.3. Con người với gánh nặng “gia đình” trong cơn lốc thời cuộc ............ 67 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 73 Chương 3. SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TRONG CƠN LỐC XOÁY NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU .................... 74 3.1. Cốt truyện .................................................................................................. 74 3.1.1. Cốt truyện sự kiện ............................................................................... 75 3.1.2. Cốt truyện theo tuyến nhân vật ........................................................... 78 3.1.3. Cốt truyện theo dòng ý thức ............................................................... 82 3.2. Nhân vật .................................................................................................... 87 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ............................................................ 87 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động ............................................................ 90 3.2.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm ................................................................. 94 3.3. Giọng điệu ................................................................................................. 98 3.3.1. Giọng chính luận ................................................................................. 98 3.3.2. Giọng triết luận ................................................................................. 101 3.3.3. Giọng thương cảm ............................................................................ 104 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 108 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 111 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh không phải là nỗi đau riêng của cá nhân nào mà là nỗi đau chung của dân tộc. Để có ngày hôm nay, dân tộc ta phải trải qua những cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt. Chiến tranh gây ra đau khổ cho mọi người. Thế nhưng những con người sinh ra trong giai đoạn khốc liệt đó chấp nhận gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ của dân tộc, tự nguyện dấn thân để trở thành một phần của cộng đồng. Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Mục đích của văn học là đề cập đến những vấn đề của con người. Ở bất kì giai đoạn văn học nào thì vấn đề con người cũng luôn được quan tâm tìm hiểu. Trong từng bối cảnh lịch sử - xã hội khác nhau, con người được nhìn nhận, đánh giá với những tiêu chí khác nhau nhưng nhìn chung, văn học vẫn đề cao những giá trị tốt đẹp của con người. Việc nhìn nhận và lí giải về con người là nhu cầu, nhiệm vụ tất yếu của văn học, như Goocki đã nói: “Văn học là nhân học”. Tôi chọn nghiên cứu đề tài “Số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy vì tôi nhận thấy sự hy sinh của những con người đã hiến dâng cuộc đời cho độc lập tự do của tổ quốc và sự phồn vinh của dân tộc đang bị lãng quên. Trầm Hương đã chia sẻ: “Viết để chống lại sự lãng quên. Vì không can tâm nhìn những chiếc lá đi váo cõi tối tăm quên lãng” [34, tr.11, t.1]. Cũng vì “không đành lòng nhìn một thế kỷ đan xen những phận người, gắn với những thăng trầm lịch sử trôi vút đi, bị chôn vùi dưới những nấm mồ, tan vào cát bụi” [34, tr.12, t1]. Trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, dòng văn học cách mạng đã cho ra đời các tác phẩm đặc sắc với hình tượng nổi bật là con người có lí tưởng, hoài bão nhưng con người lúc này lại mang gương mặt chung của tập thể mà quên đi sự hy sinh thầm lặng của những con người cá nhân. “Lịch sử cần những tiếng hô xung phong, những bước chân rầm rập nện xuống đường nhưng cũng cần đến 2 sự im lặng và hy sinh trong bóng tối” [34, tr.275, t.1]. Nghiên cứu đề tài này cũng là một cách mà tôi thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với những người chiến sĩ yêu nước đã hy sinh thầm lặng cuộc đời mình trong cuộc chiến tranh vệ quốc và những con người nhỏ bé khác bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh và trở thành trò đùa của số phận. Con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy được nhìn nhận từ góc độ số phận con người cá nhân, Trầm Hương đã vẽ nên bức tranh chân thực về số phận, bi kịch của con người trong những giai đoạn chiến tranh khốc liệt và cả những dư chấn của chiến tranh tồn tại bên trong tâm hồn họ sau khi bước ra khỏi cuộc chiến để trở về với cuộc sống đời thường. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy là sáng tác mới của nhà văn Trầm Hương trong năm 2016, viết về đề tài cách mạng và kháng chiến. Tuy tiểu thuyết mới ra đời nhưng đã được bạn đọc nhiệt tình hưởng ứng. Nhìn chung tới thời điểm này, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về nhà văn cũng như về tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. Đa số các bài viết về tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy là các bài giới thiệu, tóm tắt tác phẩm để bạn đọc nắm được nội dung của tiểu thuyết. Một số bài viết, bài nghiên cứu về tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy đáng chú ý là: “Trong cơn lốc xoáy: Viết để chống lại sự lãng quên” của tác giả Trầm Hương viết, được đăng trên báo Phụ Nữ ngày 18-5-2016. Bài viết đề cập đến duyên cơ giữa Trầm Hương và Bà Jeane Anna Villarreal và tâm nguyện “Bà muốn gặp một nhà văn để được lắng nghe, đồng cảm; liên hệ lịch sử, kết nối những số phận mà bà đã gặp, dựng nên một tác phẩm văn học” của một người con đã hy sinh cho đất nước nhưng không được Tổ Quốc thừa nhận. Sự đồng cảm giữa những người phụ nữ đã tạo động lực cho Trầm Hương viết nên tiểu thuyết này. Vì Trầm Hương không đành lòng nhìn một thế kỷ đan xen những phận người, gắn với những thăng trầm lịch sử trôi vút đi, bị chôn vùi dưới 3 những nấm mồ, tan vào cát bụi. Trong bài viết, nhà văn Trầm Hương đề cập đến những khó khăn khi tiến hành viết tiểu thuyết và khẳng định mục đích viết tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy là “Vì không can tâm nhìn những chiếc lá đi vào cõi tối tăm quên lãng mà tôi đã viết…Viết để chống lại sự lãng quên.” [34, tr.9, t.1]. Bài báo Trong cơn lốc xoáy: Ngẫm về thân phận con người giữa chiến tranh của Ngọc Lan đề cập tới số phận của những con người nhỏ bé trong chiến tranh mà tiêu biểu là nhân vật Jeannette. Đồng thời, Ngọc Lan đã đề cập tới vấn đề nhìn nhận lại chiến tranh trong bối cảnh đương đại. Hay bài Tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy xoáy vào cảm xúc của Hoài Thương được đăng trên báo Điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam ngày 19/05/2016 đã giới thiệu buổi ra mắt bộ tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy gồm hai tập và dài gần 1000 trang. Hoài Thương nhận định rằng tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy là một sự ám ảnh về số phận con người giữa những lốc xoáy lịch sử- cuộc đời. Bài viết 10 năm cho bộ tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Ngọc Bích được đăng trên báo Văn hóa Văn nghệ ngày 14/05/2018. Bài viết đã giới thiệu giải thưởng mà tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy đã đạt được là giải A tiểu thuyết Cuộc thi sáng tác về đề tài cách mạng và kháng chiến (giai đoạn 1930-175) do Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao tặng năm 2015. Ngọc Bích đã thuật lại hành trình gian khổ của nhà văn Trầm Hương trong suốt mười năm ròng rã để tái hiện bức tranh về số số phận của con người trong chiến tranh vệ quốc cũng như những bộn bề thời hậu chiến. Bài “Viết để chống lại sự lãng quên” của Trần Hoài Anh trong Nhà Văn & Tác phẩm số 19, tháng 9- 10 năm 2016 đã nói đến ý thức trách nhiệm của người cầm bút đối với cuộc đời, suy nghĩ cảm nhận của người viết đối với số phận của những nhân vật trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy; lí giải về hành trình đi đến cách mạng của các nhân vật như Vạn, giáo Long, Jeannette; sự lựa chọn của các nhân vật trước hoàn cảnh đất nước chiến tranh cũng như sự mâu thuẫn giữa lí tưởng cách mạng và hiện thực cuộc sống : “Ôi, lý tưởng hoài bão, 4 ước mơ vá biển lấp trời của ta rốt cuộc đều thua cuộc trước thực tế đàn bà” [34, tr.421, t.2] và quan trọng nhất là sự biết ơn, trân trọng sự hy sinh của người phụ nữ như Hai Mân, Jeannette, Huệ, cô Tím bán than…Ngoài ra, Trần Hoài Anh đặt một vấn đề cho bạn đọc suy ngẫm là : Bi kịch của con người do lịch sử lựa chọn hay chính do sự lựa chọn của con người ? Con người bước vào cuộc cách mạng đôi khi rất giản đơn, vì tình yêu mà họ tự nguyện dấn thân làm cách mạng. Cuối cùng, Trần Hoài Anh đã chỉ ra một số khía cạnh nghệ thuật chưa hoàn hảo của tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy nhưng vẫn đánh giá cao và dành lời khen cho nữ nhà văn Trầm Hương cũng như đứa con tinh thần mà nhà văn Trầm Hương đã sinh thành sau 10 năm thai nghén. Trên đây là lịch sử nghiên cứu vấn đề “Số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương”. Như vậy, đến thời điểm này chưa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ, hệ thống về đề tài số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. Đây cũng là một đề tài có tính vấn đề, cần được nghiên cứu. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương” làm luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên những bài viết nêu trên cũng là những tư liệu cần thiết giúp tôi thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của nhà văn Trầm Hương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là bộ tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của nhà văn Trầm Hương, gồm 2 tập, được Nxb. Phụ nữ ấn hành năm 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đề tài “Số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương”, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5 4.1. Phương pháp lịch sử- xã hội Người viết sẽ quan tâm đến bối cảnh lịch sử-xã hội Việt Nam với việc tác động đến số phận của con người trong cơn lốc của lịch sử - xã hội. 4.2. Phương pháp thi pháp học Sử dụng phương pháp thi pháp học để xem xét việc biểu hiện của số phận con người nhìn từ phương diện nghệ thuật như: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, giọng điệu… 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong việc nghiên cứu mối quan hệ, sự tương đồng, khác biệt giữa các tác phẩm của Trầm Hương khi viết về thân phận con người, từ đó tìm ra nét đặc sắc của tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh, đối chiếu được dùng để so sánh cách viết về số phận con người trong chiến tranh của Trầm Hương với cách viết về chiến tranh, số phận con người của một số tác giả khác, để đưa ra những kết luận cần thiết. 4.4. Thao tác phân tích - tổng hợp Người viết sẽ phân tích biểu hiện của số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương về một số phương diện nội dung và hình thức thể hiện, sau đó tổng hợp lại, đưa ra những đánh giá tổng quát về vấn đề nghiên cứu. 4.5. Phương pháp tiểu sử tác giả Người viết sẽ tìm hiểu tiểu sử cuộc đời của nhà văn Trầm Hương để thấy được cuộc đời của của Trầm Hương ảnh hưởng tới quan niệm con người và quá trình sáng tạo tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy như thế nào. 5. Đóng góp luận văn Với việc nghiên cứu đề tài “Số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương”, luận văn giúp chúng ta thấy được số phận của con người trong chiến tranh, sự lựa chọn của con người trước các ngã rẽ của cuộc đời với những bi kịch cá nhân trong vòng xoáy của thời cuộc. 6 Thừa nhận những đóng góp của nhà văn Trầm Hương trong việc khai thác đề tài chiến tranh dưới góc độ số phận con người, để có một cách nhìn đa diện, đa chiều, mới mẻ về con người. Đó là một cái nhìn đậm chất nhân văn về số phận con người với tư cách là một nhân vị. Luận Văn cũng là tài liệu tham khảo và giảng dạy về nhà văn Trầm Hương cũng như tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy trong bối cảnh của văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung và các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng nói riêng. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo”, “Phụ lục”, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Nhà văn Trầm Hương và hành trình sáng tác tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy Chương 1 của luận văn sẽ giới thiệu về cuộc đời, văn nghiệp, quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Trầm Hương thể hiện trong sáng tác của mình cũng như hành trình viết tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. Chương 2. Số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy nhìn từ mối quan hệ với Đất nước, cách mạng và gia đình Chương 2 sẽ tiến hành nghiên cứu số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy qua mối liên hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyết với Đất nước - cách mạng - gia đình để thấy được số phận của con người trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh. Chương 3. Số phận con người trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy nhìn từ phương diện cốt truyện, nhân vật và giọng điệu Chương 3 sẽ làm rõ số phận con người thông qua các phương diện nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy mà nhà văn Trầm Hương đã sử 7 dụng như: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật và giọng điệu. 8 Chương 1 . NHÀ VĂN TRẦM HƯƠNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT TRONG CƠN LỐC XOÁY 1.1. Nhà văn Trầm Hương – Quê hương, cuộc đời và sự nghiệp văn học 1.1.1. Quê hương Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất được mệnh danh là “Xứ dừa”. Thiên nhiên đã ảnh hưởng rất nhiều đến con người Bến Tre, tính tình chất phác phóng khoáng, cần cù và đôn hậu là nét đặc trưng của người dân Bến Tre. Bằng khối óc thông minh và bàn tay khéo léo, người dân Bến Tre đã tạo nên những làng nghề thủ công đa dạng, phong phú, làm nên màu sắc riêng cho tỉnh mình. Một vùng sông nước như Bến Tre với những con người đôn hậu, tình cảm đã sản sinh ra những làn điệu dân ca ngọt ngào, hò, vè, cải lương…Vì vậy trong văn học Bến Tre nói riêng và văn học các tỉnh miền Tây nói chung, tính nhạc và các âm hưởng dân ca được đưa vào tác phẩm văn học với tần suất dày đặc, tạo nên nét đặc trưng cho các tác phẩm tỉnh này. Bến Tre có loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Những câu truyện cổ, câu đố, thơ ca, các giai thoại về “ông già Ba Tri”…của Bến Tre đã góp phần bảo tồn kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Văn học Bến Tre là một bộ phận quan trọng trong văn học nước nhà. Bến Tre cũng là quê hương của những gương mặt văn hóa- lịch sử lớn như: Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Thị Định …Trên nền tảng văn hóa như vậy, đội ngũ nhà văn, nhà thơ ở Bến Tre tích cực phát huy truyền thống văn hóa tỉnh nhà. Để khuyến khích tinh thần sáng tác cho các văn nghệ sĩ, tỉnh Bến Tre đã tổ chức một số các giải thưởng văn học thường niên, tiêu biểu như giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểuđây là giải thưởng được trao định kì năm năm một lần. Mục đích của giải thưởng này là tôn vinh những cá nhân nghệ sĩ có đóng góp cho văn học- nghệ thuật tỉnh 9 nhà những tác phẩm (văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, múa…) có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật cũng như phản ánh chân thực về con người và vùng đất Bến Tre qua các thời kì, đã được kiểm chứng qua thời gian. Chúng ta có thể điểm mặt một số văn nghệ sĩ tiêu biểu, xuất thân từ Bến Tre như: Dương Sinh, Nguyễn Thảo Nguyên, Nguyễn Bạch Sơn, Lâm Triều An, Từ Phạm Hồng Hiên…Đứng trong đội ngũ đông đảo đó chúng ta không thể không nhắc đến Trầm Hương, một nhà văn với hàng loạt các tác phẩm gây được tiếng vang và nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá. 1.1.2. Cuộc đời Nhà văn Trầm Hương tên khai sinh là Bùi Thị Thủy, sinh ngày 24 tháng 3 năm 1963 tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Trầm Hương xuất thân trong một gia đình trí thức. Cha của cô làm thầy giáo ở xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre vì vậy ngay từ khi còn nhỏ Trầm Hương đã ý thức được vai trò của việc học tập. Noi theo tấm gương của cha mình, trong nhiều năm liền cô luôn là học sinh giỏi của lớp và là niềm tự hào của gia đình. Đến kì thi đại học, cô thi vào trường đại học Y theo ý muốn của cha nhưng rồi may mắn không đến với Trầm Hương, sau khi không đậu vào trường Y thì cô được gọi nhập học ở khoa trồng trọt, Trường đại học Cần Thơ. Sau khi tốt nghiệp, Trầm Hương công tác tại một trạm bảo vệ thực vật. Nơi đây đã nhen nhóm lên ngọn lửa văn chương vẫn cháy âm ỉ trong lòng Trầm Hương suốt nhiều năm qua. Hằng ngày, cô tiếp xúc với nhiều người nông dân, lắng nghe những câu chuyện đời đầy chua xót của họ và cả những bất công mà người nông dân phải gồng mình chịu đựng. Trầm Hương khát khao được cầm bút viết để chia sẻ, đấu tranh cho những người dân lương thiện mà cô đã được gặp và lắng nghe câu chuyện cuộc đời của họ. Hằng đêm, sau khi kết thúc một ngày làm việc vất vả ở trạm bảo vệ thực vật, Trầm Hương bắt đầu tập viết văn, thơ. Cảm xúc của Trầm Hương như được giải phóng ra ngoài qua ngòi bút, và cứ thế cô miệt mài viết và viết. 10 Sau khi công tác tại trạm bảo vệ thực vật được ba năm, Trầm Hương nhận thấy mình được sinh ra không phải chỉ để làm một nhân viên “bảo vệ thực vật” mà còn là để “bảo vệ con người”. Bao nhiêu số phận thúc giục Trầm Hương phải hoạt động văn chương một cách nghiêm túc, vì vậy cô đã quyết định bỏ việc tại trung tâm bảo vệ thực vật và bắt đầu bước vào con đường sáng tác văn chương chuyên nghiệp. Bước đầu, Trầm Hương xin làm phóng viên ở Vũng Tàu. Đây là một công việc rất gian khổ nhưng nó lại giúp cô có nhiều cơ hội tiếp xúc và thu thập nhiều tư liệu quý giá cho việc sáng tác của Trầm Hương. Trong ba năm công tác ở Vũng Tàu, vượt qua những khó khăn về vật chất, Trầm Hương đã viết rất nhiều tác phẩm và cho ra đời tiểu thuyết đầu tay Thị trấn không đèn, đó là món quà mà Trầm Hương dành tặng cho những người dân quê hương của mình. Dần dần cô bắt đầu có được chỗ đứng khá ổn định ở đài truyền hình Vũng Tàu, đó là nền tảng để Trầm Hương chuyên tâm hơn vào sáng tác. Khi tiểu thuyết Người đẹp Tây Đô ra mắt độc giả thì tên tuổi của Trầm Hương mới được công chúng biết đến nhiều hơn. Mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ thì Trầm Hương lại một lần nữa quyết định bỏ việc làm báo, một thân một mình lên Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Tất cả đều bắt đầu lại từ vạch số 0, không nhà, không việc làm. Mảnh đất Sài Gòn hoa lệ chứa đầy những thách thức, nhưng những nghịch cảnh đó không quật ngã được cô nhà văn trẻ đến từ Bến Tre. Nhờ sự giúp đỡ của một vài người bạn mà Trầm Hương đã tìm được chỗ ở, tuy không sang trọng tiện nghi nhưng trong thời điểm đó, nó giúp cô tiếp tục nuôi dưỡng sự nghiệp văn chương của mình. Nhìn bề ngoài xinh đẹp, nhẹ nhàng và sâu sắc của Trầm Hương không ai nghĩ cô lại rất quyết liệt và mạnh mẽ trong tình yêu khi cô quyết định làm mẹ đơn thân của hai đứa con nhỏ. Trong bài phỏng vấn Những cây bút bạc tỉ- Bài 3 trên báo Pháp luật ngày 24/4/2016, Trầm Hương đã tâm sự rằng: “Hơn 30 năm viết như phát rồ để cho ra gia tài văn chương đồ sộ mà nhà văn Trầm Hương vẫn còn ước sao trời đừng có đêm để chị không phải... đi ngủ, để có thêm thời 11 gian viết. Tôi thực tế, thậm chí thực dụng lắm, viết cái gì ra tiền là tôi viết liền”. Sáng tác không chỉ là đam mê mà nó còn là công cụ để cô kiếm sống. Trách nhiệm của một người mẹ đè nặng lên hai vai của Trầm Hương. Chấp nhận làm một người mẹ đơn thân của hai đứa con, có những đêm Trầm Hương phải thức thâu đêm để làm việc, khi ấy cô vừa sinh con, những đầu ngón tay tướm máu trên bàn phím máy gõ chữ, vừa chua xót nhưng cô cũng cảm thấy tự hào vì chính nhờ những con chữ mà cô có tiền chăm lo cho hai con của mình mà không cần dựa vào một người đàn ông nào cả. Sự vất vả, chông chênh của cô suốt nhiều năm liền như dần chuyển hóa vào chính các nhân vật nữ trong các sáng tác của Trầm Hương. Đọc các tiểu thuyết của Trầm Hương ta đều nhận thấy bóng dáng tính cách và cuộc đời của Trầm Hương trong đó. Tuy vất vả là thế nhưng Trầm Hương vẫn tiếp tục con đường học tập của mình với việc bổ sung cho mình hai tấm bằng : Cử nhân báo chí và đạo diễn điện ảnh, đồng thời cũng hoàn thành chương trình cao học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chuyên ngành báo chí. Trầm Hương từng là tuyên truyền viên chính của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công việc này đã giúp Trầm Hương hiểu hơn về những con người đã trải qua cuộc chiến tranh và sự mất mát của họ bởi sự lãng quên. Trầm Hương càng ý thức được ý nghĩa của việc cầm bút và chiến đấu để đem sự thật ra ánh sáng và giúp họ nhận được những gì đáng lẽ thuộc về họ. Nay tuy đã về hưu nhưng Trầm Hương vẫn tiếp tục hành trình sáng tác văn chương của mình với tất cả sự nhiệt huyết và nỗ lực. Nhà văn Trầm Hương còn tích cực tham gia vào các tổ chức, đoàn thể để có thêm tư liệu để đưa vào các sáng tác của mình. Hiện Trầm Hương là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, hội viên Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. 12 1.1.3. Sự nghiệp văn học Trầm Hương là một nhà văn đa tài, tuy cuộc đời của Trầm Hương đầy vất vả nhưng cô đã biến nó thành động lực để sống, viết và cống hiến cho đời. Đến thời điểm này, Trầm Hương đã cho ra mắt độc giả hàng loạt các sáng tác của mình và gặt hái được nhiều giải thưởng văn học. Đó cũng là sự ghi nhận những cống hiến, hoạt động văn chương nghiêm túc của Trầm Hương đối với nền văn học nước nhà . Các tác phẩm của nhà văn Trầm Hương đã xuất bản : - Thị trấn không đèn (tiểu thuyết - Nxb Đồng Nai 1990) - Mưa biển (tiểu thuyết - Nxb Đồng Nai 1992) - Hoa lửa (tập thơ - Nxb Hội Nhà văn 1993) - Người đàn bà trong thu tím (tập truyện ngắn - Nxb Hội Nhà văn 1993) - Huyền thoại tình yêu (tập truyện ngắn - Nxb Trẻ 1995) - Người đẹp Tây Đô (tiểu thuyết, 2 tập - Nxb CAND 1996) - Một chút tài hoa (Nxb Phụ nữ 1996) - Nhân ảnh (tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ 1997) - Nắng quái (tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ 1998) - Nhật ký cho My (tiểu thuyết cho thiếu nhi - Nxb Kim Đồng 1999) - Nỗi sợ (Nxb Phụ nữ 2000) - Cổ tích cho con (tập truyện ngắn - Nxb Trẻ 2002) - Đêm trắng của Đức Giáo Tông (Nxb CAND 2002) - Mẹ (tập truyện ký- Nxb Quân đội Nhân dân 2002) - Đêm Sài Gòn không ngủ (tiểu thuyết, Nxb Văn nghệ 2008) - Người cha hiện đại (tiểu thuyết, Nxb Văn hóa Văn nghệ 2011) - Nếu như có linh hồn (truyện ngắn - Nxb Văn hóa Văn nghệ 2012) - Trong cơn lốc xoáy (tiểu thuyết - Nxb Văn hóa Văn nghệ 2016) 13 Về kịch bản phim truyện, Trầm Hương có các kịch bản đáng chú ý là: - Người đẹp Tây Đô (Hãng phim Việt Nam sản xuất và phát hành năm 1996) - Biệt ly trắng (Hãng phim Truyền hình Thành phố, sản xuất năm 1995) - Lời thề ( Hãng phim Giải phóng, sản xuất năm 1996) Về kịch bản phim tài liệu, Trầm Hương thành công với các kịch bản sau: - Những cánh hoa ngược dòng (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1994) - Một mảnh tình (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1997) - Đêm trắng Vĩnh Lộc (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1995) - Nữ kiệt miền Đông (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1996) - Anh hùng Tạ Thị Kiều (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1995) - Vượt lên số phận (Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1997) Với sự đầu tư và làm việc nghiêm túc, Trầm Hương đã nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá: - Giải thưởng truyện ngắn cuộc thi Văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long 1984. - Giải thưởng thơ hay của tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1993 - Giải thưởng phóng sự điều tra của tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1994 - Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội 1994 - Giải thưởng tiểu thuyết do Bộ Giáo dục và Đào tạo 1990 14 - Giải thưởng truyện ngắn Bộ Giáo dục và Đào tạo 1999 - Giải thưởng tiểu thuyết do Nxb Công an Nhân dân và Bộ Công An tổ chức năm 2000 - Giải thưởng 30 năm văn học Thành phố Hồ Chí Minh 2005 - Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, cho tác phẩm Đêm Sài Gòn không ngủ. - Giải thưởng cuộc thi của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam bề đề tài cách mạng và kháng chiến giai đoạn 1930- 1975, với tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. 1.2. Quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người của Trầm Hương 1.2.1. Con người nhìn từ quan niệm triết học Con người là một khách thể trung tâm trong mọi ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học lại xem xét và đánh giá yếu tố con người ở những khía cạnh khác nhau, từ đó cho ta nhiều cách nhìn mới lạ, đầy đủ hơn về đối tượng “con người- lạ mà quen”. Ngày nay, yếu tố con người không chỉ còn chịu sự chi phối, tác động của tự nhiên mà con người đã biết cách tương tác, cải tạo lại tự nhiên để phục vụ cho con người. Tìm hiểu về “con người” giúp chúng ta hiểu rõ bản chất cũng như hoàn thiện những hiểu biết về mặt thể chất và mặt trí tuệ của con người. Trong lịch sử nghiên cứu của triết học về con người trước Mác, có rất nhiều quan điểm về nguồn gốc và bản chất của con người. Chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình đã không nhận thức đúng về bản chất con người. Trong buổi đầu sơ khai, con người chưa giải thích được các hiện tượng thiên nhiên, từ nỗi sợ hãi, con người chuyển sang thờ phụng các yếu tố tự nhiên như đất, núi, sông, mưa, sấm, chớp, nước, lửa…Vì vậy, trong triết học trước Mác, yếu tố con người luôn nhỏ bé, phụ thuộc vào sự chi phối của tự nhiên mà gọi tắt là “Ý trời”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan