Mô tả:
cổ tích được “sáng tác và truyền lại trong điều kiện đã tách rời khỏi nghi lễ, gắn với sinh hoạt, nên truyện cổ tích - trong khi càng giảm yếu tố quái dị, thần kì của thần thánh , thì càng mang nhiều yếu tố thế tục của cuộc đời. Do đó một mặt truyện cổ tích kế thừa truyền thống lãng mạn thần kì của thần thoại, thì mặt khác tính chất hiện thực của truyện cổ tích ngày càng tăng lên” [20; tr.616]. Cũng theo tác giả thì nhân vật trung tâm của truyện cổ tích các dân tộc là con người và kết cấu nghệ thuật trong cổ tích thường sử dụng những motif có tính chất khuôn mẫu. Tác giả cũng đã phân tích nội dung và nghệ thuật các tiểu loại cổ tích để làm nổi bật giá trị của thể loại truyện cổ tích. Ngoài ra, trong nghiên cứu này tác giả cũng tìm hiểu thêm một số thể loại trong văn học dân gian của các dân tộc ít người như: Thơ ca dân gian, sử thi anh hùng, truyện thơ. Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp, còn có những công trình nghiên cứu chuyên biệt như công trình nghiên cứu riêng về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc của tác giả Nguyễn Thị Minh Thu. Trong Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc diện mạo và giá trị (2016) tác giả Nguyễn Thị Minh Thu cũng đã khảo sát một cách hệ thống về diện mạo truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc theo thể loại, type truyện và hệ thống motif. Trong công trình nghiên cứu này tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam với đời sống tín ngưỡng và bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong đó, tác giả cũng đã nhận định: “Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc có số lượng phong phú bao gồm đầy đủ các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn, trong đó, thần thoại và truyện cổ tích chiếm số lượng nhiều hơn những thể loại còn lại. Mỗi thể loại một mặt có chức năng, đặc trưng riêng mặt khác lại có mối liên hệ, chuyển hóa vào nhau khá mạnh mẽ. Các dân tộc tuy thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau nhưng do điều kiện sinh sống xen kẽ là chủ yếu nên nguồn truyện kể các dân tộc có nhiều điểm tương đồng tạo nên những mẫu số chung trong nội dung và hình thức phản ánh của các thể loại và type truyện” [48; tr.131]. Trong công trình này