Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường trung học phổ thô...

Tài liệu Skkn giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông phước thiền

.DOC
45
983
58

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Phước Thiền Mã số: ……………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHƯỚC THIỀN Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Lĩnh vực nghiên cứu: -Quản lý giáo dục:  -Phương pháp dạy học:  -Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2016 - 2017 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC Trang 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Bùi Thị Thủy 2. Ngày tháng năm sinh: 29 tháng 4 năm 1980 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Phước Thiền, Nhơn Trạch, Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0979921623. 6. Fax:……………………… Email: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8.Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Sinh học lớp 11,12, chủ nhiệm 12A7 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Phước Thiền II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (Hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Khoa học - Năm nhận bằng: 2002 - Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Sinh học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học môn Sinh học. - Số năm có kinh nghiệm: 14 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: +Chia sẻ một số hình thức tổ chức họat động ngòai giờ lên lớp khối 10 +Khơi gợi hứng thú học tập môn Sinh học ở học sinh yếu trong chương trình Sinh học lớp 11. +Đổi mới phương pháp dạy học bài:”Quang hợp ở các nhóm thực vật C3,C4,CAM” đối với học sinh trung bình, yếu ở trường THPT Phước Thiền Trang 2 +Một số ví dụ minh họa sự liên hệ kiến thức sinh học với thực tiễn ở trường THPT Phước Thiền + Ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng hứng thú hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 12- Trường THPT Phước Thiền Trang 3 MỤC LỤC LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................trang 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. trang 2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP..................................trang 4 HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI................................................................trang 27 ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG...............trang 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................trang 29 PHỤ LỤC……………………...............................................…….trang 30 Trang 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHƯỚC THIỀN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Luật Giáo Dục năm 2005 (Điều 27) đã khẳng định: “Mục tiêu của g iáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như "sống nhạt", thụ động, không sở thích, đam mê, từ đó rơi vào tình trạng mất niềm tin, thiếu vững vàng trước khó khăn thử thách. Xác định tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 12Trường trung học phổ thông (THPT) Phước Thiền” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm; nhằm mong muốn đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để có thể xác định mục tiêu học tập năm cuối ở trường phổ thông, có khả năng ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp tương lai, có cách ứng phó tích cực trong những tình huống gây căng thẳng của cuộc sống,…. Trong bài viết không tránh khỏi những hạn chế, kính mong đồng nghiệp góp ý, tôi xin chân thành cám ơn! Trang 5 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Theo quan điểm của Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) “Kỹ Năng Sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, đồng thời KNS gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: học để biết, học để tự khẳng định, học để chung sống với người khác, học để làm”. Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) lại cho rằng “Kỹ Năng Sống là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì?) thái độ (ta đang nghĩ gì?, cảm xúc như thế nào?, hay tin tưởng vào giá trị nào?) thành hành động (làm gì? và làm như thế nào?) Vậy, Kỹ Năng Sống là năng lực tâm lý – xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Xuất phát từ quan điểm nói trên, theo POKI : những Kỹ Năng Sống cơ bản thể hiện các mối quan hệ này: + Nhóm Kỹ Năng Sống hướng vào bản thân: Tự nhận thức về các giá trị của bản thân; tự xác định mục đích cuộc sống, kế hoạch đường đời của bản thân; thể hiện và nuôi dưỡng sự tự tin; kiềm chế cảm xúc bản thân,… + Nhóm Kỹ Năng hướng vào người khác và các quan hệ xã hội: Hiểu biết về người khác; chấp nhận người khác; lắng nghe người khác; chia sẻ với người khác,… + Nhóm Kỹ Năng công việc: Lựa chọn và xác định các giá trị của công việc; tổ chức thực hiện công việc; làm việc nhóm,…. Từ năm học 2010- 2011 Bộ GD- ĐT đã chỉ đạo lồng ghép, tích hợp giáo dục KNS qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, .... 2. Cơ sở thực tiễn Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục phổ thông: tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập Trang 6 trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học. Từ những quan điểm định hướng nêu trên đã tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức giáo dục KNS cho học sinh THPT . Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm,... Được sự phân công của Ban giám hiệu trường THPT Phước Thiền, tôi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 12 liên tục 7 năm ( từ 2010 – nay). Qua khảo sát mỗi năm với học sinh lớp 12 thì nhận thấy, các em đi học cả ngày, hết học chính tới học thêm để đạt mục tiêu duy nhất là đỗ đại học mà không biết mình có khả năng và đam mê hay không. Có những em trong quá trình học bị trầm cảm, thậm chí có em đỗ đại học nhưng sau đó nhận thấy không phù hợp lại bỏ học đi làm công nhân. Từ thực tế trên, tôi tiến hành thiết kế và giảng dạy một số chủ đề chuyên biệt về KNS dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp chủ nhiệm 12A7 (2016 – 2017) , cụ thể: + Kĩ năng đặt mục tiêu + Kĩ năng quản lý cảm xúc. Trang 7 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 1. Kĩ năng đặt mục tiêu. Bước vào năm học cuối cấp, khác hẳn với những năm học trước, học sinh khối 12 thật sự cần một chiến lược học tập tốt để có thể trải qua những kì thi quan trọng và cũng là ngưỡng cửa quyết định hướng đi sau này. Tập trung học cho năm cuối cấp là điều tốt, nhưng tập trung thế nào để việc học tập được hiệu quả ? Nếu muốn đạt được thành công, các em cần phải đặt ra mục tiêu. Nếu không có mục tiêu, các em sẽ thiếu tập trung và định hướng. Thiết lập mục tiêu không chỉ giúp các em điều khiển định hướng của cuộc sống mà còn là chuẩn mực để xác định xem các em có đang thực sự thành công hay không? Theo khảo sát đầu năm dành cho 42 học sinh lớp 12A7 (lớp có học lực trung bình – yếu) về kĩ năng đặt mục tiêu, tôi thu được kết quả:  Nhận thức của học sinh về vai trò của việc đặt mục tiêu trong cuộc sống: Rất quan trọng Có cũng được, không có cũng không sao Không ý nghĩa 12/42 (28,57%) 26/42 (61,9%) 4/42 (9,52%)  Mức độ tiếp nhận thông tin của học sinh về kĩ năng đặt mục tiêu Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 7/42 (16,67%) 33/42 (78,57%) 2/42 (4,76%)  Hầu hết các em đều từng đặt mục tiêu học tập cho bản thân nhưng chỉ có 19/42 (45,24%) em thành công.  Khi được khảo sát về việc xây dựng mục tiêu cho cuộc đời của mình, có 24/42 (57,14%) em đã xây dựng vì cho rằng đó là động lực để phấn đấu, để định hướng cuộc sống tương lai,…Tuy nhiên, vẫn còn 18/42 (42,86%) chưa xây dựng được mục tiêu vì không biết mình muốn gì trong tương lai. Trước thực tế này, tôi tiến hành tổ chức giáo dục chủ đề “Kĩ năng đặt mục tiêu” dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp vào tháng 9 cho học sinh lớp chủ nhiệm 12A7; với mong muốn, qua chủ đề này, các em sẽ:  Hiểu được mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi một giai đoạn trong cuộc đời hay ở một công việc nào đó.  Hiểu được kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người trong việc đề ra những mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó Trang 8  Nhận thấy vai trò của kĩ năng đặt mục tiêu là giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình, từ đó xác định mục tiêu hợp lí cho bản thân mình.  Biết vận dụng kĩ năng này để xác định mục tiêu học tập trong năm cuối ở trường THPT, mục tiêu cho tương lai của mình. ,...theo tiêu chí SMART 2. Kĩ năng quản lý cảm xúc: Theo ThS.Lê Thị Ngọc Thương, Viện Nghiên cứu Giáo dục, sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi THPT diễn ra khá mạnh mẽ. Những cảm xúc của học sinh nảy sinh và biến đổi liên tục trong quá trình tham gia học tập, quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè,... Kiểm soát cảm xúc của học sinh thể hiện ở khả năng làm chủ bản thân khi cảm xúc nảy sinh, biết cách giải tỏa cảm xúc một cách hiệu quả nhất và có khả năng kiểm soát cảm xúc của người khác. Khảo sát với 42 học sinh 12A7 : + Về nguyên nhân gây cảm xúc tiêu cực: Nguyên nhân Số lượng Áp lực học tập 42/42 (100%) Nhận xét, đánh giá của người xung quanh với bản 39/42 (92,86%) thân Mối quan hệ bạn bè không tốt 33/42 (78,57%) Người yêu giận dỗi,… 19/42 (45,23%) Tai nạn 42/42 (100%) Mất người thân 42/42 (100%) Lý do khác,….. 15/42 (35,71%) + Về cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực: Nguyên nhân Cách giải tỏa Áp lực học tập Tiếp tục lao vào học miệt mài hơn Nhận xét, đánh giá của Xấu hổ, thanh minh, khóc, có thể gây sự với người người xung quanh với bản đánh giá thân Mối quan hệ bạn bè không Khóc, nói xấu bạn, im lặng nghe nhạc tốt Người yêu giận dỗi, chia Khóc, uống rượu, năn nỉ quay lại, tìm người yêu tay… mới,..thậm chí dọa tự tử Tai nạn Chịu đựng một mình, tìm người an ủi, giúp đỡ Mất người thân Khóc, giả vờ quên Lý do khác,….. ….. Qua khảo sát trên, tôi nhận thấy: có rất nhiều nguyên nhân gây cảm xúc tiêu cực cho học sinh nhưng các em còn dồn nén, kìm hãm. Nếu tình trạng này kéo dài quá Trang 9 lâu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, không kiểm soát được hành vi, thái độ và các em sẽ dễ bị đánh mất bản thân, gây ra lỗi lầm không đáng có. Vì vậy, tôi tiến hành tổ chức giáo dục chủ đề “Kĩ năng quản lý cảm xúc” dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp vào tháng 2 cho học sinh lớp chủ nhiệm 12A7; với mong muốn, qua chủ đề này, các em sẽ:  Nhận biết các dấu hiệu của cảm xúc, nhất là cảm xúc tiêu cực và các tình huống dễ tạo ra cảm xúc tiêu cực  Nhận diện các phản ứng khác nhau của mỗi người trước những cảm xúc tiêu cực  Biết cách biểu lộ cảm xúc.  Biết cách ứng phó và giải tỏa cảm xúc tiêu cực  Biết cách làm chủ cảm xúc 3. Các kĩ thuật/ Phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong chủ đề: 3.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi: nhằm kích thích tư duy và giúp học sinh thảo luận hiệu quả - Ví dụ giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: Giáo viên có thể đặt các câu hỏi cho học sinh: Mục tiêu của cuộc đời mình là gì? Mình có cần phải đặt ra mục tiêu cho tương lai không?,…. 3.2. Động não : nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về chủ đề các thành viên thảo luận - Ví dụ giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: GV yêu cầu học sinh xác định: Trong số những mục tiêu đã được các bạn xác định ở bảng, thì mục tiêu nào có thể thành hiện thực., mục tiêu nào chỉ là giấc mơ không thực hiện được? -VD giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc: GV yêu cầu học sinh xác định: Để giảm căng thẳng hay những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống , chúng ta cần làm gì? 3.3.Hợp tác theo nhóm: nhằm phát huy tính tích cực, trách nhiệm, phát triển năng lực công tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh - Ví dụ giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xác định: để mục tiêu mang tính hiện thực thì mục tiêu đó cần có những yếu tố nào? (trong thời gian 5 phút) Trang 10 Sau khi các nhóm giải quyết nhiệm vụ phân công, trình bày trước lớp, thì các nhóm khác bổ sung, đặt câu hỏi cho bạn về nhiệm vụ của mình. GV chốt lại vấn đề. -VD giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xác định: tác nhân gây cảm xúc tiêu cực (trong thời gian 3 phút) 3.4. Phương pháp đóng vai: tổ chức cho học sinh thực hành, “làm chủ” một số cách ứng xử trong các tình huống giả định - Ví dụ giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: Tình huống: An là một học sinh khá của lớp 12A7, An luôn tự tin về bản thân. Còn 1 tháng nữa là thi HK1 nhưng cha của An thấy con chủ quan, hay đi chơi với bạn gái. Cha của An rất lo lắng cho An, ông nhắc: An ơi, sao ba thấy con không chịu ôn tập gì cả.Con có biết năm nay là năm cuối cấp, con phải thi học kì, rồi tốt nghiệp THPT,…Muốn thi tốt, con phải có kế hoạch ôn tập chứ? An: Ba cứ yên tâm, con đã xác định được mục tiêu rồi, con của ba sẽ thành công mà. Nếu em ở vị trí của An, em sẽ nói với ba thế nào để ba an tâm hơn? Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, sau đó trả lời bằng phương pháp đóng vai. -VD giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc: GV yêu cầu 4 nhóm thực hiện và xử lí 1 tình huống bằng phương pháp sắm vai ( 5 phút )thể hiện quản lý cảm xúc của bản thân. Mỗi nhóm chuẩn bị trong 2 phút. Tình huống +Nhóm 1: Giả sử, hôm nay có tiết Hóa nhưng Minh không thuộc bài.Giáo viên phê bình Minh trước tập thể lớp.Nếu là Minh, Em sẽ xử lí như thế nào? +Nhóm 2: Cha mẹ Lan cãi nhau, đòi li dị chia đôi tài sản, con cái. Nếu là Lan, em sẽ làm gì? +Nhóm 3: Mai mới quen bạn trai cùng khối.Nhưng tối nay, Mai thấy bạn trai chở một bạn gái khác. Nếu là Mai, em làm gì? +Nhóm 4: Hòa thích nấu ăn,muốn học làm bánh nhưng cha mẹ muốn Hòa học kế toán, nếu Hòa không nghe lời sẽ không chu cấp tiền cho Hòa học.Hòa phản ứng thế nào? Trang 11 3.5. Phương pháp giải quyết vấn đề: xem xét, phân tích những tình huống cụ thể và xác định cách giải quyết hiệu quả - Ví dụ giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: GV yêu cầu HS xác định mục tiêu học tập trong năm cuối ở trường THPT, mục tiêu cho tương lai của mình. 3.6. Trình bày cá nhân -Kĩ thuật trình bày 1 phút: tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học bằng bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. - Ví dụ giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: HS trình bày 1 phút về mục tiêu của mình. 3.7. Phương pháp trò chơi: tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề thể nghiệm hành động - Ví dụ giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: Trò chơi: Phóng phi tiêu (các đội cầm cây phi tiêu để phóng trúng đích là tấm bia cách 2m), Thảy bi (các đội cầm viên bi để thảy vào 1 trong 3 hộp sữa có kích thước và khoảng cách khác nhau) giúp học sinh xác định phải có mục tiêu trong cuộc sống, mục tiêu phải vừa sức. -VD giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc: Trò chơi: Tìm nhạc trưởng giúp các em nhận diện cảm xúc khi tham gia trò chơi 3.8. Phân tích phim Video: -VD giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc: GV cho HS nghe 1 số bài hát , yêu cầu HS nhận diện bài hát thể hiện cảm xúc nào? 4. Các kĩ năng sống hình thành: Với các kĩ thuật/ phương pháp dạy học trên, qua các chủ đề giáo viên rèn được cho học sinh các kĩ năng sống:  Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về kĩ năng đặt mục tiêu; tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,..  Kĩ năng xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch, giải quyết nhiệm vụ, thuyết trình, tự đánh giá, hợp tác, tư duy phê phán, trình bày, quản lí thời gian, ra quyết định,giải quyết vấn đề  Kĩ năng kiểm soát cảm xúc Trang 12  Kĩ năng tư duy phê phán, ra quyết định và giải quyết vấn đề, giao tiếp, đảm nhận trách nhiệm, giải quyết mâu thuẫn.  Kĩ năng lắng nghe, thương lượng,kiên định, kiểm soát cảm xúc,quản lí thời gian, hợp tác, cảm thông  Tư duy sáng tạo, tự tin, lắng nghe tích cực…. Đối với kĩ năng xác định mục tiêu: tất cả học sinh trong lớp đều đã nhận thấy việc đặt mục tiêu trong cuộc sống có vai trò rất quan trọng. Các em đã biết đặt mục tiêu học tập cho năm cuối ở trường phổ thông nên tích cực học tập. Nếu kết quả học lực ở lớp 11 chỉ có 9 học sinh khá, 28 học sinh trung bình, 5 học sinh yếu thì kết quả học lực 12 đã tăng học sinh khá lên 28 em, 14 học sinh trung bình, không có học sinh yếu. Các em còn xây dựng cả mục tiêu tương lai cho cuộc sống của mình sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông Thống kê từ hồ sơ thi THPT Số lượng Thi đại học 8 (19,05%) Thi cao đẳng nghề 15 (35,71%) Thi trung cấp nghề 12 (28,57%) Học nghề 7 (16,67%) Đối với kĩ năng quản lí cảm xúc: Các em nhận diện được cảm xúc tiêu cực lây lan từ người này sang người khác nhanh như virus. Do vậy khi cảm xúc này xuất hiện, các em mạnh dạn nhìn nhận, giải tỏa không để kéo dài, lan truyền trong lớp học ảnh hưởng tiêu cực đến bạn bè. 5. Minh họa giảng dạy: 5.1. Kĩ năng đặt mục tiêu I.Mục tiêu: Sau chủ đề này, HS sẽ: -Hiểu được mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi một giai đoạn trong cuộc đời hay ở một công việc nào đó. Trang 13 -Hiểu được kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người trong việc đề ra những mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó - Nhận thấy vai trò của kĩ năng đặt mục tiêu là giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình, từ đó xác định mục tiêu hợp lí cho bản thân mình. - Người học chủ động xác định những mục tiêu cụ thể trong lứa tuổi vị thành niên và mục tiêu của cả cuộc đời. - Biết vận dụng kĩ năng này để xác định mục tiêu học tập trong năm cuối ở trường THPT, mục tiêu cho tương lai của mình,...theo tiêu chí SMART III.Phương tiện: -Bảng nhóm lớn -Phi tiêu, bia, bi, hộp sữa IV.Tổ chức hoạt động: 1.Sinh hoạt khởi động tạo bầu không khí và tìm chủ đề: (30 phút) a.Trò chơi 1: Phóng phi tiêu - GV chia lớp làm 4 đội tương ứng 4 tổ. - GV phổ biến luật chơi: +Mỗi đội chọn 2 đại diện (1 nam, 1 nữ) +Mỗi đại diện được giao 3 cây phi tiêu để phóng trúng đích là tấm bia cách 2m. Nếu phi tiêu trúng vào tâm : 10 điểm, bên lề : 5 điểm, ra ngoài : 0 điểm +Đội nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc b.Trò chơi 2: Thảy bi - GV chia lớp làm 4 đội tương ứng 4 tổ. - GV phổ biến luật chơi: +Mỗi đội chọn 2 đại diện (1 nam, 1 nữ) +Mỗi đại diện được giao 3 viên bi để thảy vào 1 trong 3 hộp sữa có kích thước và khoảng cách khác nhau. Nếu bi trúng vào hộp ở gần và to nhất : 10 điểm, hộp ở giữa và trung bình : 20 điểm, hộp ở xa và nhỏ nhất : 30 điểm +Đội nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc Trang 14 - GV đặt câu hỏi cho HS sau khi tham gia trò chơi: Trò chơi trên gợi cho các em suy nghĩ gì? - HS trả lời: phải có mục tiêu trong cuộc sống, mục tiêu phải vừa sức,… 2.Thông điệp: Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mục tiêu của cuộc đời mình là gì chưa? Mình có cần phải đặt ra mục tiêu cho tương lai không? Đây là câu hỏi không mới nhưng luôn là câu hỏi thử thách với tất cả các bạn trẻ. Bấy lâu nay xã hội vẫn bàn luận về vấn đề bạn trẻ ngày nay sống thiếu định hướng và chưa có mục tiêu rõ ràng. Bạn đã nghe câu nói này chưa? “Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”. Đây là lời khuyên của Ken Loughnan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Victoria, Melbourne. Nếu không có mục tiêu nghĩa là bạn đang trên con đường không có điểm dừng. Do vậy điều kiện đầu tiên để thành công là phải có đích đến, đó chính là mục tiêu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt và thực hiện được mục tiêu như mong muốn.Thậm chí khi đặt ra mục tiêu cao quá và không đạt được mục tiêu , con người dễ rơi vào thất vọng, chán chướng. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho những bước tiếp theo của bạn. 3.Nội dung bài học: Kĩ thuật/ Phương pháp dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kĩ năng sống được rèn luyện Bước 1: Khám phá -Kĩ thuật đặt câu hỏi GV đặt câu hỏi:Mục tiêu là gì? -HS đưa ra nhiều câu trả lời. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí Yêu cầu nêu được: mục tiêu là cái đích mà chúng ta thông tin; tư duy phê muốn đạt tới, muốn thực phán, tư hiện ở mỗi một giai đoạn duy sáng trong cuộc đời hay ở một tạo, trình Trang 15 GV:Em có xây dựng mục -Hoạt động tiêu cho cuộc sống của mình chưa? Hãy chia sẻ? nhóm GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, thư ký. GV phát cho mỗi HS một tờ giấy để ghi lại những điều mong muốn/ mục tiêu cho bản thân trong lứa tuổi và cuộc đời của mình về: nhu cầu cuộc sống, học hành, gia đình, bạn bè,tình cảm, nghề nghiệp tương lai,sức khỏe, tiền tài/ danh vọng/ địa vị/ vật chất, thần tượng…(trong thời gian 2 phút) Sau khi ghi xong mục tiêu của mình. HS bỏ tờ giấy vào hôp đựng chung của cả nhóm công việc nào đó. bày suy nghĩ, ý tưởng,.. -HS nêu: -HS ghi mục tiêu -Sau khi bỏ vào hộp, cả nhóm mở hộp.Mỗi thành viên nhặt 1 tờ giấy trong hộp đọc to cho cả nhóm cùng nghe. -Trưởng nhóm đề nghị mọi người nghe xong xác định xem điều nào là mong muốn chung cho cả nhóm -GV mời HS tham gia ý kiến bình luận về ý kiến các thì dán lên bảng cho cả lớp quan sát nhóm, sau đó tổng hợp lại -GV: kết luận: mục tiêu trong cuộc đời mỗi người trong từng giai đoạn có những điểm giống và khác nhau. +Mục tiêu trong cuộc đời thường về: nghề nghiệp/ việc làm, (GV lấy từ VD của HS) Trang 16 GV: Vì sao chúng ta thường hay ngại đề ra các mục tiêu? GV nhấn mạnh: +Vì không tin vào sức mạnh của mục tiêu. Nghĩa là bạn sẽ không nghĩ rằng mục tiêu sẽ là động lực dẫn đường, là điều thôi thúc bạn hành động. -HS nêu được: +Vì không tin vào sức mạnh của mục tiêu. +Vì sợ thất bại. +Vì sợ thất bại. Có thể trong cuộc sống, đã vài lần bạn thất bại trong việc thực hiện mục tiêu đề ra, và bạn cho rằng mình không có khả năng thực hiện, chính điều này dần sẽ dẫn bạn tới việc sợ thất bại sau này. Bước 2: Kết nối -Động não GV: Trong số những mục tiêu đã được xác định ở bảng thì mục tiêu nào có thể thành hiện thực., mục tiêu nào chỉ là giấc mơ không thực hiện được? -GV cùng HS phân tích, xác nhận và kết luận rằng: cùng 1 mục tiêu nhưng nó có thể trở thành hiện thực với người này hoặc là giấc mơ với người khác. -GV: muốn đặt ra những - Thảo luận mục tiêu mang tính hiện nhóm, thực thì mục tiêu đó cần có -Kĩ năng xác định - HS xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch, giải quyết nhiệm vụ, thuyết trình, tự đánh giá, -HS thảo luận nêu được: hợp tác, tư +Mục tiêu phải chính đáng, duy phê phù hợp lợi ích chung của phán,lắng XH. nghe tích +Cần xác định mục tiêu là cực, trình Trang 17 động não những yếu tố nào? GV yêu cầu các nhóm thảo luận (5 phút) ngắn hạn/ dài hạn/ trung hạn bày, quản lí thời gian, ra +Khả năng/ ý chí quyết tâm của bản thân/ điều kiện quyết định,giải chủ quan để thực hiện quyết vấn những mục tiêu đề +Điều kiện khác quan: những khó khăn/ thuận lợi -kĩ năng kiểm soát để thực hiện hóa mục tiêu cảm xúc đó +Những cơ hội để thực hiện mục tiêu, nếu ta chớp được cơ hội thì có thể là yếu tố thuận lợi để thực hiện mục tiêu. -Sau khi HS trình bày xong GV giới thiệu: Cách thiết lập mục tiêu thông minhmô hình SMART (dùng bảng nhóm lớn đã ghi sẵn nội dung) GV: Tóm lại, Kĩ năng đặt mục tiêu được thiết lập theo nguyên SMART: 1. Specific - cụ thể, dễ hiểu - Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai. 2 Measurable – đo lường được - Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không? +Những thách thức đòi hỏi ta phải vượt qua thì sẽ có khả năng thực hiện được mục tiêu đặt ra Yếu tố nào có thể vượt qua Yếu tố nào có thể khắc phục? Yếu tố nào không thể khác phục? Yếu tố nào đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của việc đạt được mục tiêu.Nếu có các yếu tố cản trở này thì ta nên loại bỏ mục tiêu, tránh lãng phí thời gian/ công sức/ tiền bạc,… Trang 18 3 Achievable – vừa sức. - Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi. 4 Realistics – thực tế. - Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực bạn 5 Timebound – có thời hạn. - Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn. - Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác GV: yêu cầu cả lớp xem lại VD và nhận xét VD nào đáp ứng theo tiêu chí SMART? HS trao đổi nhóm, trả lời: VD1: Đậu tốt nghiệp THPT VD 2:Trở thành giám đốc VD 3: Trở thành công nhân có lương 10 triệu 1 tháng VD 4:Học giỏi toán nhất lớp VD 5:Trở thành đầu bếp nấu ăn giỏi GV:Để mục tiêu có thể thực hiện và đạt được, chúng ta cần phải làm gì? Trang 19 GV giới thiệu: Phương pháp 12 bước để đạt được mục tiêu (Trích: Thành công tột đỉnh – Brian Tracy - NXB Lao động – Xã hội) Bước 1: Hãy luôn luôn mơ ước – một khát khao mãnh liệt và cháy bỏng. Bước 2: Giữ vững niềm tin. Bước 3: Hãy viết ra. Bước 4: Lập danh sách tất cả những gì bạn có thể nhận được từ việc đạt mục tiêu. Bước 5: Phân tích vị trí, điểm khởi đầu. Bước 6: Đặt giới hạn. Bước 7: Lập danh sách tất cả những trở ngại chắn giữa bạn và quá trình đạt mục tiêu. Bước 8: Nhận định thông tin bổ sung mà bạn cần để đạt được mục tiêu. Bước 9: Lập danh sách tất cả những người bạn cần sự giúp đỡ và hợp tác. Bước 10: Lập kế hoạch. Bước 11: Sử dụng sự hình dung. Bước 12: Kiên trì. Bước 3: Thực hành -Phương pháp đóng vai -GV yêu cầu lớp chia các nhóm :sử dụng phương pháp đóng vai để giải quyết tình huống -kĩ năng tư duy phê phán, ra quyết định Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan