Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 10 (có đáp án chi tiết)...

Tài liệu Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 10 (có đáp án chi tiết)

.PDF
98
40877
123

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu) Câu 1. (3,0 điểm) So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông với phương Tây. Nêu những đặc điểm kinh tế, xã hội và chính trị của các quốc gia đó. Câu 2. (2,5 điểm) Tại sao nói, thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? Câu 3. (2,5 điểm) Trình bày những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu. So sánh thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến. Câu 4. (3,0 điểm) Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? Câu 5. (3,0 điểm) Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. Câu 6. (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. Câu 7. (3,0 điểm) Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV? ---------- Hết ------------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10 I. Hướng dẫn chung 1. Bài thi được chấm theo thang điểm 20 2. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như quy định. 3. Điểm bài thi được quy tròn đến 0,25 (ví dụ: 10,25 điểm quy tròn thành 10,5 điểm; 16,75 điểm quy tròn thành 17,0 điểm. II. Đáp án và thang điểm Câu Hướng dẫn chấm Câu1 (3,0đ) So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông với phương Tây. Nêu những đặc điểm kinh tế, xã hội và chính trị của các quốc gia đó. a) So sánh * Giống nhau: Dựa trên những tiến bộ của kĩ thuật và sản xuất dẫn tới của cả dư thừa, xã hội phân chia giai cấp và nhà nước xuất hiện. * Khác nhau - Thời gian: Phương Đông hình thành sớm (khoảng TNK IV – III TCN). Phương Tây muộn hơn (khoảng TNK I TCN) - Đặc điểm hình thành + Ở phương Đông, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp từ rất sớm (lưu vực sông lớn, đất phù sa màu mỡ, công cụ bằng gỗ hoặc đá cũng có thể canh tác được), vì thế, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra sớm. Trên cơ sở đó, nhà nước xuất hiện... + Ở phương Tây, đất đai canh tác ít, khô, cứng, nên phải có công cụ bằng sắt, việc trồng trọt mới có hiệu quả. Do đó, xã hội có giai cấp và nhà nước ở phương Tây xuất hiện muộn hơn... b) Nêu đặc điểm - Phương Đông: + Kinh tế: nông nghiệp tưới nước đóng vai trò chủ yếu, kết hợp với nghề thủ công như làm gốm, dệt vải, đan lát...Khép kín, tự cung, tự cấp. + Xã hội: giai cấp thống trị gồm vua chuyên chế và đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ, họ có đặc quyền, đặc lợi. Nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất và có vai Biểu điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 Câu 2 (2,5đ) trò to lớn trong sản xuất...Nô lệ là tầng lớp thấp nhất, chuyên làm việc nặng nhọc, phục vụ quý tộc. + Chính trị: chế độ chuyên chế, vua có quyền lực tối cao, giúp việc cho vua có hệ thống quan lại... - Phương Tây: + Kinh tế: Buôn bán đường biển và thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng kết hợp với nông nghiệp trồng cây lưu niên...Kinh tế mở, giao lưu buôn bán với bên ngoài. + Xã hội: Chủ nô là lực lượng thống trị, sống giàu có, xa hoa. Nô lệ là lực lượng đông đảo nhất, tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội. Bình dân là lực lượng dân tự do, coi khinh lao động, sống chủ yếu nhờ vào trợ cấp xã hội. + Chính trị: thể chế dân chủ chủ nô... Tại sao nói thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? a) Lí giải - Sự thành lập vương triều Gúpta + Thời gian: trải qua 9 đời vua với gần 150 năm (319 – 467). + Địa bàn: Miền Bắc và Trung Ấn Độ. - Thời kì Gúpta xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. - Biểu hiện + Tôn giáo: . Đạo Phật: Xuất hiện vào thế kỉ VI TCN ở Đông Bắc Ấn Độ. Dưới các vương triều Gúpta, Phật giáo được truyền bá rộng rãi. . Ấn Độ giáo (Hinđu giáo): Ra đời đầu công nguyên và phát triển nhanh chóng, rộng rãi dưới vương triều Gúpta… + Chữ viết: Trên cơ sở chữ viết cổ, chữ Phạn ra đời và trở thành văn tự chính thức của Ấn Độ. Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúpta trong việc viết văn bia. + Kiến trúc và điêu khắc . Kiến trúc Phật giáo phát triển với chùa hang, tượng Phật bằng đá. . Kiến trúc Ấn Độ giáo: Các đền hình tháp nhọn nhiều tầng bằng đá, bằng đồng, được trang trí tỉ mỉ bằng những bức phù điêu độc đáo… + Văn học: Mang tinh thần và triết lý Hin đu giáo.. b) Ảnh hưởng - Bằng con đường buôn bán, truyền đạo, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng rõ rệt đến các nước Đông Nam Á. - Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình… 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 0,25 0,25 Câu 3 (2,5đ) Câu 4 (3,0đ) - Tôn giáo: Các quốc gia ở Đông Nam Á tiếp thu Phật giáo, Hin đu giáo… - Văn học: mô phỏng hoặc lấy tích từ các sử thi, truyện thần thoại của Ấn Độ… - Kiến trúc và điêu khắc: Mô phỏng kiểu kiến trúc Hin đu và Phật giáo như tháp Chàm (Việt Nam), Ăngcovát (Cămpuchia), Thạt Luổng (Lào)… Trình bày những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu. So sánh thành thị trung đại với lãnh đại phong kiến. a) Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại Tây Âu - Từ thế kỉ XI, kinh tế lãnh địa phát triển, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp... - Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra làm cho sản xuất hàng hóa tăng. - Một số thợ thủ công bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận, đến sống tập trung ở ngã ba đường, bến sông... để buôn bán, trao đổi sản phẩm. - Một số thành thị còn do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại. b) So sánh - Đều là những đơn vị kinh tế cơ bản của các quốc gia phong kiến Tây Âu - Lãnh địa là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự nhiên, tự cung tự cấp; sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở thành thị là thủ công nghiệp và thương nghiệp, giao lưu, trao đổi với bên ngoài. - Nông nô là lực lượng chủ yếu trong lãnh địa, phục tùng lãnh chúa, bị bóc lột thuế và lao dịch nặng nề. Trong thành thị, thị dân là lực lượng chủ yếu, họ sống theo tổ chức phường hội, thương hội có cùng nghề nghiệp, có quan hệ bình đẳng. - Lãnh địa phong kiến là biểu hiện của chế độ phong kiến tản quyền, còn thành thị trung đại lại góp phần xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc ở Tây Âu. Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? a) Sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Biến chuyển kinh tế + Thời kì đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ bằng đồng thau phổ biến và đã bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả… 0,25 0,25 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu 5 (3,0đ) Câu 6 (3,0đ) +Nghề thủ công, chăn nuôi, đánh cá… được kết hợp với nghề nông. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành. - Biến chuyển về xã hội + Thời Phùng Nguyên, bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Đến thời Đông Sơn, sự phân hóa đó ngày càng phổ biến. + Các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời thay thế dần cho công xã thị tộc. - Trên cơ sở biến chuyển của kinh tế, xã hội và nhu cầu chống ngoại xâm, nhà nước Văn Lang ra đời (khoảng thế kỉ VII TCN). b) Ý nghĩa: Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên dựng nước. Xây dựng nền văn minh bản địa, đậm đà bản sắc dân tộc. Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. - Nghệ thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tấn công sang đất Tống để đánh vào sự chuẩn bị về lực lượng, hậu cần của đối phương, tạo tâm thế chủ động về phía ta... - Phòng thủ để tiến công: xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, ngăn chặn bước tiến của địch, bảo vệ kinh thành Thăng Long... - Thuật “Tâm công” (đánh vào lòng người): Khi đánh sang đất Tống, ra “thảo phạt” để nhân dân Tống hiểu được mục đích của cuộc tấn công mà quân Đại Việt tiến hành...Đọc bài thơ “Thần” ở đền Trương Hống, Trương Hát nhằm khích lệ lòng quân sĩ... - Thực hiện phản công đúng lúc: Khi quân giặc mệt mỏi, tinh thần bất an do bị tiêu hao, bệnh tật..., nhà Lý tổ chức đợt phản công quyết định sang bờ Bắc sông Như Nguyệt, khiến quân địch thiệt hại nặng... - Chủ động kết thúc chiến tranh: Lý thường Kiệt cho người đưa thư sang trại giặc cầu hòa... - Những kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Tống Thời Lý đã được Đảng ta kế thừa và phát huy trong quá trình lãnh đạo cách mạng... Phân tích nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. - Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Trước thế giặc mạnh, so không quản ngại hy sinh, luôn có quyết tâm cao độ trong đấu tranh chống giặc (hành động của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản)... - Tinh thần đoàn kết toàn dân + Đoàn kết trong nội bộ vương triều: hành động của Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải... + Đoàn kết trong quân đội: Các vua Trần cùng vương hầu, quý 0,50 0,50 0,50 1,00 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu 7 (3,0đ) tộc trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh giặc. Nhà Trần ý thức cao trong việc đoàn kết trong quân đội (Trần Quốc Tuấn từng nói: “Cốt dùng được binh phải đồng lòng như cha con một nhà thì mới cớ thể đánh được”). + Đoàn kết với dân: chính sách “khoan thư sức dân” được nhà Trần chú trọng. Trên cơ sở đó, trong ba lần kháng chiến chông Mông – Nguyên, nhà Trần đã phát huy được cao độ sức mạnh của toàn dân để đánh bại kẻ xâm lược. Đoàn kết toàn dân là nguyên nhân quan trọng quyết định dẫn tới thắng lợi của ba lần kháng chiến... - Lực lượng lãnh đạo tài giỏi, nghệ thuật tiến hành chiến tranh đúng đắn, sáng tạo: vai trò của các vua Trần, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải...; rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không, nhà trống”, phản công chiến lược khi thời cơ đến, lợi dụng địa hình xây dựng trận địa quyết chiến... Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV? - Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nhà nước quân chủ bước đầu được xây dựng... - Thời Lý, Trần, Hồ; chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua đứng đầu nhà nước quyết định mọi việc quan trọng. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần...Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn; tiếp đó là phủ, huyện, châu, xã... - Thời Lê Sơ: + Giai đoạn đầu, nhà nước quân chủ được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ + Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Ở trung ương, bãi bỏ chức Tể tướng và đại hành khiển, vua trực tiếp quyết định mọi việc; bên dưới là 6 bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên...dưới đạo là phủ huyện, châu, xã... Với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Đại Việt được xây dựng hoàn chỉnh. ................................. Hết ..................................... 0,50 0,50 1,00 0,50 1,00 0,50 1,00 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011-2012 Môn Lịch sử - Lớp 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm có 01 trang. Câu 1: (5 điểm ) Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt từ thế kỉ X - XV. Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuôc kháng chiến này Câu 2: (4 điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV ? Câu 3: (5 điểm) Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỷ XVI – XVIII. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII Câu 4: (4 điểm) Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ ? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về giữa các thời kì này. Câu 5: (2 điểm) Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long ----------- Hết ------------ 1 PHẦN ĐÁP ÁN: Câu 1: (5 điểm ) Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt từ thế kỉ X - XV. Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuôc kháng chiến này. a) Khái quát các cuộc kháng chiến… (1 điểm) - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) của Lê Đại Hành (Tiền Lê) - Các cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075 – 1077) của Lý Thường Kiệt (Thời Lý) - Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1287 – 1288) – của Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo (Thời Trần) - Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) - Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo… b) Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự * Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) ( 1 điểm) - Lê Đại Hành vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hòa. - Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc Tống phải xuống chiếu lui quân. - Sự mưu lược của Lê Đại Hành trong quá trình chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc, lúc thì trá hàng và bất ngờ đánh úp. * Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075 – 1077) ( 1 điểm) - Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến + Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc (mời tể tướng Lý Đạo Thành về triều để cùng lo việc nước) + Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương “Tiên phát chế nhân” + Chủ động rút lui, xây dựng phóng tuyến sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc. 2 + Chủ động kết thúc chiến tranh “Dùng biện sĩ hài hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống (Lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hòa, mở đường cho giặc rút về nước). - Sự đồng lòng đánh giặc của quân nhân nhà Lý dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt, tài giỏi của Thái úy Lý Thường Kiệt (Phòng ngự chiến lược tích cực phản công chiến lược). * Ba lần kháng chiến của vua tôi nhà Trần (thế kỷ XIII) (1,0 điểm) - Nhà Trần đã tổ chức hai cuộc hội nghị quan trọng: hội nghị quân sự ở Bình Than (10/1282), hội nghị các bô lão trong cả nước ở Diên Hồng… - Giai đoạn rút lui “vườn không nhà trống”… - Nghệ thuật quân sự của quân dân thời trần là phối hợp chặt chẽ giữa quân đội nhà vua và dân binh……… - Quãng sông Bạch Đằng…có đủ điều kiện cần thiết… - Chiến thắng Bạch Đằng là kết quả của sự phối hợp có hiệu quả giữa thủy quân và bộ binh… * Khởi nghĩa Lam Sơn (1,0 điểm) - Nguyễn Trãi đặt vấn đề “Đánh vào lòng người” … - Xuất phát từ tư tưởng “lấy đại nghĩa thắng hung tàn” - Sau 5 năm chiến tranh, Lê Lợi tạm hòa hoãn với quân địch để chuẩn bị tiếp tục chiến đấu. - Sự phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh này xuất hiện từ nhỏ đến lớn, ở hướng quân địch yếu trước rồi mới đến hướng quân địch tương đối mạnh cuối cùng đến hướng quân địch mạnh là hợp với quy luật chiến đấu. 3 Câu 2: (4 điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV ? * Bắt đầu từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đã xây dựng được nhà nước quân chủ sơ khai. ( 1 điểm) + Năm 938, mở đầu thời đại phong kiến độc lập (chiến thắng Bạch Đằng) + Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, thành lập chính quyền mới đóng đô ở Đông Anh (Hà Nội) + Thời Đinh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (Kinh đô chuyền về Hoa Lư – Ninh Bình) + Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu là vua, dưới vua là 3 ban: ban văn, ban võ, tăng ban, về hành chính chia nước ta thành 10 đạo, đứng đầu 10 đạo là chức đạo tướng quân. + Đất nước dần dần ổn định, năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. * Ở thời Lý, Trần, Hồ ( 1 điểm) + Giúp vua trị nước có Tể tướng và một số Đại thần. Bên dưới là các cơ quan là sảnh, Viện ,Đài . + Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời lý) hay An phủ sứ ( thời Trần) cai quản. Dưới lộ , trấn là các phủ, huyện, châu đêò có quan lại của triều đình coi * Thời Lê sơ: ( 2 điểm) + Năm 1428, sau khi đất nước giải phóng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế……. + Từ những năm 60 thế kỷ XV – vua Lê Thánh Tông có cải các hành chính lớn . Ở Trung ương chức tể tướng và các chức Đại Hành kiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ( Lại, Hộ, Lễ,Binh, Hình, Công….. Ở địa phương: Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên…….. Cải cách toàn diện dẫn đến nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao hoàn thiện………… Câu 3: (5 điểm) Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỷ XVI – XVIII. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII 4 + Sự phát triển thủ công nghiệp (1,5 điểm) - Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như: dệt, gốm… - Một số ngành nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài. - Khai thác mở - một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều - Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất, vừa bán hàng + Sự phát triển thương nghiệp (2 điểm) * Nội thương: chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp mọi nơi và ngày càng đông đúc - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn - Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền xuất hiện - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển * Ngoại thương - Thuyền buôn các nước (kể cả các nước Châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập. - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII (1,5 điểm) - Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn. - Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều. - Do cuộc phát kiến địa lí tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi. - Do vị trí địa lí của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước. 5 Câu 4: (4 điểm) Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về các thời kì này. + Chữ hán trở thành chữ viết chính thức .Năm 1070,vua Lý Thánh Tông cho lập “ Văn Miếu” …. + Năm 1075, nhà Lý tổ chức “ thi Minh kinh bác học và nho học tam trường” (1điểm) + Thời Trần các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “Tam khôi” … + Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh …. + Đào tạo nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền ,Nguyễn trãi. Nho giáo độc tôn …(1điểm) +Thời lê, Nho giáo được tôn vinh.Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học .Các khoa thi được tổ chức đều đặn :cứ ba năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài . Tất cả mọi người dân có học có lí lịch rõ ràng đều được đi thi. + Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “ vinh quy,bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước.Số người đi học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý- Trần …(1điểm) Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục (nội dung và tác dụng ) + Nội dung giáo dục: chủ yếu là “Tứ thư” và “Ngũ kinh”mà người Việt học thuộc lòng kèm theo những lời giải thích …. (0,5 điểm) + Tác dụng : Đào tạo quan lại và trí thức tài giỏi … (0,5 điểm) Câu 5: (2 điểm) Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long 6 - Năm 1010, Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô về Thăng Long. Chiếu dời đô có đoạn : “Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn tính kế muôn đời cho con cháu,… Địa thế rộng mà bằng phẳng, “đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ vì ngập lụt…Thật là chốn hội thụ bốn phương đất nước…” (1 điểm) - Việc dời đô về Thăng Long, một vùng đất trù phú, đông dân, nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa đã chứng tỏ dân tộc và đất nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Sau hơn một thế kỷ tự khẳng định mình, sang thời thời Lý đất nước Đại Việ bắt đầu vươn dậu với khí thế Thăng Long – Rồng bay lên. (1 điểm) 7 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Tinh thần chống đồng hoá của người Việt được thể hiện như thế nào trong thời kỳ Bắc thuộc? Từ đó rút ra vai trò của công cuộc chống đồng hoá đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc và giành lại đất nước. Câu 2: (4 điểm) Chọn lọc sự kiện lịch sử để làm rõ tính chủ động và độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền năm 938. Nêu những chiến thắng có cách đánh giống như trận Bạch Đằng năm 938 (nêu tên, thời gian, lãnh đạo) Câu 3: (4 điểm) Trong các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) chống xâm lược phương Bắc của dân tộc ta từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV đã xuất hiện những văn kiện quan trọng. Em hãy cho biết: a. Đó là những văn kiện nào ? Của ai ? b. Hoàn cảnh ra đời của các văn kiện ? c. Chọn và tóm tắt nội dung một văn kiện mà em tâm đắc. Câu 4: (4 điểm) Đánh giá vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. Câu 5: (4 điểm) Trình bày những thành tựu văn hoá phong kiến Trung Quốc. Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa đó như thế nào ? --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) Trong thời kỳ Bắc thụôc, song song với các cụôc khởi nghĩa giành độc lập là quá trình đấu tranh của người Việt chống lại chính sách đồng hoá của chính quyền phương Bắc, được thể hiện như sau: (0.25đ) * Giữ gìn văn hoá truyền thống : ( 0.25đ) Trong các xóm làng của người Việt cổ , nhân dân vẫn bảo tồn và không ngừng phát triển nền văn hoá bản địa. Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ vẫn được bảo tồn, nhân dân ta vẫn sống theo cách sống riêng của mình - cuộc sống và tâm hồn Việt Nam. ( 0.5đ) Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc vẫn được giữ gìn như ăn trầu, nhuộm răng, đề cao các anh hùng dân tộc. . . ; vẫn bảo lưu tập quán mở lễ hội thường kì, mọi thành viên trong làng đều tham gia. ( 0.5đ) Trong các gia đình Việt Nam định hình mối quan hệ ứng xử đẹp đẽ như thờ cúng ông bà tổ tiên, kính trọng người trên, hoà thuận lẫn nhau. . . Người Việt từ chối tư tưởng gia trưởng nặng nề, xem nhẹ phụ nữ. ( 0.5đ) * Trên cơ sở ý thức dân tộc và tinh thần tự cường nhưng không bảo thủ, nhân dân ta đã biết tiếp thu một số cái hay, cái đẹp của văn hoá ngoại nhập. Một sự tiếp nhận có chọn lọc, có sự dung hợp( từ tập quán giã gạo bằng chày chuyển sang lối giã gạo bằng cối đạp; từ tập tục ở nhà sàn, người Việt chuyển sang ở nhà nền đất nện; trong trang phục, nghệ thuật cũng phong phú đa dạng và phát triển cao hơn trên cái căn bản của văn hoá cổ truyền. Chúng ta cũng tiếp thu mặt tích cực của Phật giáo để đấu tranh chống Hán hoá.). (1.0 đ) Vai trò: Cuộc đấu tranh chống đồng hoá đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ di sản văn hoá cổ truyền, giúp người Việt vẫn giữ được cái gốc của mình, còn dân tộc là còn có cơ hội giành lại nước. Đây cũng là một bộ phận của sự nghiệp đấu tranh chống Bắc thuộc, hỗ trợ cho tiến trình đấu tranh vũ trang giành lại độc lập của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. (1.0 đ) Câu 2: (4 điểm) * Tính chủ động: (1.5đ) - Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc. (0.5đ) - Chọn sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở ( rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không (0.5đ) cao do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên xuống rất mạnh…) - Ngô Quyền huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng… (0.5đ) * Tính độc đáo: (1đ) Biết lợi dụng địa hình để phát huy lối đánh phục kích - Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông (0.5đ) Bạch Đằng lúc thủy triều đang lên. 1 - Khi nước thủy triều rút, Ngô Quyền ra lệnh cho quân ta đánh quật trở lại, quân Nam Hán rút chạy va vào trận địa cọc ngầm của quân ta… (0.5đ) * Nêu những chiến thắng có cách đánh giống như trận Bạch Đằng năm 938 (1.5đ) - Chiến thắng Bạch Đằng trong kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 3, năm 1288, do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo. (0.75đ) - Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trong kháng chiến chống quân Xiêm, năm 1785, do Nguyễn Huệ lãnh đạo. (0.75đ) Câu 3: (4 điểm) Trong cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) chống xâm lược phương Bắc của dân tộc ta từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV … a. Đó là tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. (1.0 đ) b. Hoàn cảnh ra đời: - Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo: Năm 1285, trước họa xâm lược lần 2 của quân Mông – Nguyên, nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần chiến đấu, … của toàn quân, toàn dân … (0.75 đ) - Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Đầu năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi, nhà Hậu Lê thành lập. Nguyễn Trãi thay mặt triều đình viết tác phẩm Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ. Từ nay, đất nước đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình. (0.75 đ) c. Tóm tắt … (Thí sinh chọn và trình bày nội dung một trong hai tác phẩm) * Tác phẩm Hịch tướng sĩ : - Bài Hịch là lời kêu gọi tha thiết, sôi nổi, thể hiện lòng yêu nước, thương dân, chí căm thù, tinh thần dũng cảm của Trần Quốc Tuấn, cũng như của toàn thể nhân dân Đại Việt quyết tâm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Tinh thần, ý chí đó được thể hiện ở việc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đằm đìa, chỉ giận chưa thể ăn thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. (0.5 đ) - Khẳng định chí căm thù, tinh thần quyết chiến, quyết thắng: “Giặc Mông – Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, không lo dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa”. (0.5 đ) (0.5 đ) - Cổ vũ nhân dân, binh sĩ hết lòng chiến đấu vì đại nghĩa. * Tác phẩm Bình Ngô đại cáo : - Thể hiện niềm tự hào sâu sắc của dân tộc, đã từng “cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương” và từ lòng căm thù giặc độc ác “Chặt hết trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội”. Bình Ngô Đại Cáo thể hiện tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên có một tài liệu nêu rõ mục tiêu của cuộc kháng chiến là “vì dân”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (0.5 đ) - Đồng thời tác giả cũng nêu cao tinh thần: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn; Đem chí nhân để thay cường bạo” của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong cuộc chiến đấu lâu dài và đầy gian khổ. (0.5 đ) - Trong cuộc chiến tranh ấy, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ chỉ huy khởi nghĩa ngoài dùng quân sự còn chủ trương đấu tranh nghị hoà với địch. Đó là cuộc đấu tranh chính 2 trị ngoại giao nhằm vạch trần bản chất phi nghĩa của cuộc chiến và sự ngoan cố của kẻ thù. Vận động, thuyết phục đồng thời mở lối thoát cho chúng. Ta cũng tiến hành địch vận đồng thời dùng quân sự giáng những đòn chí mạng làm cho quân thù khuất phục… (0.5 đ) Câu 4: (4 điểm) Vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc: (4.0đ) * Thống nhất đất nước: (1.5đ) - Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong rơi vào khủng hoảng, suy thoái, đời sống nhân dân cực khổ. (0.25đ) - 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. (0.25đ) - Từ 1776 đến 1783, quân Tây Sơn tấn công tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa (0.5đ) Nguyễn, giải phóng đất Đàng Trong. - Trong những năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn vượt giới tuyến sông Gianh, Lũy Thầy tiến ra Bắc, lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. (0.5đ) * Chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc: (1đ) - 1785, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm (0.5đ) ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút. - 1789, dưới sự chỉ huy thiên tài của Hoàng đế Quang Trung, quân Tây Sơn đánh bại 29 vạn quân Thanh, với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa. (0.5đ) * Xây dựng vương triều mới với nhiều tiến bộ: (1.5đ) - Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. (0.5đ) (0.5đ) - Lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử, đề cao chữ Nôm. - Thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng thân thiện. (0.25đ) - Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế, quân đội được tổ chức quy củ.. (0.25đ) Câu 5: (4 điểm) a. Thành tựu văn hóa Trung Quốc. * Tư tưởng. - Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến. (0.5đ) + Nội dung: quy định về các mối quan hệ cơ bản trong xã hội và kỉ cương của chế độ phong kiến, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giáo dục con người. (0.25đ) - Phật giáo: thịnh hành nhất vào thời Đường. Các nhà sư Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí và ngược lại các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc để truyền đạo: Xây dựng nhiều chùa, kinh Phật được dịch ra chữ Hán. (0.25đ) * Sử học. - Thời Tây Hán: Có bộ sử kí của Tư Mã Thiên. Thời Đường: Sử quán được thành lập. (0.25đ) * Văn học. - Thơ: Phát triển dưới thời Đường, tiêu biểu Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. (0.25đ) - Tiểu thuyết: phát triển thời Minh Thanh, với nhiều tác phẩm lớn, nổi bật là: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô (0.25đ) Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần… * Khoa học kĩ thuật. - Toán học: Tổ Xung Chi tìm ra số pi đến 7 số lẻ... (0.25đ) 3 - Thiên văn học: phát minh ra nông lịch, Trương Hành phát minh địa động ghi. (0.25đ) - Y học: nổi tiếng có Hoa Đà đã dùng phẩu thuật để chữa bệnh . (0.25đ) * Kĩ thuật: có 4 phát minh lớn: thuốc súng , la bàn, giấy, kĩ thuật in. (0.25đ) * Kiến trúc, điêu khắc: Vạn lí trường thành, cung điện thành quách, tượng phật. (0.25đ) * Nhân dân Việt Nam đã tiếp thu. (0.25đ) - Tiếp thu những giá trị đặc sắc do người phương Bắc sáng tạo ra… - Biến từ giá trị của người Trung Quốc thành những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. (0.25đ) - Tiếp thu trên các lĩnh vực: tư tưởng, triết học, tôn giáo, văn học, chữ viết, phong tục tập quán. (0.25đ) - Văn hóa Trung Quốc vẫn còn mang đậm trong văn hóa Việt Nam. (0.25đ) --- HẾT--- 4 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Lớp 10 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: Vì sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống? Câu 2: Hãy nêu các đặc điểm về cấu tạo và lối sống của động vật khác biệt với thực vật? Câu 3: Nhiệt độ bề mặt quả dưa chuột luôn luôn thấp hơn nhiệt độ xung quanh 1 – 20C. Giải thích? Câu 4: Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? Câu 5: Vì sao nước là dung môi tốt nhất trong tế bào? Câu 6: a. Cho các chất: Tinh bột, xenlulozo, photpholipit và protein. Chất nào trong các chất kể trên không phải là polime? b. Tại sao photpholipit có tính lưỡng cực? Câu 7: Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Câu 8: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất? Tại sao? Câu 9: Màng trong của ti thể có chức năng tương đương với cấu trúc nào của lục lạp? Giải thích? Câu 10: Một gen có 5000Nu, trên mạch 1 của gen có số Nu loại A = 900Nu, gấp đôi số Nu loại T và gấp 3 số Nu loại G. a. Tính số lượng và tỉ lệ phần trăm mỗi loại Nu trên cả gen? b. Tính số liên kết Hidro trên gen đó? -------------------------------------HẾT-----------------------------------Họ và tên học sinh:………………………………...................Số báo danh:…………………………....... Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan