Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ chuyên mục thể thao trên báo tuổi trẻ (nhật báo)...

Tài liệu Ngôn ngữ chuyên mục thể thao trên báo tuổi trẻ (nhật báo)

.PDF
226
236
54

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN THÁI TRẦN DIỄM TRINH MSSV: 6062154 NGÔN NGỮ CHUYÊN MỤC THỂ THAO TRÊN BÁO TUỔI TRẺ (NHẬT BÁO) Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ văn – Khóa 2006-2010 Cán bộ hướng dẫn: Ths. GVC NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ, tháng 5 - 2010 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: SƠ LƯỢC VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ VÀ BÁO TUỔI TRẺ 1.1. Phong cách ngôn ngữ báo chí 1.1.1. Định nghĩa báo chí 1.1.2. Chức năng của báo chí Chức năng phản ánh Chức năng tác động Chức năng thuyết phục 1.1.3. Phong các báo chí 1.1.4. Đặc trưng của phong cách báo chí 1.1.4.1. Tính chiến đấu 1.1.4.2. Tính thời sự 1.1.4.3. Tính hấp dẫn 1.1.4.4. Tính chính xác, trung thực 1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí 1.2.1. Từ ngữ 1.2.2. Cú pháp 1.2.3. Các biện pháp nghệ thuật 1.3. Giới thiệu về báo Tuổi trẻ 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.3.2. Các ấn phẩm của báo Tuổi trẻ 1.3.3. Những cột mốc phát triển của báo Tuổi trẻ 2 CHƯƠNG HAI: NGÔN NGỮ CHUYÊN MỤC THỂ THAO TRÊN BÁO TUỔI TRẺ (NHẬT BÁO) 2.1. Từ ngữ 2.1.1. Từ vay mượn 2.1.1.1. Từ Hán Việt Cấu tạo Giá trị sử dụng 2.1.1.2. Từ Ấn – Âu Cách thức vay mượn Giá trị sử dụng 2.1.2. Sự chuyển nghĩa của từ 2.1.2.1. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ 2.1.2.2. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ 2.1.3. Thành ngữ 2.1.3.1. Vận dụng thành ngữ ở dạng nguyên mẫu 2.1.3.2. Vận dụng thành ngữ sáng tạo, cải biên 2.1.4. Từ viết tắt 2.2. Các biện pháp tu từ 2.1.1. Ẩn dụ 2.1.2. Hoán dụ PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU KHAM KHẢO 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, báo chí giữ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Ở một số quốc gia trên thế giới, báo chí được xem là cơ quan quyền lực thứ tư. Đây là kiểu quyền lực không quy định thành văn bản mà được tạo ra từ công luận xã hội. Báo chí tác động lên tất cả các quyền lực, tác động lên tất cả các thế lực xã hội, đặc biệt là các thế lực tiêu cực, theo kiểu phơi bày những gì bí mật cho người xem khám phá. Từ đó tạo nên áp lực xã hội, ủng hộ hoặc phản đối một vụ việc, một ý kiến, một chủ trương chính sách khiến nhiều khi các nhà cầm quyền, lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp, phải điều chỉnh lại quyết định, chính sách của mình. Thậm chí, nhiều tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, những người giữ chức vụ tối cao trong bộ máy chính quyền cũng phải ra đi sau nhiều vụ việc bị báo chí phanh phui. Nhiều chính phủ đã bị sụp đổ trước áp lực của dư luận xã hội. Nói như vậy để chúng ta thấy được tầm quan trọng cũng như sức mạnh của báo chí. Báo chí còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy vốn ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ là kho tàng vô cùng quí giá của một dân tộc. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, đồng thời giữ được những bản sắc văn hóa riêng thì không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ đa phong cách. Báo chí sử dụng tất cả các phong cách ngôn ngữ như: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ văn chương, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận. Để tăng hiệu quả diễn đạt, tạo tính hấp dẫn, báo chí cũng sử dụng hầu hết các biện pháp nghệ thuật. Vì thế, ngôn ngữ báo chí rất sinh động, linh hoạt. Trên đà phát triển của xã hội, để đáp ứng nhu cầu thông tin, nhu cầu diễn đạt những khái niệm mới ngày càng phong phú, đa dạng, báo chí luôn năng động tiếp thu và tìm tòi sáng tạo ra những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp, góp phần làm giàu thêm cho vốn ngôn ngữ dân tộc. Ở Việt Nam hiện nay, báo Tuổi trẻ (nhật báo) là một trong những tờ báo phổ biến nhất Việt Nam. Để cập nhật tin tức hàng ngày, đa số độc giả đều ưu tiên lựa chọn báo Tuổi trẻ. Vì thế, không thể phủ nhận Tuổi trẻ là một tờ báo hay, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Báo Tuổi trẻ (nhật báo) có rất nhiều chuyên mục như: Thời sự, Bạn đọc và Tuổi trẻ, Sống khỏe, Đời sống đô thị, Nhịp sống trẻ, Văn hóa – Nghệ thuật – Giải trí, Kinh tế, Thể thao, Pháp luật và Cuộc sống, Thế giới muôn màu, Thế giới hôm nay, Quảng cáo… Trong đó chuyên mục Thể thao là một trong những chuyên mục 5 hấp dẫn nhất, thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều độc giả. Bản thân chúng tôi cũng rất yêu thích chuyên mục Thể thao của báo Tuổi trẻ. Xuất phát từ những lí do kể trên nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ chuyên mục Thể thao trên báo Tuổi trẻ (nhật báo)” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong phạm vi trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi chỉ tìm được một số công trình sau có liên quan đến đề tài: 2.1. Đầu tiên là quyển “Công việc của người viết báo” của tác giả Hữu Thọ (NXBGD, 1997). Trong công trình này, Hữu Thọ đã nêu sơ lược về tính chất của báo chí; sau đó đi vào trình bày và phân tích đặc điểm ngôn ngữ báo chí ở hai thể loại tin và phóng sự. Thể loại tin – ngôn ngữ đòi hỏi sự ngắn gọn, trực tiếp. Thể loại phóng sự ngôn ngữ mang tính chất tường thuật. 2.2. Năm 2003, Nguyễn Tri Niên cho ra đời công trình “Ngôn ngữ báo chí” (NXB Tổng hợp Đồng Nai). Ở chương hai của công trình, tác giả đi vào tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ báo chí trên ba phương diện: thứ nhất – đặc điểm về loại hình (ngôn ngữ của sự kiện; ngôn ngữ định lượng và ngôn ngữ của độ không chính xác); thứ hai – những mối quan hệ của ngôn ngữ báo chí (quan hệ phản ánh; quan hệ đối xứng; quan hệ liên tưởng); thứ ba – cách tiếp cận hiện thực đặc thù (tác giả đã nêu ra các yếu tố của qui trình thông tin; chức năng của những yếu tố đó và các mô hình thông tin cơ bản). Chương bốn, Nguyễn Tri Niên nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể để phân tích. Cuối cùng, tác giả đi đến kết luận phong cách ngôn ngữ báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh đậm đà tính dân tộc. 2.3. Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” của Nguyễn Văn Nở (ĐHCT, 2004) đã nêu ra khái niệm phong cách báo chí; chức năng; đặc trưng; đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí. Đi vào đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, tác giả đã nghiên cứu trên các phương diện: ngữ âm; từ ngữ (tìm hiểu ở từng kiểu loại văn bản báo chí, sau đó tổng hợp những đặc điểm chung của từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí) 6 và cú pháp (nêu sơ lược về đặc điểm cú pháp của phong cách ngôn ngữ báo chí và những kiểu cấu trúc cú pháp, những khuôn mẫu văn bản thường dùng). 2.4. Kế tiếp là quyển “Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (NXBGD, 2006). Trong quyển này, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về phong các báo chí, nghiên cứu dạng của lời nói trong phong cách báo chí, kiểu và thể loại của phong cách báo chí, chức năng của ngôn ngữ trong phong cách báo chí, đặc trưng của phong cách báo chí và đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí về mặt từ ngữ, cú pháp, kết cấu. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí. Về phương diện từ ngữ, các tác giả đã nêu ra cấu tạo, đặc điểm nổi bật của từ ngữ trong ngôn ngữ báo chí. Về phương diện cú pháp, các tác giả đã đưa ra những khuôn mẫu cú pháp thường sử dụng. Về phương diện kết cấu, các tác giả đã đi vào từng kiểu loại văn bản báo chí cụ thể để phân tích, tìm hiểu. 2.5. Giáo trình “Ngôn ngữ báo chí” (NXB Thông tấn Hà Nội, 2007) của Vũ Quang Hào đã trình bày chi tiết về vấn đề chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí. Theo Vũ Quang Hào, chuẩn mực của ngôn ngữ mang tính chất qui ước của xã hội và phải phù hợp với qui luật phát triển nội tại của ngôn ngữ. Từ đó, tác giả nêu ra khái niệm về chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí và tìm hiểu vấn đề chệch chuẩn mực. Tiếp theo, Vũ Quang Hào trình bày ngôn ngữ các phong cách báo chí. Sau đó tác giả lần lượt đi vào nghiên cứu: ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, kí hiệu khoa học, chữ viết tắt và số liệu trên báo chí; ngôn ngữ của tít báo. 2.6. Cũng vào năm 2007, Nguyễn Đức Dân với quyển “Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” (NXBGD, 2007), tác giả đã đi vào nghiên cứu ngôn ngữ báo chí ở hai phương diện: đặc điểm của ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Về đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, Nguyễn Đức Dân đã nêu ra hai điều: ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện và phong cách báo chí là cách viết trực tiếp, từ đó đi vào phân tích. Về phong cách ngôn ngữ báo chí, Nguyễn Đức Dân đã tìm hiểu sơ lược việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật của phong cách ngôn ngữ báo chí. Đồng thời nêu lên cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong báo chí như thế nào để đảm bảo tính chính xác của 7 thông tin, tránh việc gây hiểu nhầm cho người đọc (đưa ra nhiều ví dụ minh họa cụ thể). Sau đó, Nguyễn Đức Dân đã đi vào từng kiểu loại văn bản báo chí cụ thể để tìm hiểu. 2.7. Luận văn của Nguyễn Ái Xuyên “Thành ngữ - tục ngữ trong báo chí” (ĐHCT, 2007) đã nêu sơ lược về phong cách báo chí và đặc điểm của ngôn ngữ báo chí. Sau đó, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên báo Tuổi trẻ cười và báo Phụ nữ. 2.8. Giáo trình “Ngôn ngữ báo chí” của Ngô Thị Bảo Châu (ĐHCT, 2008) đã nêu ra khái niệm phong cách báo chí, chức năng của phong cách báo chí, đặc trưng của phong cách báo chí, đồng thời cũng đi vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí. Đi vào phần đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí, tác giả nêu khái quát đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí, sau đó đi vào nghiên cứu ngôn ngữ báo chí ở ba phương diện: từ ngữ (nêu những đặc điểm của từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí), cú pháp (nêu ra những khuôn mẫu cú pháp thường được sử dụng trong phong cách báo chí) và kết cấu (đi vào tìm hiểu kết cấu của văn bản cung cấp thông tin). 2.9. Luận văn của Trần Vũ Thái Hiền “Thành ngữ, tục ngữ trong tiểu phẩm báo chí” (ĐHCT, 2008). Ở công trình này, tác giả nêu sơ lược về phong cách báo chí và đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí. Sau đó tác giã đã đi vào nghiên cứu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tiểu phẩm báo, ở các báo: Phụ nữ, Tuổi trẻ cười và Tuổi trẻ cuối tuần. Ngoài những vấn đề đã được nêu, các công trình trên còn tìm hiểu, nghiên cứu nhiều vấn đề khác. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra những nghiên cứu có liên quan đến đề tài của chúng tôi. Các công trình trên là tiền đề quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Tiến hành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng nâng cao những hiểu biết của mình về cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách báo chí nói riêng, cũng như cách sử dụng ngôn ngữ nói chung như thế nào để có hiệu quả tốt nhất. Từ đó tìm được cho mình những cách diễn đạt tối ưu để đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn. 8 Ngay từ nhỏ, chúng tôi đã rất yêu thích thể thao. Chúng tôi rất thích khi được nói về các vấn đề liên quan đến thể thao, thảo luận về thể thao. Niềm đam mê đó đã tác động rất nhiều đến sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của chúng tôi. Chúng tôi mong sau khi ra trường sẽ trở thành phóng viên của một tờ báo Thể thao. Khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong rằng những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp ích cho mình trong nghề nghiệp sau này. Cuối cùng, chúng tôi hi vọng những nghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong phong cách báo chí. 4. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở phạm vi: Chuyên mục Thể thao của báo Tuổi trẻ (nhật báo) trong bốn tháng, từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2009. Nói đến ngôn ngữ chúng ta phải nói đến rất nhiều phương diện. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ của chuyên mục Thể thao trên hai phương diện: từ ngữ và các biện pháp tu từ. Về từ ngữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hai loại đơn vị từ vựng là từ (xét về nguồn gốc: từ vay mượn – từ Hán Việt và Từ gốc Ấn - Âu; xét về nghĩa: sự chuyển nghĩa của từ; xét về mặt cấu tạo: từ viết tắt) và thành ngữ. Các biện pháp tu từ: Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chuyên mục Thể thao sử dụng phổ biến nhất là hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở hai biện pháp này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành công trình này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Đầu tiên, chúng tôi sưu tầm và phân loại những tài liệu có liên quan đến công trình, gồm có báo Tuổi trẻ (nhật báo) từ tháng 08 đến tháng 11-2009, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, các công trình nghiên cứu về biện pháp tu từ, từ điển và một số tài liệu khác. Tiếp theo, chúng tôi tiến hành công tác thống kê, thu thập số liệu. Sau đó, chúng tôi đối chiếu và so sánh những gì đã thu thập được với nhiều công trình khác nhau để tìm ra được những kết luận tốt nhất. 9 Cuối cùng, chúng tôi đi vào phân tích, giải thích và chứng minh để làm sáng tỏ những kết quả nghiên cứu của mình. 10 PHẦN NỘI DUNG 11 CHƯƠNG MỘT: SƠ LƯỢC VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ VÀ BÁO TUỔI TRẺ 1.1. Phong cách ngôn ngữ báo chí 1.1.1. Định nghĩa báo chí Trong quyển “Từ điển tiếng Việt” (NXB Đà Nẵng, 1997) do Hoàng Phê chủ biên có nêu ra định nghĩa báo chí như sau: Nghĩa thứ nhất: “Báo là xuất bản phẩm định kỳ in trên giấy khổ lớn, đăng tin, bài, tranh ảnh để thông tin, tuyên truyền.” Ví dụ: ra báo, đọc báo, tòa soạn báo… Nghĩa thứ hai: “Báo là hình thức thông tin, tuyên truyền có tính chất quần chúng và nội bộ, bằng các bài viết, tranh vẽ trực tiếp trên giấy.” Ví dụ: báo bản, báo tay… Tác giả Nguyễn Như Ý cũng nêu ra định nghĩa về báo chí trong quyển “Đại từ điển tiếng Việt” (NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1999): “Báo là ấn phẩm định kỳ, in trên giấy khổ lớn, có nhiều tin, bài, ảnh để thông tin, tuyên truyền.” Như vậy, từ các ý kiến trên, ta có thể kết luận báo chí là loại ấn phẩm định kỳ, được in trên khổ giấy lớn, có tác dụng thông tin tuyên truyền, tác động đến nhiều người qua các bài viết, bản tin. 1.1.2. Chức năng của báo chí Báo chí có ba chức năng chính: - Chức năng phản ánh: giao tiếp bằng lí trí hay được hiểu cụ thể là thông báo. Báo chí chọn lọc những gì xảy ra trong thực tế để phản ánh, không được hư cấu, chủ quan. - Chức năng tác động: thông qua phản ánh, báo chí tác động đến nhận thức, tư tưởng, hành động của người nghe, người đọc. - Chức năng thuyết phục: để thuyết phục người đọc tin theo một quan điểm, lập trường nào đó, báo chí phải làm cho độc giả tin rằng điều được đề cặp trong báo chí là đúng. Ngôn ngữ báo chí cần chính xác, trung thực để có thể thuyết phục được người nghe, người đọc. 12 1.1.3. Phong cách báo chí Như ta đã biết, phong cách chức năng ngôn ngữ “là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu hiện tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngoài ngôn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp.” [27; 32] Theo Đinh Trọng Lạc, phong cách báo chí “là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí, công luận. Nói cụ thể hơn đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo, bạn đọc… tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.” [15; 98] Phong cách báo chí dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết – phi nghệ thuật nhưng có thể bao hàm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng – nghệ thuật của lời nói. Trong phong cách báo chí, yếu tố cá tính đóng vai trò quan trọng. Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. Báo chí, nhất là báo hằng ngày, là nơi đăng tải các loại tin tức, kiến thức có tính tổng hợp và cập nhật hóa, trong đó hầu như hiện diện đủ tất cả các loại phong cách như: khoa học, hành chính, chính luận, văn chương... Do đó, không phải bất kỳ văn bản nào được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông đều là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Những văn bản sau thuộc phong cách báo chí: - Văn bản cung cấp tin tức: tin ngắn, tin tổng hợp, tin nhanh, phóng sự, điều tra, phỏng vấn… - Văn bản phản ánh công luận: ý kiến bạn đọc, trả lời bạn đọc, tiểu phẩm… - Văn bản thông tin quảng cáo: nhắn tin, thông báo, rau vặt, quảng cáo… 1.1.4. Đặc trưng của phong cách báo chí Mỗi thể loại văn bản có những chức năng, mục đích, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau dẫn đến những đặc trưng khác nhau. Do báo chí cung cấp thông tin, vì thế các bài tin, các bài phản ánh sự kiện xã hội đóng vai trò trung tâm. Văn bản báo chí thuộc một thể loại phong cách riêng: phong cách ngôn ngữ truyền thông đại chúng. 13 Báo chí muốn thực hiện được chức năng thông báo - tác động đạt hiệu quả tốt nhất thì phải có được những đặc trưng cơ bản là: tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn và tính chính xác, trung thực. 1.1.4.1. Tính chiến đấu Báo chí chính là công cụ đấu tranh chính trị, là tiếng nói của một Nhà nước, một cơ quan, một tổ chức, một đảng phái. Chiến đấu ở đây là đấu tranh giành quyền lợi bình đẳng, hợp pháp. Đấu tranh cho lẽ phải, công lý, lên án, phê phán những hành vi xấu, phạm pháp. Báo chí tạo ra “dư luận” về những điều đúng sai trong xã hội. Đối với chúng ta, mục tiêu chiến đấu ở đây cụ thể là phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tất cả công việc thu thập và đưa tin của báo chí đều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó. Tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội. Đó là các cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới; giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu; giữa tích cực và tiêu cực…Tính chiến đấu giúp xã hội ngày càng phát triển và ổn định hơn. 1.1.4.2. Tính thời sự Thông tin không chỉ mang tính xác thực mà còn phải được truyền đi một cách kịp thời, nhanh chóng - tức là phải mang tính thời sự. Thời sự là những sự kiện xảy ra trong ngày (vì thế có nhật báo), trong buổi (báo buổi), là những đề tài đang “nóng bỏng”, đang được bàn luận xôn xao. Báo chí là một công cụ phản ánh đời sống xã hội. Do đó, sự phản ánh tức thời những sự kiện, sự việc xảy ra trong đời sống xã hội là việc quan trọng cần thiết. Chính những thông tin mới, tức thời, “nóng hổi” đó mới hấp dẫn người đọc vì nó đáp ứng nhu cầu thông tin, thị hiếu của độc giả. Những gì không còn mang tính chất thời sự nữa gọi là “tin thiu” hay “tin ôi”. Vì thế, đài Truyền hình Việt Nam phát 24/24, để những tin tức “nóng hổi” được phản ánh và cung cấp thông tin cho khán thính giả ngay tức khắc hay trong thời gian sớm nhất. 14 1.1.4.3. Tính hấp dẫn Trước hết nên lưu ý rằng tự thân sự kiện hấp dẫn độc giả chứ không phải hấp dẫn vì những lời bình của phóng viên. Những thông tin gây chú ý, hứng thú cho độc giả là những thông tin hấp dẫn. Đó là những thông tin quan trọng, nổi bật, chính yếu, cốt lõi, tiêu biểu của một sự kiện hay sự việc, hiện tượng nào đó. Hay đó còn là những thông tin bất ngờ, kì lạ liên quan đến tính hiếu kì của con người. Tin tức của báo phải hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Nếu không, tờ báo đó sẽ bị lãng quên. Như vậy, tính hấp dẫn là một trong những yếu tố cơ bản để các tờ báo cạnh tranh lành mạnh với nhau. Thế nào là những thông tin quan trọng nhất? Điều này phụ thuộc từng người. Mỗi người có một nhu cầu tin tức khác nhau. Nhu cầu tin tức của từng lớp người theo nghề nghiệp, theo thành phần xã hội, theo từng vùng lãnh thổ, theo giới tính, theo tuổi tác,…đều khác nhau. Với đối tượng độc giả đông đảo, thời gian tiếp thu tương đối ngắn, những giờ cà phê buổi sáng hay những lúc giải lao, thông tin thì phong phú, đa dạng từ nhiều nguồn và nhiều tờ báo khác nhau, nếu báo chí không có tính hấp dẫn để thu hút người đọc thì sẽ không còn ai muốn đọc, muốn nghe nữa. Dẫn đến việc, tờ báo đó sẽ bị “tẩy chay”.  Cách thức tạo tính hấp dẫn: Mỗi tờ báo tạo tính hấp dẫn bằng những cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể tạo tính hấp dẫn qua: + Nội dung: Thông tin nóng bỏng, mới, lạ; từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng, súc tích. + Hình thức: Tranh ảnh, màu sắc, cỡ chữ, tiêu đề,…  Nguyên lý của tính hấp dẫn: Sự hấp dẫn của báo chí được thể hiện theo hai nguyên lý của đường tròn đồng tâm: (1) Vòng tròn đồng tâm về khoảng cách: Những thông tin có liên quan đến mình thì đáng quan tâm nhất. Tôi (tâm điểm) - gia đình - làng xã (bạn bè, hàng xóm) - thiên hạ. Ví dụ: Tăng lương (đối tượng quan tâm: công nhân viên chức). (2) Vòng tròn đồng tâm về tầm quan trọng của thông tin - độ lớn (tầm cỡ) của thông tin. Cùng một sự kiện, sự việc nhưng tầm cỡ, kích cỡ khác nhau dẫn đến việc người ta quan tâm nhiều hay ít. + Kích cỡ sự việc: lớn hay nhỏ. Ví dụ: nhân vật tiếng tăm bị tai nạn giao thông, đi bệnh viện thì sẽ được quan tâm nhiều hơn một người bình thường bị tai nạn. 15 + Thời gian: xảy ra mới đây hay đã lâu. Mới xảy ra sẽ được quan tâm hơn xảy ra lâu. 1.1.4.4. Tính chính xác, trung thực Báo chí cần cung cấp thông tin đúng, khách quan và chính xác, nhà báo cần phải luôn “trung thực và không khoan nhượng”. Do đó, yêu cầu đầu tiên đối với nhà báo là phải trung thực với sự kiện hiện thực khách quan và trung thực với chính bản thân mình. Bịa đặt sẽ dẫn đến hậu quả và những tác hại khôn lường. Bài báo sẽ thiếu tính thuyết phục, làm mất lòng tin của độc giả. Nhà báo tuyệt đối không được bịa đặt, thêm bớt thông tin, nếu không sẽ phải trả giá. Khi lựa chọn một lối diễn đạt có hình ảnh đượm màu sắc tu từ của phong cách ngôn ngữ văn chương, nhà báo cần xem xét cách viết ấy có ảnh hưởng gì hoặc có gây hiểu lầm gì về tính chính xác của sự kiện hay không, để có thể đảm bảo tính chính xác của thông tin, tránh gây sự hiểu lầm cho người đọc. 1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí Chính đặc trưng của báo chí quy định đặc điểm của ngôn ngữ báo chí. Nhìn một cách tổng thể, ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm sau: - Tính đại chúng: dễ đọc, dễ hiểu, phục vụ mọi tầng lớp trong xã hội. - Tính sự kiện: Ngôn ngữ báo chí khác với ngôn ngữ văn chương. Ngôn ngữ văn chương mang tính hình tượng, tính hàm ẩn cao; bài tin thường viết về sự kiện nên phải viết bằng ngôn ngữ sự kiện, tức là ngôn ngữ phải trong sáng, rõ ràng và hàm súc. Mục đích là để tránh hiểu sai, hiểu lệch thông tin. - Tính chính xác và hấp dẫn: Tin cần chính xác và hấp dẫn nên ngôn ngữ trong báo chí cũng cần chính xác và hấp dẫn. Thông tin phải mang tính khách quan, nếu cần có thể dẫn nguyên văn. Cách viết trực tiếp sẽ mang tính thuyết phục cao hơn. Vì dẫn nguyên văn khiến người đọc có cảm giác như đang chứng kiến sự việc đó. Ví dụ: Năm Cam khai: “Tôi không chủ mưu trong việc giết chết Dung Hà”. 16 Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng khía cạnh cụ thể của đặc điểm ngôn ngữ báo chí về mặt từ ngữ, cú pháp và các biện pháp nghệ thuật. 1.2.1. Từ ngữ Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, từ ngữ được dùng trong phong cách ngôn ngữ báo chí trước hết phải là từ ngữ toàn dân, có tính thông dụng cao. Nhìn chung, từ ngữ được sử dụng trong phong cách báo chí thường mang những đặc điểm sau: - Từ ngữ trong sáng, rõ ràng, hàm súc, dùng nhiều động từ, ít tính từ nhằm đảm bảo tính súc tích của thông tin. - Từ ngữ mang màu sắc biểu cảm – cảm xúc, ít nhiều có tính bình giá của tác giả. Ví dụ: Tuyển Việt Nam vô địch cúp bóng chuyền nữ quốc tế VTV 2007 rất tuyệt! - Từ mang tính năng động, linh hoạt: Phong cách ngôn ngữ báo chí thường tạo ra những lớp từ mới, những cách nói mới. Từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí thường có sự kết hợp bất ngờ, sáng tạo, có xu hướng đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ. Điều này bộc lộ những khả năng tìm tòi, phát hiện những năng lực tiềm tàng, ẩn chứa trong từ hoặc trong các kết hợp mới mẻ, có tính năng động, dễ đi vào lòng người. Ví dụ: Kế hoạch cả gói; vua siêu sao; phát triển với tốc độ dễ sợ; biện pháp tháo gỡ; vấn đề nổi cộm; khủng bố sinh thái; quả đấm hạt nhân; nút bấm hạt nhân; tầng lớp được cởi trói; cơn sốt vàng; cơn sốt xăng… - Những cách nói mang tính hình tượng, bóng bẩy, hấp dẫn được sử dụng phổ biến. Ví dụ: Số phận đã mỉm cười với các cầu thủ bóng đá; cải tạo đàn lợn theo xu thế nạc hoá; nhiều xí nghiệp đứng bên bờ vực của sự phá sản; sản xuất loại xe đạp siêu nhẹ; những con vịt “siêu thịt” ở ĐBSCL… 17 - Phong cách ngôn ngữ báo chí có sự kết hợp hài hòa giữa những từ ngữ mang phong cách trang trọng và những từ ngữ có thái độ bình giá phủ định. Phong cách ngôn ngữ báo chí thường sử dụng nhiều từ Hán Việt để tạo sự trang trọng, như: thiết lập hợp tác toàn diện; thiện chí hoà bình; xu thế đối ngoại; tăng cường đoàn kết…Bên cạnh đó cũng sử dụng cả những từ có thái độ bình giá phủ định, như: chủ bài; trả đũa; ngóc đầu; ve vãn; tiếp tay; cấu kết; dính líu…để tạo ra một sắc thái biểu cảm, một cách diễn đạt hấp dẫn người đọc. - Phong cách ngôn ngữ báo chí thường sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ: Thành ngữ, tục ngữ được sử dụng rất nhiều trong báo chí tạo ra tính biểu trưng và biểu cảm cao cho ngôn ngữ báo chí. Ví dụ: Cái váy đầm và chuyện “khôn nhà dại chợ”. (Tuổi trẻ - Chủ nhật, Ngày 26-111995). Một doanh nghiệp ngành du lịch chua chát trước sự “chảy máu chất xám” mà đơn vị ông “tiền mất tật mang”. (Tuổi trẻ - Thứ bảy, Ngày 8-8-2006). - Phong cách ngôn ngữ báo chí có một lớp từ riêng, gọi là từ ngữ chuyên ngành nghề báo. Ví dụ: Thông tín viên; đặc phái viên; hãng thông tấn; đưa tin; phỏng vấn… - Từ ngữ quốc tế: phong cách ngôn ngữ báo chí thường xuyên sử dụng nhiều những từ ngữ nước ngoài. Ví dụ: Mát xít; phát xít; hít le; bêtông; xìcăngđan… - Từ ngữ viết tắt làm cho thông tin được tiếp thu nhanh gọn, dễ dàng. Ví dụ: CNXH; VAC; HĐND; UBND; CLB; TW… Qui ước viết tắt: lần đầu tiên, viết bình thường chữ cần viết tắt rồi ghi kí hiệu viết tắt trong ngoặc đơn (viết in hoa kí tự đầu mỗi tiếng). Từ lần thứ hai trở đi mới có thể sử dụng chữ viết tắt. Ví dụ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) Câu lạc bộ (CLB) 18 1.2.2. Cú pháp Báo chí là văn bản cung cấp tin tức. Bài tin thường ngắn gọn. Vì thế, câu trong phong cách báo chí phải ngắn gọn, súc tích, không được dài dòng, thường là câu đơn, có thể có thành phần phụ. Bởi theo tâm lí học, thuộc tính về trí nhớ của người bình thường chỉ nhớ được từ 5 - 9 yếu tố ngẫu nhiên. Ví dụ: Nếu câu gồm 8 từ: dễ đọc; 25 từ: khó; trên 30 từ: rất khó. Phong cách ngôn ngữ báo chí thường lặp đi lặp lại một số kiểu cấu trúc cú pháp nhất định, theo những khuôn mẫu và công thức hành văn nhất định. Dưới đây là một số khuôn mẫu cú pháp thường được sử dụng trong phong cách báo chí: - Câu khuyết chủ ngữ thường được dùng ở đầu các bản thông báo, bản tin. Mục đích là tạo tính khách quan và để truyền đạt nhiều thông tin hơn. Ví dụ: Hôm qua…tại..khai mạc… Đối với các thành phố… sẽ đào tạo một đội ngũ… Qua việc phát huy vai trò.. mà lựa chọn… - Câu có đề ngữ nhằm làm nổi bật thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức Ví dụ: Hà tỉnh: 15 nghìn tấn phân đạm phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân. Phú Yên: 60 % địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh, truyền hình. - Câu có nhiều thành phần tách biệt, được in thành dòng riêng bằng những con chữ khác nhau, để nhấn mạnh các nội dung thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức. Ví dụ: NHÀ MÁY KẸO SẢN XUẤT HẢI HÀ NĂM 1991 SẢN XUẤT 5.200 TẤN KẸO, VƯỢT KẾ HOẠCH 200 TẤN. THÁNG 1 – 1992 SẢN XUẤT 750 TẤN PHỤC VỤ TẾT NHÂM THÂN - Câu có trạng ngữ và lời dẫn trực tiếp. 19 Ví dụ: Với phương châm “sống đẹp là sống lành mạnh và sống có ích”, thanh niên Kiên Giang hưởng ứng tích cực phong trào nói không với ma tuý. - Những yếu tố tình thái của câu, những cách diễn đạt làm nổi bật trung tâm thông tin. Ví dụ: Điều làm cho khách hàng nhớ tới Bình Tiên là chất lượng sản phẩm và mẫu mã khá đẹp. - Những câu đơn phát triển kết hợp lời nói trực tiếp với lời nói gián tiếp để cô đúc thông tin và tăng sức thuyết phục của thông tin. Ví dụ: Dưới đầu đề: “Việt Nam: một con hổ nhỏ mới?”, báo Béclin (CHLB Đức) ra ngày 31-12-1991 nhận xét rằng nhờ “phần nào nhận thức được những tín hiệu của thời đại” và đã tiến hành “những cuộc cải cách kinh tế thận trọng đi đôi với việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài”, nên trong năm qua kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi hơn so với sự chờ đợi. Đặc điểm nổi bật của cú pháp trong phong cách báo chí là sử dụng kết hợp những yếu tố khuôn mẫu và những yếu tố diễn cảm. Đặc điểm này được thể hiện không như nhau trong các thể loại báo chí khác nhau. 1.2.3. Các biện pháp nghệ thuật - Những đầu đề kép (có những đầu đề phụ đi kèm) được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn, đập vào mắt người đọc, giúp người đọc thâu tóm được toàn bộ nội dung của cả bài (bởi vì chỉ khi nào có sự quan tâm đặc biệt, người đọc mới đọc cả bài). Ví dụ: TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÚC SẢN VÀ GIA CẦM (ANIMEX) XUẤT KHẨU ĐẠT HƠN 23 TRIỆU ĐÔLA, TĂNG 31,2% SO VỚI CÙNG KÌ - Những mẩu tin ngắn “khô khan” vẫn có thể trở nên sinh động, hấp dẫn bạn đọc bằng những đầu đề biểu cảm, gợi tò mò. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan