Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ôn tập HSG 1954-1975

.DOC
27
956
149

Mô tả:

- Một số nội dung dùng trong ôn tập học sinh giởi quốc gia
Chuyên đề: LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI KHI GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1954- 1975 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhiệm vụ của hệ thống các trường THPT Chuyên là đào tạo và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn văn hóa. Tham gia vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ giáo dục tổ chức là nhiệm vụ bắt buộc của hệ thống các trường THPT Chuyên trong cả nước. Là một trong những giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy các lớp chuyên Sử và bồi dưỡng HSG quốc gia, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ viết chuyên đề tham gia hội thảo các trường chuyên: “Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho HSG khi giảng dạy lịch sử Việt Nam 1954- 1975”. Trong nội dung ôn tập cho kỳ thi HSGQG hàng năm, giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954- 1975 là một nội dung chủ yếu, trọng tâm, đề cập đến một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc cho các thế hệ trẻ. Vì thế, việc tham gia viết chuyên đề này sẽ giúp tôi hiểu sâu hơn những nội dung của giai đoạn lịch sử này, có thêm những phương pháp mới, phục vụ cho việc giảng dạy các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. 2. Mục đích của đề tài Đề tài tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1954- 1975, đồng thời là những vấn đề trọng tâm cần đi sâu trong quá trình ôn luyện các đội tuyển HSG quốc gia. Trên cơ sở đó, tôi đã đề cập một số 1 phương pháp cơ bản để quá trình ôn luyện có kết quả cao, đặc biệt tôi đi sâu vào vấn đề Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ từ năm 19541975. Đây là một nội dung xuyên suốt cả giai đoạn 1954- 1975, có ảnh hưởng đến các nội dung khác trong chuyên đề lịch sử Việt Nam 1954- 1975 B. PHẦN NỘI DUNG 1. Lựa chọn vấn đề dạy Lịch sử Việt Nam 1954- 1975 là một trong những nội dung cơ bản, trọng tâm trong chương trình ôn tập HSG lớp 12. Nội dung này cần tập trung vào ôn tập ở một số vấn đề sau: 1.1 Bối cảnh lịch sử Lịch sử Việt Nam 1954- 1975 diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Mâu thuẫn Đông – Tây của 2 phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà đại diện là Mĩ và Liên Xô đã dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh Lạnh. Với hàng loạt các cuộc chiến tranh cục bộ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xung đột hai cực hai phe, quan hệ quốc tế trở nên vô cùng căng thẳng. Với tiềm lực kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự, quốc phòng hùng mạnh, Mĩ đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa, đề ra các chiến lược toàn cầu với âm mưu làm bá chủ thế giới. Liên Xô đứng đầu phe Xã hội chủ nghĩa, là trụ cột cho phong trào cách mạng thế giới, thúc đẩy giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, bảo vệ cho nền hòa bình thế giới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ và phát triển thành cao trào. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ từng mảng lớn, nhiều quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời ở khắp các nước Á, Phi, Mĩ latinh. Cũng trong giai đoạn này, những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh và phát triển giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc, trong đó có Việt Nam. 2 Từ nửa đầu những năm 70, trong quan hệ quốc tế xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông Tây. Chính sách đối ngoại của Mĩ đã có sự thay đổi, Mĩ tiến hành hòa hoãn với Liên Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự chi viện của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Về tình hình trong nước, từ sau khi hiệp định Gionevo được kí kết, Mĩ ra sức phá hoại hiệp định, chúng thiết lập chính quyền thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam do Ngô Đình Diệm cầm đầu. Pháp đã rút quân khỏi nước ta trong khi chưa thực hiện cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Như vậy, đặc điểm nổi bật của nước ta sau hiệp định Gionevo là đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mới chỉ hoàn thành ở miền Bắc, nhân dân miền Nam cần phải tiếp tục chiến đấu để đánh bại chủ nghĩa đế quốc- tay sai để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 1.2 Đường lối lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn 1954- 1975 Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện sâu sắc sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó cũng là một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy cao độ nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta (1954 - 1975) là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước, so sánh thế và lực giữa ta và địch, nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề ra đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo và tổ chức thực hiện đường lối đó phù hợp với điều kiện cụ thể và sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. 3 Đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7/1954 đến tháng 5/1975, đó là Đảng ta đã thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhằm một mục tiêu chung là hoàn thành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta xác định: miền Bắc là hậu phương lớn, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước; miền Nam là tiền tuyến lớn, cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc đẩy và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đó là nét độc đáo chưa có tiền lệ trong lịch sử và là thành công lớn của Đảng ta; đồng thời, là nguyên nhân chủ yếu, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gay go, quyết liệt của nhân dân ta. 1.3 Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ và cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân ta. Về âm mưu của đế quốc Mĩ đối với Việt Nam. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mĩ đã giúp quân Trung Hoa dân quốc vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật nhằm lật đổ chính quyền cách mạng và thiết lập chính quyền tay sai. Từ năm 1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã đập tan hoàn toàn kế hoach Nava, cố gắng cao nhất của thực dân Pháp có sự giúp đỡ của bọn can thiệp Mĩ. Hiệp định Gionevo được kí kết nhưng Mĩ đã từ chối kí hiệp định mà ra tuyên bố riêng nhằm thực hiện những mưu đồ riêng đối với Đông Dương. Cùng thời điểm đó, Mĩ đã dựng lên chính quyền tay sai do Ngô Đình Diệm đứng đầu chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và chia cắt lâu dài nước ta. Là một tên đế quốc hiếu chiến, lại có tiềm lực kinh tế, quốc phòng 4 hiện đại nhất thế giới, Mĩ đã đưa ra liên tiếp các chiến lược chiến tranh mới nằm trong chiến lược toàn cầu nhằm khuất phục nhân dân ta: chiến tranh đơn phương (1954- 1960), chiến tranh đặc biệt (1961- 1965), chiến tranh Cục bộ (1965- 1968), Việt Nam hóa chiến tranh (1969- 1975). Các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam thể hiện tính chất ngoan cố, hiếu chiến, biến của chiến tranh này trở thành một cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, dài nhất, khốc liệt nhất trong chiến tranh Lạnh. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân ta ở hai miền kiên cường chiến đấu, từng bước đập tan các chiến lược chiến tranh của Mĩ tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Cuộc Tổng tấn công nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ buộc chúng phải xuống thang, chấp nhận đàm phán với ta ở hội nghị Pari. Với việc đập tan cuộc tập kích bằng máy bay B52 xuống Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972, nhân dân ta đã làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí với ta hiệp định Pari, rút quân về nước. Hiệp định Pari là một thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, ta đã “đánh cho Mĩ cút”, tạo thời cơ để đánh cho “ngụy nhào”. Sự lớn mạnh về thế và lực của cách mạng miền Nam sau hiệp định Pari là cơ sở để Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Với 3 chiến dịch tiến công thần tốc, quân dân ta đã làm nên cuộc Tổng tấn công mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 1.4 Vấn đề cách mạng miền Bắc Với hiệp định Gionevo, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) đã xác định đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc thành hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cách mạng xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Trong vấn đề miền Bắc, chúng ta có thể tìm hiểu 3 nội dung cơ bản: 5 - Miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đặc biệt, có cả thuận lợi và khó khăn: Thứ nhất, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai mở cuộc chiến tranh thực dân mới kéo dài suốt 20 năm, với phạm vi ngày càng mở rộng, quy mô ngày càng leo thang. Trong thời kỳ này, miền Bắc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại có tính huỷ diệt bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, hòng ngăn chặn cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân ta ở miền Nam. Vì vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải trải qua ba lần khôi phục kinh tế, vừa phải bảo đảm đời sống nhân dân và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa phải làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến đường lối và chính sách trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thứ hai, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong cả nước đã nhận được sự giúp đỡ hết sức to lớn về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, từ những năm 60 thế kỷ XX, trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũng xảy ra những chia rẽ sâu sắc, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc, đòi hỏi Đảng ta phải có đường lối sáng tạo, độc lập tự chủ, bảo đảm vừa tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần đấu tranh vì sự thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vừa giữ vững được độc lập, tự chủ trong tiến trình cách mạng. Thứ ba, xuất phát điểm đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta rất thấp - từ một nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đây cũng là đặc điểm lớn chi phối đến đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Trong bối cảnh như vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (19541975) đã trải qua nhiều thời kỳ, với các bước đi, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn khác nhau. - Miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ: cùng với chiến lược chiến tranh cục bộ thực hiện ở miền Nam, Mĩ đã đưa cuộc chiến 6 tranh xâm lược lên một nấc thang mới, mở cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Cuộc chiến tranh phá hoại lần hai vượt xa về quy mô, mức độ ác liệt và sự tàn phá so với lần một. Đặc biệt là cuộc tập kích chiến lược cuối năm 1972, Mĩ sử dụng con át chủ bài B52 của không quân Mĩ, dội xuống miền Bắc Việt Nam hàng triệu tấn bom đạn, đưa miền Bắc “trở về thời kỳ đồ đá”. Cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân miền Bắc đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, tạo nên bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thắng lợi của nhân dân miền Bắc góp phần to lớn cùng với nhân dân miền Nam đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. - Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam: vừa đẩy mạnh công cuộc lao động, sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam. Khi cuộc chiến tranh lan ra quy mô cả nước, miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Sự chi viện to lớn của miền Bắc về sức người sức của góp phần to lớn cùng nhân dân miền Nam đánh bại từng bước các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ. 1.5 Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao Ngay từ khi tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta đã chủ trương tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và ngoại giao, xem đấu tranh ngoại giao là một mặt trận có tác động tích cực trong cuộc kháng chiến. Cơ sở của cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của ta xuất phát từ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến và tính chất phi nghĩa trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam. Đặc biệt từ sau khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao tố cáo hành động xâm lược trắng trợn, vi phạm độc lập chủ quyền của đế quốc Mĩ. Từ sau đòn tấn công Tết Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải xuống thang, ngừng hẳn cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, tiến hành cuộc đàm phán chính thức với ta ở hội nghị Pari. Từ phiên họp đầu tiên đến khi đạt được giải pháp hiệp định, hội nghị Pari trải qua nhiều phiên họp chung công khai, nhiều cuộc tiếp xúc riêng. Do thái độ ngoan cố, để đạt được một giải pháp có lợi, Mĩ đã tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 xuống Hà Nội, Hải Phòng. 7 Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không đã đập tan âm mưu đó, buộc Mĩ trở lại bàn đàm phán và kí hiệp định Pari. Đây là thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, Mĩ đã phải thừa nhận trên pháp lý quốc tế về sự thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược và rút quân về nước. 1.6 Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Hiệp định Pari được kí kết đã làm cho so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho các mạng. Quân Mĩ và quân Đồng minh theo nội dung hiệp định buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội miền Bắc vẫn ở lại miền Nam. Mặc dù đế quốc Mĩ vẫn tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhưng sự viện trợ của đế quốc Mĩ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu về kinh tế và chính trị đã bị giảm sút. Đặc biệt, chiến thắng Phước Long đầu năm 1975 đã chứng tỏ sự lớn mạnh của quân đội cách mạng, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, sự can thiệp trực tiếp của đế quốc Mĩ bằng quân sự vào miền nam Việt Nam là hết sức hạn chế. Chiến thắng Phước Long được đánh giá như một trận “trinh sát chiến lược” củng cố thêm quyết tâm cho Bộ Chính trị khi đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với tinh thần chiến đấu “một ngày bằng 20 năm”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…” miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã huy động mọi sức người sức của đáp ứng yêu cầu cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy. Sau chiến thắng Tây Nguyên, chiến thắng Huế- Đà Nẵng, Bộ Chính trị xác định thời cơ chiến lược đã đến, với tinh thần thần tốc, táo bạo, bất ngờ, quân và dân ta đã mở chiến dịch Hồ Chí Minh để giải phóng Sài Gòn- Gia Định. Chỉ trong 55 ngày đêm chiến đấu, toàn bộ miền Nam rộng lớn đã được giải phóng, đất nước đã sạch bóng quân thù. 1.7 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ Diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp, phải đối phó với một kẻ thù hùng mạnh gấp nhiều lần, nhân dân hai miền Nam Bắc đã đoàn kết một lòng, kiên cường chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt 21 năm để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Chân lý “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là 8 một…” là không gì có thể thay đổi. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước còn là thắng lợi của cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Sự giúp đỡ to lớn về vật chất, tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa, của Liên Xô, Trung Quốc đã góp phần không nhỏ đến thắng lợi. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước còn nhờ sự phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ không chỉ có ý nghĩa to lớn với dân tộc Việt Nam mà còn là chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc” 2. Phương pháp ôn tập Là một nội dung cơ bản trong chương trình lớp 12, để ôn tập lịch sử Việt Nam 1954- 1975 một cách có hiệu quả, GV cần có những phương pháp ôn tập thích hợp. Yêu cầu ôn tập đối với môn Lịch sử không phải là học thuộc lòng và nhớ thật nhiều diễn biến của các sự kiện lịch sử, mà trên cơ sở những sự kiện lịch sử có chọn lọc, dưới sự hướng dẫn của GV, HS cần hiểu được bản chất của các sự kiện, hiện tượng, hiểu được mối quan hệ tác động qua lại giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, thấy được sự kế thừa giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, các em có khả năng đánh giá, nhận xét về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, cũng như rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề thực tiễn. 2.1 Lập bảng niên biểu gắn với các sự kiện Trước hết, muốn học và hiểu lịch sử GV cần có phương pháp giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện cơ bản. Để HS nắm được các sự kiện trong khóa trình Việt Nam 1954- 1975, GV có thể yêu cầu HS lập hệ thống các bảng biểu về các chiến lược chiến tranh của của đế quốc Mĩ và cuộc chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ta qua các thời kỳ, hoặc lập bảng về hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ - Các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Bắc, miền Nam từ năm 19541975 Các giai đoạn Cách mạng miền Bắc 9 Cách mạng miền Nam 1954- 1960 1961- 1965 1965- 1968 1969- 1973 1973- 1975 Trên cơ sở lập bảng, HS sẽ thấy được bước phát triển của cách mạng hai miền Nam Bắc, mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược khác nhau, nhưng lại có ý nghĩa tác động, hỗ trợ nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước là kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước - Các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ Các chiến lược chiến Âm mưu Thủ đoạn Quy mô Mức độ Đánh giá tranh Chiến tranh đơn phương (1954- 1960) Chiến tranh đặc biệt (1961- 1965) Chiến tranh Cục bộ (1965- 1968 Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969- 1973) Trên cơ sở lập bảng về các chiến lược chiến tranh, GV yêu cầu học sịnh so sánh điểm giống và khác nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ. HS sẽ thấy được các bước leo thang của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược, thể hiện tính chất ngoan cố của đế quốc Mĩ. - Cuộc chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ. 10 Chủ trương của ta Những thắng lợi Ý nghĩa tiêu biểu Chiến đấu chống “chiến tranh một phía” Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” - Cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần 1, 2. Cuộc chiến tranh phá Cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 hoại lần 2 Thời gian Duyên cớ Mục đích Thủ đoạn Cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại Lập bảng về hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc, HS sẽ thấy được cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần một về quy mô và mức độ tàn phá, đặc biệt là cuộc tập kích chiến lược cuối năm 1972. Hơn nữa các em sẽ thấy được không phải là một cuộc chiến tranh độc lập mà là 11 một bộ phân không tách khỏi của cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam. Hai cuộc chiến tranh này thể hiện rõ tính chất phi nghĩa của đế quốc Mĩ. - Các chiến thắng có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 19541975 Thắng lợi có ý nghĩa Thời gian Ý nghĩa lịch sử chiến lược Phong trào Đồng Khởi Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968 Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 Trên cơ sở bảng biểu trên, GV yêu cầu HS so sánh giữa các chiến lược chiến tranh và rút ra điểm giống và khác. Với bảng biểu trên, HS sẽ hệ thống hóa được kiến thức, hiểu được các bước leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ, từ đó rút ra tính chất ngoan cố của đế quốc Mĩ. HS cũng hiểu được tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của nhân dân ta, làm rõ được tại sao trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ta phải kháng chiến lâu dài, nghệ thuật quân sự thắng địch từng bước được Đảng ta vận dụng một cách linh hoạt. 2.2 Hướng dẫn HS tự học. Vấn đề tự học là vấn đề quan trọng, vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học, nhằm phát huy năng lực học tập tư duy của các em ở trên lớp cũng như ở nhà. Điều này xuất phát từ nguyên lý giáo dục, gắn nhà trường với đời sống. Vậy thế nào là tự học của học sinh? Trong việc tự học không chỉ chú ý đến việc học sinh tự đọc sách, làm việc không có thầy giáo và bạn bè mà còn phải 12 chú trọng đến tinh thần, thái độ, ý chí, phương pháp làm việc của các em để nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào đời sống. Có thể học sinh tự đọc sách giáo khoa song vẫn thụ động, chỉ biết thuộc lòng mà không biết đặt vấn đề, tìm hiểu sâu hơn những kiến thức có trong sách. Có thể học sinh ngồi nghe giáo viên giảng bài mà vẫn không tiến hành các hoạt động tư duy độc lập trong việc lựa chọn những điều nghe được để ghi chép, nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn vấn đề giáo viên trình bày. Kết quả kiểm tra sẽ kém nếu học sinh chỉ lặp lại những điều đã đọc trong sgk và lời giảng của giáo viên mà không thể hiện được việc độc lập làm việc của mình trong khi nghe giảng ở trên lớp và tự học ở nhà để trình bày những nhận thức thực sự của mình để diễn đạt kiến thức và có những nhận xét, phán đoán riêng. Tự học của học sinh là việc nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc và có thể vận dụng một cách thành thạo. Việc tự học phải được tiến hành với niềm hứng thú, say mê và ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động cần cù. Trong việc tự học, điều quan trọng đối với học sinh không chỉ là nắm vững, hiểu sâu kiến thức mà còn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất của người lao độngkiên nhẫn, tự tin, sáng tạo. Việc tự học của học sinh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể chia thành mấy loại cơ bản sau: - Nhận thức trên lớp khi nghe giáo viên giảng bài (biết tự điều chỉnh để nghe giảng, chọn lọc kiến thức để ghi chép, tự trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra…). - Tự đọc sách giáo khoa theo các bước + Ghi lại nội dung khó hiểu, đặc biệt là các thuật ngữ, khái niệm lịch sử. + Hoàn thành câu hỏi, bài tập trong sách. + Tìm hiểu bản đồ, tranh ảnh ngoài sách giáo khoa. + Đọc các tài liệu lịch sử, văn học trong các tư liệu tham khảo, sách đọc thêm… nhằm hiểu rõ hơn những kiến thức đã học, mở rộng sự hiểu biết. - Nêu những vấn đề cần tìm hiểu, được nảy sinh trong quá trình tự học - Tự ôn tập dưới sự hướng dẫn của thầy. 13 Vấn đề tự học là hết sức quan trọng đối với học sinh phổ thông nói chung và học sinh giỏi trong đội tuyển quốc gia nói riêng. Yêu cầu đối với học sinh giỏi môn lịch sử không chỉ là khả năng học thuộc lòng những kiến thức có trong sgk hoặc là bài giảng của giáo viên trên lớp mà còn đòi hỏi khả năng tư duy độc lập, làm việc sáng tạo của các em. Vì vậy, yêu cầu tự học đối với các em là cần thiết. Trong việc giảng dạy và học tập giai đoạn 1930- 1945, đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng, với nhiều biến cố phức tạp, đòi hỏi ở học sinh khả năng tự học cao. Việc tự học của học sinh ở giai đoạn lịch sử có thể được thực hiện như sau: - Tự đọc sách giáo khoa về giai đoạn 1954- 1975, tự lập dàn ý, hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong sgk - Lập các loại bảng biểu như trên về giai đoạn 1954- 1975. - Thực hiện các bài tập chuyên đề mà giáo viên giao - Đọc thêm các tài liệu tham khảo, sách đọc thêm về giai đoạn này 2. 3 Ôn tập thông qua hệ thống bài tập, câu hỏi nêu vấn đề. Trong chuyên đề Việt Nam từ năm 1954- 1975, để HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực đồng thời khơi dậy niềm đam mê, yêu thích môn học đặc biệt đối với HSG quốc gia, chúng tôi đã sử dụng hệ thống các bài tập, câu hỏi nêu vấn đề trong giảng dạy. Ở đây chúng tôi đề cập cụ thể phương pháp này khi ôn tập vấn đề: Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954- 1975). Câu 1: Tại sao trong giai đoạn 1954- 1975 Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam? Quá trình thực hiện và ý nghĩa của chủ trương trên Hướng dẫn - Nêu được chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1954- 1975, được đề cập cụ thể trong văn kiện đại hội Đảng lần III (9/1960): thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam 14 - Nêu vài nét về quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa là hai cuộc cách mạng, thuộc hai chiến lược cách mạng khác nhau và được thực hiện lần lượt - Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1954- 1975, hai chiến lược cách mạng này được thực hiện đồng thời song song, có mối quan hệ gắn bó, tác động, hỗ trợ cho nhau. Đây là nét hết sức độc đáo, chưa có trong tiền lệ - Tại sao: chủ trương đó xuất phát từ đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau hiệp định Gionevo, đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc đã được giải phóng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, còn miền Nam vẫn nằm dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Vì thế hai miền cần thực hiện những nhiệm vụ chiến lược khác nhau. - Quá trình thực hiện: + 1954- 1960: + 1961- 1965 + 1965- 1968: từ cuối năm 1964, đầu năm 1965 khi đế quốc Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc thì miền bắc vừa đồng thời chống chiến tranh phá hoại và làm nghĩa vụ hậu phương và trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam + 1968- 1973 + 1973- 1975 - Ý nghĩa: + Thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng là nội dung lớn nhất của tình hình nước ta từ năm 1954- 1975. Chủ trương này góp phần to lớn trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai miền đất nước, thực hiện đường lối của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc 15 + Tạo ra khả năng để dân tộc ta kháng chiến trường kỳ trong cuộc chiến đấu chống Mi + Đây là nét độc đáo lớn nhất, là sự sáng tạo của Đảng đồng thời là sự đóng góp vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác Lenin. Câu 2: Hãy phát biểu ý kiến về đường lối kháng chiến lâu dài của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Hướng dẫn - Nêu chủ trương đánh lâu dài - Phát biểu ý kiến + Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt của Đảng + Chủ trương này của Đảng được đề ra trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch > Về phía kẻ thù: là đế quốc Mĩ. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế vượt trội, Mĩ trở thành nước có tiềm lực kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự quốc phòng vượt trội trong phe tư bản chủ nghĩa. Với tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ đề ra các chiến lược toàn cầu. Từ năm 1954, sau khi Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương, Mĩ trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới ở miền Nam Việt Nam hòng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương bị biến thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, khốc liệt nhất. Với hàng loạt các chiến lược chiến tranh, Mĩ đưa cuộc chiến tranh xâm lược lên những nấc thang cao hơn. Đặc biệt từ năm 1965, Mĩ đưa trên nửa triệu quân Mĩ và quân chư hầu vào tham chiến ở chiến trường miền Nam, ngoài tấn công ta ở miền Nam, chúng còn mở cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Từ đầu 70, không chỉ tấn công ta về quân sự, chính trị, Mĩ còn tiến hành các thủ đoạn ngoại giao nhằm cô lập cuộc kháng chiến > Về phía lực lượng cách mạng: sau nhiều năm kháng chiến chống Pháp, tiềm lực đất nước bị cạn kiệt. 16 >> Trên cơ sở phân tích so sánh lực lượng, Đảng ra đã đề ra chủ trương kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa phát triển lực lượng từ ít đến nhiều, yếu đến mạnh, buộc kẻ thù phải từng bước xuống thang chiến tranh + Thực tế lịch sử đã chứng tỏ đường lối của Đảng là hoàn toàn đúng đắn: + Tuy nhiên, đánh lâu dài không có nghĩa là vô hạn định, mà cần tranh thủ cơ hội tạo ra bước ngoặt để đưa tới Câu 3: Vì sao sau hiệp định Gionevo, Đảng ta chưa chủ trương đấu tranh chống Mĩ- Diệm bằng con đường bạo lực cách mạng? Hướng dẫn - Nêu chủ trương của Đảng sau hiệp định Gionevo - Giải thích chủ trương của Đảng + Ta cần tuân thủ những quy định được kí kết trong hiệp định, đấu tranh đòi MĩDiệm thi hành hiệp định + Lực lượng cách mạng hai miền Nam Bắc không thể thực hiện chủ trương đấu tranh bạo lực >> Trên cơ sở đó, từ sau khi hiệp định Gionevo được kí kết, ở miền Nam Đảng chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng. Câu 4: Nếu là người tham gia hội nghị lần thứ 15 (1959) em có tán thành chủ trương đấu tranh bạo lực của Đảng không? Vì sao? Hướng dẫn: có thể giải quyết vấn đề theo hai cách quy nạp hoặc là diễn dịch - Tình hình cách mạng miền Nam từ năm 1957- 1959 >> chính sách đàn áp, khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm cho điều kiện đấu tranh chính trị hòa bình không còn nữa 17 - Yêu cầu của nhân dân miền Nam: đấu tranh bằng phương pháp bạo lực cách mạng - Những điều kiện để có thể đấu tranh bạo lực >> Vì thế, tại hội nghị lần thứ 15 (1/1959) của BCHTW Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng Câu 5: Hãy phát biểu về chủ trương đấu tranh bạo lực của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Hướng dẫn - Phát biểu quan điểm của bản thân: chủ trương đấu tranh bạo lực của Đảng được đề cập trong 2 văn kiện: nghị quyết 15 của BCHTW Đảng (1/1959), nghị quyết 21 của BCHTW Đảng (7/1973): đều nhấn mạnh cần phải tiến hành đấu tranh bạo lực cách mạng. - Giải thích tính đúng đắn của chủ trương đó + Nêu những nét khái quát về tình hình nước ta trong những năm 1957- 1959, nhấn mạnh chính sách khủng bố dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với các lực lượng cách mạng và nhân dân miền Nam; tình hình cách mạng miền Nam sau hiệp định Pari, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tiến hành hàng loạt các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định, lấn chiếm” vào vùng giải phóng của ta. >> Chính sách đó chứng tỏ những điều kiện đấu tranh chính trị hòa bình không còn nữa - Yêu cầu của nhân dân miền Nam là được sử dụng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam - Tuy nhiên cần nhấn mạnh, trong chủ trương của Đảng bạo lực không phải là mục tiêu mà chỉ là biện pháp để đấu tranh với các lực lượng phản cách mạng, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 18 - Vai trò của đường lối đấu tranh bạo lực Câu 6: Tại sao trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự- chính trị và ngoại giao. Làm rõ sự kết hợp này trong hiệp định Pari Hướng dẫn - Tại sao + Xuất phát từ yếu tố kẻ thù: đế quốc Mĩ có tiềm lực kinh tế, quốc phòng vượt trội. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, chúng tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, không chỉ tấn công ta về quân sự mà còn tấn công ta về kinh tế, chính trị, ngoại giao… + Xuất phát từ đường lối của cuộc kháng chiến: toàn dân, toàn diên, đánh địch trên tất cả các mặt, phối hợp các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao + Xuất phát từ xu thế giải quyết các cuộc tranh chấp xung đột trong quan hệ quốc tế: xu thế vừa đánh vừa đàm - Quan điểm của Đảng về sự kết hợp: đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định, ta chỉ có thể giành được trên bàn đàm phán những gì đã giành được trên chiến trường - Làm rõ sự kết hợp trong hiệp định Pari: hiệp định Pari là kết quả của sự kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và ngoại giao + Cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Bốn bên trải qua nhiều phiên họp chung công khai, nhiều phiên tiếp xúc riêng, bí mật. Nhưng do lập trường hai bên đối lập nhau, mâu thuẫn nhau khiến cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán diễn ra gay gắt. + Về quân sự: để buộc ta trở lại bàn đàm phán, kí bản hiệp định do Mĩ đưa ra, cuối năm 1972 Mĩ mở cuôc tập kích bằng máy bay B52 xuống Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm với âm mưu đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá, uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân hai miền Nam Bắc. Với thế trận chiến tranh nhân dân, quân dân Hà Nội, Hải Phòng đã đập tan cuộc tập kích chiến lược, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” đối với quân Mĩ. 19 + Thắng lợi quyết định trên mặt trận quân sự buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc, trở lại hội nghị Pari và kí bản hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. + Đánh giá sự kết hợp trên. Câu 7: Tại sao sau hiệp định Pari, Bộ chính trị chưa phát động Tổng tấn công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước? Hướng dẫn - Tại sao: + Chủ trương của Đảng xuất phát từ nhận đinh: hiệp định Pari được kí kết so sánh lực lượng giữa ta và địch mặc dù đã thay đổi có lợi cho ta nhưng những điều kiện để tiến hành Tổng tấn công và nổi dậy chưa xuất hiện > Về phía kẻ thù: hiệp định Pari đã buộc quân Mĩ và quân Đồng minh của Mĩ phải rút khỏi nước ta. Nhưng chúng vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự. Đế quốc Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Được sự viện trợ của Mĩ, chính quyền NVT vẫn ra sức phá hoại hiệp định, mở các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “bình định và lấn chiếm” vào vùng giải phóng. Như vậy, đế quốc Mĩ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Như vậy, kẻ thù của cách mạng vẫn còn mạnh, nếu một cuộc Tổng tấn công và nổi dậy nổ ra vào lúc này, sẽ gặp nhiều khó khăn, tổn thất. > Về phía lực lượng cách mạng: cách mạng miền Bắc và miền Nam chưa sẵn sàng tiến hành Tổng tấn công và nổi dậy - Như vậy, hiệp định Pari được kí kết đã tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến nhưng thời cơ của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam vẫn chưa xuất hiện. Vì thế quyết định chưa phát động Tổng tấn công và nổi dậy của Đảng là đúng đắn và sáng suốt. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan