Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một vài suy nghĩ về văn học dân tộc thiểu số việt nam thời kì hiện đại...

Tài liệu Một vài suy nghĩ về văn học dân tộc thiểu số việt nam thời kì hiện đại

.DOCX
32
490
149

Mô tả:

văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.
Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DTTS: Dân tộc thiểu số VHDTTS: Văn học dân tộc thiểu số VHDG: Văn học dân gian THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông 1 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2 B - PHẦN NỘI DUNG............................................................................................6 I. Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một bộ phận văn học đậm đà bản sắc dân tộc...........................................................................................6 II. Một số đặc điểm cơ bản của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. 9 2.1. Văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – một số đặc điểm cơ bản............................................................................................................................ 9 2.1.1. Các chặng đường phát triển của văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam....................9 2.1.2. Một số đặc điểm về nội dung.......................................................................10 2.1.3. Một số đặc điểm về nghệ thuật...................................................................13 2.2. Thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam – một số đặc điểm cơ bản.......................16 2.2.1.....Nhìn lại các chặng đường phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam........................................................................................................................ 16 2.2.2.Những đặc điểm cơ bản về nội dung ..........................................................18 2.2.3. Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật.......................................................21 2.3. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.................................................................22 2.3.1. Nông Quốc Chấn – nhà thơ Tày xuất sắc..................................................22 2.3.2. Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng....................24 III. Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam – Một số phận bên lề và một vài kiến nghị...................................................................................................28 C - KẾT LUẬN......................................................................................................30 THƯ MỤC THAM KHẢO.....................................................................................31 2 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i A. PHẦN MỞ ĐẦU Chúng tôi xin được phép mượn một câu nói trong cuốn "Văn học dân tộc và miền núi" (Nxb Văn hóa dân tộc 2002, tr.41) để làm lời mở đầu cho những suy nghĩ của mình về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam: "Văn học viết các dân tộc thiểu số vẫn còn nằm bên lề của việc giảng dạy văn học, nằm bên lề của các sách giáo khoa, giáo trình và trong các diễn đàn văn học có nghĩa là nó vẫn nằm bên lề của cuộc sống văn học Việt Nam hiện đại". Câu nói đó từ cách đây hơn mười năm nhưng vẫn sẽ là một lời cảnh tỉnh đối với chúng tôi và rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, độc giả cả nước về vai trò,vị trí của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trong cuộc sống văn học Việt Nam hiện đại. Phải thú nhận rằng, chúng tôi là những nhà giáo dục nhưng chưa thực sự để tâm đến bộ phận văn học này của văn học Việt Nam. Chúng tôi thấy thật vui mừng khi trong chương trình đào tạo Thạc sĩ của Đại học Thái Nguyên có môn học Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam do PGS. TS Trần Thị Việt Trung – người có bề dày nghiên cứu về Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam giảng dạy. Đây là một môn học cần thiết, không chỉ mang đến cho chúng tôi những cái nhìn sâu sắc về một bộ phận của văn học Việt Nam, mà còn là một cơ hội để chúng tôi nói lên những suy nghĩ của mình về bộ phận văn học này với thầy cô, các nhà nghiên cứu. So với nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì những nghiên cứu dành cho mảng Văn học dân tộc thiểu số (VHDTTS) còn ở mức độ khiêm tốn. Tuy nhiên, nhìn vào đại thể, có thể thấy tình hình nghiên cứu VHDTTS đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong khoảng mười năm gần đây. Từ những bài viết nhỏ, lẻ đăng trên các tạp chí, đã có nhiều công trình nghiên cứu dày dặn, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về VHDTTS. Từ những năm 70 - 80 của thế kỉ XX, nhà thơ 3 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i Nông Quốc Chấn đã viết “Chặng đường mới” hay “Mấy suy nghĩ về Văn học các DTTS ở Việt Bắc”; Phong Lê viết “40 năm văn hóa nghệ thuật các DTTS 1945 – 1985”; Gần đây, có nhiều nhà nghiên cứu VHDTTS đã tâm huyết và cho ra đời những công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao. Tiêu biểu có thể kể đến nhà nghiên cứu phê bình Lâm Tiến với những công trình như “Văn học các DTTS Việt Nam hiện đại” (1995), Văn học các DTTS (1997), Về một mảng văn học dân tộc (1999); Văn học và miền núi (2002); Tiếp cận VHDTTS (2011)… Gần đây nhất, có thể kể tới những công trình nghiên cứu khá bề thế, dày dặn, tương đối toàn diện về VHDTTS của PGS. TS Trần Thị Việt Trung và các cộng sự như “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Khu vực phía Bắc Việt Nam)” (2010); Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một số đặc điểm” (2015). Có thể khái quát rằng, việc nghiên cứu VHDTTS Việt Nam đã được quan tâm từ những năm 70 của thế kỉ XX. Nhà nghiên cứu VHDTTS bao gồm cả những cây bút người Kinh và người DTTS, cả những nhà phê bình nghiên cứu chuyên nghiệp và những nhà văn, nhà thơ. Tình hình nghiên cứu VHDTTS tuy còn nhiều khiêm tốn nhưng đáng mừng là có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong những năm gần đây. Sự vào cuộc đầy tâm huyết của các nhà nghiên cứu đã có tác động tích cực đến nhận thức, tâm thế đọc, ý thức đọc VHDTTS của một bộ phận đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và độc giả cả nước. Với tiểu luận này, chúng tôi không nghiên cứu một mảng cụ thể nào của VHDTTS thời kì hiện đại, cũng không dám nhận có những ý kiến sâu sắc về một mảng văn học còn chưa được chú ý đúng mức của văn học Việt Nam, mà chỉ là những tổng hợp của chúng tôi về những đặc điểm cơ bản của VHDTTS Việt Nam thời kì hiện đại, đồng thời đưa ra 4 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i những suy nghĩ riêng, ý kiến riêng của mình – với tư cách một giáo viên dạy Phổ thông - về việc làm thế nào để VHDTTS đến gần hơn với học sinh, với độc giả cả nước. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay. 5 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i 6 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i B - PHẦN NỘI DUNG I. Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một bộ phận văn học đậm đà bản sắc dân tộc. *. Bản sắc dân tộc trong văn hóa, văn học nghệ thuật. Có thể nói một cách hình ảnh rằng, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là kết quả của một cuộc hôn phối giữa cơ tầng văn hóa bản địa Việt Nam và văn hóa một số nước trong và ngoài khu vực. Giới Văn hóa học nước ta đã thống nhất xác định mô hình cơ tầng văn hóa bản địa của Việt Nam là “Nông dân – Nông nghiệp lúa nước – Làng xã”. Cơ tầng văn hóa bản địa này đã có một quá trình tiếp xúc và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây qua các thời kì lịch sử khác nhau. Quá trình này diễn ra theo cơ chế: Thứ nhất, không tiếp nhận toàn bộ hệ thống mà chỉ lựa chọn những giá trị nào phù hợp; Thứ hai, có khi tiếp nhận cả hệ thống, nhìn từ hình thức bên ngoài, nhưng thực chất đã sắp xếp lại các thang bậc giá trị khác nhau; Thứ ba, tiếp thu và cải biến các hình thức mới về văn hóa, nghệ thuật của thế giới để biểu đạt nội dung các giá trị văn hóa Việt Nam. Quá trình tiếp xúc, tiếp biến đó diễn ra trong bối cảnh đầy mâu thuẫn, vừa kiên quyết đấu tranh chống lại sự đồng hóa để bảo tồn và duy trì truyền thống, vừa phải tiếp nhận văn hóa của chính kẻ xâm lược để chống lại sự đồng hóa của chúng. Nhờ có “bộ lọc” là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc mà quá trình tiếp xúc, tiếp biến văn hóa đã diễn ra một cách có chọn lọc và hiệu quả, dẫn đến sự hình thành bản sắc dân tộc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. “Bản sắc” theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê là “màu sắc, tính chất riêng, tạo thành đặc điểm chính”[tr31]. Xét nghĩa từ nguyên tiếng Hán thì bản sắc là màu gốc chưa bị pha trộn, là sắc thái hồn nhiên tự nhiên chưa bị đẽo gọt, trang điểm, tỉa tót. Bản sắc dân tộc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam chính là những nét riêng biệt độc đáo, bền vững, những tinh hoa của cộng 7 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i đồng dân tộc được vun đắp nên từ lâu đời, “đó là hạt nhân của tinh thần sáng tạo giống nòi… là tính năng động thôi thúc bên trong của mọi tiềm năng sáng tạo” (Huy Cận). Theo tác giả Trần Thị Việt Trung thì “bản sắc dân tộc là những nét riêng biệt độc đáo của một nền văn hóa, văn học bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa, văn mạch của dân tộc được vun đắp nên qua lịch sử, tạo thành phong cách dân tộc”. Bản sắc dân tộc được thể hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học. Trước hết, bản sắc dân tộc thể hiện ở đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học, nghĩa là thể hiện ở đối tượng tác phẩm đề cập đến và tư tưởng của nhà văn. Bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm, từ việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác đến sự vận dụng hệ thống kết cấu, và các thể loại truyền thống. Như vậy, mọi sự bứt phá thành công trong sáng tác nghệ thuật đều xuất phát từ cơ sở truyền thống. Văn hóa, văn mạch truyền thống như một dòng thác chảy mạnh mẽ ở bề sâu tác động đến nội dung sáng tác và phương thức biểu hiện nghệ thuật của nhà văn. *. Bản sắc dân tộc trong văn học các dân tộc thiểu số. Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, ngoài dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn, các dân tộc thiểu số khác cũng giữ một vai trò, vị trí quan trọng. Mỗi dân tộc có một đặc điểm riêng về tâm lý, tình cảm, nếp nghĩ, cách sống, được hình thành từ rất lâu đời. Chính vì vậy, văn học do các tác giả dân tộc thiểu số sáng tác sẽ có bản sắc dân tộc rất riêng, vừa thống nhất với bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam nói chung vừa có những nét độc đáo, đặc sắc. Bản sắc dân tộc được thể hiện trong VHDTTS qua nhiều phương diện. Trước hết, bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ thể sáng tác. Nhà văn, nhà thơ sáng tác văn học là người dân tộc thiểu số, vì vậy anh ta là một người con của dân tộc mình, phát biểu quan niệm thẩm mĩ của dân tộc mình. Họ có thế giới quan thấm nhuần truyền thống văn hóa của dân tộc – cộng đồng mà họ 8 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i sinh ra và lớn lên, nên mỗi sáng tác – mỗi sản phẩm tinh thần của họ đều nói lên tâm tư, tình cảm và mang phong cách thể hiện của dân tộc. Bản sắc dân tộc còn được thể hiện qua đối tượng phản ánh. Đó là đề tài, chủ đề mà nhà văn, nhà thơ nhận thức, khám phá, từ sự tổ hợp những đặc điểm về tự nhiên, xã hội, phong tục tập quán dân tộc. Đối tượng phản ánh của VHDTTS rất rộng lớn, đó là môi trường tự nhiên xã hội – nơi mà các nhà văn nhà thơ sinh ra, lớn lên và gắn bó. Đó còn là những sinh hoạt văn hóa của dân tộc, bao gồm cả những nếp sinh hoạt vật chất và những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người DTTS. Những điều này đã ăn sâu trong tiềm thức của các tác giả người DTTS, bởi đó là cái nôi văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn họ trưởng thành. Đối tượng phản ánh của VHDTTS còn là đời sống tâm hồn và tính cách của con người dân tộc. Đó là tình cảm thuần hậu, chân mộc, có cái gì đó nguyên sơ, mãnh liệt, táo bạo, sống tình nghĩa, yêu quý con người một cách chân thành. Tất cả những đối tượng phản ánh phong phú đó đều gắn bó với đời sống dân tộc, thể hiện bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở phương thức phản ánh (cách thức, chất liệu để nhà thơ hiện thực hóa nội dung). Các nhà thơ DTTS sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác. Đó là biểu hiện sâu sắc nhất của bản sắc dân tộc, vì tiếng mẹ đẻ của DTTS đã thể hiện được sâu sắc, chân thực nhất về cuộc sống và con người dân tộc. Bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở sự vận dụng các hình thức thể loại thơ ca truyền thống như sli, lượn, phong slư… Như vậy, có thể thấy rằng con đường khám phá bản sắc dân tộc trong VHDTTS chính là việc đi tìm cái độc đáo, riêng biệt không thể trộn lẫn trong thế giới hình tượng, trong cách thức thể hiện thế giới đó và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Theo PGS. TS Trần Thị Việt Trung thì “Thực chất đây là việc khám phá điệu tâm hồn của dân tộc”, khám phá những nét riêng trong cách cảm, cách nghĩ, lối sinh hoạt, tâm tư, tình cảm… của dân tộc. 9 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i II. Một số đặc điểm cơ bản của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại chủ yếu được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là từ những năm 60 trở lại đây. Tuy xuất hiện muộn nhưng Văn học các DTTS thời kì hiện đại đã có những bước vận động, phát triển khá mau chóng từ đội ngũ sáng tác (ngày càng đông đảo) đến thể loại (ngày càng phong phú), tới số lượng và chất lượng tác phẩm hái (ngày càng nhiều, hay và hấp dẫn hơn). Có thể khái quát rằng đặc điểm nổi bật của nền VHDTTS thời kì này là một nền văn học phong phú, đa dạng, đặc sắc và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Văn học DTTS thời kì hiện đại có sự phát triển đa dạng về thể loại. Ở tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày một vài đặc điểm cơ bản của hai thể loại phát triển mạnh nhất là văn xuôi và thơ. II.1. Văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – một số đặc điểm cơ bản. II.1.1. Các chặng đường phát triển của văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam. Trước năm 1945, hầu như chưa có tác phẩm văn xuôi nào của tác giả người DTTS, mặc dù từ những năm 30 của thế kì XX đã có một số tác phẩm văn xuôi viết về miền núi của các tác giả người Kinh như Thế Lữ, Lan Khai… Từ sau 1945, theo định hướng đường lối văn nghệ của Đảng, VHDTTS đã được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Bởi vậy, một thế hệ nhà văn trẻ người DTTD đã được hình thành và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học nước nhà. Đó là các tác giả Nông Viết Toại với “Bỏong tàng tập éo” (1952), Nông Minh Châu với “Ché Mèn được đi họp” (1959), Y Điêng với “Em chờ bộ đội Awa Hồ” (1960)…. Sáng tác của họ luôn bám sát công cuộc cách mạng của dân tộc, thể hiện sâu sắc 10 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i tình cảm, ý chí của người dân miền núi trong những tháng ngày gian khổ, đầy mất mát hi sinh nhưng cũng đầy oanh liệt, oai hùng của dân tộc. Từ sau năm 1975, trong không khí hòa bình, thống nhất đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới, văn xuôi DTTS phát triển một bước mới. Đội ngũ sáng tác là người DTTS đông đảo hơn, thành tựu sáng tác cũng rực rỡ hơn. Văn xuôi DTTS phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, giúp chúng ta có thể nhận diện một cách rõ ràng, khẳng định nó như một thực thể riêng, độc đáo trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của VHDTTS giai đoạn này như: Vi Hồng với Đất bằng (1990), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đã rơi (1985), Người trong ống (1990)….; La Quán Miên với Hai người trở về bản (1996), Kha Thị Thường với tập truyện Lũ núi (2003), Hlinh Niê với tập truyện Con rắn màu xanh da trời (1997), Irasara với Chân dung cát (2006)… Các tác phẩm của các tác giả đó đã đạt đến độ xuất sắc khi dựng cảnh, dựng người đậm đà bản sắc dân tộc, nói lên tiếng nói tâm hồn của người dân tộc thiểu số. Trong thời kì đổi mới, văn xuôi DTTS đã có sự mở rộng về đề tài, chủ đề, phạm vi hiện thực đời sống, đề cập đến cả những vấn đề trước đây còn e ngại, né tránh. Tuy nhiên, nhìn chung, văn xuôi DTTS chưa có những tác phẩm đồ sộ, một số vấn đề thời sự ở các vùng miền núi còn chưa được phản ánh sâu sắc như vấn đề an ninh, quốc phòng vùng biên giới… Đó là những yêu cầu, thách thức đối với mảng văn học này, đòi hỏi văn xuôi DTTS ngày càng phải phát triển và hoàn thiện hơn. II.1.2.Một số đặc điểm về nội dung Trước hết, văn xuôi DTTS thời kì hiện đại hướng đến thể hiện hiện thực cuộc sống và con người miền núi. Các tác giả người DTTS sinh ra và lớn lên trong môi trường tự nhiên và xã hội DTTS, trong nôi văn hóa DTTS. Tự nhiên như hơi thở, mỗi tác phẩm của họ hướng đến thể hiện hiện thực cuộc sống và con người miền núi. Trước năm 11 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i 1975, hòa vào dòng chung của văn học dân tộc, văn xuôi DTTS cũng đã chú ý đến việc phản ánh cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, tuyên truyền cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước và con người miền núi trong giai đoạn mới. Sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986, biên độ sáng tác của các tác giả DTTS đã mở rộng hơn, đề cập đến nhiều vấn đề mang tính thời sự, ca ngợi cái mới, cái tốt đẹp, phê phán cái xấu, cái lạc hậu, cái ác, cổ vũ, động viên cái mới, đi sâu miêu tả thân phận con người miền núi với những số phận mới, khát vọng mới. Nếu như trong một số tác phẩm viết về dân tộc miền núi của một số tác giả người Kinh trong những năm 30 của thế kỉ XX, hiện thực cuộc sống miền núi hiện lên là một thế giới kì lạ, bí ẩn, thiên nhiên dữ dội, bí hiểm nhưng đôi lúc cũng rất thơ mộng trữ tình thì trong sáng tác của các tác giả người dân tộc thiểu số, hiện thực cuộc sống nơi đây hiện lên gần gũi hơn với những vấn đề rất đời thường như những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người miền núi (mộc mạc, chân thành, thủy chung đến tận đáy…), tình yêu và hạnh phúc, cuộc sống đầy khó khăn gian khổ của những giáo viên, kĩ sư… bám làng, cắm bản… Có thể nói, hiện thực cuộc sống và con người miền núi được các nhà văn DTTS đề cập đến rất phong phú và đa dạng. Đó là những vấn đề gắn liền với cuộc sống và sự sinh tồn của con người vùng cao. Tuy nhiên, mỗi tác giả đại diện cho dân tộc mình lại có một cách viết riêng, cách thể hiện riêng với những trăn trở riêng, những tự hào riêng về con người, cuộc sống của dân tộc mình. Văn xuôi DTTS đã phản ánh phần nào những vẻ đẹp độc đáo, đa dạng hiện thực cuộc sống của mỗi cộng đồng DTTS Việt Nam. Văn xuôi DTTS còn thể hiện đời sống tinh thần phong phú, đa màu sắc văn hóa của các dân tộc. Văn xuôi miền núi đi sâu vào miêu tả, khắc họa đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của con người miền núi. Đó là những phong tục tập quán mang những nét đặc trưng của các DTTS. Các tác giả là người DTTS đã tỏ ra rất thành thạo và say sưa trong việc miêu tả các mặt đời sống tinh thần của các dân tộc, làm rạng ngời lên những nét riêng, độc đáo trong các lễ hội, trong 12 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i cách trang trí nhà cửa, hay trong các tập tục cuộc sống của đồng bào. Các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, những cái xấu chưa bị tiêu diệt đến cùng, cái tốt đang khởi sắc, cái đẹp đang dần bị mai một. Đó còn là thực trạng về sự mê tín dị đoan trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của đồng bào vùng cao bị kẻ ác lợi dụng; đó là những luật tục mang tính vô nhân đạo còn tồn tại. Bên cạnh dó là hình ảnh những con người miền núi chân thật, trong sáng, sâu nặng nghĩa tình luôn được hiện lên đậm nét. Các nhà văn đã tập trung miêu tả những phong tục tập quán của các DTTS trong đời sống lao động, trong sinh hoạt và vui chơi, trong các hoạt động tín ngưỡng với những nét tâm lý riêng của mỗi cộng đồng dân tộc. Các phong tục tập quán được đề cập đến trong sáng tác của các nhà văn DTTTS như tục cưới hỏi, tang ma (Chồng thật vợ giả - Vi Hồng, Giấc mơ của làng – Hlinh Niê, Pơ thi mênh mang mùa gió – Hlinh Niê…), tục hát then (Chồng thật vợ giả - Vi Hồng), tục khai vài xuân (Súc hỷ - Cao Duy Sơn), ngày hội bắt cá (Mùa này hoa bằng lăng không nở Hlinh Niê), lễ hội đâm trâu, lễ gọi hồn…Tóm lại, viết về các phong tục tập quán là những dấu ấn đặc trưng nổi bật trong sáng tác của các nhà văn DTTS. Các tác giả đã đưa người đọc bước vào thế giới tâm linh của các tộc người DTTS qua những hoạt động lễ hội, những tập tục trong cuộc sống tinh thần, trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của họ. Một đặc điểm nữa trong nội dung của các tác phẩm văn xuôi DTTS là thể hiện thế giới tự nhiên hoang dã, trữ tình. Trong sáng tác của các nhà văn DTTS, thiên nhiên miền núi được hiện lên thật chân thực và cũng đầy lãng mạn với sắc màu rực rỡ và âm thanh vang dội. Đó là âm thanh của tiếng chim kêu, gió thổi, rừng cây xào xạc, của sông, suối, mưa nguồn, thác đổ. Bên cạnh những âm thanh kì diệu ấy là những gam màu xanh lục và sặc sỡ của cỏ cây hoa lá, là ánh sáng lúc bình minh, khi chiều tà, lúc trăng xế, khi sao khuya. Sự đổi thay của thiên nhiên qua bốn mùa tạo nên những khoảnh khắc thần tiên với một tấm áo màu rực rỡ mang vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung vốn có từ ngàn đời của núi non. Vẻ đẹp muôn hình vạn 13 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i trạng ấy đã làm say đắm lòng người, vẻ đẹp trong sáng tràn đầy sức sống làm ấm lòng người. Có những lúc thiên nhiên miền núi hiện lên với dáng vẻ hoang sơ, kì ảo, in đậm màu sắc bí hiểm của miền sơn cước với sức sống mãnh liệt của núi rừng và muông thú. Cũng có khi khung ảnh thiên nhiên tươi sáng, trong trẻo, chứa chan thi vị, đầy màu sắc lãng mạn. Trong Pơ thi mênh mang mùa gió, Hlinh Niê viết “Trước khi trút hết tấm áo cũ xuống làm lá mục nuôi đất, toàn bộ cây rừng chắt chiu chút sức lực cuối cùng của mình hóa thân những chiếc lá thành màu đỏ, cố làm đẹp cho đời lần chót. Rừng rực, rừng rực như màu tấm thổ cẩm ami dệt mỗi ngày… Một cơn gió mùa đông ào ạt cuốn hàng ngán chiếc lá đỏ bay tít lên cao rồi lại thả chúng chậm chạp liệng đáp xuống, phủ một tấm thảm đỏ lên nền rừng. Cây bút kì diệu của thiên nhiên hoang dã đã dùng cảnh khô và lá đỏ vẽ nên một khung cảnh tuyệt vời”. Trong Ngôi nhà xưa bên suối, Cao Duy Sơn lại tả “Mưa như bụi rắc xuống từ đỉnh núi len khắp khe ngách, lối mòn, ken sươn sướt quanh những gốc lê già trổ bông như tuyết”. Nhìn chung, thế giới thiên nhiên miền núi đã được hiện ra muôn màu muôn vẻ. Thiên nhiên ấy không hoàn toàn hoang vu, huyền bí, càng không phải là rừng thiêng nước độc, là thế giới của ma quỷ, hùm beo, rắn độc, là kẻ thù đối lập với con người, mà đó còn là thế giới của thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng rực rỡ, trữ tình, tràn đầy sức sống và luôn hòa hợp với cuộc sống con người. Thiên nhiên ấy góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên miền núi Việt Nam tươi đẹp và đa sắc. II.1.3.Một số đặc điểm về nghệ thuật Trước hết, về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hầu hết các nhà văn DTTS khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình đều chịu ảnh hưởng của thi pháp dân gian, với quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Hệ thống nhân vật thường được phân định thành hai tuyến rõ rệt là Tốt – Xấu, Thiện – Ác. Những nhân vật chính diện được miêu tả với vẻ lương thiện, nhân ái, sống chân thực còn những nhân vật phản diện thì xấu xa, ti tiện, độc ác. Khi miêu tả nhân vật, các tác giả thường dùng thủ pháp so sánh, tương phản theo 14 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i lối “vật hóa” (đối với nhân vật phản diện) hoặc “thần hóa”(đối với nhân vật chính diện), nhằm mục đích hạ thấp (với thủ pháp “vật hóa”) hoặc đề cao, ngợi ca (đối với thủ pháp “thần hóa”) đối tượng. Các nhà văn DTTS cũng thường chú ý khắc họa nhân vật qua những chi tiết đặc biệt về ngoại hình, hành động. Cũng có khi, các tác giả DTTS lại mượn yếu tố thiên nhiên để khắc họa vẻ đẹp và tính cách nhân vật. Đặc biệt, trong sáng tác của Vi Hồng, yếu tố thiên nhiên đã có một vị trí hết sức quan trọng khi diễn tả trạng thái, tâm lý, hành động của con người mà nhiều khi không thể diễn tả bằng hành động hay lời nói của nhân vật. Về ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương có chức năng chủ yếu là xây dựng hình tượng nghệ thuật, tác động đến cảm xúc của người đọc, biểu hiện cái đẹp, khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Các nhà văn DTTS thường sử dụng với cường độ lớn thủ pháp so sánh, ví von, liên tưởng. Những so sánh liên tưởng nhiều khi mang tính trực giác, gắn bó với sự vật, hiện tượng quen thuộc và gần gũi với cách cảm, cách nói của người miền núi. Chẳng hạn, miêu tả sức trai trẻ của chàng thanh niên đôi mươi, Cao Duy Sơn đã dùng hình ảnh rất quen thuộc với lối cảm nghĩ của người nông dân miền núi: “Khơ khỏe như con trâu tơ đực chưa vực cày”. Một số tác giả thường hay sử dụng thành ngữ, tục ngữ của dân tộc mình trong sáng tác, thể hiện rõ sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong cách viết của các tác giả, tạo cho tác phẩm giàu chất thơ, phù hợp với cách nói cách viết của người DTTS. Với một số đặc điểm cơ bản trên về nội dung và nghệ thuật, chúng ta có thể khẳng định rằng: Văn xuôi DTTS đã và đang trên đà phát triển và đủ sức để hội nhập với nền văn xuôi hiện đại của nước nhà. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc vẫn luôn thấm đượm và luôn là một nét đặc trưng cơ bản của bộ phận văn học này. Cũng chính điều đó đã làm cho văn xuôi DTTS tồn tại và phát triển một cách vững chắc trong đời sống văn học của nước nhà trong thời kì hiện đại. 15 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i 16 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i II.2. Thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam – một số đặc điểm cơ bản II.2.1.Nhìn lại các chặng đường phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam. Thơ ca DTTS đã xuất hiện từ trước năm 1945. Cụ thể, từ thế kỉ XII đã có sự xuất hiện của hai nhà thơ dân tộc Tày là Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Vân. Tiếp đó, cuối thế kỉ XIX xuất hiện thêm hai nhà thơ dân tộc Thái là Ngần Văn Hoan và Lò Văn Thứ. Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng lẻ tẻ và số lượng tác phẩm của họ cũng không đáng kể, thi pháp lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của VHDG, được viết bằng tiếng dân tộc nên sức lan tỏa còn nhỏ hẹp. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện thêm nhiều tác giả ở nhiều dân tộc khác nhau như Hà Vũ Bằng, Nông Đình Cấp, Bế Đức Cổn, Lê Văn Dự…,trong đó trường hợp Hoàng Đức Hậu là một hiện tượng đáng chú ý. Vào đầu thập niên 30 – 40 của thế kỉ XX, khi phong trào cách mạng dâng cao, thơ ca của một số tác giả người dân tộc cũng hòa vào dòng thơ yêu nước, cách mạng như Hoàng Đình Giong, Dương Công Hoạt, Hoàng Văn Thụ… Có thể coi những tác giả này là một trong những người đặt nền móng cho thơ ca cách mạng và kháng chiến của các DTTS Việt Nam. Ở giai đoạn 1945 – 1975, hòa vào dòng chung của văn học dân tộc với nội dung yêu nước, căm thù giặc, ca ngợi cách mạng, thơ ca của các tác giả DTTS cũng góp một tiếng nói bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm. Một số tác giả tiêu biểu viết về đề tài này như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Viết Toại… Thơ ca DTTS giai đoạn này đã phát triển khá phong phú về số lượng và nâng cao về chất lượng. Các tác phẩm đã phản ánh được lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào dân tộc cả người miền núi, đồng thời thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống của người miền núi. Từ sau năm 1975 đến nay, bên cạnh những tên tuổi các nhà thơ chủ chốt của giai đoạn trước vẫn không ngừng sáng tác như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại…, giai đoạn này đã xuất hiện một đội ngũ các tác giả 17 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i DTTS mới, trẻ trung, sôi nổi và hồn nhiên, giàu sức sáng tạo như Y Phương, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Lò Cao Nhum, Lâm Quý, Triều Kim Văn, Ma Trường Nguyên… Đặc biệt là sự xuất hiện của các nhà thơ nữ DTTS như Dư Thị Hoàn, Nông Thị Ngọc Hòa, Triệu Thị Mai… Trong không khí hòa bình, no ấm và xây dựng cuộc sống mới, các nhà thơ rất có ý thức trong việc phản ánh vị thế, tâm hồn dân tộc mình ở thời đại mới. Họ hướng ngòi bút của mình vào việc ca ngợi con người miền núi với những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống như hiền lành, thật thà, mộc mạc, thẳng thắn nhưng cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm. Họ là linh hồn tạo nên hồn sông thế núi của dân tộc mình. Có thể nói thơ ca DTTS đã phản ánh khá rõ quá trình vận động, phát triển để có thể hội nhập vào dòng chảy chung của thơ ca dân tộc Việt, nhưng vẫn giữ được đặc trưng bản sắc văn hóa của dân tộc mình. 18 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i II.2.2.Những đặc điểm cơ bản về nội dung Thơ ca DTTS trước hết đã xây dựng hình tượng con người DTTS chân thực, hồn nhiên. Các nhà thơ DTTS luôn tìm kiếm và phát hiện khẳng định thần thái, tầm vóc dân tộc mình qua hình ảnh con người để hướng đến các giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Mỗi nhà thơ đại diện cho dân tộc mình luôn có ý thức xây dựng một hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người dân tộc mình. Những hình tượng con người đó dù được miêu tả từ những hình ảnh hay ngôn từ nào cũng đều thể hiện rõ dấu ấn biểu tượng của dân tộc, đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng mà những tộc người khác không có. Pờ Sảo Mìn là nhà thơ duy nhất của dân tộc Pa Dí – một dân tộc chỉ còn khoảng 2000 người thuộc ngữ hệ Tày – Thái. Tác giả đã xây dựng hình tượng người con trai dân tộc Pa Dí với dáng dấp tự tin, phong thái ngang tàng và một vẻ đẹp rất phong trần: “ Con trai người Pa Dí Mắt một mí, tóc đen, mũi tẹt, da vàng Dáng ngang tàng vẻ quẫy đạp trần gian” Người con trai Pa Dí rất thẳng thắn, trung thực, cởi mở, dễ hòa đồng, có thể kết bạn với tất cả: “Con trai người Pa Dí Không hận thù ghét bỏ với ai Đi chín phương là chín phương bè bạn Đến mười phương là mười miền thương nhớ” Có thể nói, hình tượng người con trai Pa Dí với những phẩm chất tốt đẹp là tiêu biểu cho vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người con dân tộc Pa Dí. Tác giả Dương Thuấn lại xây dựng hình ảnh những người mẹ miền núi với vẻ đẹp hồn hậu, mộc mạc: “Những bà mẹ xứ Mây mỗi sớm bình minh 19 Mét vµi suy nghÜ vÒ v¨n häc d©n téc thiÓu sè ViÖt Nam thêi k× hiÖn ®¹i Thơm má con và dặn con rằng Mắng quan tham đừng run sợ Trước khi hái quả Thì hãy chắp hai tay” (Bà mẹ xứ Mây – Dương Thuấn) Như vậy, thơ ca DTTS đã thể hiện khá đậm nét hình ảnh con người miền núi với những phẩm chất tốt đẹp: hiền lành chất phác, hồn nhiên nhưng cũng rất mạnh mẽ và dũng cảm. Họ chân thực đến tận đáy lòng, có đời sống tâm hồn phong phú mang những nét bản sắc riêng của từng dân tộc, từng cộng đồng. Bên cạnh việc thể hiện hình tượng con người DTTS chân thực, hồn nhiên, các nhà thơ DTTS còn hướng đến thể hiện hình ảnh quê hương miền núi tươi đẹp, sinh động và độc đáo. Quê hương miền núi luôn là nguồn cảm hứng dạt dào và sâu đậm trong tâm hồn những thi sĩ DTTS qua bao thế hệ. Các nhà thơ đã say sưa ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước với niềm tự hào và tình yêu vô bờ. Có khi quê hương miền núi hiện lên qua những nét chấm phá độc đáo của hình ảnh núi cao, vực sâu, hoa chuối đỏ tươi, thác nước trắng xóa… “Núi cao vời vợi vực thẳm sâu Chiều mưa ngun ngút trắng bờ lau Hoa chuối lập lòe như đốm lửa Ai đốt rừng lên sưởi ấm chiều” (Một nét rừng – Mai Liễu) Có lúc quê hương là những hình ảnh thân thuộc, gần gũi trong nếp sinh hoạt của đồng bào miền núi: “Tháng chín sợi nắng mềm Rập rình nhịp chày giã cốm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan