MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI,
Trang
3
SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
4
1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4
2. Giả thuyết khoa học
4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
5. Đóng góp mới của đề tài
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
5
6
1. Cách thức thu thập và phân tích thông tin
6
2. Tiến trình nghiên cứu
7
3. Nội dung khảo sát
8
4. Kết quả nghiên cứu
9
5. Phương hướng nghiên cứu
PHẦN IV: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
23
25
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
PHHS: Phụ huynh học sinh
PHỤ LỤC KÈM THEO
Phụ lục 1: Mẫu khảo sát chính thức dành cho phụ huynh học sinh
Phụ lục 2: Mẫu khảo sát chính thức dành cho học sinh
Phụ lục 3: Mẫu khảo sát chính thức dành cho giáo viên
2
PHẦN I : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài
Đề tài: “Tác động của phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao
đẳng từ năm 2015 tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của học sinh THPT”
2. Lí do chọn đề tài
Căn cứ chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI được ban hành tại Nghị quyết
số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ và thực hiện kết luận của Thủ
tướng Chính phủ về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng tại
công văn số 74/TB-VPCP ngày 20 tháng 2 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ, ngày
09 tháng 9 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt phương án thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015. Theo phương án này, để được xét
công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh
phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại
ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Bên cạnh đó, việc coi chấm thi và sử dụng kết quả thi vào việc xét tuyển đại học, cao
đẳng cũng có rất nhiều thay đổi.
Những sự thay đổi trên đây, ít nhiều đã có tác động tới tâm lý, tinh thần của
người học, người dạy và PHHS. Thông tin trên các trang mạng xã hội cho thấy nhiều
trường THPT đã phải thay đổi mạnh mẽ cách thức tổ chức dạy học nhưng bên cạnh đó
vẫn có không ít trường còn lúng túng trong việc đưa ra các phương thức học tập sao cho
phù hợp.
Ở thời điểm này, nhiều HS và PHHS đã quyết định thay đổi sự lựa chọn môn học
để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015.
Sự thay đổi này phù hợp với xu thế chung theo yêu cầu của sự đổi mới giáo dục nhưng
đôi khi lại không phù hợp với thế mạnh của mỗi cá nhân HS và nguyện vọng của cha
mẹ các em. Vì vậy, nó đã gây ra những tác động tiêu cực: Học sinh cảm thấy áp lực,
mệt mỏi vì học tập, phụ huynh khó khăn trong việc hiểu và giúp đỡ con, … Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn làm thay đổi
nhiều kết quả học tập của HS nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
3
Từ thực trạng nêu trên, chúng tôi thấy cần phải xem xét xem việc thay đổi
phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng từ năm 2015 tác động
như thế nào tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của học sinh THPT trong giai đoạn
hiện nay. Sự tác động này không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của những HS THPT
khóa 2012 – 2015 chúng tôi mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch lập nghiệp của những thế
hệ HS sau này. Do đó, việc chọn đề tài này là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO
CỦA ĐỀ TÀI
1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng từ
năm 2015 tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của học sinh THPT.
1.2. Khách thể nghiên cứu
- HS THPT độ tuổi từ 15 đến 18.
- PHHS (bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp) có con đang theo học ở các
trường THPT.
- GV các trường THPT.
2. Giả thuyết khoa học
Nếu phát hiện ra được tác động của sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh đại học cao đẳng từ năm 2015 tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của
học sinh THPT sẽ giúp các nhà giáo dục, PHHS có được chiến lược đúng đắn và sự
định hướng tích cực cho con em mình trong việc học tập và rèn luyện khi còn ngồi trên
ghế nhà trường và bản thân HS có được mục tiêu học tập đúng đắn phù hợp với sự phát
triển của đất nước.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ
4
Tìm ra sự tác động của phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao
đẳng từ năm 2015 tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của học sinh THPT.
Tìm biện pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những tác
động tiêu cực của sự thay đổi này đến quá trình học tập của HS THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi đối tượng: PH, HS và GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, đề tài có thể mở rộng phạm vi đối tượng đến toàn bộ PH, HS và GV các
trường THPT trên đất nước Việt Nam.
b. Phạm vi nội dung: Sự lựa chọn khối thi, sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai và các
hoạt động ngoại khóa của HS THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra, chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
* Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp các tư liệu từ các
tài liệu, sách báo, tạp chí về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
và các báo cáo khoa học liên quan đến đề tài.
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn HS, GV và PHHS.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel rồi phân tích, đánh giá,
bình luận và tổng kết.
Việc nghiên cứu được thực hiện trên khách thể HS và PHHS và GV THPT.
Khách thể HS và PHHS được nghiên cứu theo từng cặp giúp cho thấy sự khác biệt về
thế hệ trong nhận thức về tác động của những sự thay đổi khác nhau lên con em họ. Đối
tượng GV giúp nghiên cứu mang tính khách quan cao hơn và là người trung gian nhưng
quan trọng trong việc giúp HS và PHHS hiểu rõ hơn những sự lựa chọn của họ.
5. Đóng góp mới của đề tài
Cung cấp cho các trường THPT, các trường đại học nói riêng và xã hội nói chung
những số liệu mang tính chất thời sự trong giai đoạn hiện nay là tỉ lệ phần trăm HS lựa
chọn vào các khối thi, trường thi sau khi có sự thay đổi phương án thi từ năm 2015 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5
Mang tiếng nói của những người thực hiện các công việc giáo dục cụ thể đến với
các nhà quản lý giáo dục, hoạch định chính sách, giúp họ có thêm thông tin tham khảo
để từ đó có được chiến lược giáo dục phù hợp với sự phát triển của đất nước.
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
1. Cách thức thu thập và phân tích thông tin
1.1. Khảo sát thử: Phỏng vấn trực tiếp
a. Cách thức thu thập thông tin
6
- Lập bản khảo sát để phỏng vấn.
- Phỏng vấn trực tiếp để lấy thông tin.
Ảnh 1. Cùng trao đổi về đề tài với các bạn HS trường THPT Nguyễn Văn Cừ
Ảnh 2. Phỏng vấn PHHS tại trường THPT Lý Thường Kiệt
- Tập hợp thông tin.
b. Cách thức phân tích thông tin
- Tính toán số liệu bằng các công cụ trong Microsoft Office Excel.
- Phân tích thông tin dựa trên dữ liệu đã tính toán để đưa ra một số nhận xét và dự đoán
cho việc khảo sát chính thức.
1.2. Khảo sát chính thức: Khảo sát trên giấy thông qua bản khảo sát
a. Cách thức thu thập thông tin
7
- Lập bản khảo sát trên giấy bao gồm 1 bản khảo sát HS, 1 bản khảo sát PHHS với bộ
câu hỏi tương ứng và 1 bản khảo sát GV với các câu hỏi chính.
- Phát bản khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho HS kèm theo bản khảo
sát PHHS tương ứng.
Ảnh 3. Phát phiếu khảo sát cho GV tổ Văn trường THPT Lý Thường Kiệt
- Thu lại bản khảo sát và mã hóa câu trả lời.
- Nhập thông tin được mã hóa vào Microsoft Office Excel.
b. Cách thức phân tích thông tin
- Tính toán số liệu bằng các công cụ trong Microsoft Office Excel.
- Phân tích thông tin dựa trên dữ liệu đã tính toán để đưa ra kết luận.
2. Tiến trình nghiên cứu
2.1. Chọn đề tài: Tháng 8 năm 2014.
2.2. Nghiên cứu tài liệu để tìm ra tính mới của đề tài và lựa chọn phương pháp nghiên
cứu: Tuần 1, 2 tháng 9 năm 2014.
2.3. Khảo sát thử
- Lên ý tưởng và lập bản khảo sát thử: Tuần 3 tháng 9 năm 2014.
- Tiến hành khảo sát thử: Tuần 4 tháng 9 năm 2014.
- Phân tích, đánh giá khảo sát thử và rút kinh nghiệm: Tuần 1 tháng 10 năm 2014.
2.4. Khảo sát chính thức
- Hoàn thiện bản khảo sát chính thức trên cơ sở bản khảo sát thử: Từ ngày 06 đến ngày
09 tháng 10 năm 2014.
- Tiến hành khảo sát: Từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 10 năm 2014.
8
- Phân tích, đánh giá khảo sát: Từ ngày 19 đến 21 tháng 10 năm 2014.
2.5. Kết luận và viết báo cáo lần 1: Từ ngày 22 đến 24 tháng 10 năm 2014.
2.6. Viết báo cáo lần 2: Ngày 25 tháng 10 năm 2014.
2.7. Làm poster: Ngày 26 tháng 10 năm 2014.
2.8. Dự thi cấp cụm: Ngày 29 tháng 10 năm 2014. Đạt giải ba và được cử dự thi vòng
thành phố.
2.9. Tiếp tục khảo sát, chỉnh sửa nội dung báo cáo, gặp gỡ chuyên gia xin nhận xét, góp
ý cho đề tài: Từ ngày 30 tháng 10 đến 15 tháng 11 năm 2014.
2.10. Dự kiến công việc trong thời gian tiếp theo: Mở rộng khách thể nghiên cứu, mời
chuyên gia tư vấn về sự lựa chọn khối thi, nghề nghiệp cho các bạn HS THPT trường
THPT Lý Thường Kiệt và một số trường bạn.
3. Nội dung khảo sát
3.1. Khảo sát thử
a. Phương thức khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp.
* Khách thể: 43 HS lớp 12 A1 THPT Lý Thường Kiệt, quận Long Biên, Hà Nội, trong
đó 26 nam (60,5%) và 17 nữ (39,5%).
* Câu hỏi: 01 câu hỏi về thông tin cá nhân, 10 câu hỏi khảo sát và 01 câu hỏi mở.
b. Nội dung khảo sát
* Câu hỏi về thông tin cá nhân gồm các ý hỏi về thông tin cá nhân của HS và PHHS đó.
* 10 câu hỏi khảo sát gồm:
1. Theo bạn, sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng
từ năm 2015 có tác động thế nào tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của học sinh
THPT ?
2. Trước khi có sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao
đẳng từ năm 2015, bạn lựa chọn khối thi nào? Bố (mẹ) bạn định hướng cho bạn lựa
chọn khối thi nào ?
3. Sau khi có sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng
từ năm 2015, bạn lựa chọn khối thi nào? Bố (mẹ) bạn định hướng cho bạn lựa chọn
khối thi nào ?
4. Sự lựa chọn khối thi, trường thi của bạn dựa trên cơ sở nào?
9
5. Theo bạn, sau khi tốt nghiệp THPT thì học sinh có nhất thiết phải đỗ vào một trường
đại học nào đó hay không?
6. Theo bạn, trong kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015
a. Môn ngoại ngữ có nhất thiết phải là môn thi bắt buộc?
b. Khi môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc thì nó tác động như thế nào đến việc lựa chọn
khối thi, trường thi?
7. Theo bạn, với kết quả học tập hiện tại, bạn có tự tin là mình đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu công việc trong tương lai mà con bạn và gia đình đã lựa chọn ?
8. Hiện giờ, bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa nào không?
9. Bố (mẹ) bạn có đồng ý cho bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa không?
10. Bố (mẹ) bạn có tham gia các hoạt động ở trường, lớp của con không?
* 01 câu hỏi mở với nội dung: Bạn cho một vài lời góp ý giúp đề tài của chúng mình
hoàn thiện hơn.
3.2. Khảo sát chính thức
a. Phương thức khảo sát: Khảo sát trên giấy.
* Khách thể: 198 HS THPT và 95 PHHS.
* HS:
- 119 HS lớp 12 chiếm 60,1%, 39 HS lớp 11 chiếm 19,7%, 40HS lớp 10 chiếm 20,2%
tổng số HS tham gia khảo sát.
* PHHS:
- Nghề nghiệp: Giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, kinh doanh, bộ đội, …
- Chức vụ: Nhân viên, giám đốc, trưởng phòng, trưởng khoa, …
* Số lượng phiếu khảo sát
- Số phiếu khảo sát phát ra: 360 bộ cho khối 12 (01 phiếu khảo sát cho HS và 01 phiếu
khảo sát cho PHHS) và 79 phiếu khảo sát cho HS khối 10 và 11.
- Thu về: HS: 200 phiếu, PHHS: 105 phiếu.
- Thống kê, xử lý số liệu: HS: 198 phiếu, PHHS: 95 phiếu
* Số lượng câu hỏi
+ PHHS: 01 câu hỏi về thông tin cá nhân, 10 câu hỏi khảo sát và 01 câu hỏi mở.
+ HS: 01 câu hỏi về thông tin cá nhân, 10 câu hỏi khảo sát và 01 câu hỏi mở.
10
Nội dung của 02 bản khảo sát dành cho PHHS và HS có sự tương đồng về nội dung.
b. Nội dung khảo sát: Phụ lục 1 và 2.
3.3. Khảo sát dành cho GV
a. Phương thức: Khảo sát trên giấy.
- Khách thể: 48 GV THPT
b. Nội dung khảo sát: 01 câu hỏi về thông tin cá nhân, 05 câu hỏi khảo sát và 01 câu hỏi
mở. Cụ thể trong phụ lục 03.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả và bàn luận của việc khảo sát thử
4.1.1. Kết quả và bàn luận một số nội dung tiêu biểu của việc khảo sát thử
Bảng và biểu đồ T1. Tác động của sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT và
tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của
HS THPT?
Các phương án
Tác động rất mạnh
Tác động mạnh
Không tác động
Không quan tâm
Ý kiến khác
Số ý kiến lựa chọn
12
13
5
9
4
Nhận thấy: Có 58% số ý kiến nhận thấy sự thay đổi phương án thi năm 2015
đã tác động tới sự lựa chọn khối thi và trường thi của HS. Tỷ lệ ý kiến cho rằng tác
động rất mạnh xấp xỉ tỷ lệ ý kiến cho rằng tác động mạnh (28% và 30%). Bên cạnh
đó vẫn còn nhiều HS không quan tâm đến vấn đề này (21%).
11
Bảng và biểu đồ T2. Sau khi thi tốt nghiệp THPT thì HS có nhất thiết phải đỗ vào
một trường đại học nào đó hay không?
Các phương án
Có
Không
Số ý kiến lựa chọn
21
22
Hơn một nửa số ý kiến cho rằng sau khi tốt nghiệp THPT thì không nhất thiết
phải đỗ một trường đại học. Tuy nhiên, số ý kiến này chỉ nhỉnh hơn so với ý kiến trái
chiều là 1%.
Bảng và biểu đồ T3. Trong kì thi THPT quốc gia từ năm 2015, môn ngoại ngữ có nhất
thiết phải là môn thi bắt buộc?
Các phương án
Có
Không
Số ý kiến lựa chọn
21
22
Tỷ lệ khảo sát cho thấy, sự lựa chọn môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc hoặc
không bắt buộc là tương đương.
12
Bảng và biểu đồ T4.
Với kếết quả học tập hiện tại, có tự tn là mình đủ kh ả năng đáp ứng nhu cầầu công
việc trong tương lai mà bạn và gia đình đã lựa ch ọn?
Các phương án
Tự tin
Không tự tin
Không biết
Số ý kiến lựa chọn
19
15
9
Với kết quả học tập hiện tại, chỉ có 44% HS tự tin rằng mình có đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai mà chính các bạn và gia đình đã lựa
chọn.
4.1.2. Rút kinh nghiệm
- Cần hướng dẫn chi tiết hơn về nội dung câu hỏi trong bản khảo sát tới các khách thể.
- Cần có thêm những câu hỏi về định hướng nghề nghiệp.
4.2. Kết quả và bàn luận của việc khảo sát chính thức
4.2.1. Kết quả khảo sát dành cho HS và PHHS
Để thuận tiện cho việc đánh giá và bàn luận về kết quả khảo sát, chúng tôi chia
nội dung khảo sát thành 4 nhóm câu hỏi:
- Nhóm 1: Câu hỏi khảo sát về mức độ tác động của sự thay đổi … (Câu 1, 6)
- Nhóm 2: Câu hỏi khảo sát về sự lựa chọn trước khi có sự thay đổi (Câu 2, 3)
- Nhóm 3: Câu hỏi khảo sát về cơ sở lựa chọn (Câu 4, câu 7, câu 5)
- Nhóm 4: Câu hỏi khảo sát về các hoạt động khác, ngoài hoạt động học tập (Câu 8, 9,
10)
13
Việc đánh giá cụ thể cho từng nhóm như sau:
+ Với nhóm 1:
Các phương án
Số ý kiến lựa chọn của PHHS
Tác động rất mạnh
30
Tác động mạnh
55
Không tác động
3
Không quan tâm
2
Ý kiến khác
5
Tổng số ý kiến :
95
Số ý kiến lựa chọn của HS
70
81
14
21
12
198
Bảng và biểu đồ N1.1: Tác động của sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT và
tuyển sinh đại học cao đẳng từ năm 2015 tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của
học sinh THPT
Phần lớn PHHS và HS đều cho rằng sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh đại học cao đẳng từ năm 2015 có tác động mạnh hoặc rất mạnh tới sự lựa
chọn khối thi và nghề nghiệp của HS THPT (PHHS: 89,5%; HS: 76,3%). Điều này thể
hiện sự tương đồng về ý kiến của hai khách thể này trong cùng một vấn đề khảo sát.
Tuy nhiên, ý kiến cho rằng không có sự tác động hoặc không quan tâm đến vấn đề này
có sự chênh lệch rõ rệt giữa PHHS và HS, tỉ lệ HS (17,7%) cho rằng không có sự tác
động hoặc không quan tâm cao hơn hẳn PHHS (Chỉ có 5,2%).
14
Các phương án
Có
Không
Tổng số ý kiến :
Số ý kiến lựa chọn của PHHS
44
51
95
Số ý kiến lựa chọn của HS
92
106
198
Bảng và biểu đồ N1.2: Ý kiến về môn ngoại ngữ có nhất thiết là môn thi bắt buộc
Các phương án Số ý kiến lựa chọn của PHHS
Tác động mạnh
66
Không tác động
12
Không biết
17
Tổng số ý
95
Số ý kiến lựa chọn của HS
114
44
40
198
kiến :
15
Bảng và biểu đồ N1.3: Tác động của qui định môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc đến
việc lựa chọn khối thi, trường thi của HSTHPT
Ý kiến về việc môn ngoại ngữ có nhất thiết là môn thi bắt buộc nhận được sự
đồng thuận cao từ phía PHHS và HS. Tỉ lệ PHHS và HS đồng ý là môn bắt buộc đều
dưới 50%. Cả hai đối tượng đều cho rằng môn ngoại ngữ khi có vai trò bắt buộc tác
động mạnh đến sự lựa chọn khối thi, trường thi: Tỉ lệ PHHS đồng ý với điều này vẫn
cao hơn so với HS (69,5% so với 57,6%).
+ Với nhóm 2:
Các phương án
Số ý kiến lựa chọn của PHHS
Số ý kiến lựa chọn của HS
Trước
Sau
Trước
Sau
Khối A
47
38
96
89
Khối B
18
21
32
26
Khối A1
21
15
40
56
Khối C
8
6
9
10
Khối D
30
27
59
66
Khối khác
6
29
14
13
Tổng số ý kiến :
130
136
250
260
(Lưu ý: Một khách thể tham gia khảo sát có thể lựa chọn nhiều khối thi)
16
Bảng và biểu đồ N2.1: Sự lựa chọn khối thi trước và sau khi có sự thay đổi phương án
thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng từ năm 2015
Với PHHS, sự thay đổi phương án thi có tác động mạnh tới sự định hướng cho
con em vào khối A và các khối không có tính truyền thống khác. Cụ thể: Trước khi có
sự thay đổi: 36,2% lựa chọn khối A, sau khi có sự thay đổi còn 27,9%; các khối không
có tính truyền thống khác: Trước khi có sự thay đổi: 4,5% lựa chọn, sau khi có sự thay
đổi tăng lên tới 21,4%. Với HS, không có sự biến động nhiều. Điều này chứng tỏ rằng
PHHS là đối tượng quan tâm nhiều hơn tới sự lựa chọn khối thi, trường thi của con em.
17
+ Với nhóm 3:
Các phương án
Năng lực bản thân
Cơ hội tìm việc làm sau này
Số ý kiến lựa chọn
Số ý kiến lựa chọn
của PHHS
50
25
của HS
113
40
26
51
(Có được mối quan hệ của gia đình)
Cơ hội tìm việc làm sau này
(Tác động từ nhu cầu của xã hội)
Tổng số ý kiến :
101
204
(Lưu ý: Một khách thể tham gia khảo sát có thể lựa chọn nhiều phương án)
Bảng và biểu đồ N3.1: Cơ sở định hướng việc lựa chọn khối thi, trường thi
Các phương án
Tự tin
Không tự tin
Không biết
Tổng số ý kiến :
Số ý kiến lựa chọn
Số ý kiến lựa chọn
của PHHS
38
31
26
95
của HS
60
66
72
198
18
Bảng và biểu đồ N3.2: Sự tự tin về khả năng đáp ứng nhu cầu công việc
trong tương lai
Về cơ sở định hướng cho việc lựa chọn khối thi, trường thi, khoảng 50% ý kiến
của PHHS và HS cho rằng đều dựa trên năng lực của con em. Việc dựa trên cơ hội tìm
việc làm sau này (có được mối quan hệ của gia đình) hoặc cơ hội tìm việc làm sau này
(tác động từ nhu cầu của xã hội) đều chỉ đạt từ 19,6% đến 26,0%, trong đó cơ hội tìm
việc làm từ nhu cầu của xã hội là cao hơn.
Tuy nhiên, khi đề cập đến sự tự tin về khả năng đáp ứng nhu cầu công việc trong
tương lai thì có sự khác biệt rõ rệt giữa ý kiến của PHHS và HS. Có 40,0% số ý kiến
của PHHS tự tin về khả năng của con em, với HS là 30,3%. Tới 36,4% HS không biết
mình có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai hay không, số HS
không đủ tự tin chiếm 33,3%. Điều này cho thấy khách thể HS được khảo sát còn lúng
túng và chưa đánh giá hết khả năng của mình.
Các phương án
Có
Không
Tổng số ý kiến :
Số ý kiến lựa chọn của PHHS Số ý kiến lựa chọn của HS
64
99
31
99
95
198
19
Bảng và biểu đồ N3.3: Ý kiến về việc có nhất thiết phải đỗ đại học hay không
Sau khi tốt nghiệp THPT, HS có nhất thiết phải đỗ vào một trường đại học nào
đó hay không? Kết quả khảo sát cho câu hỏi này cho thấy sự bất đồng quan điểm sâu
sắc giữa PHHS và HS. Có 67,4% số ý kiến của PHHS cho rằng có nhưng chỉ có 50,0%
ý kiến của HS đồng ý với điều này. Một nửa số ý kiến của HS cho rằng không nhất thiết
phải học đại học.
4.2.2. Kết quả khảo sát dành cho GV
Bảng và biểu đồ GV1: Tác động của sự thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT và
tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 tới sự lựa chọn khối thi và nghề nghiệp của
HS THPT
Các phương án
Tác động rất mạnh
Tác động mạnh
Không tác động
Không quan tâm
Ý kiến khác
Số ý kiến lựa chọn
17
30
1
0
0
20