Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Kế hoạch kinh doanh Nghiên cứu về kinh doanh bánh phở ở trung tâm thương mại sapa – cộng hòa séc...

Tài liệu Nghiên cứu về kinh doanh bánh phở ở trung tâm thương mại sapa – cộng hòa séc

.PDF
16
602
111

Mô tả:

Nghiên cứu về kinh doanh bánh phở ở trung tâm thương mại sapa – cộng hòa séc
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CUỘC THI CHIẾN LƢỢC XUYÊN BIÊN GIỚI 2015 NGHIÊN CỨU VỀ KINH DOANH BÁNH PHỞ Ở TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI SAPA – CỘNG HÒA SÉC NHÓM D3 Trần Ngọc Dương K124020300 Nguyễn Hoàng Mai K124020339 Đặng Thị Xuân Thắm K124020382 Đỗ Thị Hoài Thu K124020387 Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 5/2015 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, nhiều người Việt Nam đã sang Tiệp Khắc (nay là Séc và Slovakia) sinh sống và làm ăn. Họ đã từng bước lập nên những khu thương mại sầm uất, trong đó có trung tâm thương mại Sapa ở thủ đô Praha. Những khu thương mại này nhanh chóng trở thành cầu nối giữa ẩm thực Việt và ẩm thực Séc. Theo một cuộc khảo sát của Euromonitor vào năm 2014, 85% người dân Séc ưa thích món ăn Việt Nam, đặc biệt là phở. Phở được xem là món ăn được ưa chuộng, không chỉ bởi kiều bào ta mà còn bởi những người bạn Séc. Tuy nhiên, khu Sapa – trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt Nam ở Séc, chưa có một cơ sở sản xuất bánh phở nào cung cấp cho các tiểu thương kinh doanh phở. Vì vậy, tiềm năng kinh doanh bánh phở ở khu Sapa xem được đánh giá là rất lớn. Với mục đích tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, nhóm quyết định thực hiện tiểu luận “Nghiên cứu về kinh doanh bánh phở ở trung tâm thương mại Sapa – Cộng hòa Séc”. Ngoài việc đánh giá tiềm năng kinh doanh, tiểu luận sẽ đưa ra chiến lược phù hợp nhằm phát triển một doanh nghiệp kinh doanh bánh phở tại trung tâm thương mại Sapa ở thủ đô Praha – Cộng hòa Séc. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thị trường bánh phở tại khu Sapa-Praha ở Cộng hòa Séc. - Đánh giá tiềm năng kinh doanh bánh phở tại khu Sapa-Praha ở Cộng hòa Séc. - Hoạch định chiến lược kinh doanh bánh phở tại khu Sapa-Praha ở Cộng hòa Séc. 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kinh doanh bánh phở ở khu Sapa – Cộng hòa Séc. - Phạm vi nghiên cứu: Tổng quan thị trường Séc và khu Sapa ở thủ đô Praha. - Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định lượng. i 4. Ý nghĩa nghiên cứu Tiểu luận đã mạnh dạn tiếp cận đề tài theo hướng đánh giá định lượng. Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo và gợi ý quan trọng cho việc đưa ra một chiến lược sản xuất bánh phở cụ thể ở khu Sapa – Cộng hòa Séc. 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được kết cấu gồm 3 phần: Phần I. Thông tin thị trường Cộng hòa Séc Phần II. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh Phần III. Chiến lược Marketing Mix Phần IV. Ước tính chi phí và phòng ngừa rủi ro tỷ giá Phần V. Định hướng phát triển trong tương lai. ii I. Thông tin thị trƣờng 1. Cộng hòa Séc Cộng hoà Séc nằm ở trung tâm Châu Âu, phía đông nam nước Đức, với tổng diện tích 78.866 km2. Séc không giáp biển. Khí hậu ôn đới, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh, nhiều mây và ẩm ướt. Dân số Séc khoảng 10.627.448 người, tốc độ tăng trưởng dân số là 0,17%. Hiện nay, 39,8% người Séc tự coi mình là người vô thần; 39,2% người theo Công Giáo La Mã; 4,6% theo đạo Tin Lành; 13,4% không theo đạo và số còn lại theo các tôn giáo khác. Ngôn ngữ Séc là quốc ngữ. Điểm số tự do kinh tế của Séc là 72,5, đứng thứ 24 trong các nền kinh tế tự do nhất thế giới (năm 2015). Chỉ số 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trường (%) -0,7 2,3 2,5 2,6 Lạm phát (%) 1,4 0,4 0,8 1,4 Thất nghiệp (%) 7,0 6,1 6,0 5,9 Môi trường đầu tư ở Séc khá tốt, Chính phủ sẵn sàng ưu đãi cho các công ty (mới hoặc hiện tại) của công dân Séc lẫn nhà đầu tư nước ngoài, có thể miễn một phần hoặc toàn phần thuế thu nhập doanh nghiệp trong 10 năm đầu tiên ở các lĩnh vực sản xuất; hỗ trợ bằng tài chính để trả lương cho người lam động và chi phí đào tạo, nơi việc làm mới được tạo ra. Luật Đầu tư của Séc (2004) đưa ra những quy định hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. Ngoài việc miễn thuế, Chính phủ cũng tạo thuận lợi cho các công ty di chuyển đến các khu công nghiệp, chuyên sản xuất với chi phí ưu đãi. Vốn đầu tư tối thiểu cho máy móc để đủ điều kiện được hưởng ưu đãi trong lĩnh vực sản xuất là 50 triệu CZK. 2. Thị trƣờng đầu tƣ cụ thể: Sapa-Praha Được xây dựng từ năm 1999 trên một thửa đất rộng 240.000m2 ở quận 4, Praha, Trung tâm thương mại Sapa của người Việt là chợ châu Á lớn nhất ở Cộng hòa Czech, thuộc chủ quyền hoàn toàn của dân xứ mình do các cổ đông đã mua đứt, có sổ đỏ của chính quyền 1 sở tại. Không chỉ là nơi làm ăn buôn bán, ban quản lý chợ còn có tham vọng muốn biến nơi đây thành một xã hội Việt Nam thu nhỏ. Chợ Sapa mọc lên trên nền một nhà máy chế biến thực phẩm cũ của Cộng hòa Czech. Nhưng trái ngược với vẻ tiêu điều bên ngoài, bên trong nó là một trung tâm buôn bán tương đối sầm uất với cả ngàn sạp hàng mà 80% là của người VN, 10% của người Trung Quốc và một số chủ hàng nhiều quốc tịch khác. Các mặt hàng bày bán ở đây rất phong phú, hầu hết nhập từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Các hoạt động kinh doanh tại đây chủ yếu liên quan đến hàng may mặc, nhưng cũng có các dịch vụ văn phòng, ăn uống với những món đặc trưng Việt Nam như phở, bánh cuốn, bún chả... 3. Tƣơng quan tiền tệ Đồng tiền chính thức hiện nay của Cộng hòa Séc là đồng koruna. Ký hiệu trong giao dịch quốc tế của đồng koruna Séc theo ISO 4217 là CZK. Cộng hòa Séc có kế hoạch gia nhập khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) vào năm 2012 nhưng sau đó đã tuyên bố hoãn lại. Đầu năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Séc tuyên bố sẽ lùi thời hạn gia nhập khu vực đồng tiền chung đến năm 2019. Tỉ giá CZK/VND thời điểm hiện tại khoảng 1CZK = 884,26 VND (03/05/2015) và có xu hướng giảm giá từ cuối năm 2014. Ngân hàng Quốc gia Séc CNB đang nỗ lực đưa ra các chính sách để giữ cho giá trị của đồng CZK ổn định. 4. Thị hiếu chung Theo con số thống kê từ phía Séc, chỉ riêng tại Praha đã có tới ít nhất 100 các quán ăn nhanh, nhà hàng do người Việt làm chủ, nhưng gần 100 là con số ước đoán khiêm tốn nhất. Người Séc rất ưa chuộng các món ăn Việt Nam. Điều này có thể thấy rõ bằng con đường trực quan. Một số tuyến phố trung tâm Praha san sát các quán ăn nhanh và nhà hàng Việt, thực khách khá đông. Nhiều người Séc đưa cả gia đình đến trung tâm thương mại Sapa - Praha vào các ngày cuối tuần chỉ để ăn phở, nem cuốn hoặc bún chả. Sự quan tâm của người Séc đối với ẩm thực Việt Nam còn thể hiện qua tần suất đưa tin trên báo chí và con số thống kê. Kết quả một cuộc điều tra được đăng tải trên báo chí Séc đã khẳng định tình yêu của người dân nước này đối với ẩm thực Việt. 2 Trả lời câu hỏi: Bạn có thích các quán ăn Việt ở Praha không, có tới 85% số người "gật đầu". Về tần suất thưởng thức các món ăn Việt Nam, câu trả lời "thường xuyên" chiếm 67% , "rất thường xuyên" chiếm 19% và "hằng ngày" chiếm 1%. Về cảm nhận đối với các món ăn truyền thống của Việt Nam như phở, 52% số người trả lời "rất ngon" và 37% muốn nếm thử. II. Phân tích mô hình 5 áp l ực cạnh tranh 1. Các đối thủ cạnh tranh Hiện nay ở Trung tâm thương mại Sapa - Praha, các hàng quán nhỏ cho đến các nhà hàng phở nổi tiếng của người Việt đều sử dụng nguyên liệu bánh phở tự làm thủ công hoặc đặt hàng cho các cơ sở chế biến nhỏ, ít vốn hay còn gọi là “lấy mối”. Các sơ sở này chỉ nhận đặt hàng với số lượng giới hạn và tất nhiên, giá cả cũng khá cao vì đang ở thế độc quyền. Như vậy khi quyết định mở một cơ sở chế biến bánh sợi phở mang tính quy mô vừa, có đầu tư vốn, đảm bảo dây chuyền sản xuất hiện đại, vệ sinh, mang đậm phong cách Việt và giá cả phải chăng thì các đối thủ cạnh tranh dường như không phải là vấn đề đáng e ngại, có thể thấy được khi tấn công vào thị trường này thì ưu thế cạnh tranh của công ty mình là lớn hơn. 2. Nhà cung ứng Công ty dự tính sẽ nhập gạo là nguyên liệu chính làm bánh phở từ TAMDA FOODS. Đây là công ty của người Việt được thành lập năm 2008, sau thời gian xây dựng cơ sở vật chất, đã chính thức khai trương tổng kho bán buôn từ tháng 3 năm 2011 tại Trung tâm thương mại Sapa-Praha. Với sự phát triển hệ thống bán lẻ của người Việt Nam hiện nay, sự ra đời của TAMDA FOODS đã đáp ứng được nhu cầu cung ứng hàng hóa cho hệ thống cửa hàng rộng khắp mọi nơi của người Việt trên đất Séc. Vị trí thuận lợi, mặt bằng thoáng đãng, hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, phục vụ chuyên nghiệp , TAMDA FOODS đang là sự lựa chọn 3 của những chủ nhân cửa hàng bán lẻ với nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý, một số mặt hàng ở TAMDA FOODS còn rẻ hơn các đại lý bán lẻ ở chợ Sapa. Ngoài ra, TAMDA FOODS còn tư vấn các vấn đề liên quan đến luật pháp trong việc kinh doanh hàng thực phẩm để không vi phạm các qui định nghiêm khắc nước sở tại và có dịch vụ chuyển hàng tận nơi. Đây thực sự là một nguồn cung tiềm năng và đáng tin cậy. 3. Sản phẩm thay thế Trên thực tế thì ở chợ Sapa, người ta có bán sợi phở khô nhưng chỉ để giành cho các gia đình nhỏ mua về làm thực phẩm dự trữ, ăn liền. Nhưng để có một bát phở Việt ngon đúng nghĩa thì bánh phở là một sản phẩm đặc thù không thể thay thế được. Vì vậy đây là một lợi thế rất lớn của công ty khi đầu tư vào sản phẩm bánh phở này, tất cả dường như là độc nhất. 4. Khách hàng Công ty xác định có 2 đối tượng khách hàng, đối tượng chính tập trung vào các nhà hàng, quán ăn lớn chuyên bán phở Việt, với đối tượng này công ty sẽ xác định kinh doanh thân thiết và lâu dài nên sẽ để với một mức giá vừa phải. Còn đối tượng thứ 2 mà chúng tôi hướng tới chính là nhà cung cấp nguyên liệu – TAMDA FOODS – được xác định là đối tác chiến lược của công ty. Họ cung cấp nguyên liệu, còn công ty sẽ cung cấp thành phẩm để họ bán lẻ, tất nhiên sẽ với mức giá cao hơn đối tượng chính, vì những vị khách mua hàng ở TAMDA FOODS là hộ gia đình người Việt hay những người nước ngoài yêu thích ẩm thực Việt. 5. Rào cản gia nhập Khi gia nhập vào thị trường Séc, công ty có thể đảm bảo được kỹ thuật và vốn bởi vì máy móc, thiết bị sản xuất bánh phở ở Việt Nam cơ bản đã hoàn thiện, và lượng vốn bỏ ra để mua, vận chuyển, xây dựng nhà máy quy mô vừa cũng không quá cao. 4 Về các rào cản chính sách thì môi trường đầu tư ở Séc rất tốt, chính phủ sẵn sàng ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ví dụ như thuế thu nhập ở Séc thuộc hàng thấp nhất Thế giới (15%). Các cơ quan chức năng ở Séc đã tạo mọi điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tiện lợi, nhanh chóng nhất. Vì vậy mà rất khả quan cho việc đầu tư Công ty có thể gặp phải khó khăn về xây dựng thương hiêu và mở rộng hệ thống phân phối, vì mới bước đầu đầu tư nên khó để có thể tạo được uy tín và được chấp nhận ngay được, cần phải mất một thời gian ngắn, bằng chất lượng của sản phẩm và các chiến lược marketing linh hoạt thì công ty mới có thể tạo ấn tượng trên thị trường nước ngoài được. III. Chiến lƣợc Marketing Mix 1. Chiến lƣợc sản phẩm Về chất lượng, bánh phở được làm hoàn toàn từ tinh bột gạo và hấp chín bằng hơi nước. Được sản xuất bằng máy làm bánh phở của Việt Nam. Bánh phở chứa những chất dinh dưỡng (của gạo) rất thiết yếu như bột đường, đạm, chất béo, chất xơ, các loại vitamin B và nhiều khoáng chất tự nhiên (canxi, kẽm, sắt,…), đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, ngon và mang đậm phong cách Việt Nam. Về nhãn hiệu, bánh phở được đóng gói trong bao nhựa plastic cao cấp đã khử trùng để đảm bảo vệ sinh. Bao bì thiết kế đơn giản, có logo, tên nhà sản xuất, cung cấp thêm một số thông tin về thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng trong vòng 48 tiếng. Về quy cách đóng gói, công ty sẽ đóng gói theo nhiều kích cỡ khác nhau dựa vào đối tượng khách hàng. Đối với các nhà hàng hay lấy với số lượng lớn, chúng tôi sẽ đóng gói bao 25 kg. Khi vận chuyển xa, để tránh hư hại thì sẽ có lớp bao bì thứ 2 là thùng carton 50 kg chứa 2 bao 25 kg trên. Còn đối với sản phẩm cung cấp tới siêu thị (Như TAMDA Foods) sẽ đóng gói bao 1kg chứa trong thùng carton 25 kg (tức có 25 bao) để người mua lẻ có thể mua làm thực phẩm trong ngày. Ngoài ra công ty còn triển khai dịch vụ đi kèm là giao hàng tận nơi miễn phí cho đơn hàng trên 100 kg. 5 2. Chiến lƣợc giá 2.1. Ƣớc tính giá thành sản phẩm Chi phí Giá (CZK) Nguyên liệu chính 12.5 Nguyên liệu khác (phụ gia) 0.2 Nhiên liệu (gas) 0.5 Nhân công 5.95 Phí đóng gói và bảo quản 2 Khấu hao TSCĐ 0.318 Chi phí khác 0.2 Tổng cộng 21.668  Nguyên liệu chính: 12.5 CZK Để sản xuất 1kg bánh phở thì cần 1.1kg gạo. Do phải nghiền gạo trong quá trình sản xuất nên chọn loại gạo có hàm lượng tấm cao để có mức giá rẻ nhất. Mức giá xuất khẩu gạo hiện nay ghi nhận được như sau: Giá FOB (USD/tấn) Gạo trắng hạt dài cao cấp Thái Lan 100% B Việt Nam 5% tấm Ấn Độ 5% tấm Pakistan 5% tấm Myanmar 5% tấm Campuchia 5% tấm Mỹ 4% tấm Gạo trắng hạt dài cấp thấp Thái Lan 25% tấm Việt Nam 25% tấm Pakistan 25% tấm Campuchia 25% tấm Ân Độ 25% tấm Mỹ 15% tấm Gạo thơm hạt dài 6 Tăng giảm % 395-405 360-370 375-385 360-370 410-420 435-455 480-490 0 0 0 0 0 0 0 355-365 340-350 335-345 410-420 345-355 470-480 0 0 0 0 0 0 Thái Lan Homali 92% Việt Nam Campuchia Phka Malis Gạo tấm Thái Lan A1 Super Việt Nam Pakistan Campuchia A1 Super Ấn Độ Nguồn: Oryza - Cập nhật ngày 10/4/2015 N/Q: Không báo giá, % tăng giảm so với ngày hôm trước 890-900 470-480 810-820 0 0 0 320-330 310-320 285-295 340-350 275-285 0 0 0 0 0 Giá FOB đối với gạo tấm tùy nước xuất khẩu có giá dao động từ 275-350USD/tấn, cộng chi phí vận chuyển, thuế,.. .ước đoán giá nhập khẩu tại Séc khoảng 375450USD/tấn. Thương lượng với đối tác chiến lược là TAMDA foods – một siêu thị bán lẻ lớn ở do người Việt mở ra ở khu Sapa – Praha để mua nguyên liệu với mức giá khoảng 450USD/tấn. Như vậy chi phí nguyên liệu chính cho mỗi kg bánh phở thành phẩm là 450:(1000/1.1) = 0.495USD. Tương đương 12.5 CZK (Cuaron Séc). (Tỷ giá giao ngay cập nhật tại thời điểm ngày 27/4/2015 là 1USD = 25.2580 CZK)  Nhân công: 5.95 CZK Lương trung bình của một công nhân bình thường ở Séc vào khoảng 110CZK/giờ. Năng suất 1 máy lớn là 200kg/h cần 2 người vận hành, ngoài ra cần 5 người phơi bánh phở, và 2 người đóng gói. Tổng chí phí 9*110/200 = 4.95 CZK Chi phí cho một người quản lý khoảng 200CZK/giờ  1CZK/1kg  Khấu hao TSCĐ: 0.318 CZK + Máy làm phở và máy đóng gói: khoảng 300,000 CZK. Khấu hao trong vòng 5 năm. Mỗi năm 60,000 CZK. Ước tính năm đầu mỗi ngày sản xuất 2000kg bánh phở. Chi phí khấu hao cho mỗi kg bánh phở là 60,000/(2000*365) = 0.082192CZK + Thuê nhà xưởng: khoảng 150,000 CZK/năm . Chi phí khấu hao cho mỗi kg bánh phở là 150,000/(2000*365) = 0.205479 CZK 7 + TSCĐ khác: 0.03 CZK 2.2. 3. Định giá bán sản phẩm Chi phí cộng thêm (CZK) Cộng dồn (CZK) Giá vốn hàng bán Lợi nhuận (15%) 21.668 3.2502 21.668 24.9182 Chi phí bán hàng Thuế DHP ( 15% đối với hàng thực phẩm) Cộng 0.2 3.76773 25.1182 28.88593 28.88593 Chiến lƣợc phân phối Bước đầu chúng tôi tập trung phân phối sản phẩm của mình cho các nhà hàng Việt Nam. Theo con số thống kê từ phía Séc, chỉ riêng tại Praha đã có tới 5.000 cửa hàng rau quả - thực phẩm của người Việt. Chưa có thống kê chính xác về số lượng các quán ăn nhanh, nhà hàng do người Việt làm chủ, nhưng gần 100 là con số ước đoán khiêm tốn nhất. Nếu sản phẩm chúng tôi có thể phân phối thông qua hệ thống này thì đây chắc chắn sẽ là kênh tiêu thụ rất lớn của cơ sở chúng tôi. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đàm phán làm đối tác của siêu thị TAMDA để có nguồn cung cấp nguyên liệu gạo chính với giá thành được chiết khấu cho cơ sở chúng tôi. Và sau khi sản xuất ra bánh phở, sợi bún, chúng tôi sẽ bán cho họ với giá tốt nhất. Như vậy, chúng tôi vừa có nguồn cung tốt, vừa có đầu ra cho sản phẩm. 4. Chiến lƣợc chiêu thị - cổ động Do quy mô kinh doanh nhỏ, khách hàng của chúng tôi chủ yếu là những nhà hàng chuyên về ẩm thực Việt Nam nên chúng tôi dự định sẽ đến chào hàng ở từng nhà hàng kinh doanh thực phẩm Việt Nam mà cụ thể là Phở. Chất lượng bún, phở được sản xuất tại chỗ cộng với giá thành rẻ hơn sẽ là cơ sở cho sản phẩm của chúng tôi được chấp nhận tai 8 các nhà hàng này. Bên cạnh đó, đặt gian hàng giới thiệu sản phẩm tại siêu thị TAMDA, giới thiệu sản phẩm đến từng người tiêu dùng. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cho các nhà hàng Việt Nam ở khu vực lân cận, khuyến mãi khi mua số lượng lớn, chiết khấu khi mua với thời hạn lâu dài, như vậy sẽ có thể đưa sản phẩm của mình đi xa hơn và tạo ấn tượng tốt hơn. IV. Ƣớc tính chi phí và phòng ngừa rủi ro tỷ giá 1. Ƣớc tính chi phí Ước tính chi phí để bắt đầu và hoạt động trong 1 năm đầu: Chi phí Điều tra khảo sát thị trường Thuê người tư vấn và chi phí pháp lý Ký kết hợp đồng với đối tác Thực hiện kế hoạch xúc tiến sản phẩm Máy móc thiết bị Thuê nhà xưởng TSCĐ khác ( công cụ dụng cụ,…) Chi phí làm ra sản phẩm (trừ TSCĐ) Chi phí bán hàng Chi phí thuế DHP Cộng Ước tính (CZK) 200,000 200,000 100,000 150,000 300,000 (khấu hao trong 5 năm) 150,000 ( 1 năm) 65,000 (khấu hao trong 3 năm) 15,300,000 146,000 2,000,000 18,611,000 Doanh thu dự kiến trong năm đầu: 21,086,729 ( trung bình mỗi ngày bán 2000kg phở) 2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá Do kinh doanh trên nước Séc, thu về doanh thu và lợi nhuận bằng CZK, lợi nhuận chuyển về Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá. 9 Đồ thị tỷ giá CZK/VND từ 1/1/2012 đến nay Đồng tiền CZK có xu hướng giảm giá so với VND, do đó, khoản lợi nhuận chuyển về nước có thể bị giảm. Ta có thể phòng ngừa bằng cách mua hợp đồng kì hạn, quyền chọn, hoặc sử dụng thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, khó có thể kiếm các hợp đồng như vậy ở VND vì đồng CZK ít phổ biến. Ta có thể xem xét mua các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn USD ở tại Séc để chuyển các khoản lợi nhuận sang USD, vì USD có xu hướng tăng giá so với VND nên khoản lợi nhuận được đảm bảo hơn. Đồ thị tỷ giá USD/VND từ 1/1/2012 đến nay V. Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Trong quá trình kinh doanh tại Séc, công ty cần tìm hiểu thông tin tại các thị trường lân cận và toàn EU, tìm cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc xuất khẩu sang các thị trường này. Đồng thời, xem xét cho ra các sản phẩm mới ngoài phở như: bún tươi, miến tươi,.. 10 KẾT LUẬN Hiện nay, ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài đang được coi trọng, nhất là ở những nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, chúng ta chưa có được các doanh nghiệp đủ mạnh để có thể kinh doanh và quảng bá hình ảnh ẩm thực Việt Nam rộng khắp thế giới. Trong thời gian gần đây, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Séc đạt được mức tăng trưởng mạnh. Hai nước đang nỗ lực thực hiện cắt giảm thuế, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Séc. Nếu tận dụng tốt những thời cơ này, kinh doanh bánh phở ở Séc (Cụ thể ở khu Sapa) là hoàn toàn khả thi. Vì vậy các nhà đầu tư Việt Nam nên nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh này. Do thời gian thực hiện đề tài quá ngắn, cùng với những hạn chế về kiến thức và kỹ năng của nhóm nghiên cứu, vì vậy tiểu luận không tránh khỏi sai sót. Vì vậy kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. www.vi.wikipedia.org 2. www.euromonitor.com 3. www.dangcongsan.vn 4. www.czechtrade.vn 5. www.mofahcm.gov.vn 6. www.hoivietsec.org.vn. 7. www.thutuong.chinhphu.vn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. Thông tin thị trường .........................................................................................................................1 1. Cộng hòa Séc ...........................................................................................................................1 2. Thị trường đầu tư cụ thể: Sapa-Praha.........................................................................................1 3. Tương quan tiền tệ....................................................................................................................2 4. Thị hiếu chung .........................................................................................................................2 II. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh ..............................................................................................3 1. Các đối thủ cạnh tranh ..............................................................................................................3 2. Nhà cung ứng...........................................................................................................................3 3. Sản phẩm thay thế ....................................................................................................................4 4. Khách hàng..............................................................................................................................4 5. Rào cản gia nhập ......................................................................................................................4 III. Chiến lược Marketing Mix .............................................................................................................5 1. Chiến lược sản phẩm ................................................................................................................5 2. Chiến lược giá..........................................................................................................................6 2.1. Ước tính giá thành sản phẩm..............................................................................................6 2.2. Định giá bán sản phẩm ......................................................................................................8 3. Chiến lược phân phối................................................................................................................8 4. Chiến lược chiêu thị - cổ động...................................................................................................8 IV. Ước tính chi phí và phòng ngừa rủi ro tỷ giá ....................................................................................9 1. Ước tính chi phí .......................................................................................................................9 2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá ............................................................................................................9 V. Định hướng phát triển trong tương lai. ............................................................................................ 10 KẾT LUẬN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan