Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố đà ...

Tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố đà nẵng (tt)

.PDF
24
242
136

Mô tả:

1 PH N M 1. Đ U Tính c p thi t của đ tài Thực tế các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng chưa chú trọng việc phân tích hiệu quả tài chính. Các doanh nghiệp nhỏ thì không tiến hành phân tích; các doanh nghiệp lớn mặc dù có quan tâm, có thấy được tầm quan trọng nhưng còn lúng túng trong việc tổ chức. Do đó, các thông tin cung cấp từ việc phân tích chưa thực sự thuyết phục, hữu ích cho các nhà quản trị, không có sức thu hút cao đối với các nhà đầu tư. Xuất phát từ thực tiễn này của ngành dệt may Thành phố Đà Nẵng, tác giả đã lựa chọn đề tài "Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đ tài Khảo sát, đánh giá công tác phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Thành phố Đà Nẵng, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện về nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả tài chính phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp dệt may ở Đà Nẵng. 3. Đ i t ợng và ph m vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận và thực trạng phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phân tích hiệu quả tài chính tại 6 doanh nghiệp dệt may lớn của Đà Nẵng là: CTCP dệt may 29-3, CTCP sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may ĐN, CTCP Hoà Thọ, CTCP đầu tư Phong Phú-Sơn Trà, CTCP dệt Hoà Khánh Đà Nẵng, CTLD may mặc hàng xuất khẩu Đà Nẵng. 2 Ph 4. ng pháp nghiên cứu - Các phương pháp thường dùng trong phân tích kinh doanh: phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp loại trừ - Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng, ban giám đốc và các bộ phận liên quan. Nh ng đóng góp của lu n văn 5. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng. K t c u của đ tài 6. Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp; Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp dệt may tại thành phố Đà Nẵng; Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp dệt may tại thành phố Đà Nẵng. Ch ng 1: C S LÝ LU N V PHÂN TÍCH HI U QU TÀI CHÍNH DOANH NGHI P 1.1. Khái quát v hi u qu , hi u qu tài chính doanh nghi p 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả Bản chất của hiệu quả chính là kết quả của lao động xã hội, được xác định trong mối quan hệ so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nên 3 cần phải xem xét hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó 1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Trên thực tế hiện nay, khi hiểu về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất: hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh. Quan điểm thứ hai: hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động vốn, còn hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn là hiệu quả kinh doanh. Luận văn đứng trên quan điểm thứ nhất 1.2. Ý nghĩa của phân tích hi u qu tài chính doanh nghi p Phân tích hiệu quả tài chính giúp các nhà quản trị định hướng đúng để đầu tư và điều chỉnh nguồn vốn của doanh nghiệp phù hợp. 1.3. N i dung phân tích hi u qu tài chính doanh nghi p 1.3.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính (1.1) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời = x 100% VCSH (ROE) VCSH bình quân Có quan điểm cho rằng: Lợi nhuận sau thuế ở công thức (1.1) có thể được thay bằng lợi nhuận trước thuế. 4 Quan điểm của Josette Peyrard cho rằng: Lợi nhuận sau thuế ở công thức (1.1) có thể được thay bằng: Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao. Đối với các CTCP để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần người ta thường dùng chỉ tiêu “tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần (ROCE)” và chỉ tiêu “lãi cơ bản trên cổ phiếu(EPS)” Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi ROCE = Vốn cổ phần phổ thông bình quân EPS 1.3.2. ROE Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi Số cổ phiếu phổ thông bình quân Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính = Tiếp cận theo quan điểm của Josette Peyrard: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu = x x 100% Doanh thu VCSH bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên Hiệu suất sử dụng = x (1.2) doanh thu ( TLN/DT) VCSH ( HVC) Với tiếp cận này, ROE phụ thuộc tỷ lệ thuận với T LN/DT và HVC. Tuy nhiên, tiếp cận theo quan điểm Josette Peyrard chưa chỉ ra tác động của cấu trúc nguồn vốn tới ROE. Tiếp cận theo quan điểm Bied - Charreton (1920) : LNst DTT Tài sản ROE = x x x 100% DTT Tài sản VCSH bq Tỷ suất lợi nhuận Hiệu suất sử (1.3) = trên doanh thu x dụng tài sản x (1+ĐBTC) (TLN/DT) (HDT/TS) T Trong đó: ĐBTC (đòn bẩy tài chính) = Nợ phải trả/ VCSH Tiếp cận theo quan điểm của Bied - Charreton dưới dạng khai triển DuPont đã làm rõ vai trò tích cực của việc vay nợ đối với ROE thông qua hệ số ĐBTC. Rõ ràng với TLN/DT và HDT/TS đã xác định, ROE được “khuếch đại” bởi hệ số ĐBTC khác không (0). Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa chỉ ra được giới hạn của việc vay nợ. 5 Từ các cách tiếp cận của các tác giả, luận văn đưa ra cách tiếp cận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính như sau: LNst ROE = x 100% VCSH bq LNtt Nợ phải trả bq = x (1+ ) x (1 – T) Tổng tài sản bq VCSH bq Trong đó: T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Công thức (1.4) cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời VCSH là: hiệu quả kinh doanh, cấu trúc nguồn vốn và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể biểu thị sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính qua sơ đồ sau: Hi u qu tài chính: ROE Hiệu quả kinh doanh: ROA, RE Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận Chi phí Doanh thu Cấu trúc nguồn vốn Hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng VLĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu quả quản lý nợ phải thu Khả năng tự tài trợ, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán lãi vay Quản quản lý tài sản Doanh thu Hình 1.1: Các nhân t Hiệu quả quản lý HTK Thuế thu nhập doanh nh h ng đ n hi u qu tài chính Chính sách của Nhà Nước (1.4) 6 Các ph 1.4. ng pháp sử dụng trong phân tích hi u qu tài chính doanh nghi p 1.4.1. Phương pháp so sánh 1.4.2. Phương pháp chi tiết 1.4.3. Phương pháp loại trừ 1.4.4. Phương pháp liên hệ 1.4.5. Phương pháp tương quan 1.4.6. Phương pháp hồi quy K T LU N CH NG 1 Hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc giữ gìn và phát triển nguồn VCSH. Do đó hiệu quả tài chính là vấn đề rất được các nhà đầu tư quan tâm và vì vậy mà nó là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị nhất là trong trường hợp họ cũng chính là chủ sở hữu. Phân tích hiệu quả tài chính sẽ giúp các nhà quản trị định hướng đúng để đầu tư và điều chỉnh nguồn vốn của doanh nghiệp một cách phù hợp. Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả tài chính như: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, phương pháp sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính,... Trên cơ sở những vấn đề được trình bày ở chương 1, trong chương 2 tác giả thu thập số liệu và đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng. Ch ng 2: TH C TR NG PHÂN TÍCH HI U QU TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHI P D T MAY T I TP ĐÀ N NG 2.1. Giới thi u khái quát v ngành d t may TP Đà N ng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may TP Đà Nẵng 7 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp dệt may TP Đà Nẵng 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp dệt may TP Đà Nẵng 2.1.4. Đặc điểm thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may thuộc ngành dệt may TP Đà Nẵng 2.1.4.1.Thị trường cung cấp nguyên liệu Gần 90% là nhập khẩu từ nước ngoài 2.1.4.2.Thị trường tiêu thụ sản phẩm Đối với thị trường nội địa: chủ yếu là khu vực miền Trung Đối với thị trường xuất khẩu: trước đây là Liên Xô và Đông Âu. Từ năm 1993 có thêm EU, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Canada, Hồng Kông, Đài Loan và các nước Asean. 2.1.5. Hướng phát triển của ngành dệt may Đà Nẵng 2.1.5.1.Quan điểm phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm của vùng duyên hải Trung Bộ để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu. 2.1.5.2.Mục tiêu phát triển Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2015: cùng với các tỉnh duyên hải Trung Bộ đạt khoảng 16,48%, cùng với cả nước đạt khoảng 12%-14%. 2.1.5.3.Định hướng phát triển Phát triển ngành dệt may theo định hướng xuất khẩu 2.2. Th c tr ng công tác phân tích hi u qu tài chính t i các doanh nghi p d t may trên địa bàn TP Đà N ng 2.2.1. Thực trạng về công tác tổ chức phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng 8 Hiện nay, tại các doanh nghiệp chưa có bộ phận làm công tác phân tích tài chính riêng mà việc phân tích thuộc chức năng của Phòng Tài Chính- Kế Toán. Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh khái quát tình hình tài chính, kết quả kinh doanh. Việc phân tích chưa được tiến hành thường xuyên mà chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu của Ban Giám đốc. 2.2.2. Thực trạng về nội dung và phương pháp phân tích tại các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng Việc phân tích tập trung vào một số nội dung sau: 2.2.2.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng đánh giá kết quả kinh doanh năm phân tích so với năm trước. 2.2.2.2.Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt Một số doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng dựa trên báo cáo tài chính và các sổ kế toán để tính toán một số các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cá biệt như: hiệu suất sử dụng TS, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng VLĐ, rồi so trị số của những chỉ tiêu này kỳ phân tích với kỳ trước. Một số doanh nghiệp không phân tích nội dung này. 2.2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng đã tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp bao gồm: tỷ suất sinh lời của TS, tỷ suất sinh lời VCSH, tỷ suất sinh lời của doanh thu. Một số doanh nghiệp còn tính thêm chỉ tiêu: doanh thu trên tổng TS, lãi cơ bản trên cổ phiếu. 9 2.2.3. Đánh giá về công tác phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng 2.2.3.1.Đánh giá về công tác tổ chức phân tích: Công tác phân tích tài chính nói chung, phân tích hiệu quả tài chính nói riêng tại các doanh nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên và chuyên nghiệp. 2.2.3.2. Đánh giá về nội dung phân tích: Mới chỉ dừng lại ở việc phân tích kết quả kinh doanh nói chung, chưa đi sâu vào các chuyên đề cụ thể chẳng hạn như phân tích hiệu quả tài chính. Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các con số chứ chưa tìm hiểu nguyên nhân tạo ra những con số đó. 2.2.3.3.Đánh giá về phương pháp phân tích: Mới dừng lại ở phương pháp đơn giản là phương pháp so sánh. Khi sử dụng phương pháp so sánh cũng chỉ so sánh số liệu năm phân tích với số năm trước và đưa ra nhận xét. Điều này làm cho kết quả phân tích có nhiều hạn chế. K T LU N CH NG 2 Qua khảo sát thực tế về công tác phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng cho thấy: - Về nội dung phân tích: các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc phân tích một số chỉ tiêu như: phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt và một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, chứ chưa tổ chức phân tích cụ thể về hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp. Hơn nữa, nhiều CTCP cũng chưa phân tích các chỉ tiêu hiệu quả mang tính đặc thù của CTCP. - Về phương pháp phân tích: việc sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản như phương pháp so sánh để tiến hành phân tích nên kết quả phân tích không tránh khỏi những hạn chế. Các đánh giá về kết quả phân tích còn mang nhiều tính chủ quan của người phân 10 tích bởi chỉ căn cứ vào số liệu tính toán để đưa ra các nhận định về hiệu quả hoạt động công ty. Chính vì những tồn tại trên trong công tác phân tích hiệu quả chính của các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng nên cần thiết phải hoàn thiện công tác phân tích này nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng quan tâm cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian đến. Ch ng 3: M T S GI I PHÁP NH M HOÀN THI N CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HI U QU TÀI CHÍNH NGHI P D T MAY T I THÀNH PH 3.1. CÁC DOANH ĐÀ N NG Yêu c u hoàn thi n công tác phân tích hi u qu tài chính t i các doanh nghi p d t may Đà N ng 3.2. M t s gi i pháp nh m hoàn thi n công tác phân tích hi u qu tài chính t i các doanh nghi p d t may Đà N ng 3.2.1. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả tài chính 3.2.1.1.Hoàn thiện nội dung và phương pháp đánh giá chung hiệu quả tài chính Để đánh giá chung về hiệu quả tài chính các doanh nghiệp, theo tác giả các công ty nên lập bảng so sánh như bảng 3.1, trong đó tiến hành so sánh hiệu quả tài chính qua nhiều năm và so sánh từng giai đoạn với nhau. Minh hoạ tại CTCP dệt may 29-3: Từ năm 2005 trở đi, chỉ tiêu “tỷ suất sinh lời trên VCSH” có chiều hướng tăng dần và tăng cao trong ba năm 2007, 2008 và 2009 cho thấy việc sử dụng VCSH ngày càng có hiệu quả. Giai đoạn từ 2005 đến 2009 hiệu quả tài chính cũng tăng nhiều so với giai đoạn trước đó. Do từ 2005 trở đi Dệt may Việt Nam được EU bãi bỏ hạn ngạch nên công ty có nhiều 11 thuận lợi trong việc xuất khẩu sang thị trường này. Giai đoạn từ sau cổ phần hoá tỷ suất sinh lời VCSH được cải thiện rõ rệt chứng tỏ sau cổ phần hoá VCSH được sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều. Đối với các công ty cổ phần thì ngoài việc phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ ở hữu ta cần phải phân tích thêm các chỉ tiêu mang tính đặc thù riêng như: tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần (ROCE), lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS). Khi phân tích, lập bảng phân tích như Bảng 3.2, trong đó tiến hành so sánh chỉ tiêu ROCE và EPS qua nhiều năm, tiến hành so sánh ROCE với ROE. Minh hoạ tại CTCP Dệt may 29-03: Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần năm liên tục được cải thiện từ năm 2007 đến năm 2009 Mặt khác ta có thể tiến hành so sánh tỷ suất sinh lời của vốn cổ đông (ROCE) với tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) để thấy rõ việc sử dụng vốn vay của công ty có đạt hiệu quả hay không? Cụ thể: Năm 2007: ROE = 9,916% và ROCE = 8,643% Năm 2008: ROE = 11,700% và ROCE = 15,713% Năm 2009: ROE = 12,438% và ROCE = 17,503% Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của công ty cao và tăng đáng kể so với năm 2007, đây là một dấu hiệu tốt về việc sử dụng vốn cổ phần và là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn của các nhà đầu tư. 3.2.1.2.Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Theo tác giả các doanh nghiệp nên tính thêm các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn như: hệ số tự tài trợ, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán lãi vay và lập bảng phân tích như Bảng 3.3. 12 Bảng 3.3 minh hoạ số liệu tại CTCP Dệt May 29/3. Số liệu các doanh nghiệp khác xem phụ lục 1 Bảng 3.3: Phân tích hi u qu tài chính Đơn vị tính: 1.000.000 đồng CTCP d t may 29/3 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 187.672 214.415 210.076 183.830 158.561 32.889 28.438 30.496 46.906 49.254 220.561 242.853 240.571 230.736 207.815 10.535 14.865 12.850 13.854 8.769 178.057 391.339 388.511 357.831 419.349 6. Lợi nhuận trước thuế 196 152 4.188 7.516 8.167 7. Lợi nhuận sau thuế 141 109 3.024 5.500 6.126 10.731 15.017 17.038 21.370 16.936 0,429 0,383 9,916 11,726 12,438 0,596 0,534 13,733 16,024 16,581 0,089 0,063 1,741 3,257 3,930 4,865 6,184 7,082 9,262 8,150 14,912 11,710 12,677 20,329 23,701 5,706 7,540 6,889 3,919 3,219 5,614 6,933 6,117 7,536 5,530 1,019 1,010 1,326 1,543 1,931 1. Nợ phải trả bq 2. VCHS bq 3. Tổng TS bq 4. Chi phí lãi vay 5. Doanh thu thuần HĐKD và HĐ khác 8. EBIT 9a. Tỷ su t sinh l i VCSH-ROE(%) (9a) = (7)/(2) b. ROE đã lo i trừ th TNDN(%) (9b)= (6)/(2) 10. Tỷ su t sinh l i TSROA(%) (10) = (6)/(3) 11. Tỷ su t sinh l i kinh t của TS-RE(%) (11) = (8)/(3) 12. H s t tài trợ (%) (12) = (2)/(3) 13. Đòn bẩy tài chính (l n) (13) = (1)/(2) 14. Lãi su t vay bq (%) (14) = (4)/(1) 15. Kh năng thanh toán lãi vay (l n)(15) = (8)/(4) (Nguồn số liệu: CTCP Dệt May 29/3 và tính toán của tác giả) 13 Căn cứ số liệu trên Bảng 3.3 có thể đưa ra nhận xét về sự biến động của chỉ tiêu ROE và sự ảnh hưởng của các nhân tố: Năm 2006 so với năm 2005: Thực tế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng nhưng do sử dụng nợ vay nhiều đã làm cho hiệu quả kinh doanh cuối cùng của Công ty giảm. Trong hai năm này, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản đều nhỏ hơn lãi suất vay bình quân của các khoản nợ nên việc gia tăng đòn bẩy tài chính vào năm 2006 càng làm giảm hiệu quả tài chính của công ty. Như vậy hiệu quả tài chính năm 2006 giảm so với năm 2005 là do doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ chưa hợp lý. Từ năm 2006 - 2009: Hiệu quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước; trong các năm 2007, 2008, 2009 Công ty giảm các khoản nợ phải trả xuống. Điều này chứng tỏ hiệu quả tài chính trong giai đoạn này năm sau cao hơn năm trước là do hiệu quả kinh doanh của công ty tăng. Từ năm 2007 đến năm 2009, trong khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản cao hơn lãi suất vay bình quân các khoản nợ thì doanh nghiệp lại giảm nợ đã làm hạn chế sự tăng lên của hiệu quả tài chính. Tuy nhiên trong các năm này đòn bẩy tài chính dương nên ROE được “khuyếch đại” bởi hệ số “đòn bẩy tài chính”, vì vậy mà hiệu quả tài chính tăng vọt so với các năm 2005, 2006. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong các năm 20052009 đều lớn hơn 1 và ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng được cải thiện đã góp phần làm tăng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VCSH theo thời gian. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ lợi nhuận không những được sử dụng để trả nợ vay mà còn tạo phần tích luỹ cho công ty. Khi so sánh chỉ tiêu ROE với chỉ tiêu ROE đã loại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ta thấy sau khi nộp thuế thì hiệu quả tài chính 14 của doanh nghiệp giảm đáng kể. Như vậy, trước tình hình khó khăn của Công ty nếu được chính phủ hỗ trợ về thuế (miễn, giảm thuế) sẽ góp phần làm tăng hiệu quả tài chính. Để phân tích kỹ hơn nhân tố “hiệu quả kinh doanh”. Theo tác giả, các doanh nghiệp nên: - Tính thêm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý HTK và nợ phải thu. - Về phương pháp phân tích: khi phân tích lập bảng phân tích như Bảng 3.4. Bảng 3.4 minh hoạ số liệu tại CTCP Dệt May 29/3. Số liệu tại các doanh nghiệp khác xem phụ lục 2 Bảng 3.4: Phân tích nhân t “hi u qu ho t đ ng kinh doanh” Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Năm 2005 98.423 CTCP d t may 29/3 Năm Năm Năm 2006 2007 2008 78.721 61.286 76.531 Năm 2009 66.786 14.919 24.657 29.851 32.162 29.375 3. VLĐ bq 121.726 117.957 133.819 116.916 104.510 4. Nguyên giá TSCĐ bq 141.374 139.794 133.819 130.630 141.829 5. Tổng TS bq 6a. DTT HĐKD và HĐ khác 220.561 242.853 240.571 230.736 207.815 178.057 391.339 388.511 357.831 419.349 b. DTT HĐKD 177.754 325.047 387.321 356.092 416.737 c. DTT tiêu thụ SP 176.794 323.634 386.406 348.737 396.833 7. Giá vốn hàng bán 153.613 316.553 350.687 312.812 368.461 196 152 4.188 7.516 8.167 10.731 15.017 17.038 21.370 16.936 11.077 -17.719 18.897 19.162 3.586 Chỉ tiêu 1. Giá trị HTK bq 2. Số dư nợ phải thu khách hàng bq 8a. Lợi nhuận trước thuế b. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay c. Lợi nhuận thuần tiêu thụ SP 15 9. Tỷ su t sinh l i TS – ROA (%) (9) = (8a)/(5) 10. Tỷ su t sinh l i kinh t của TS – RE (%) (10) = (8b)/(5) 11a.Tỷ su t lợi nhu n/DT – ROS (%) (11a) = (8a)/(6a) b.Tỷ su t lợi hu n/DT tiêu thụ SP (%) (11b) = (8c)/(6c) 12.Hi u su t sử dụng TS (l n) (12) = (6a)/(5) 13.Hi u su t sử dụng TSCĐ (l n) (13) = (6b)/(4) 14.S vòng quay VLĐ (vòng) (14) = (6b)/(3) 15.S ngày bq 1vòng quay VLĐ (ngày) (15) = (1/(14)) x 360 16.S vòng quay HTK (vòng) (16) = (7)/(1) 17.S ngày bq 1vòng quay HTK (ngày) (17) = (1/(16)) x 360 18.S vòng quay thu hồi nợ (vòng) (18) = (6c)/(1) 19.S ngày bq 1vòng quay thu hồi nợ (ngày) (19) = (1/(18)) x 360 0,089 0,063 1,741 3,257 3,930 4,865 6,184 7,082 9,262 8,150 0,110 0,039 1,078 2,100 1,948 6,265 -5,475 4,890 5,495 0,904 0,807 1,611 1,615 1,551 2,018 1,257 2,325 2,894 2,726 2,938 1,460 2,756 2,894 3,046 3,988 247 131 124 118 90 1,561 4,021 5,722 4,087 5,517 231 90 63 88 65 11,850 13,125 12,944 10,843 13,509 30 27 28 33 27 (Nguồn số liệu: CTCP Dệt May 29/3 và tính toán của tác giả) Từ Bảng 3.4 đưa ra nhận xét: Năm 2006 so với năm 2005: hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2006 giảm là do tác động của nhân tố “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu”. 16 Trong giai đoạn 2006 – 2008: hiệu quả kinh doanh của Công ty trong các năm này được cải thiện là do tác động của nhân tố “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu”. Năm 2009 so với năm 2008: tỷ suất sinh lời của tài sản tăng là do tác động của nhân tố “hiệu suất sử dụng tài sản”. Để lượng hoá mức độ tác động của các nhân tố đến nhân tố “hiệu quả kinh doanh”, tác giả sử dụng phương pháp loại trừ (cụ thể là phương pháp số chênh lệch) để phân tích đối với chỉ tiêu ROA: ROA Tỷ suất lợi nhuận trên = doanh thu TLN/DT) x Hiệu suất sử dụng (1.5) tài sản (HDT/TS) Tỷ suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” và “hiệu suất sử dụng tài sản”. Sau đây là minh hoạ tại CTCP Dệt May 29/3: Ta có: Bảng 3.5: Đ i t ợng phân tích Năm Chỉ tiêu 1. Tỷ suất sinh lời tài sản kỳ gốc - ROA0(%) 2. Tỷ suất sinh lời tài sản kỳ phân tích - ROA1(%) 3. Mức đ 2006 - 2007 - 2008 - 2009 - 2005 2006 2007 2008 0,089 0,063 1,741 3,257 0,063 1,741 3,257 3,930 - 0,026 1,678 1,516 0,673 thay đổi của “Tỷ su t sinh l i tài s n” ∆ROA(%) (3) = (2) – (1) (Nguồn số liệu: CTCP Dệt May 29/3 và tính toán của tác giả) 17 Bảng 3.6: Mức đ nh h ng của các nhân t đ n “Tỷ su t sinh l i tài s n” Năm Chỉ tiêu 1. Hiệu suất sử dụng tài sản kỳ gốc - HDT/TS0 (lần) 2. Hiệu suất sử dụng tài sản kỳ phân tích - HDT/TS1 (lần) 3. Tỷ suất lợi nhuận trên DT kỳ gốc-TLN/DT (%) 4. Tỷ suất lợi nhuận trên DT kỳ phân tích-TLN/DT (%) 5. Mức đ nh h 2006 - 2007 - 2008 - 2009 - 2005 2006 2007 2008 0,807 1,611 1,615 1,551 1,611 1,615 1,551 2,018 0,110 0,039 1,078 2,100 0,039 1,078 2,100 1,948 0,0884 0,0001 -0,0689 0,9807 -0,1144 1,6780 1,5851 -0,1520 - 0,026 1,678 1,516 0,673 ng của hi u su t sử dụng tài s n ΔROA(HDT/TS)(%) (5) = ((2) – (1)) x (3) 6. Mức đ nh h ng của tỷ su t lợi nhu n trên DTΔROA(TLN/DT)(%) (6) = (2)x((4) – (3)) 7. Tổng hợp phân tích (%) (7) = (5) + (6) (Nguồn số liệu: CTCP Dệt May 29/3 và tính toán của tác giả) Kết quả các bảng 3.5 và 3.6 cho thấy: Trong giai đoạn 2005 – 2008, tỷ suất sinh lời tài sản tăng, giảm là do tác động của nhân tố “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu”; còn chỉ tiêu “hiệu suất sử dụng tài sản” chỉ góp phần làm tăng hơn nữa hoặc hạn chế sự tăng lên hoặc 18 giảm đi của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản. Tuy nhiên sang năm 2009 thì tình hình có khác, tỷ suất sinh lời tài sản tăng so với năm 2008 là do tác động của nhân tố “hiệu suất sử dụng tài sản”. Để phân tích kỹ hơn các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhân tố “hiệu quả kinh doanh” từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, cần phải đi sâu vào phân tích hai nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố “hiệu quả kinh doanh” là nhân tố “tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” và nhân tố “hiệu suất sử dụng tài sản”. Minh hoạ tại CTCP Dệt May 29/3: - Phân tích nhân t “hi u su t sử dụng tài s n”: Từ năm 2005 – 2007: cả hai nhân tố “hiệu suất sử dụng TSCĐ” và “hiệu suất sử dụng VLĐ” đều tác động làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty. Năm 2008 so với năm 2007: hiệu suất sử dụng tài sản năm 2008 giảm là do tác động của cả hai nhân tố là hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng VLĐ. Năm 2009 so với năm 2008: hiệu suất sử dụng tài sản chung của Công ty tăng là do tác động của cả hai nhân tố “hiệu sử dụng TSCĐ” và “hiệu suất sử dụng VLĐ”. Phân tích kỹ hơn nhân tố “hiệu suất sử dụng VLĐ”, tác giả sử dụng phương pháp loại trừ (cụ thể là phương pháp thay thế liên hoàn) đối với chỉ tiêu “số vòng quay bình quân của VLĐ” (ký hiệu: NVLĐ) như sau: Số vòng quay bình quân của VLĐ (NVLĐ) Doanh thu thuần = VLĐ bình quân (vòng) Như vậy số vòng quay của VLĐ bình quân chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là doanh thu thuần và VLĐ bình quân. Ta có: 19 Bảng 3.7: Đ i t ợng phân tích Năm Chỉ tiêu 06 -05 07 -06 1,460 2,756 3,720 3,046 2,756 3,720 3,046 3,988 1,296 0,964 -0,674 0,942 1. Số vòng quay của VLĐ kỳ gốc - NVLĐ0 (vòng) 2. Số vòng quay của VLĐ kỳ phân tích - NVLĐ1 (vòng) 08 -07 09 -08 3. Mức đ thay đổi của s vòng quay của VLĐ ΔNVLĐ (vòng) (3)=(2)-(1) (Nguồn số liệu: CTCP Dệt May 29/3 và tính toán của tác giả) Bảng 3.8: Mức đ nh h ng của các nhân t đ n s vòng quay bình quân của VLĐ Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Năm 06 -05 07 -06 08 -07 09 -08 1. DTT kỳ gốc - DTT0 177.754 325.047 387.321 356.092 2. DTT kỳ phân tích - DTT 1 325.047 387.321 356.092 416.737 3. VLĐ bq kỳ gốc - VLĐbq0 121.726 117.957 104.127 116.916 4. VLĐ bq kỳ phân tích -VLĐbq 1 117.957 104.127 116.916 104.510 5. Mức đ nh h ng của DTT - ΔNVLĐ(DTT) (5) = (2)/(3) – (1)/(3) 6. Mức đ nh h ng của VLĐ - ΔNVLĐ(VLĐ) (6) = (2)/(4) – (2)/(3) 7. Tổng hợp phân tích (7) = (5) + (6) 1,210 0,528 -0,300 0,519 0,085 0,436 -0,374 0,423 1,295 0,964 -0,674 0,942 (Nguồn số liệu: CTCP Dệt May 29/3 và tính toán của tác giả) 20 Kết quả ở bảng phân tích 3.7 và 3.8 cho thấy: Năm 2006 so với năm 2005, năm 2007 so với năm 2006 và năm 2009 so với năm 2008: cả hai nhân tố “doanh thu thuần” và “VLĐ” đều tác động làm tăng hiệu suất sử dụng VLĐ. Năm 2008 so với năm 2007: cả hai nhân tố “doanh thu thuần” và “VLĐ” đều tác động làm giảm hiệu suất sử dụng VLĐ. - Phân tích nhân t “tỷ su t lợi nhu n trên doanh thu”: Năm 2006 so với năm 2005: do chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao nên lợi nhuận từ hoạt động này lại giảm sụt mạnh làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm giảm đáng kể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của toàn Công ty giảm sút hơn so với năm 2005. Năm 2007 so với năm 2006: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tăng cao góp phần làm tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu của tất cả các hoạt động. Năm 2008 so với năm 2007: do tiết kiệm được chi phí sản suất nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được cải thiện. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng vọt (chủ yếu là do chênh lệch tỷ giá hối đoái) cũng góp phần làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của tất cả các hoạt động tại công ty trong năm 2008 cũng được nâng cao. Năm 2009 so với năm 2008: chi phí sản xuất và chi phí quản lý tăng quá cao làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoạt động hoạt động này giảm mạnh. Đây là nguyên nhân chính làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của tất cả các hoạt động trong Công ty. Từ kết quả phân tích, các doanh nghiệp có thể tóm tắt lại những nội dung quan trọng cần quan tâm từ đó định hướng những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan