Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số h...

Tài liệu Skkn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề thao tác lập luận ngữ văn 11, ban cơ bản

.PDF
64
70
83

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn là một trong những yêu cầu căn bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đổi mới phương pháp giáo dục ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định rõ trong Luật giáo dục, các Nghị quyết của Trung ương (Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII); được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tinh thần chung là Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học, làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tại Hội nghị Trung ương VIII khoá 11, trên cơ sở phân tích chính xác, khách quan những mặt hạn chế, tồn tại, yếu kém của ngành giáo dục như “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử, đánh giá chất lượng lạc hậu, đổi mới chậm, lúng túng; Hệ thống giáo dục còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành” ( Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phá triển kinh tế xã hội 5 năm - 2011 – 2015), Trung ương đã ra nghị quyết về đổi mới căn bàn, toàn diện giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Muốn vậy, phương pháp dạy học phải “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong nhà trường phổ thông thì việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề của môn học hoặc liên môn là hết sức cần thiết. Đối với môn Ngữ văn 11, có 4 thao tác lập luận trong văn nghị luận (phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) được học trong chương trình, với thời lượng là 10 tiết, trong đó, có 4 tiết lí thuyết, 6 tiết còn lại là luyện tập, được bố trí rải rác từ đầu đến cuối năm học. Việc xây dựng 10 tiết học về các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận trong SGK Ngữ văn 11 (ban cơ bản) thành chủ đề “Thao tác lập luận”, tổ chức dạy học chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm vừa khắc phục được những hạn chế của nội dung chương trình SGK hiện hành, sự hạn chế của các phương pháp, hình thức dạy học, thiết kế giáo án dạy học truyền thống, vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận - Ngữ văn 11, ban cơ bản”. 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Khắc phục được một số tồn tại của chương trình, SGK hiện hành và của quá trình dạy học, các thiết kế dạy học. - Đề xuất một số giải pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” (Ngữ văn 11). III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Học sinh THPT - Thời gian: Năm học 2018- 2019; 2019-2020 - Địa điểm: Tại trường THPT tôi đang trực tiếp công tác. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp phân tích tài liệu + Thao khảo một số tài liệu: Xem xét, lựa chọn thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao nhất trong tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. + Tham khảo nguồn tài liệu sách, báo công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài để có thể so sánh các nghiên cứu trước đây với kết quả của đề tài. + Tham khảo các nguồn thông tin mang tính thời sự. 2. Phương pháp quan sát - Mục đích: Đánh giá thực trạng và kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp được đề xuất nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo… trong hoạt động dạy học - Nội dung: Quan sát trực tiếp cách thực hiện hoạt động học tập của học sinh. - Cách tiến hành: Tiến hành quan sát việc thực hiện hoạt động học tập trong và ngoài lớp học của học sinh. Ghi lại kết quả quan sát bằng máy ảnh, bằng tốc kí, phiếu đánh giá kết quả học tập v.v… 3. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn hóa nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu - Nguyên tắc: Phỏng vấn trong không khí cởi mở, tin cậy, người được phỏng vấn tự do trình bày những vấn đề người phỏng vấn đưa ra. - Cách tiến hành: Phỏng vấn giáo viên trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn 11, các bài liên quan đến chủ đề. Người phỏng vấn ghi lại hệ thống các nội dung trao đổi. 2 4. Phương pháp thực nghiệm + Mục đích: Khảo sát kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng hiệu quả của các phương pháp được đề xuất. + Nội dung: Khảo sát năng lực học sinh qua bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. + Cách tiến hành: ● Chọn lớp thực nghiệm ● Chọn lớp đối chứng ● Cho học sinh các lớp được chọn thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra. Đối chiếu kết quả để rút ra kết luận khoa học. 5. Phương pháp xử lí thông tin - Mục đích: Dựa vào số liệu điều tra, rút ra các kết luận khoa học cho đề tài. - Xử lí số liệu điều tra bằng các công thức toán thống kê và phần mềm excel. 6. Đóng góp của đề tài - Góp hệ thống hoá cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn THPT. - Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận (Ngữ văn 11) - Tạo ra một hướng đi mới trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT, góp phần hình thành, phát triển cho các em những năng lực cốt lõi, gồm các năng lực chung là tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn là năng lực ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ; những phẩm chất tốt đẹp. 3 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận * Vấn đề xây dựng chủ đề dạy học: Các văn bản chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo, có xác định rõ: “Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong SGK như hiện nay, việc căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề (chuyên đề) dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường”. Như vậy, xây dựng chủ đề dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên ở các trường phổ thông. Tuỳ vào điều kiện thực tế, có thể xây dựng các chủ đề đơn môn, liên môn hoặc chủ đề tích hợp, liên môn. Nếu chủ đề đơn môn là chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung kiến thức theo môn học thì chủ đề liên môn lại bao gồm những nội dung dạy học gần gũi nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của SGK hiện hành. Chủ đề tích hợp, liên môn còn hướng tới các nội dung liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước * Trải nghiệm: Là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và quá trình tâm lí bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Qua đó, chủ thể học hỏi, tìm tỏi, sáng tạo, tiếp thu, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành các kĩ năng trong cuộc sống. * Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm có các đặc trưng cơ bản: - Kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh được hình thành qua quá trình hoạt động thực tiễn, có thể ngoài khuôn viên trường học. - Người học là trung tâm, là chủ thể của hoạt động trải nghiệm, chủ động, tích cực trong các hoạt động thực tế. - Giáo viên là người hướng dẫn, quan sát, giúp đỡ, kiểm tra học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm. Hệ thống hoá lại những kiến thức, kĩ năng mà học sinh hình thành được qua quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm. - Đánh giá kết quả học tập cần dựa vào cả quá trình, chứ không đánh giá ở thời điểm duy nhất là đầu học cuối giờ học, bài học. * Ưu điểm của phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm Ưu điểm của hoạt động dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là gắn lí thuyết và thực tiễn; nâng cao năng lực, phẩm chất cho người học; có khả năng tích hợp để giải quyết tốt các vấn đề của đời sống so với hình thức dạy học theo các đơn vị bài riêng lẻ, tách bạch, xen kẽ với các bài học không cùng chủ đề. 4 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Cấu trúc nội dung phần làm văn về Thao tác lập luận Nội dung kiến thức của các bài làm văn về Thao tác lập luận được sắp xếp theo một trình tự hệ thống, logic với thời lượng là 10 tiết. Trong đó, có 4 tiết lí thuyết, 6 tiết còn lại là luyện tập, thực hành, cụ thể như sau: TT Bài Tiết PPCT 1 Thao tác lập luận phân tích 7 2 Luyện tập thao tác lập luận phân tích 17 3 Thao tác lập luận so sánh 31 4 Luyện tập thao tác lập luận so sánh 41 5 Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh 42 6 Thao tác lập luận bác bỏ 82 7 Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 83 8 Thao tác lập luận bình luận 101 9 Luyện tập thao tác lập luận bình luận 105 10 Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận 114 2.2. Thực trạng các thiết kế giáo án hiện nay * Thiết kế giáo án trong SGV Ngữ văn 11 và Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, về cơ bản, các tiết lí thuyết về thao tác lập luận được thiết kế theo trình tự như sau: Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận Hoạt động 2: Cách phân tích/so sánh/ bình luận/ bác bỏ Hoạt động 3: Luyện tập Đối với các bài luyện tập, các thiết kế dạy học chủ yếu gồm các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn tập về lập luận phân tích/so sánh/bình luận. - Giáo viên nhắc lại vai trò và mục đích của thao tác lập luận phân tích. Hoạt động 2: Luyện tập thao tác lập luận phân tích/so sánh/bình luận về một vấn đề xã hội/văn học - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm các bài tập trong SGK 5 Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn luyện tập ở nhà - Học sinh nhắc lại kiến thức đã học - Giáo viên chốt lại những ý chính - Giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh Ưu điểm: Kiến thức, kĩ năng được hình thành có tính hệ thống, đảm bảo tính khoa học. Hạn chế: - Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa đa dạng. - Chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Chưa chú trọng đến vấn đề hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm, tích hợp kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn tại địa phương. * Một số thiết kế giáo án dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” trên các trang mạng hiện nay. Các giáo án dạy học chủ đề thao tác lập luận mà chúng tôi tìm kiếm trên mạng rất ít. Một số giáo án có thiết kế theo chủ đề nhưng hình thức học tập đơn điệu, không có phần khởi động; không có hoạt động hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để phát triển các năng lực như giải quyết vấn đề, sáng tạo, công nghệ thông tin, giao tiếp, hợp tác,… * Các tiết dạy của đồng nghiệp ở trong huyện Phỏng vấn một số giáo viên ở các trường THPT, họ cho rằng, việc thiết kế các chủ đề dạy học liên quan đến lập luận trong văn nghị luận hầu như không được quan tâm. Chủ đề dạy học chủ yếu được xây dựng ở các văn bản văn chương. Tham gia dự giờ của các đồng nghiệp trong trường và trong huyện, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Về ưu điểm: Có nhiều giáo viên có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các hình thức dạy học khác nhau như thảo luận nhóm, ra đề và hướng dẫn hoạt động luyện tập trên lớp, ở nhà. Kiến thức đảm bảo chuẩn xác, khoa học, có hệ thống. Các hoạt động học tập về cơ bản diễn ra trong lớp học nên cơ bản là không phải lo ngại về sự an toàn cho các em. Về hạn chế: Học sinh không vận dụng được nhiều kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là kiến thức liên môn vào việc học. Kĩ năng xử lí tình huống, giao tiếp, hợp tác, thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng công nghệ thông tin, khảo sát điều tra 6 thực tế…chưa được chú trọng. Dạy học theo phương pháp truyền thống không tạo được cơ hội để học sinh được làm việc nhóm, được bộc lộ sở trường của bản thân. Sản phẩm mà học sinh tạo ra chỉ là các bài tập được gợi ý từ SGK, chưa đa dạng. Có những vấn đề cấp bách liên quan đến ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, dân tộc, nhân loại, đặc biệt là những vấn đề nóng bỏng của nhà trường, địa phương nhưng khi dạy các thao tác lập luận, giáo viên không chú ý tích hợp để giáo dục các em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phương pháp dạy học nói trên: Nhà trường và giáo viên chưa quan tâm nhiều đến vấn đề trải nghiệm khi dạy các môn học. Học theo hình thức này mất khá nhiều thời gian, khó đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho người học… Hậu quả là phương pháp dạy học vẫn chậm đổi mới, không kích thích được hứng thú và chưa phát huy được năng lực, phẩm chất người học, hạn chế khả năng sáng tạo, tinh thần, nhiệt huyết trong hoạt động học của học sinh. 2.3. Khảo sát về thái độ học tập của học sinh Khảo sát 240 học sinh ở trường phổ thông mà tôi trực tiếp giảng dạy, có tới 215 (89%) em khẳng định, trong các giờ học về thao tác lập luận, các em chưa bao giờ tham gia tham gia đóng vai, viết kịch bản, tạo vi deo, đóng vai chuyên gia về chủ đề; Và 150 em (chiếm 62%) cho biết, các em rất ít được tham gia các trò chơi học tập; 100% học sinh đều khẳng định, các em chưa bao giờ tham gia thực hiện một Dự án khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi. (Phiếu khảo sát: Xem phụ lục 001) Có rất nhiều học sinh được hỏi khẳng định mình có các khả năng như: đóng vai, hát, vẽ sơ đồ tư duy, thuyết trình… Về mong muốn được tham gia các hoạt động học tập, hầu hết các em đều muốn được tham gia các trò chơi học tập và thiết kế sơ đồ tư duy, sử dụng phiếu tự đánh giá bài làm văn để phát triển năng lực cho bản thân (235 em, chiếm 98%). Nhiều em mong muốn được trải nghiệm bằng hoạt động đóng vai, tạo vi deo, xây dựng bài thuyết trình bằng powerpoint. Một số em mong muốn được thầy cô hướng dẫn thực hiện dự án khoa học kĩ thuật. Đặc biệt, tất cả các em được hỏi đều muốn mình được phát triển các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tìm kiếm xử lí thông tin, công nghệ thông tin, tự chủ tự học và sử dụng tiếng Việt. Tất cả những vấn đề trên đây là cơ sở để tôi quyết định chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận - Ngữ văn 11, ban cơ bản” để nghiên cứu. 7 II. Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” thông qua hoạt động trải nghiệm 1. Yêu cầu đối với việc dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” bằng hoạt động trải nghiệm Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” thông qua hoạt động trải nghiệm, cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Đối với giáo viên: - Cần xây dựng được kế hoạch dạy học chủ đề theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. + Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, các năng lực (chung, riêng) cần hướng tới. Chú trọng nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng được học trong chủ đề và kiến thức liên môn để xây dựng một văn bản nghị luận hoặc một dự án nghiên cứu khoa học, lĩnh vực khoa học hành vi. + Thường xuyên cập nhật kiến thức, yêu cầu về đổi mới chuyên môn để có cơ sở, nền tảng vững chắc trong việc tích hợp các nội dung dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” với nội dung của các môn học khác hoặc các vấn đề cấp bách về kinh tế, văn hoá, xã hội… hiện nay có liên quan tới chủ đề dạy học. + Lựa chọn, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với mục tiêu, nội dung, thời lượng bài học, điều kiện thực tế của nhà trường về phương tiện, thiết bị dạy học để thực hiện các hoạt động dạy học. + Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với chủ đề: Kết hợp dạy học trong không gian lớp học và ngoài lớp học, chú trọng cách hình thức trải nghiệm ngoài lớp học cho học sinh để nâng cao hiệu quả chủ đề dạy học. + Sử dụng các thiết bị dạy học một cách hợp lí, đặc biệt là các thiết bị công nghệ thông tin, máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh, các ứng dụng Zalo, Facebook, gmail… + Lựa chọn công cụ, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp + Sắp xếp thời gian thực hiện dạy và học chủ đề một cách hợp lí. - Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực: 8 Lưu ý: Giáo viên là cố vấn, dẫn dắt, trọng tài; đồng thời cùng với học sinh tham gia trực tiếp vào hoạt động “đánh giá sản phẩm” của các nhóm. * Đối với học sinh: - Xác định mục đích của hoạt động trải nghiệm, hình thức trải nghiệm và tích cực tham gia trải nghiệm để hoàn thành sản phẩm, dự án; Thấy được hiệu quả, lợi ích của hoạt động trải nghiệm đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực. Nhận ra ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn, đề xuất giải pháp giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, từ đó thuyết phục mọi người cùng thực hiện giải pháp nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn truyền thống của nhà trường, quê hương, dân tộc… - Biết xây dựng, thực hiện và đánh giá kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm của bản thân, của bạn, của nhóm mình, nhóm bạn để hình thành kiến thức, kĩ năng môn học, nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn... - Rèn luyện, nâng cao các kĩ năng cơ bản: thu thập, xử lí thông tin; đóng vai; thiết kế và tổ chức trò chơi bằng phần mềm trên máy tính; kĩ năng quay phim, chụp ảnh và xử lí ảnh, vi deo… - Phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ. 2. Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chủ đề 2.1. Xác định nội dung dạy học trên cơ sở đảm bảo kiến thức kĩ năng trọng tâm, hướng tới tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của thực tiễn 2.1.1. Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học, các năng lực, phẩm chất cần hướng tới Nhiều giáo viên khi thiết kế bài dạy không quan tâm đến vấn đề xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng cần hình thành cho học sinh nên bài dạy nhiều khi chưa đạt chuẩn. Nhưng cũng có những giáo viên vì “tham” kiến thức cho nên trong các giờ dạy phải chạy đua với thời gian để hoàn thành tất cả các ý định mà mình đã thiết kế trong giáo án. Một số giáo viên phổ thông hiện nay, khi thiết kế giáo án lại coi SGK như “pháp lệnh”, chỉ hướng dẫn học sinh hoàn thành các nội dung kiến thức đã thiết kế sẵn trong sách. Tất cả các trường hợp trên đều không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Kiến thức trong SGK cơ bản là đảm bảo tính khoa học nhưng vì không cập nhật so với thực tế nên cũng không tạo được hứng thú cho người học. Do vậy xác định đúng phẩm chất, năng lực cần hướng tới, từ đó lựa chọn nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm có ý nghĩa hết sức quan trọng. 9 Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng trọng tâm, các phẩm chất, năng lực hướng tới, giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp. 2.1.2. Tích hợp kiến thức liên môn Việc tích hợp kiến thức của các môn học có liên quan như địa lí, giáo dục công dân, lịch sử, địa lí, công nghệ, sinh học… và các vấn đề văn hoá, xã hội vừa kích thích sự tò mò, quan tâm, tạo hứng thú cho học sinh, vừa giúp họ phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ví dụ: Dạy mục II, Cách phân tích của bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích hay bình luận, giáo viên có thể tích hợp kiến thức của môn Giáo dục công dân 10, bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Cụ thể đó là vấn đề Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường; vấn đề dịch bệnh, tác động của dịch bệnh đến đời sống; kĩ năng phòng, chống dịch bệnh… 2.1.3. Cập nhật các vấn đề nóng bỏng của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là giúp học sinh bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề của văn học, đặc biệt là các vấn đề của đời sống, xã hội. Do vậy, khi dạy văn nghị luận, cụ thể là dạy chủ đề “Thao tác lập luận”, giáo viên cần cập nhật và nắm vững các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội mang tính thời sự, trên cơ sở đó, định hướng cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề đó. Ví dụ: Khi dạy các tiết Luyện tập thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận, giáo viên có thể đặt ra các vấn đề nhức nhối, đang diễn ra hiện nay như “vấn nạn rác thải”, “ô nhiễm môi trường”, “tai nạn giao thông”, “ngôn ngữ chát thời @”, “ lợi và hại của facbook”, “trục lợi từ dịch bệnh”, “khẩu trang thời dịch corona”… Khi đặt ra các vấn đề ấy, chắc chắn học sinh sẽ rất hứng thú. Bởi những vấn đề ấy liên quan trực tiếp đến đời sống của không chỉ từng cá nhân mà cả cộng đồng dân tộc và nhân loại. 2.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực 2.21. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề a. Đặc trưng của phương pháp Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề (dạy học đặt và giải quyết vấn đề) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh một vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học nhằm phát triển cho HS năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Vậy cần vận dụng phương 10 pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề như thế nào khi tổ chức dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” thì đạt hiệu quả cao nhất? b. Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. * Trình tự thực hiện: + Phát hiện vấn đề: Dựa trên cơ sở sự phân tích tình huống có vấn đề (tình huống này có thể do giáo viên hoặc học sinh tạo ra), giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề. + Giải quyết vấn đề: ● Tìm phương án giải quyết: Biết thu thập, xử lí các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được một số phương án giải quyết vấn đề (các giả thuyết). ● Quyết định phương án giải quyết: Người học trên cơ sở so sánh, đối chiếu các phương án để quyết định phương án tối ưu. ● Lập kế hoạch giải quyết ● Thực hiện kế hoạch + Đánh giá phương án đã thực hiện: ● Thảo luận kết quả (khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đã nêu) và đánh giá ● Kết luận về vấn đề: Tính khả thi/ tính hiệu quả của phương án/ giải pháp? ● Đề xuất vấn đề mới c. Ví dụ. * Ví dụ 1: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề để dạy bài Thao tác lập luận bình luận, mục II, cách bình luận: + Phát hiện vấn đề: Giáo viên chiếu các hình ảnh đã chuẩn bị trước về chủ đề “cách ứng xử với rác thải” của người Việt Nam lên máy chiếu. Học sinh quan sát các hình ảnh và thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi của giáo viên nhằm phát hiện vấn đề. 11 Câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi anh/chị nghĩ đến hiện tượng gì? Anh chị hiểu biết như thế nào về hiện tượng được đề cập đến qua hình ảnh trên? Định hướng trả lời: Hiện tượng xả rác bừa bãi. Thói quen của nhiều người Việt Nam hiện nay là tiện đâu, vứt rác ở đó. Không quan tâm đến vấn đề rác mình xả ra có làm mất mĩ quan, có ảnh hưởng gì đến môi trường và sức khoẻ người khác hay không. + Giải quyết vấn đề: Đề xuất các giả thuyết. ● Nếu người dân chưa nhận thức đúng về ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi đến sức khoẻ và môi trường sẽ không có hành động đúng để bảo vệ môi trường. ● Nếu nếu người dân được tuyên truyền, giáo dục tốt về cách thức giảm nguy cơ tiềm ẩn của rác thải nếu vứt bỏ bừa bãi một cách hiệu quả từ gia đình, nhà trường và xã hội thì sẽ có thái độ, hành vi ứng xử đúng nhằm bảo vệ môi trường ● Nếu công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, xử lí rác thải sinh hoạt chưa đạt hiệu quả cao thì sẽ dẫn đến ứng xử thiếu tích cực của người dân đối với môi trường. + Quyết định phương án giải quyết: Trên cơ sở so sánh, đối chiếu các phương án đưa ra, học sinh lựa chọn phương án tốt nhất, có khả năng giải quyết vấn đề một cách tối ưu. + Thực hiện phương án đã chọn: Nếu học sinh chọn giả thuyết Nếu người dân chưa nhận thức đúng về ảnh hưởng của việc xả rác bừa bãi đến sức khoẻ và môi trường sẽ không có hành động đúng để bảo vệ môi trường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập kế hoạch và giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi: ● Thực trạng nhận thức, ứng xử của người dân ở địa phương mình sinh sống về vấn đề thu gom, xử lí rác thải như thế nào? ● Nhân tố nào tác động đến nhận thức, ứng xử đối với rác thải của người dân? Trong những nhân tố ấy, nhân tố nào là quan trọng nhất? ● Cần có những giải pháp cụ thể nào để người dân có thể tự nhận thức và điều chỉnh hành ứng xử với rác thải một cách khoa học, hiệu quả? + Đánh giá phương án đã thực hiện: ● Học sinh tự đánh giá hoặc kết hợp với giáo viên đánh giá tính đúng đắn, tính khả thi của giả thuyết đã nêu. ● Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận về vấn đề. * Ví dụ 2: Dạy phần Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: Vận dụng các thao tác lập luận đã học, hãy bày tỏ quan điểm của anh (chị) về các ý kiến sau: Pythagos từng nói: Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói. Còn Mactin Luther King Jr lại khẳng định: Cuộc sống của chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng? 12 + Phát hiện vấn đề: Khi nào thì chúng ta nên “Im lặng” ? Khi nào thì ta cần “lên tiếng”? + Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng thảo luận nhóm: ● Tìm phương án giải quyết: Học sinh đề xuất giả thuyết: Khi nào “im lặng” có thể xem là cách xử thế khôn ngoan của con người? Tác hại của sự “im lặng” trước những vấn đề hệ trọng? ● Tổ chức cho học sinh chọn các phương án giải quyết vấn đề bằng hình thức thảo luận nhóm. Các nhóm thảo luận để chứng minh giả thuyết: Nhóm 1: Từ câu nói của Pythagos, luận bàn về giá trị của sự im lặng. Phân biệt im lặng với thái độ thờ ơ, vô tâm của con người. Nhóm 2: Từ câu nói của Mactin Luther King Jr, luận bàn về giá trị của việc lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng. + Báo cáo kết quả và đánh giá: Học sinh báo cáo kết quả giải quyết vấn đề. Giáo viên cùng học sinh đánh giá kết quả: ● Hai ý kiến không hề mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung cho nhau, mang đến cho con người bài học quý giá về cách xử thế: Khi nào im lặng là khôn ngoan, khi nào im lặng là hèn nhát. Khi nào lên tiếng là dũng cảm, khi nào lên tiếng là là mất lịch sự. Con người cần có sự vận dụng linh hoạt để “im lặng” hay “lên tiếng” trước những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. ● Cả hai thái độ, cách ứng xử đều nhằm mục đích hướng tới sự hoàn thiện bản thân và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.2.2. Phương pháp đóng vai a. Đặc trưng của phương pháp - Với phương pháp đóng vai, học sinh sẽ được thực hành cách ứng xử trong tình huống giả định. Phương pháp này giúp cho người học suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thông qua sự việc cụ thể mà các em thực hiện hay quan sát được. Đồng thời còn tạo hứng thú, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Khích lệ các người học thay đổi thái độ, hành vi theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội. - Phương pháp đóng vai có nhiều dạng khác nhau: + Đóng vai nhân vật lịch sử: Hồ Chí Minh; Trần Quốc Tuấn + Đóng vai nhân vật văn học: Chí Phèo, Thị Nở; ông Phán mọc sừng... + Đóng vai xử lí tình huống nảy sinh trong thực tiễn: Vi phạm luật giao thông, xả rác bừa bãi,... + Đóng vai theo nghề nghiệp: Bác sĩ, nông dân, lao công, cảnh sát... b. Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. 13 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ đóng vai: Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho các nhóm, hướng dẫn cách thức, thời gian thực hiện. Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện đóng vai + Học sinh lập kế hoạch đóng vai + Thực hiện đóng vai (tại nhà học sinh hay tại lớp, tại trường, trong các buổi ngoại khoá hay tiết học chính khoá). Bước 3. Thảo luận, trao đổi sau khi học sinh đóng vai: + Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ trao đổi, thảo luận + Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận. Nội dung thảo luận: Xoay quanh cách ứng xử của nhân vật trong tình huống: Vì sao bạn ứng xử như thế? Cách ứng xử đó phù hợp hay không phù hợp, đúng hay không đúng? Vì sao? + Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận và định hướng cách ứng xử cần thiết qua tình huống. c. Ví dụ: Dạy bài “Thao tác lập luận bình luận”: * Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên giao đề tài đóng vai cho học sinh đóng vai: Vấn đề ô nhiễm môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; sức khoẻ sinh sản vị thành niên; đóng vai nhân vật trong tác phẩm văn học... * Học sinh lập kế hoạch, biên soạn nội dung, kịch bản và thực hiện tình huống. Trình tự như sau: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TÌNH HUỐNG ĐÓNG VAI Bước 1. Xác định mục đích đóng vai: Với tình huống về những hành vi gây ô nhiễm môi trường, học sinh cần xác định mục tiêu là mô tả, tái hiện lại một cách chân thực, sống động những hành động thể hiện sự nhận thức chưa đúng của cá nhân, tập thể trong nhà trường/ nơi thôn xóm...về vấn đề bảo vệ môi trường (như xả rác bừa bãi; không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung; không phân loại rác trước khi đốt...). Đối với vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, học sinh có thể tái hiện lại những hoạt động cụ thể của người sản xuất hoặc kinh doanh gây mất an toàn thực phẩm, tác hại đến người tiêu dùng. Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện tình huống - Hình thành nhóm - Xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhóm. Giáo viên có thể gợi ý để học sinh thực hiện như sau: Tên Nhiệm vụ được phân công thành viên Thời gian thực hiện Dự kiến sản phẩm 14 Quản Xây dựng Diễn lí nội dung xuất chung kịch bản Chuẩn bị Biên phương tập, tiện hỗ trợ chỉnh sửa Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch Bước 4: Báo cáo sản phẩm * Thảo luận về cách ứng xử của các nhân vật trong tình huống. - Giáo viên hướng dẫn một học sinh đóng vai người dẫn chương trình, trao đổi với khán giả (các thành viên trong lớp) và cả diễn viên về nội dung tình huống. + Vì sao trong tình huống trên, bạn lại có hành động như vậy? (hỏi nhân vật đóng vai) + Cách ứng xử của nhân vật như trên theo các bạn đúng hay không đúng? Vì sao? (hỏi các thành viên khác) * Định hướng về cách ứng xử đúng cho các nhân vật sau khi trao đổi, thảo luận. Với những hành vi ứng xử không thân thiện với môi trường, tác hại nghiêm trọng tới cho sức khoẻ con người thì cần phê phán; Những bài viết đưa các thông tin sai lệch sự thật, mục đích để câu like trên các trang mạng thì chúng ta bỏ qua, không bình luận. Nếu ta biết rõ thông tin về người đưa bài lên có thể trình báo các cơ quan chức năng để họ có biện pháp xử lí; Nếu bạn thân bị mắc bệnh truyền nhiễm, chúng ta tuyệt đối không kì thị, xa lánh… ngược lại cần có kiến thức về bệnh đó, cách phòng bệnh để vừa có thể tự bảo vệ mình, vừa có thể giúp đỡ, động viên bạn khỏi bệnh. * Một số sản phẩm đóng vai của học sinh trong dạy học chủ đề thao tác lập luận: (Xem phụ lục 002) Dạy bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận: Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh đóng vai chuyên gia tâm lí, chuyên gia y tế. Hướng dẫn cụ thể cho những học sinh được giao nhiệm vụ đóng vai thu thập thông tin liên quan đến lĩnh vực y tế, tâm lí để có thể giải đáp một cách chuẩn xác, đầy đủ những vấn đề bức xúc trong các lĩnh vực này. Các học sinh còn lại về nhà tìm hiểu thông tin và đặt câu hỏi cho các chuyên gia. Chẳng hạn, học sinh đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề mang tính thời sự, tất cả mọi dân tộc đều quan tâm, đó là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Khi bạn nghi ngờ mình bị nhiễm dịch corona, và bạn biết, mình mà nhiễm bệnh thật thì có khả năng bạn sẽ gây nhiễm cho rất nhiều người, nếu họ tiếp xúc trực tiếp với họ, bạn sẽ xử lí như thế nào? Để trả lời câu hỏi, các chuyên gia sẽ phải có kiến thức chắc chắn, sâu rộng về bệnh, về sự tác động của dịch đối với tâm lí con người. 15 Khi giao đề tài cho học sinh đóng vai chuyên gia, ngoài hướng dẫn cách thu thập thông tin và xử lí thông tin cho HS, giáo viên cũng cần dự đoán những tình huống khó, có thể học sinh không giải quyết được để chuẩn bị các phương án hỗ trợ các em kịp thời, định hướng cho các em cách giải quyết tốt nhất. Đó là, bất cứ ai rơi vào hoàn cảnh nghi mình nhiễm bệnh nguy hiểm đều có thể có tâm lí hoảng loạn, mất bình tĩnh. Cho nên các em cần bình tĩnh. Để yên tâm, hãy trao đổi với chuyên gia, các chuyên gia tâm lí sẽ hỗ trợ cho các em điều này. Nhưng để có cách xử lí khoa học nhất, phòng tránh dịch bệnh hiệu quả nhất, các em phải gặp trực tiếp chuyên gia y tế sau khi đã liên lạc và khai báo toàn bộ thông tin với họ. 2.2.3. Phương pháp dạy học dự án a. Đặc trưng - “Dạy học theo dự án” là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, trong đó, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh gia quá trình và kết quả thực hiện. - Dạy học theo dự án, học sinh sẽ được rèn luyện tính tự lực trong toàn bộ quá trình học tập (xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện), phát triển các năng lực như hợp tác, giao tiếp, tự học, sáng tạo…cho học sinh. - Việc áp dụng phương pháp dạy học dự án trong vào dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” là rất cần thiết. Với phương pháp này, học sinh được rèn luyện, phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn - Áp dụng phương pháp dạy học dự án, giáo viên đóng vai trò định hướng học tập cho học sinh. Học sinh có thể tự chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân. Chủ đề dự án gắn liền với các vấn đề, tình huống thực tiễn. Sản phẩm của dự án khá đa dạng, có thể là báo cáo kết quả nghiên cứu, mô hình, bản vẽ hoặc sản phẩm vật chất cụ thể. - Với phương pháp này, người học cần được cung cấp điều kiện thực hiện (tài liệu, phần mềm, dụng cụ nghiên cứu…) và có các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, từ đó tích luỹ kiến thức vừa nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực tự học cho bản thân. - Phương pháp dạy học theo dự án cần được kết hợp sử dụng với các phương pháp khác mới đạt hiệu quả như phương pháp thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề… 16 b. Áp dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” - Trình tự thực hiện: Bước 1: Lựa chọn đề tài của dự án (Ý tưởng nghiên cứu): GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn hay có thể là do học sinh tự đề xuất đề tài có thể từ phía học sinh. Đề tài dự án học tập trong dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” có thể là một hiện tượng, vấn đề của đời sống như “Sản xuất rau sạch”, “thực phẩm bẩn”, “An toàn giao thông”; “dịch bệnh”; “bảo vệ môi trường” Cũng có thể là tác phẩm, hình tượng văn học; … Bước 2: Thiết kế dự án: + Xây dựng đề cương: Khảo sát, điều tra thực trạng – Xây dựng hệ thống giải pháp – Thực nghiệm về giải pháp Đánh giá kết quả thực nghiệm + Xây dựng kế hoạch thực hiện: Khi xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc …giáo viên có thể hướng dẫn các em thực hiện theo mẫu sau: Thứ tự Nội dung công việc Thành viên thực hiện Phương pháp, cách thức thực hiện Phương tiện hỗ trợ Thời gian thực hiện Dự kiến sản phẩm Bước 4: Thực hiện dự án: Học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch. Giáo viên có sự hướng dẫn, hỗ trợ thông qua các ứng dụng của mạng internét hay trao đổi trực tiếp. Bước 5: Đánh giá dự án và áp dụng: dự án có thể được áp dụng vào hoạt động dạy học hằng ngày, có thể được áp dụng vào cuộc sống. c. Ví dụ: sau khi dạy bài Thao tác lập luận phân tích, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chọn đề tài và thực hiện dự án nghiên cứu khoa học: * Chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh chọn đề tài. Đề tài có thể là một vấn đề về nhận thức, hành vi của học sinh trong nhà trường phổ thông. Đây là một đề tài mà học sinh đã thực hiện thành công: “Ứng xử đúng với môi trường thông qua việc phân loại, xử lí rác thải của học sinh THPT tỉnh Nghệ An” * Câu hỏi nghiên cứu: Với đề tài trên, có thể hướng dẫn học sinh đặt các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Thực trạng nhận thức, ứng xử với môi trường qua hành vi phân loại, xử lí rác thải của học sinh THPT hiện nay như thế nào? - Nhân tố nào tác động đến nhận thức, ứng xử với môi trường, hành vi phân loại, xử lí rác thải của học sinh THPT? Trong những nhân tố ấy, nhân tố nào là quan trọng nhất? 17 - Cần có những giải pháp cụ thể nào để học sinh có thể tự nhận thức và ứng xử đúng đắn với môi trường, từ đó điều chỉnh hành vi phân loại, xử lí rác thải một cách khoa học, hiệu quả? * Thiết kế dự án và các phương pháp nghiên cứu: - Hướng dẫn học sinh xây dựng bản thiết kế cho dự án: Xây dựng đề cương – Thu thập thông tin – Xử lí phân tích số liệu – Xây dựng giải pháp – Thực nghiệm và hoàn thiện đề tài. - Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; phương pháp điều tra, khảo sát, xử lí thông tin. * Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch với nội dung công việc, thời gian, cách thức thực hiện… cụ thể, theo mẫu: TT Nội dung công việc 1 Tiến hành tìm hiểu đề tài 2 Lập kế hoạch thực hiện 3 Xây dựng câu hỏi, điều tra, khảo sát thực trạng 4 Xử lí số liệu 5 Xây dựng hệ thống giải pháp 6 Áp dụng giải pháp 7 Dự thảo báo cáo sản phẩm 8 Xin ý kiến góp ý 9 Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm Thời gian Cách thức Người phụ thực hiện trách * Thực hiện dự án: Triển khai thực hiện dự án bằng phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Để học sinh thực hiện dự án đạt kết quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn (SGK, tài liệu tham khảo, điều tra, khảo sát thực tế…). Hướng dẫn về phương pháp xử lí thông tin thông qua phần mềm Excel, phân tích các thông tin đã thu thập để đề xuất và áp dụng các giải pháp, điều chỉnh giải pháp trong quá trình thực hiện. 18 * Báo cáo và đánh giá sản phẩm - Giáo viên tổ chức cho các nhóm được giao dự án báo cáo kết quả thực hiện tại lớp. - Giáo viên cùng học sinh đánh sản phẩm dự án theo mẫu phiếu sau (Xem phụ lục 003) 2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm a. Đặc trưng của phương pháp Thảo luận nhóm (dạy học hợp tác) là một trong những phương pháp dạy học được du nhập từ các nước có nền giáo dục phát triển như Mĩ, Anh, Pháp, Hà Lan…nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho người học. Sử dụng phương pháp này sẽ tạo được bầu không khí dân chủ, kết nối trò với trò và thầy với trò. Phương pháp dạy học dự án tạo điều kiện cho người học tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Trong nhà trường THPT, một số giáo viên coi phương pháp thảo luận nhóm như là dấu hiệu của đổi mới phương pháp, cải tiến giáo dục. Cho nên, mỗi tiết học, phải tổ chức cho học sinh thảo luận cho được 5 phút. Tuyệt đối hoá bất cứ phương pháp nào trong dạy học đều là sai lầm. Vậy sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như thế nào trong dạy học nói chung và dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” nói riêng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất? b. Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp thảo luận nhóm cần được xây dựng trên cơ sở ý thức sự cần thiết của nó từ các thành viên. Phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả khi học sinh có thời gian chuẩn bị công phu, vận dụng trong tình huống cụ thể, có sự kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác. Trình tự thực hiện: - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. - Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận cho mỗi nhóm. Đồng thời hướng dẫn người học cách thức thảo luận; tài liệu nghiên cứu, tham khảo; yêu cầu về sản phẩm; cách thức, thời gian trình bày; cách thức đánh giá. - Học sinh các nhóm thảo luận để giải quyết vấn đề - Học sinh báo cáo kết quả thảo luận. Thời lượng báo cáo, trình bày sản phẩm tùy vào mức độ khó của vấn đề. - Các nhóm đánh giá, nhận xét, bổ sung, đi sâu và mở rộng vấn đề trên cơ sở những tri thức mà nhóm đạt được. - Giáo viên kết luận về vấn đề c. Ví dụ: Khi dạy Thao tác lập luận bình luận, có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ, thảo luận về tình huống sau: Anh chị sẽ ứng xử như thế nào khi mình 19 đang lái xe vội vàng vì có việc gấp nên đâm phải một chiếc ô tô không có người lái đậu ở lề đường làm vỡ gương. - Học sinh có thể đưa ra nhiều giải pháp để xử lí: Bỏ đi nếu không thấy chủ xe; chờ chủ xe để xử lí; để lại thông tin liên hệ… - Học sinh đánh giá, nhận xét về phương án lựa chọn ở trên - Giáo viên định hướng cách giải quyết cho học sinh bằng cách minh hoạ câu chuyện về một nam sinh để lại lời xin lỗi và thông tin về bản thân sau khi đâm phải một chiếc xe ô tô không người lái và làm vỡ gương: 2.3. Đa dạng hoá các hình thức dạy học 2.3.1. Trò chơi: - Đây là hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả. Trò chơi hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh, tạo bầu không khí thân thiện, tác phong nhanh nhẹn và giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. - Trong dạy học chủ đề “Thao tác lập luận”, trò chơi có thể được được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau như khởi động, dẫn nhập vào nội dung tiếp theo, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức… - Các dạng trò chơi có thể áp dụng trong dạy học chủ đề: + Trò chơi khởi động: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi học, qua đó kết nối với nội dung bài học mới. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan