Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xác định mức dƣỡng chất phù hợp trong khẩu phần của thỏ lai (new zeal...

Tài liệu Nghiên cứu xác định mức dƣỡng chất phù hợp trong khẩu phần của thỏ lai (new zealand x địa phƣơng) nuôi thịt ở đồng bằng sông cửu long

.PDF
160
455
139

Mô tả:

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Thỏ (Oryctolagus cuniculus) là loài gậm nhắm, thích ăn rau cỏ, có manh tràng phát triển nên tiêu hóa xơ tốt để cung cấp năng lượng. Thịt thỏ rất phù hợp cho con người do thơm ngon, tính mát, đạm cao, ít béo và ít cholesterol (Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2005). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của nước ta là vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nghề chăn nuôi thỏ ở đây còn mới mẻ đối với một số người. Giống thỏ phổ biến để lấy thịt ở đây là con lai giữa đực New Zealand với cái địa phương do tận dụng được ưu thế lai của giống thỏ địa phương có sức chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và giống thỏ New Zealand năng suất tốt hơn (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011; El-Raffa, 2004). Tuy nhiên, các số liệu thống kê về trang trại, nguồn gốc giống, thức ăn, khẩu phần, năng suất, bệnh tật và thị trường tiêu thụ còn rất hạn chế, bên cạnh đó công tác khuyến nông và các nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn của thỏ ở ĐBSCL cũng còn ít. Các thành phần dinh dưỡng quan trọng thường được khuyến cáo ưu tiên nghiên cứu trong khẩu phần thỏ là xơ, năng lượng, protein và axít amin (AA) vì các lý do như sau: (1) Sự thiếu xơ đối với thỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh lý dinh dưỡng, sức khỏe đường ruột, chậm lớn và ngược lại thừa xơ thì thỏ khó tiêu hóa, tiêu thụ thức ăn kém, thiếu năng lượng, chậm lớn (Gidenne et al., 2010). Hiện nay xơ trung tính (NDF, neutral detergent fiber) được sử dụng phổ biến hơn CF để đánh giá lượng xơ có trong khẩu phần của thỏ, do thành phần CF chưa mô tả toàn bộ các thành phần xơ có trong khẩu phần của thỏ. Mức NDF tốt trong khẩu phần thỏ thịt được khuyến cáo từ 30,0% đến 35,0% (Gidenne et al.,2002; Tao and Li (2006) và de Blas and Mateos, 2010) (2) Năng lượng là yếu tố rất quan trọng giúp con vật duy trì sự sống, vận động và sản xuất, khi thiếu năng lượng thì chậm lớn, còn thừa thì làm tăng chi phí thức ăn (Xiccato and Trocino, 2010). Nghiên cứu mức năng lượng khẩu phần thỏ đã cho nhiều kết quả tốt, nhưng có sự biến động và tập trung ở thỏ ôn đới là từ 2.533 đến 2.744 kcal/kg DM (Abou-Ela et al., 2000; Lebas, 2004 và de Blas and Mateos, 2010). (3) Protein và AA là vật liệu tái tạo và hồi phục lại các cấu trúc mô trong cơ thể để duy trì sự sống cho thỏ, khi thiếu protein và AA thì thỏ chậm lớn, còi cọc, bệnh tật, còn thừa thì làm tăng chi phí thức ăn và bài thải nitơ ra 1 môi trường (Villamide et al., 2010). Khuyến cáo mức CP khẩu phần tốt cho thỏ tăng trưởng là khoảng từ 17,0 đến 18,8% (NRC, 1977; Lebas, 2004 và Trocino et al.,2013). Tuy nhiên Gidenne et al. (2013b) cho rằng khi bổ sung đầy đủ các AA thiết yếu có thể giảm mức CP trong khẩu phần còn 15 - 16% và chi phí khẩu phần cũng giảm theo. Nguồn thức ăn cho thỏ ở ĐBSCL là phong phú và sẵn có quanh năm bao gồm thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông - công nghiệp. Các nghiên cứu đánh giá chất lượng thức ăn thô cho thỏ ở ĐBSCL chủ yếu là dựa vào phương pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa (TLTH) trực tiếp trên thú sống (in vivo) và phân tích hóa học do tính phổ biến và kết quả được chấp nhận. Theo các nghiên cứu ở nước ngoài trên các giống thỏ lớn con ở vùng ôn đới cho thấy thành phần hóa học có thể sử dụng tốt để ước tính giá trị ME của các loại thức ăn thỏ (Maertens et al., 2002; Fernández-Carmona et al., 1996; Villamide and Fraga, 1998), nhưng kỹ thuật xác định TLTH trong ống nghiệm (in vitro) cho kết quả chính xác hơn, đồng thời thực hiện đơn giản, nhanh, giá thành thấp và kiểm soát thí nghiệm tốt hơn ở in vivo (Villamide et al., 2009). Nhìn chung, các mức NDF, ME, CP và AA trong khẩu phẩn thỏ thịt (NRC, 1977; Lebas, 2004; de Blas and Mateos, 2010); sự ứng dụng kỹ thuật TLTH in vitro và đánh giá phương pháp ước tính giá trị ME của các loại thức ăn cho thỏ (Pascual et al., 2000; Villamide et al., 2009) đã được nghiên cứu rất tốt trên các giống thỏ lớn con ở vùng ôn đới có nguồn thức ăn chất lượng, khí hậu mát mẽ. Trong khi, các nghiên cứu về lĩnh vực này trên các giống thỏ nhỏ con hơn như là thỏ lai (New Zealand x địa phương) ở ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chất lượng thức ăn thô kém hơn là hạn chế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ đó, nghiên cứu của luận án này được thực hiện nhằm 3 mục đích sau: (1) Đánh giá hiện trạng chăn nuôi, sử dụng giống, thức ăn, khẩu phần, sự đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng suất để có các đề xuất đúng đắn, cải thiện được năng suất và thúc đẩy chăn nuôi thỏ phát triển bền vững ở ĐBSCL. (2) Xác định mức NDF, ME, CP và AA tối ưu trong khẩu phần thỏ lai (New Zealand x địa phương) nuôi lấy thịt phổ biến ở ĐBSCL. (3) Ứng dụng phương pháp xác định TLTH in vitro và phân tích thành phần hóa học để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh cho thỏ lai ở ĐBSCL. 2 1.3 Những đóng góp mới của luận án Đề tài có những đóng góp mới như sau: (1) Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL và có các đề xuất thích hợp về dinh dưỡng, thức ăn và năng suất trong các nghiên cứu cần thiết. (2) Xác định được mức NDF, ME, CP, lysine và methionine + cystine tối ưu trong khẩu phần của thỏ lai (New Zealand x địa phương) nuôi lấy thịt ở ĐBSCL. (3) Đánh giá được các giá trị của TLTH in vitro và thành phần hóa học của thức ăn thô xanh để ước tính các giá trị năng lượng trao đổi cho thỏ lai ở ĐBSCL. (4) Kết quả và kết luận của nghiên cứu về mức NDF, ME và CP hợp lý trong khẩu phần của thỏ lai (New Zealand x địa phương) cao hơn khuyến cáo cho thỏ nuôi ở vùng ôn đới, tuy nhiên lượng ME và CP thu nhận hằng ngày của thỏ lai trong nghiên cứu thì thấp hơn. 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: (1) Là tư liệu khoa học tốt để các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy tham khảo về mức NDF, ME, CP, lysine và methionine + cystine hợp lý trong khẩu phần dùng để nuôi thỏ lai và ước tính giá trị ME các loại thức ăn cho thỏ từ các giá trị TLTH in vitro để phối hợp khẩu phần cho thỏ lai ở ĐBSCL. (2) Là cơ sở tốt giúp cho người chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL lựa chọn mức dưỡng chất và thức ăn phù hợp với địa phương để phối hợp khẩu phần nuôi thỏ mau lớn và có hiệu quả kinh tế tốt hơn. (3) Khuyến cáo ứng dụng kết quả đề tài cho công tác nghiên cứu, quản lý và sản xuất thực tế. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Điều kiện tự nhiên và khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long gồm có các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước (Lê Thông, 2006). 2.1.1 Vị trí địa lý Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng; nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo; nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan; và trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương (Lê Thông, 2006). 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình của ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển (Lê Thông, 2006). Đất đai của ĐBSCL gồm các nhóm: (1) đất phù sa được phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sông Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày; (2) đất phèn được phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bản đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích toàn vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh; (3) đất xám với diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng. Phân bố 4 chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường; và (4) các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng (Lê Thông, 2006). 2.1.3 Đặc điểm khí hậu Khí hậu vùng ĐBSCL mang tính nhiệt đới, nóng và ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa khá toàn diện, mỗi năm có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa nắng. Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 26 - 27°C, biến thiên nhiệt độ trung bình là 3 - 3,5°C. Tổng nhiệt độ trung bình năm là 7.500°C, tối đa khoảng 9.000-10.000°C. Tổng bức xạ hàng năm là 140 - 150 Kcal/cm2/năm. Tổng số giờ nắng hàng năm có 2.000 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3 có 8 - 9 giờ /ngày, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 8, tháng 9 có 4,5 5,5 giờ /ngày. Bốc hơi khoảng 1.000 - 1.100 mm/năm, tập trung vào các tháng 2, tháng 3, tháng 4, chủ yếu từ 12 - 14 giờ. Ẩm độ tương đối trung bình nhiều năm là 82 - 83%. Ẩm độ trung bình thấp nhất vào tháng 2, tháng 3, vào khoảng 67 - 81%, cao nhất là các tháng 8, tháng 9 và tháng 10, biến thiên vào khoảng 85 - 89%. ĐBSCL và các khu vực ven biển của nó chưa bao giờ có độ ẩm dưới 30%. Bão ở ĐBSCL ít gặp so với các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam, chủ yếu chỉ bị ảnh hưởng của bão (Lê Thông, 2006). Lượng mưa ở ĐBSCL khá lớn, trung bình là 1.400 - 2.200 mm/năm. So với các khu vực trong toàn quốc thì lượng mưa ở ĐBSCL ít biến động. Điều đáng chú ý là vùng ĐBSCL có 2 đỉnh mưa: đỉnh mưa thứ 1 vào các tháng 6, tháng 7, đỉnh thứ 2 rơi vào tháng 9, tháng 10. Giữa 2 đỉnh mưa, vào cuối tháng 7 đến đều tháng 8 có một thời kỳ khô hạn ngắn (dân gian gọi là hạn Bà Chằn) kéo dài khoảng trên dưới 10 ngày do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao (Lê Thông, 2006). Nhìn chung, khí hậu ĐBSCL rất thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp và chăn nuôi so với các vùng đồng bằng khác trên thế giới, thời tiết thường nóng ẩm quanh năm, mưa đủ, nắng nhiều, ít có thiên tai. 2.2 Hiện trạng chăn nuôi thỏ ở Việt Nam 2.2.1 Lịch sử phát triển Chăn nuôi thỏ đã có từ lâu đời, trước năm 1975 chăn nuôi thỏ chủ yếu tập trung ở các gia đình nuôi thỏ có truyền thống ở trong và ngoại ô các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, Huế. Năm 1976 ước tính cả nước có khoảng 315.000 con thỏ, trong đó các tỉnh phía Nam có 193.000 con. Năm 1982 cả nước có 400.000 con thỏ, trong đó miền Bắc có 190.000 con. Sau đó 5 số lượng thỏ lại giảm xuống cho đến đầu những năm 1990 mới tăng trở lại. Từ năm 2000 đến năm 2007 chăn nuôi thỏ Việt Nam đang phát triển mạnh (Bảng 2.1) theo cơ chế thị trường do nhu cầu thịt thỏ trong nước tăng liên tục. Bảng 2.1: Diện tích đất và số lượng thỏ phân theo khu vực của Việt Nam Khu vực Miền Bắc Bắc Trung Bộ Vùng núi Đồng bằng sông Hồng Miền Trung Nam Trung bộ Cao nguyên Miền Nam Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tổng số Diện tích Số lượng thỏ, 1000 con Tỉ lệ, % 167 7.144.800 45,8 103 2.578.680 16,5 51,2 1.123.200 7,2 12,5 3.474.120 22,3 98,7 2.371.200 15,2 44,2 1.516.320 9,72 54,5 854.880 5,48 65,8 6.084.000 39,0 23,5 2.887.560 18,5 42,3 3.196.440 20,5 331 15.600.000 100 Nguồn: Dinh Van Binh et al. (2008) Nghề nuôi thỏ ở ĐBSCL đã có từ lâu nhưng chưa có mô hình sản xuất tập trung, quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quan tâm nên số liệu thống kê về trang trại và sản lượng thịt thỏ vẫn còn rất ít. Trong khi, nhu cầu thực phẩm chất lượng, an toàn ngày càng tăng và thịt thỏ đáp ứng được chất lượng nên nghề nuôi thỏ đã được các ngành chức năng và người dân quan tâm phát triển. Hơn nữa ĐBSCL có nhiều thuận lợi phát triển nghề nuôi thỏ với nguồn thức ăn thô xanh sẵn có quanh năm cùng với thị trường ngày càng được mở rộng. Bênh cạnh đó, thời tiết khí hậu và tập quán chăn nuôi ở đây rất phù hợp để phát triển nuôi giống thỏ lai sẵn có thích nghi và sản xuất tốt. Một số thông tin về con thỏ ở ĐBSCL trình bày trong bảng 2.2. Bảng 2.2: Số lượng thỏ và sản lượng thịt thỏ hơi xuất chuồng ở ĐBSCL Tỉnh Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Tổng Thỏ, con Sản lượng thịt thỏ hơi xuất chuồng, tấn 11.167 11 46.643 165 34.213 108 6.299 58 26.223 116 8.098 43 4.475 12 594 0 1.677 6 374 2 1.320 2 141.083 525 Theo vụ thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, 2014. 6 2.2.2 Các giống thỏ phổ biến Các giống thỏ nội được nuôi phổ biến ở nước ta gồm thỏ Ré, thỏ xám và thỏ đen. Thỏ Ré thường có màu xám nhạt loang trắng hay màu vàng pha trắng, mắt màu đen (Hình 2.1). Thỏ xám và đen: là 2 giống thỏ được chọn lọc tại nước ta cách đây khoảng 10 năm với khối lượng trưởng thành đạt 3,0 - 3,5 kg. Mắt màu đen, lông toàn màu xám hoặc màu đen (Hình 2.1b và 2.1 c). Thành tích của các giống thỏ nội được trình bày trong Bảng 2.3. Hình 2.1 Giống thỏ địa phương (2.1a - thỏ Ré, 2.1b - thỏ xám, 2.1c - thỏ đen) Bảng 2.3: Năng suất các giống thỏ địa phương Chỉ tiêu Khối lượng Sơ sinh, g Cai sữa (30 ngày), g 3 tháng tuổi (cái - đực), kg Trưởng thành (cái - đực), kg Năng suất sinh sản Số lứa đẻ/năm Số con/lứa đẻ Tỉ lệ sống đến cai sữa, % Thỏ Ré Thỏ đen Thỏ xám 34,7 346 1,3 - 1,5 2,7-2,9 40,1 416 1,5 - 1,7 3,2-3,5 41,4 424 1,6 -1,8 3,3-3,6 6,0 6,5 78,5 6,3 6,6 82,4 6,7 6,5 84,5 Nguồn: Dinh Van Binh et al. (2008) Các giống thỏ ngoại nhập gồm New Zealand, Californian, Panon và Hyplus. Hiện nay các giống thỏ này đã tương đối thích nghi với điều kiện sinh thái ở nước ta. Năng suất của các giống thỏ ngoại nuôi trong điều kiện nước ta được trình bày trong Bảng 2.4. Bảng 2.4: Năng suất các giống thỏ ngoại nuôi ở Việt Nam Chỉ tiêu Khối lượng Sơ sinh, g Cai sữa (30 ngày), g 3 tháng tuổi, kg Trưởng thành (cái - đực), kg Năng suất sinh sản Số lứa/năm Số con/lứa Tỉ lệ sống đến cai sữa, % Hệ số chuyển hóa thức ăn New Zealand 66,5 715 2,97 5,15 - 5,63 6,57 7,35 87,5 4,98 Nguồn: Dinh Van Binh et al. (2008) 7 Californian Panon Hyplus 64,0 69,6 707 805 2,84 3,02 5,12 - 5,65 5,45 - 6,58 65,5 725 2,98 5,15 - 5,63 6,45 7,6 87,4 5,05 6,37 7,5 86,5 5,03 6,66 7,7 87,5 4,88 Các giống thỏ lai nuôi ở nước ta là các con lai giữa đực thỏ ngoại với thỏ cái địa phương, giống này được nuôi rộng khắp trên cả nước. Giống thỏ lai này có khối lượng tốt hơn thỏ địa phương từ 18 đến 22% (Dinh Van Binh et al., 2008). Nhóm thỏ lai nuôi ở ĐBSCL cũng được tạo ra từ các giống thỏ đực ngoại New Zealand hoặc thỏ Californian với thỏ đen hoặc xám của địa phương có tầm vóc khá, màu sắc đa dạng. Nhóm thỏ này cho thịt hiệu quả và tận dụng rau cỏ tốt (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011). Thỏ lai (New Zealand x địa phương) có khối lượng lúc sơ sinh từ 50 đến 57 g, lúc cai sữa 1 tháng tuổi từ 309 đến 393 g, lúc 8 tuần tuổi từ 788 đến 892 g, lúc 16 tuần tuổi dao động từ 1.432 đến 1.820 g và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt hơn 90% và khả năng thu nhận DM, CP và ME/ngày lần lượt là 74,6 - 99,0 g, 10,6 - 15,3 g và 182 - 236 kcal (Nguyen Thi Kim Dong et al. 2008). Thỏ lai có tỷ lệ thịt xẻ/khối lượng sống từ 50,0 đến 53,4% (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011). 2.2.3 Chuồng trại Tác dụng chính của hệ thống chuồng là ổn định nhiệt độ môi trường cho thỏ. Ở nước ta hệ thống chuồng thỏ chủ yếu là xây lồng có sàn để cho thỏ ở hoặc đặt trên mặt đất để thỏ tự làm hang. Thỏ ở trong hang có năng suất tốt hơn nuôi trong lồng vì phù hợp với tập tính của chúng hơn và nhiệt độ môi trường ít biến động hơn (Dinh Van Binh et al., 2008). Tuy nhiên hệ thống chuồng thỏ xây trên mặt đất cho thỏ tự làm hang là không phù hợp với mục đích thâm canh, khó khăn trong vấn đề chăm sóc, quản lý sức khỏe và tốn nhiều diện tích. Cho nên hệ thống chuồng lồng có sàn là được xem là có triển vọng áp dụng ở ĐBSCL hơn (Dinh Van Binh et al., 2008). 2.2.4 Nguồn thức ăn Nguồn thức ăn phổ biến cho thỏ ở nước ta là các loại rau cỏ, phụ phẩm nông - công nghiệp, các loại hạt ngũ cốc và thức ăn hỗn hợp. Riêng vùng ĐBSCL có rất nhiều loại rau cỏ tự nhiên, cỏ trồng và phụ phẩm nông - công nghiệp có thể dùng làm thức ăn cho thỏ. Tuy nhiên thực trạng sử dụng thức ăn và khẩu phần cho thỏ ở vùng ĐBSCL vẫn còn ít biết đến do các công tác khảo sát, thống kê còn hạn chế. Nhưng cũng đã có một số nghiên cứu xác định thành phần dưỡng chất của một số loại thức ăn này (Bảng 2.5). Đây là những nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, ví dụ: cỏ lông tây, dây bìm bìm, rau muống, dây khoai lang, cúc dại, lục bình và nhiều loại thức ăn khác. Cho nên nguồn thức ăn này thường bị cạnh tranh bởi các loài gia súc ăn cỏ khác và không thể đáp ứng được kịp tiềm năng phát triển của chăn nuôi thỏ trong một thời gian dài, nếu chúng ta chỉ dựa trên một loại thức ăn để phát triển thỏ. 8 Bảng 2.5: Thành phần dưỡng chất của các loại thức ăn (%DM, ngoại trừ DM) cho thỏ ở ĐBSCL Các loại thức ăn Rau cỏ tự nhiên Cỏ lông tây Cỏ mồm Cỏ mần trầu Lục bình Bìm bìm Cúc dại Lá dã quỳ Rau trai Rau muống Rau dừa Lá dâu tầm Cây chó đẻ Cây nổ Cỏ sữa Rau dền Rau dệu T. gigantean Rau cỏ trồng Lá dâm bụt Cỏ voi Cỏ sả Cỏ Ruzi Cỏ Paspalum Cỏ họ đậu Cỏ đậu lá nhỏ Cỏ đậu lá lớn Cỏ đậu biếc Đậu Macro Phụ phẩm trồng trọt Lá bắp cải Lá rau muống Lá bông cải Lá cải bắc thảo Rau lang Thức ăn bổ sung Lúa Tấm Cám Bắp Khoai mì lát Củ khoai lang Bã bia Bã đậu nành Bánh dầu đậu nành Hạt đậu nành DM OM CP EE CF NDF ADF Ash ME,kcal/kgDM 18,9 15,7 22,5 7,63 15,2 13,0 14,5 9,8 9,25 10,0 26,9 20,2 19,8 21,9 12,9 18,5 15,1 88,8 90,7 92,0 82,5 85,7 81,2 87,6 84,9 87,8 90,2 83,5 92,4 78,9 90,2 82,2 84,8 86,4 9,11 12,4 13,6 11,7 17,9 15,7 14,1 16,6 20,2 15,4 24,4 11,9 15,1 11,9 24,8 13,4 23,9 3,7 5,1 4,5 3,9 6,5 8,9 5,5 4,5 5,4 6,9 8,7 3,6 9,1 3,0 3,8 7,7 25,7 30,9 27,7 20,1 21,2 15,5 16,5 18,8 15,6 12,3 14,5 24,9 18,2 20,8 26,5 16,2 13,9 71,8 66,3 67,3 57,3 44,0 37,2 25,2 45,3 36,3 36,1 31,1 42,3 45,9 39,2 42,1 45,4 34,2 34,6 36,9 35,8 30,7 29,2 24,6 - 11,2 9,30 8,00 17,5 14,3 18,8 12,4 15,1 12,2 9,80 16,5 7,60 21,1 9,80 17,8 15,2 13,6 1.973 1.944 1.968 2.312 2.338 2.532 2.283 2.556 2.603 2.866 2.939 2.290 2.508 2.532 2.145 2.579 2.986 17,7 26,0 18,3 19,6 20,1 87,5 18,5 87,5 9,8 89,2 10,2 89,7 9,9 92,4 9,5 6,9 4,8 2,7 4,1 3,8 14,9 27,4 31,2 29,5 32,8 35,7 59,6 69,3 67,5 69,5 39,9 38,6 12,5 12,5 10,8 10,3 7,60 2.842 1.782 1.655 1.808 1.779 14,0 19,5 25,4 17,8 90,4 92,1 91,9 90,7 23,1 14,8 22,0 15,7 7,0 7,1 2,7 6,2 24,1 27,6 37,1 21,9 41,8 47,4 45,0 47,8 38,3 32,0 - 9,60 7,90 8,10 9,30 2.384 1.985 2.085 2.460 8,24 10,8 8,8 6,9 8,56 90,5 90,6 82,1 85,9 87,6 16,2 36,3 17,0 16,1 18,8 5,3 8,3 6,1 5,4 9,4 15,3 11,3 13,4 14,9 15,0 26,0 27,2 25,9 49,5 41,4 14,6 29,6 9,50 9,40 17,9 14,1 12,4 2.699 3.105 2.890 2.747 2.532 88,4 84,2 87,9 90,5 94,3 31,2 27,6 10,4 90,4 80,6 95,2 97,8 89,9 98,3 97,1 96,9 95,9 93,9 90,6 95,3 7,4 9,2 12,3 9,68 2,70 2,80 24,5 20,7 43,4 42,6 1,8 2,4 11,3 4,58 1,59 1,59 12,8 13,4 5,66 18,7 10,6 1,1 7,4 2,24 3,39 9,57 12,0 26,4 3,4 26,7 7,38 15,6 31,2 48,9 44,5 28,7 33,2 1,56 5,25 5,00 38,6 20,0 19,2 19,3 4,80 2,20 10,1 1,70 2,90 3,10 4,10 6,10 9,40 4,70 2.699 3.439 3.368 3.368 3.009 3.248 2.259 3.129 2.771 3.320 Nguồn: Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2011) DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô, EE: béo thô, CF: xơ thô; NDF: xơ trung tính; ADF: xơ axít; Ash: khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi (tính theo Maertens et al., 2002). T. gigantean: Trichanthera gigantean. 9 2.2.5 Quản lý dịch bệnh Các bệnh chủ yếu của thỏ được báo cáo ở Việt Nam là ghẻ, cầu trùng, tiêu chảy, hô hấp và bại huyết. Các loại bệnh này được kiểm soát bằng thuốc đặc trị hoặc phòng bằng vắc xin. Bệnh nguy hiểm gây tử vong cao là các bệnh bại huyết, nhưng có thể kiểm soát bằng cách tiêm phòng vắc xin có sẵn trong nước. Bệnh ghẻ điều trị bằng Ivermectin hoặc Dextomax, bệnh cầu trùng điều trị bằng các thuốc kháng cầu trùng, bệnh tiêu chảy và hô hấp có thể điều trị bằng kháng sinh. Để hạn chế nguy cơ dịch bệnh thỏ cần được quan tâm cân đối dinh dưỡng, sát trùng chuồng trại thường xuyên. 2.2.6 Thị trường tiêu thụ Các sản phẩm chủ yếu từ chế biến thỏ ở Việt Nam là thịt. Thịt thỏ vẫn chưa được bán rộng rãi đến người dân Việt Nam như các loại thịt khác, nó chủ yếu tập trung ở các nhà hàng quán ăn và siêu thị. Kể từ năm 2004 khi dịch cúm gia cầm xuất hiện tại Việt Nam nhiều người bắt đầu quan tâm đến thịt thỏ. Trong những năm gần đây một số cơ sở chế biến thịt thỏ bắt đầu thành lập, tuy nhiên thịt thỏ vẫn chưa được bán rộng rãi. Khi mức sống tăng thì nhu cầu thịt thỏ cũng tăng lên. Hiện nay chăn nuôi thỏ ở Việt Nam là không đủ để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng nên một số siêu thị đã phải nhập khẩu thịt thỏ để cung cấp cho thị trường nước ta. Đây là cơ hội thúc đẩy chăn thỏ Việt Nam phát triển mạnh ở tương lai. Giá bán thịt thỏ tăng từ 12.000 đ/kg thỏ hơi lên 18.000 đ/kg năm 2000, 25.000 đ/kg năm 2004, 30.000đ/kg năm 2006 và năm 2007 là 45.000 đ/kg thịt thỏ hơi (Đinh Văn Bình và ctv., 2008). Hiện nay ở ĐBSCL, giá cao nhất ước khoảng 100.000 đ/kg. Số lượng thỏ cả nước khoảng 15,6 triệu con thỏ, cung cấp được khoảng 2.935 tấn thịt thỏ (Dinh Van Binh et al., 2008). Năm 2007, công ty Nippon Zoki, Nhật Bản, đã tiến hành hợp tác xây dựng trại thỏ giống ở Ninh Bình để cung cấp từ 1,5 đến 2 triệu con thỏ/năm phục vụ cho mục đích điều chế thuốc điều trị bệnh Pakinson và bệnh stress cho người, đây là thông tin vui cho người nuôi thỏ (Dinh Van Binh et al., 2008). Để có thể nâng được đàn thỏ cả nước lên đồng thời đáp ứng được tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu trong nhóm “thịt sạch” và cần phải có chủ trương chính sách ủng hộ từ Trung ương đến địa phương nhằm đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi. Cần có sự phối hợp tham gia hiệu quả của Cục Chăn nuôi. Cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và chính quyền địa phương. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh. Đặc biệt công tác nghiên cứu và 10 xây dựng hệ thống giống. Công tác đào tạo và ưu đãi khuyến nông viên cơ sở, khuyến nông viên tự nguyện từ các Viện, Trường, Trung tâm, công ty... (Thông tin KHCN-kinh tế nông nghiệp và PTNT số 4/2009). Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ” giai đoạn 2012 - 2014, kinh phí 1,5 tỷ đồng/năm. Với dự án này đã xây dựng 9 điểm trình diễn tại Ninh Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc…. Mỗi điểm có 20 - 50 thỏ sinh sản, tập huấn cho 540 người. Mục tiêu của dự án là đến năm 2020, đàn thỏ sẽ đạt quy mô 10 triệu con (Thông tin KHCN-kinh tế nông nghiệp và PTNT số 4/2009). Để thực hiện được mục tiêu này, ngành nông nghiệp sẽ thúc đẩy chăn nuôi thỏ theo hai hướng là chăn nuôi hộ và chăn nuôi công nghiệp. Đặc biệt, nghiên cứu xây dựng hệ thống thu mua chế biến thịt thỏ vừa hợp khẩu vị vừa đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Theo định hướng của Cục Chăn nuôi đến năm 2020, chuyển đổi chăn nuôi thỏ từ nông hộ sang chăn nuôi trang trại công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Cục chăn nuôi, 2007). 2.3 Đặc điểm tiêu hóa 2.3.1 Sinh lý tiêu hóa của thỏ Ruột non là nơi tiêu hóa, hấp thu phần lớn các dưỡng chất chủ động và thụ động nhờ các vi nhung trên bề mặt ruột non. Khả năng tiêu hóa ở đoạn cuối hồi tràng 8 - 10% trong tổng số AA và tinh bột tiêu hóa (García et al., 2005; Carabaño et al., 2009). Manh tràng là nơi các dưỡng chất (đường, đạm, béo, xơ) được tiêu hóa bởi vi sinh vật, đặc biệt là chất xơ. Các sản phẩm sinh ra trong quá trình tiêu hóa tạo nên môi trường trong manh tràng, tương tự như ở dạ cỏ gia súc nhai lại. Các thông số đại diện cho môi trường manh tràng như pH, nitơ dưới dạng ammonia (N - NH3), axít béo bay hơi (ABBH) và số lượng vi sinh vật. Đặc biệt thông số ABBH nói lên hiệu quả hoạt động manh tràng. Belenguer et al. (2011) cho rằng manh tràng thỏ là nơi lên men xơ chính, vi sinh vật manh tràng sẽ phân giải những dưỡng chất không tiêu hóa được ở ruột non thành ABBH, các khí (CH4, CO2, H2), N - NH3 và tổng hợp thành các tế bào vi vinh vật. Các sản phẩm này được hấp thu qua thành manh tràng để thỏ sử dụng như là nguồn dưỡng chất cung cấp năng lượng. Phần còn lại sẽ được đưa ra ngoài để tạo phân mềm của thỏ bao gồm cả xác vi sinh vật manh tràng (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011). 11 Sự hiện diện của hệ vi sinh vật manh tràng cùng với phân mềm, giúp thỏ thêm năng lượng, axít amin và vitamin. Loài vi khuẩn chính ở manh tràng của thỏ trưởng thành là Bacteroides (Gouet and Fonty, 1973) khoảng 109 - 1010 vi khuẩn/g chất chứa manh tràng. Ngoài ra còn một số loài vi khuẩn khác như Bifidobacterium, Clostridium, Streptococcus và Enterobacter khoảng 1010 - 1012 vi khuẩn/g chất chứa manh tràng (Cortez et al., 1992). Vai trò của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa là sản sinh ra các enzyme tiêu hóa tạo ra các sản phẩm sau lên men. Hoạt động của vi sinh vật gồm sử dụng amoniac, phân giải ure, protein và cellulose (Emaldi et al., 1979). Quan trọng nhất là tiêu hóa xylan và pectin, với khoảng 108 vi khuẩn phân giải xylan và 109 vi khuẩn phân giải pectin/g chất chứa manh tràng (Forsythe and Parker, 1985). Số lượng vi khuẩn sẽ thay đổi nhiều sau khi thỏ cai sữa (Padilha et al., 1996). Trong tuần tuổi đầu tiên hệ tiêu hóa của thỏ chủ yếu là vi khuẩn yếm khí, chiếm ưu thế là Bacteroides. Lúc thỏ 15 ngày tuổi số lượng vi khuẩn phân giải tinh bột ổn định, ngược lại vi khuẩn Colibacilli giảm khi vi khuẩn phân giải cellulose tăng, thỏ bú sữa có thể cản trở hoạt động thủy phân cellulose nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển vi khuẩn Colibacilli (Padilha et al., 1996). Hình 2.2: Sự phát triển cơ quan tiêu hóa thỏ từ 9 - 77 ngày tuổi Hệ thống tiêu hóa thỏ khác nhau từ lúc tăng trưởng cho đến khi trưởng thành. Sự phát triển của hệ tiêu hóa bắt đầu từ lúc bào thai, lúc sinh dạ dày và ruột non là thành phần chính của hệ tiêu hóa. Theo Sabatakou et al. (1999) các 12 tuyến dạ dày phát triển đầy đủ khi bào thai 26 ngày tuổi, những lông nhung và tuyến ruột non xuất hiện vào lúc bào thai 29 ngày. Tuy nhiên, lúc sinh ruột non thỏ không có màng nhầy, nó sẽ xuất hiện trong tuần đầu tiên của tuổi và phát triển hoàn toàn khi thỏ được 20 ngày tuổi. Từ lúc sinh đến lúc 20 ngày tuổi thỏ con chủ yếu bú sữa mẹ 1 lần/ngày, lượng sữa này chiếm khoảng 12% trọng lượng cơ thể, điều này liên quan đến khối lượng dạ dày vì khả năng chứa của nó (Hình 2.2, García et al., 2004; Gallois et al., 2005). Qua đây có thể cho thấy rằng thỏ là loài động vật có khả năng sử dụng thức ăn thô tốt hơn loài độc vị khác do có manh tràng và hệ vi sinh vật manh tràng phát triển. Thỏ cũng là loài có khả năng tận dụng đạm tốt nhờ quá trình sinh lý ăn phân, đặc biệt là phân mềm có lượng lớn khối xác vi sinh vật như là nguồn protein có giá trị. Từ đây đặt vấn đề cho các nhà khoa học cần phải nghiên cứu khai thác tối đa các nguồn thức ăn thô, hạn chế sử dụng lương thực, ngũ cốc để nuôi thỏ và như thế sẽ giảm được áp lực cạnh tranh lương thực với con người từ chăn nuôi. Nghiên cứu khai thác thức ăn thô để chăn nuôi thỏ cũng được xem như là một cách tiếp cận gần với giải pháp hiệu quả chuyển thức ăn thô thành thực phẩm có giá trị cho con người (Cheeke, 1986). Điều này là phù hợp với thế mạnh của vùng ĐBSCL, rất đa dạng và phong phú nguồn thức ăn thô. 2.3.2 Sự tiêu hóa các dưỡng chất của thỏ 2.3.2.1 Sự tiêu hóa protein Henschell (1973) cho biết những men phân giải protein của thỏ được hoàn thiện vào khoảng 4 tuần tuổi. Một kết quả báo cáo về tỷ lệ tiêu hóa trên thỏ sau cai sữa được cho ăn khẩu phần béo và xơ cao cho biết rằng tỷ lệ tiêu hóa protein trước cai sữa (32 ngày) cao trên 75% và sau đó giảm 4,6% ở giai đoạn 32 - 42 ngày tuổi (Debray et al., 2003). Tỷ lệ tiêu hóa protein của thỏ có sự biến động ở các nguồn thức ăn (Maertens and De Groote, 1982). Thức ăn hỗn hợp và hạt ngũ cốc thì tiêu hóa protein tốt (cao hơn 70%), trong khi đó protein liên kết với xơ thì có giá trị tiêu hóa thấp (55 - 70%), nhưng vẫn cao hơn những loài dạ dày đơn khác (Villamide et al., 2010). Raharjo et al. (1990) cho biết tỷ lệ tiêu hóa CP của thỏ rất biến động khi nghiên cứu trên một số loại cỏ nhiệt đới, chúng có khả năng biến động từ 6,2 đến 83,9%. Phân mềm là nguồn protein quan trọng mà thỏ tận dụng được qua sinh lý ăn phân. Carabaño et al. (2010) trình bày thành phần hóa học của chất chứa manh tràng, phân mềm và phân cứng của thỏ như trong Bảng 2.6. 13 Bảng 2.6: Thành phần hóa học của chất chứa manh tràng, phân mềm và phân cứng của thỏ Thành phần hóa học Vật chất khô, % Protein thô, % Xơ thô, % Axít nicotinic, mg/kg Riboflavin, mg/kg Axít panthotenic, mg/kg Cianocobalamine, mg/kg Vi khuẩn, 1010/g DM Natri, mmol/kg DM Kali, mmol/kg DM Chất chứa manh tràng 20,0 28,0 17,0 - Phân mềm 34,0 30,0 18,0 139 30,0 52,0 3,00 142 105 260 Phân cứng 47,0 17,0 30,0 40,0 9,00 8,00 1,00 31,0 38,0 84,0 Nguồn: Carabaño et al. (2010) Thỏ chỉ ăn phân mềm một lần/ngày, phân mềm được giữ lại ở phần đáy của dạ dày từ 3 - 6 giờ, phụ thuộc vào màng bao bảo vệ chúng thoát khỏi sự phá vỡ của quá trình tiêu hóa (Gidenne and Ruckebusch, 1989). Cuối cùng màng bao bị hủy đi và phân mềm đi vào sự tiêu hóa bình thường (Griffiths and Davies, 1963). Protein cung cấp từ phân mềm thay đổi từ 10 - 22% của tổng CP ăn vào hàng ngày (Xiccato and Trocino, 2010). Mặc dù AA được vi sinh vật manh tràng sản xuất có sẵn trong phân mềm, đặc biệt là lysine và threonine, nhưng chỉ chiếm khoảng 10 - 23% của tổng lượng ăn vào (Spreadbury, 1978). Vì vậy AA tổng hợp cần thường được thêm vào để đáp ứng nhu cầu của thỏ, đặc biệt là lysine và methionine là các loại bị giới hạn trong khẩu phần nhiều cỏ. Phân mềm cũng là một nguồn cung cấp vitamin cho thỏ. Mặc dù vitamin B cung cấp có thể đủ cho sự sản xuất của thỏ theo cách nuôi truyền thống nhưng cần thiết cung cấp thêm vitamin tổng hợp khác và khoáng cho thỏ nuôi thâm canh (Carabaño et al., 2010). Sự tiêu hóa CP trong manh tràng tạo ra N - NH3. Theo Piattoni and Maertens (1999) cho biết khoảng 50% nitơ manh tràng có nguồn gốc từ vi sinh vật, nó như là một nguồn nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật. Giống như những động vật nhai lại, N - NH3 trong manh tràng đến từ sự biến dưỡng của urê máu (khoảng 25% N - NH3 trong manh tràng) và đến từ sự phân hủy thức ăn của khẩu phần. Ngoài ra N - NH3 còn có nguồn gốc từ sự nội sinh của những vi sinh vật manh tràng. Lượng N - NH3 có vai trò kìm hãm sự phát triển vi sinh vật manh tràng khi nguồn N - NH3 không cung cấp đủ nhu cầu. Nhưng sự gia tăng N - NH3 trong manh tràng làm pH cao hơn mức tối ưu và làm tăng nhanh sự xáo trộn tiêu hóa. Trong nghiên cứu của García et al. (2002) cho thấy nồng độ trung bình N - NH3 trong manh tràng thỏ có giá trị từ 7,78 đến 8,81 mmol/lít. Theo Gidenne and Fortun-Lamothe (2002) cho biết 14 N - NH3 rất biến động từ 1,86 đến 23,9 mmol/l và giảm không đáng kể theo tuổi. 2.3.2.2 Sự tiêu hóa xơ Xơ là thành phần chính trong khẩu phần thức ăn thỏ, xơ chiếm khoảng 40 - 50% trong khẩu phần (Villamide et al., 2009). Chất xơ được cho là quan trọng do nó có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của thực hoàn và có chức năng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Xơ còn có vai trò như là cơ chất cho vi sinh vật manh tràng phát triển. Xơ có vai trò chính trong việc duy trì hoạt động bình thường của đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột (chỉ có xơ không hòa tan) và ngăn ngừa viêm ruột (de Blas et al., 1999). Tất cả những yếu tố trên kết hợp ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của thỏ. Sự tiêu hóa xơ ở manh tràng thỏ là do vi sinh vật. Thời gian tiêu hóa xơ ở manh tràng phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần xơ có trong thức ăn. Khi còn nhỏ thỏ đã có hệ thống vi sinh vật trong đường ruột để tiêu hóa chất xơ. So với những loài động vật ăn cỏ khác thì khả năng tiêu hóa xơ của thỏ là rất thấp hơn (14% so với 44% ở bò và 41% ở ngựa). Nguồn năng lượng cung cấp từ xơ không cao (ít hơn 5% tổng năng lượng tiêu hóa của khẩu phần). Xơ trong manh tràng được lên men chủ yếu bằng vi sinh vật tạo ra các ABBH. Quá trình tiêu hóa xơ tạo ra ABBH ở thỏ gần giống như trong dạ cỏ loài nhai lại, nhưng ở thỏ không chứa protozoa (Bennagadi et al., 2003). Các ABBH được hấp thu nhanh ở ruột già và cung cấp năng lượng thường xuyên cho thỏ. Quá trình phát triển của vi sinh vật manh tràng thỏ đã được Carabaño et al. (2006) nghiên cứu và trình bày qua Hình 2.3. Vi sinh vật manh tràng thỏ tiết ra các enzyme tiêu hóa xơ có trong thức ăn, nhưng tiêu hóa pectin và hemicellulose tốt hơn cellulose (Bảng 2.7). Hình 2.3: Quá trình phát triển của hoạt động phân giải của manh tràng thỏ từ 15 - 42 ngày tuổi (Carabaño et al., 2006) 15 Bảng 2.7: Khả năng tiêu hóa các thành phần xơ ở manh tràng thỏ Xơ trong thức ăn NDF Axít uronic Hemicellulose Cellulose Lignin n 127 7 127 52 34 Trung bình, % 34 58 46 27 11 Khoảng, % 3 - 71 30 - 85 0 - 82 1 - 59 -8 - 25 Nguồn: Gidenne et al. (2002); NDF: xơ trung tính; n: số mẫu thức ăn Tổng ABBH trong manh tràng thay đổi rất lớn từ 34,5 mol/g DM đến 351 mol/g DM. Gidenne et al. (2010) cho biết nồng độ tổng ABBH trong manh tràng thỏ lúc 55 ngày tuổi là từ 61,2 đến 73,4 mmol/l. Thỏ được cho ăn cỏ linh lăng, bắp thì vi sinh vật sản sinh chủ yếu là acetate, kế đến là butyrate và propionate. Vi sinh vật manh tràng thỏ sản xuất nhiều ABBH ở khẩu phần nhiều tinh bột hơn so với khẩu phần ăn cỏ (de Blas et al., 1999). Trong tổng nồng độ ABBH thì axít propionic rất thấp từ 3 - 10%, axít acetic chiếm số lượng lớn khoảng 60 - 80% và cao hơn là mức độ của axít butyric khoảng 8 20% (Gidenne et al., 2010). Butyrate là nguồn cung cấp năng lượng, acetate chuyển hóa ở gan tạo thành lipid và cholesterone (Vernay, 1987). Thời gian thức ăn được lưu giữ lại để tiêu hóa ở manh tràng khoảng 3,5 - 4,5 giờ trung bình là 3,7 giờ (García et al., 1999). Thời gian thức ăn lưu lại ở đoạn hồi tràng - trực tràng liên quan đến khối lượng chất chứa manh tràng (García et al., 2000). Khối lượng chất chứa manh tràng dễ xác định hơn thời gian lưu giữ thức ăn và kết quả chính xác hơn. Một số nghiên cứu cho rằng khối lượng chất chứa manh tràng liên quan đến mức NDF khẩu phần, nguồn xơ cũng ảnh hưởng đến khối lượng chất chứa manh tràng (Nicodemus et al., 2006). 2.3.2.3 Sự tiêu hóa tinh bột Tinh bột thì hầu như được tiêu hóa hoàn toàn (trung bình là 99%) trong ống tiêu hóa của thỏ (chủ yếu ở ruột non) cũng như ở các vật nuôi khác. Sự bài tiết chất cặn bã từ tinh bột là rất thấp (thấp hơn 2% trong tổng lượng ăn vào), bởi vì trong một vài trường hợp nó có thể lớn hơn 10% của tổng lượng ăn vào, phụ thuộc chính vào tuổi của thỏ và nguồn tinh bột (Blas and Gidenne, 2010). Hoạt động của các men tiêu hóa tinh bột ở thỏ phát triển nhanh chóng sau 2 tuần tuổi và vẫn còn gia tăng cho đến 3 tháng tuổi. Điều này kéo theo sự tiêu hóa tinh bột cũng gia tăng (Marounek et al., 1995). Sự tiêu hóa tinh bột diễn ra chủ yếu ở ruột non và enzyme quan trọng nhất là amylase tuyến tụy. Enzyme do tế bào biểu mô ruột non tiết ra (maltase, amyloglucosidase) tiêu hóa tinh bột tạo ra glucose, sau đó glucose được hấp thu ở ruột non (Gidenne et al., 2007) 16 Trong nghiên cứu của de Bias et al. (1987), không thấy sự khác nhau về tỷ lệ chết, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), TLTH DM, vật chất hữu cơ (OM) và CP của thỏ sau cai sữa khi sử dụng khẩu phần lớn hơn 33% hạt ngũ cốc (lúa mì, ngô, lúa mạch). Cũng có kết luận tương tự, Debray et al. (2003) cho thấy cũng không có sự khác nhau về tỷ lệ chết của thỏ giữa khẩu phần 19,6% tinh bột với khẩu phần 18,8% tinh bột, tuy nhiên tăng khối lượng của nhóm 19,6% tinh bột lại thấp hơn nhóm 18,8% tinh bột do có lượng ăn vào thấp hơn. Do nguyên nhân của việc nuôi tập trung, thỏ được cho ăn với dinh dưỡng cao và vì thế khẩu phần bao gồm mức độ cao hạt ngũ cốc và tinh bột hơn cách nuôi truyền thống. Những điều này được chứng minh bởi Cheeke and Patton (1980) là việc tăng sự thủy phân tinh bột trong khẩu phần cùng với thời gian di chuyển nhanh của sự tiêu hóa thức ăn có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho vi sinh vật manh tràng, gây nên hiện tượng lên men làm tăng nhanh sự xáo trộn tiêu hóa. 2.4 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của thỏ 2.4.1 Sinh trưởng và phát triển trong thời kỳ bú mẹ Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thỏ bú mẹ bắt đầu ngay từ khi còn ở tử cung. Chăm sóc thỏ chửa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai và chất lượng của thai ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ con sau này. Nếu thỏ cái có chửa mà không được cung cấp dinh dưỡng tốt thì con mẹ phải sử dụng dinh dưỡng của bản thân nuôi thai, làm suy nhược cơ thể mẹ và sức sống đàn con cũng giảm sút vì sữa mẹ kém. Thỏ con theo mẹ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn so với nhu cầu thì thỏ con ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ chết cao. Thỏ con sơ sinh lớn rất nhanh, sau 1 tuần bộ lông mịn, mỏng đã phủ hết mình. Thỏ con mở mắt vào 9 - 12 ngày tuổi. Thỏ đẻ nhiều con thì thỏ con mở mắt muộn hơn so với đẻ ít con (Đinh Văn Bình và Ngô Tiến Dũng, 2006). 2.4.2 Sinh trưởng và phát triển thỏ sau cai sữa Thỏ con sau cai sữa vài ngày thích ứng ngay với môi trường mới. Những cá thể nào tốt, khoẻ mạnh thì lớn nhanh. Phụ thuộc vào giống và chế độ nuôi dưỡng mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt tới khối lượng xuất thịt có khác nhau. Thỏ New zealand trắng sau 10 - 12 tuần tuổi ở Hungary đạt khối lượng 2,2 - 2,5 kg, ở Việt nam chúng chỉ đạt 1,8 kg (Đinh Văn Bình và Ngô Tiến Dũng, 2006). 17 Sau cai sữa, các yếu tố về nuôi nhốt, nuôi dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tăng khối lượng của thỏ. Số lượng thỏ cai sữa nuôi trong lồng càng ít thì tăng khối lượng càng nhanh. Cung cấp thức ăn thô xanh, khô, tinh đủ chất, đặc biệt là đủ vitamin và khoáng trong giai đoạn này sẽ cho tăng khối lượng cao nhất. Khả năng tăng khối lượng và mức độ ảnh hưởng của hệ số di truyền về tính trạng này được thể hiện rõ nhất ở lứa tuổi 7 - 11 tuần tuổi. Giai đoạn này thỏ con tách khỏi ảnh hưởng của yếu tố di truyền từ thỏ mẹ, cũng ít bị tác động của môi trường sau cai sữa. Từ 12 tuần tuổi thỏ tăng khối lượng bắt đầu giảm, cơ thể lúc này đã bắt đầu phát dục. Cho nên việc xác định khả năng tăng khối lượng cá thể trong giai đoạn 6 - 11 tuần tuổi làm cơ sở chọn giống về tính trạng sinh trưởng là phù hợp và cần thiết nhất (Đinh Văn Bình và Ngô Tiến Dũng, 2006). 2.4.3 Phát dục và thành thục về tính dục Thỏ thường phát dục vào lúc 14 - 16 tuần tuổi. Thỏ New zealand trắng phát dục vào lúc 12 tuần tuổi. Việc chọn giống theo đặc điểm ngoại hình và nuôi nhốt cá thể theo tính dục nên bắt đầu từ lúc 15 tuần tuổi. Nếu nhốt chung, thỏ đực sẽ cắn nhau, ảnh hưởng đến khối lượng của chúng, thỏ cái có thể sẽ bị chửa giả. Khi thỏ phát dục chúng có thể phối giống được, nhưng khó thụ thai. Nếu thỏ cái có chửa thì vẫn đẻ và nuôi con được nhưng sức đề kháng của đàn con và mẹ sẽ giảm xút hơn. Thành thục về tính dục có nghĩa là cả đực và cái đều có khả năng phối giống, thụ thai và dưỡng thai tốt, đảm bảo khả năng sinh sản bình thường, đều đặn trong đời sống của chúng. Thỏ thành thục khi khối lượng của nó đạt 75 - 80% khối lượng trưởng thành. Lứa tuổi thành thục của thỏ từ 5 - 6 tháng tuổi, lúc này nên cho phối giống lần đầu (Đinh Văn Bình và Ngô Tiến Dũng, 2006). 2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới thỏ Yếu tố tiểu khí hậu môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến thỏ. Tiểu khí hậu bao gồm các nhân tố lý hoá như là nhiệt độ, ẩm độ, giao lưu không khí, bụi bẩn và khí độc. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sinh sản, sinh trưởng của thỏ. Nhiệt độ phù hợp đối với thỏ Châu Âu 18 22 độ, ở nước ta 20 - 28 độ (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000). Lebas (2004) cho rằng nhiệt độ môi trường ở vùng nhiệt đới trên 300C thỏ vẫn sinh trưởng nhưng mức tiêu thụ thức ăn (-25%) và tăng khối lượng (-20%) giảm so với 230C nên cần phải tăng thêm thời gian (32%) và chi phí (16%) nuôi để đạt khối lượng xuất chuồng và việc tận dụng ưu thế lai của giống thỏ địa phương vùng nhiệt đới có thể hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. 18 Độ ẩm là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái và khả năng sản xuất của thỏ. Nếu ẩm độ cao kết hợp với nhiệt độ thấp hoặc cao quá mức trung bình sẽ làm cho thỏ khó chịu. Nếu ẩm độ cao mà nhiệt độ thấp thì lông thỏ bị ướt, mất khả năng cách nhiệt, cơ thể phải thải nhiệt nhiều hơn, làm cho khả năng sử dụng thức ăn kém, giảm sức đề kháng của cơ thể. Nếu ẩm độ thấp dưới 50% kết hợp với nhiệt độ cao thì dễ gây nên các bệnh đường hô hấp. ẩm độ phù hợp với thỏ ở châu âu là 60 - 70%, ở nước ta 76 - 80% (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000; Lebas, 2004). Bên cạnh nhiệt độ và ẩm độ, tốc độ lưu chuyển không khí cũng là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cơ thể thỏ. Nếu có gió lùa mạnh qua chuồng thỏ sẽ gây nên bệnh đường hô hấp. Tốc độ lưu chuyển không khí phù hợp là 0,1 0,25 m/s. Khi nhiệt độ môi trường cao trên 26 độ thì tốc độ lưu chuyển không khí phù hợp cũng cao hơn (0,5-0,6 m/s). Không khí trong chuồng nuôi thỏ bị ô nhiễm CO2 qua đường hô hấp và khí NH3 qua quá trình phân huỷ nước tiểu và phân. Tỷ lệ CO2 cho phép tối đa là 0,3%, nếu cao hơn sẽ giảm sức đề kháng của cơ thể, nếu NH3 cao sẽ gây nên bệnh đường hô hấp và viêm kết mạc mắt. Nồng độ NH3 trong chuồng thỏ phù hợp là 0,003 - 0,005% (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000; Lebas, 2004). 2.6 Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của thỏ trên thế giới 2.6.1 Nhu cầu ăn và uống của thỏ Đối với thỏ mới sinh, cách ăn uống bị phụ thuộc hoàn toàn vào thỏ mẹ. Trong 24 giờ thỏ mẹ chỉ cho con bú một lần, nhưng một số thỏ cho con bú 2 hoặc 3 lần (Matics et al., 2004). Mỗi lần bú chỉ trong 2 - 3 phút, nếu thỏ con chưa no thì cố gắng tự kiếm thức ăn. Từ tuần thứ 3 trở đi thỏ bắt đầu di chuyển được, khả năng tiêu thụ thức ăn vượt qua lượng sữa mẹ cho. Trong giai đoạn này thỏ con có sự thay đổi cách ăn uống đáng kể, chuyển dần từ sữa mẹ sang thức ăn. Bảng 2.8: Sự thay đổi thức ăn và nước uống của thỏ theo tuần tuổi Chỉ tiêu Thức ăn, 89 %DM Tổng lượng ăn, g/ngày Số lần ăn/ngày Lượng ăn/lần ăn, g Nước uống Tổng nước uống, g/ngày Số lần uống/ngày Lượng nước/lần uống, g Tỉ lệ nước/thức ăn Tỉ lệ nước, % 6 tuần tuổi 12 tuần tuổi 18 tuần tuổi 98 39 2,6 194 40 4,9 160 34 4,9 153 31 5,1 1,75 65,3 320 28,5 11,5 1,85 66,4 297 36 9,1 2,09 68,8 Nguồn: Lebas et al.(1986); DM: vật chất khô 19 Nhu cầu thức ăn rắn của thỏ tăng đến 12 tuần tuổi và giảm dần sau đó. Thời gian ăn của thỏ chỉ trong 3 giờ ở 6 tuần tuổi và giảm dần cho đến chỉ còn dưới 2 giờ. Bất cứ ở tuổi nào thức ăn phải có trên 70% ẩm độ mới thoả mãn được nhu cầu nước của thỏ. Nhu cầu và cách ăn uống của thỏ còn thay đổi theo tuổi của thỏ (Bảng 2.8). Nhu cầu thức ăn rắn của thỏ tăng đến 12 tuần tuổi và giảm dần sau đó. Thời gian ăn của thỏ chỉ trong 3 giờ ở 6 tuần tuổi và giảm dần cho đến chỉ còn dưới 2 giờ. Bất cứ ở tuổi nào thức ăn phải có trên 70% ẩm độ mới thoả mãn được nhu cầu nước của thỏ. Nhu cầu và cách ăn uống của thỏ còn thay đổi theo tuổi của thỏ (Bảng 2.8). Các kết quả ghi nhận thức ăn và nước uống của thỏ theo tuần tuổi (Bảng 2.8) là hữu ích hỗ trợ trong quá trình quản lý ăn uống và có giải pháp đáp ứng tối ưu nhu cầu ăn uống cho con vật, từ đó người chăn nuôi thỏ sẽ đạt năng suất và hiệu quả cao. Mặc dù đây là những dữ liệu được ghi nhận trên giống thỏ New Zealand và thực hiện ở vùng ôn đới nhưng nó vẫn có giá trị tham khảo lớn cho các nhà nghiên cứu khi thực hiện thí nghiệm nuôi dưỡng. 2.6.2 Nhu cầu chất xơ Loại xơ được quan tâm nhiều nhất trong dinh dưỡng gia súc là thành phần carbohydrate cấu trúc. Truyền thống, thành phần này được xác định dựa theo xơ thô. Trong thời gian gần đây hệ thống phân tích xơ của Van Soest được sử dụng rộng rãi hơn. Các nghiên cứu truyền thống đã cho biết nhu cầu xơ thô tối thiểu đối với thỏ như Bảng 2.9. Bảng 2.9: Nhu cầu chất xơ của thỏ theo hệ thống xơ Weende Chỉ tiêu, % CF CF CF không tiêu hóa Thịt 10 - 12 14 12 Nuôi con 10 - 12 12 10 Mang thai 10 - 12 14 12 Nguồn NRC (1977) Lebas et al. (1986) Lebas et al. (1986) CF: xơ thô Việc xác định mức độ xơ tối ưu trong khẩu phần của thỏ là một trong những mục tiêu chính của việc nghiên cứu về dinh dưỡng thỏ. Thỏ được cho ăn khẩu phần xơ thấp thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với những biểu hiện như tiêu chảy kèm với tỉ lệ chết cao. Điều này có thể giải thích là do khẩu phần có mức độ xơ thấp sẽ kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong hệ thống tiêu hóa (Hoover and Heitmann, 1972). Hơn thế nữa, ở khẩu phần xơ thấp sự thay thế chất chứa trong manh tràng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến hai trường hợp: sự lên men kém trong manh tràng dẫn đến sự gia tăng vi sinh vật gây bệnh (Carabaño et al., 1988) và tăng lượng xơ ăn vào dẫn đến thiếu hụt năng lượng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của toàn bộ cơ thể, tế bào và các tổ chức (Ouhayoun, 1989). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan