Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng kiến thức liên môn trong dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mù...

Tài liệu Skkn sử dụng kiến thức liên môn trong dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sgk địa lý 12

.DOC
15
153
118

Mô tả:

PHẦN I - MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình; yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc có hiệu quả…” Để thực hiện được mục tiêu đó giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Vì vậy cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên trong những năm qua, việc giảng dạy môn Địa lý nói riêng, các môn xã hội nói chung gặp rất nhiều khó khăn, đa số học sinh và phụ huynh không quan tâm nhiều đến việc học bộ môn, trên các tiết học các em hầu như không để ý gì về nội dung bài học, hoặc nếu có học thì rất hời hợt, mang tính đối phó, tạo tâm lý không tốt cho giáo viên khi thực hiện việc đổi mới phương pháp tích cực, nhiều giáo viên vẫn thực hiện phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều và tiết học trở nên nhàm chán, ít hiệu quả. Vì vậy để khắc phục những khó khăn trên phương pháp dạy học của giáo viên cần phải luôn được đổi mới, để nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy, một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học liên môn. Qua thực tế giảng dạy ở một số lớp, tôi nhận thấy việc sử dụng kiến thức các môn học khác vào giải quyết một vấn đề nào đó trong học Địa lý là việc làm hết sức cần thiết, làm cho bài học trở nên sinh động hơn, học sinh say mê, hứng thú với bài học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học, các em đã chủ đồng tìm tòi, khám phá kiến thức, có sự sáng tạo trong giải quyết các vấn đề địa lý và vận dụng vào thực tế tốt hơn. Điều đó đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác, để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã 1 chọn đề tài “ Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa SGK địa lý 12” với mong muốn làm rõ hơn cơ sở khoa học, thực tiễn của vấn đề này. 2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 2.1 Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, cũng như góp phần tạo hướng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh. 2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các kiến thức hóa học, văn học có liên quan đến địa lý áp dụng cụ thể vào dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở lớp 12. Nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa; phương pháp thực nghiệm để xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn của đề tài. PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở lý luận của dạy học liên môn 1. Cơ sở lý luận Theo các quan niệm hiện đại, Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, sản xuất và các thành phần của chúng. Địa lý học có những mối quan hệ rất mật thiết với các môn khoa học khác như: Có mối quan hệ với toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, sử học, kinh tế chính trị học, văn học và với nhiều môn kỹ thuật khác. Do vậy trong dạy học địa lý cần thiết phải có sự kết hợp kiến thức của các môn học khác và ngược lại dạy học môn khác cũng cần phải có sự kết hợp kiến thức của môn địa lý. Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện. Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi 3 học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức Địa lý và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng của học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ qui chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo, hình thành đựợc các kĩ năng như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống. 2.Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí - Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học. - Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học. - Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh và góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh. - Sử dụng kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. - Sử dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầu kiến thức của bài. 3.Tiến trình thực hiện bài học sử dụng kiến thức liên môn Cách sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý tùy vào bài cụ thể, giáo viên có thể huy động nhiều kiến thức khác nhau của các bộ môn khác nhau vào dạy học nhưng phải làm sao đáp ứng được yêu cầu, mục đích đề ra. Tuy nhiên để việc vận dụng kiến thức liên môn vào bài học đạt được kết quả như mong muốn, trong quá trình soạn giảng, giáo viên cần phải thực hiện các bước sau đây 3.1. Xác định mục tiêu bài học dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng 3.2. Xác định kiến thức liên môn cần sử dụng trong bài( Kiến thức môn gì?; Sử dụng ở mục nào?...) 3.3. Xác định mục đích sử dụng kiến thức liên môn trong bài học Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với các phương tiện kĩ thuật để gây hứng thú học tập Địa lí cho học sinh, đồng thời để củng cố, kiểm tra, đánh 4 giá kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng của học sinh vào các tình huống cụ thể. Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tốt các chức năng này. Vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn, sử dụng vào những mục đích gì ? Theo tôi, giáo viên có thể sử dụng kiến thức liên môn theo 3 mục đích sau: + Thứ nhất, sử dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú học tập cho học sinh. + Thứ hai, sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học + Thứ ba, giáo viên sử dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức Địa lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3.4. Chuẩn bị tốt phương tiện, tài liệu phục vụ cho bài học Muốn vậy giáo viên cần phải lên kế hoạch, cụ thể hóa các phương tiện, học liệu cần chuẩn bị đối với giáo viên và học sinh. 3.5. Thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học Thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải tuân thủ các qui trình của bài soạn thông thường. Ngoài ra cần phải chú ý hơn đến nội dung và phương pháp tích hợp kiến thức các môn học khác sao cho không bị sa đà vào việc khai thác các kiến thức liên môn, mà phải đảm bảo được mục tiêu bài học đề ra. II.Thực trạng của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý ở trường THPT Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục, trong những năm qua đã có rất nhiều chuyên đề được Sở giáo dục tổ chức nhằm giúp cho giáo viên nói chung, giáo viên địa lý nói riêng tiếp cận với cách thức đổi mới về mục tiêu, chương trình, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá. Vì vậy các thuật ngữ phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên việc vận dụng chúng vào các tiết dạy chưa nhiều, chưa thường xuyên, nhiều giáo viên mới chỉ chú trọng đầu tư trong các tiết thao giảng, hoặc trong kỳ thi giáo viên giỏi các cấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: 5 Xuất phát từ bối cảnh xã hội, "cánh cửa" ngành nghề, việc làm dành cho các thí sinh, sinh viên học ngành khoa học xã hội - nhân văn ngày càng hẹp, trong khi đó, nhu cầu, cơ hội việc làm cho các ngành nghề khoa học tự nhiên, kỹ thuật lúc nào cũng rộng mở. Do đó ngay từ khi vào bậc trung học phổ thông, phụ huynh đã có định hướng rõ nét để con em học theo khối tự nhiên, số lượng học sinh đăng ký học và thi theo định hướng khối C ở trường THPT Ba Đình giảm sút và chiếm tỉ lệ nhỏ, năm học 2014-2015 chỉ còn 24/526 học sinh khối 12 lựa chọn học khối C chiếm 4,5%. Vì vậy đa số học sinh không quan tâm nhiều đến các môn xã hội, trong đó có môn Địa lý, không đầu tư thời gian cho việc học ở nhà, trên lớp rất hời hợt, mang tính đối phó. Điều đó ảnh hưởng lớn đến tâm lý của giáo viên ngại đầu tư, ngại áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vì vừa mất nhiều thời gian, công sức, tốn kém về vật chất, trong khi học sinh ít hợp tác trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập. Hiệu quả giờ học vì thế chưa đạt như mong muốn. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như ở nhiều trường điều kiện dạy học, trang thiết bị còn hạn chế, thiếu thốn, gây khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho bộ môn thì ít… Từ thực tế trên, việc bắt buộc hay kêu gọi học sinh học và thi các môn xã hội là điều rất khó khăn, nhưng cũng không thể không đào tạo học sinh – chủ thể tương lai của đất nước trở thành con người phát triển toàn diện. Vì vậy theo tôi nghĩ, đối với giáo viên dạy các môn xã hội, cần phải nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để cung cấp được những kiến thức cơ bản của bộ môn cho học sinh, kiến thức đó học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nhất, nhưng không làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, không cảm thấy địa lý là môn học khô khan, tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng, để lại ấn tượng trong học sinh, lôi cuốn được học sinh tham gia vào các hoạt động học tập. Phương pháp dạy học liên môn là phương pháp dạy học phần nào đã giải quyết được vấn đề này. Mặc dù các tiết dạy học theo kiểu này cũng chưa được nhiều như các tiết học sử dụng các phương pháp khác trong dạy học địa lý ở trường THPT Ba Đình, nhưng phần nào cũng đã đem lại những hiệu quả nhất định cho việc dạy học bộ môn, đối với một trường đa số học sinh và phụ huynh ít quan tâm đối với việc học các môn xã hội. III. Vận dụng kiến thức môn Văn học, Hóa học trong dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa SGK địa lý 12( Thời gian 2 tiết) 1. Nội dung bài học sử dụng kiến thức môn Văn học, Hóa Học 6 - Mục 1.c. Gió mùa – Sử dụng kiến thức văn học - Mục 2.a. Địa hình - Sử dụng kiến thức môn hóa học - Mục 2.b. Sông ngòi - – Sử dụng kiến thức văn học - Mục 2.c. Đất – Sử dụng kiến thức môn hóa học - Mục 3.b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống – Sử dụng kiến thức môn hóa học 2. Phương pháp và mục đích sử dụng kiến thức môn Văn học và Hóa học 2.1. Sử dụng cho mở bài Khi dạy mục 1.c. Gió mùa, giáo viên có thể mở bài bằng hai đoạn thơ với ngôn ngữ giàu hình ảnh dễ nghe, dễ nhớ và lôi cuốn học sinh vào vấn đề mà giáo viên đặt ra. “ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy” (Mưa xuân – Nguyễn Bính) “Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Ðông với Tây một dải rừng liền” ( Trường Sơn đông,Trường Sơn tây - Phạm Tiến Duật) Hai màu mây; Nơi nắng nơi mưa; Mưa xuân phơi phới bay là những hiện tượng thời tiết ở một số vùng miền ở nước ta, do tác động của hoạt động gió mùa 2.2. Sử dụng để kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh Sau khi hoàn thành xong nội dung về gió mùa, giáo viên có thể sử dụng hai đoạn thơ trên để kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh, bằng việc yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau Câu 1: Kiểu thời tiết “ Mưa xuân phơi phới bay” ở miền nào của nước ta. Giải thích hiện tượng mưa xuân được nhắc đến trong hai câu thơ: “ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy” ( Mưa xuân, Nguyễn Bính) Đáp án: - Kiểu thời tiết trong hai câu thơ của Nguyễn Bính chỉ có ở miền Bắc nước ta vào nửa sau mùa đông. - Giải thích:Vào cuối đông, đầu xuân, khối khí lạnh từ trung tâm cao áp Xibia 7 (Gió mùa đông bắc) di chuyển lệch hướng về phía đông, qua biển trước khi vào lãnh thổ nước ta, tạo nên một kiểu thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Câu 2: Hiện tượng thời tiết “Một dãy núi mà hai màu mây, Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác” trong bài thơ “Trường Sơn đông,Trường Sơn tây” của nhà thơ Phạm Tiến Duật xảy ra sườn nào của dãy Trường Sơn?. Hãy giải thích hiện tượng trên. Đáp án: - Hiện tượng thời tiết “Một dãy núi mà hai màu mây, Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác” trong bài thơ “Trường Sơn đông,Trường Sơn tây” của nhà thơ Phạm Tiến Duật xảy ra ở hai sườn phía đông và phía tây dãy núi Trường Sơn của. Nơi nắng ở sườn phía đông, nơi mưa ở sườn phía Tây trong thời gian đầu mùa hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây nam. - Giải thích: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn, gió buộc phải di chuyển lên cao, theo qui luật đai cao cứ lên cao 1000m nhiệt độ không khí giảm 60c, do đó đến một độ cao nhất định hơi nước trong không khí ngưng đọng và gây mưa cho sườn tây, khối không khí mất hơi ẩm tiếp tục di chuyển lên cao vượt qua dãy Trường Sơn gây ra hiện tượng gió “Phơn” khô nóng cho sườn đông Trường Sơn(đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam của khu vực Tây Bắc.) 2.3. Sử dụng để minh họa, giảng giải nội dung bài học. * Mục 2.a. Địa hình Giáo viên sử dụng kiến thức hóa học để minh họa, giải thích về quá trình hình thành hang động ở vùng núi đá vôi, sau khi cho học sinh xem hình ảnh về các hang động nổi tiếng ở nước ta đang sử dụng vào mục đích du lịch. Cụ thể như sau: + Sự hình thành địa hình cacxtơ là kết quả của nước mưa hòa tan khí cacbonic (CO2) trong không khí, tác động lên nền đá vôi(thành phần chủ yếu là CACO 3) và hòa tan một phần các chất chứa trong các loại đá này theo thời gian. + Đầu tiên nước mưa hòa tan CO2 trong không khí. Sau đó mưa rơi xuống mặt đất, ngấm qua các lớp đất, tiếp tục thu thập thêm CO2 để tạo ra dung dịch axit cacbonnic yếu H2O + CO2 → H2CO3 8 + Nước có tính axit yếu này bắt đầu hòa tan đá từ các vị trí khe nứt và các lớp đá trong các tầng đá vôi. Theo thời gian các khe nứt này mở rộng, tăng dần về kích thước tạo nên các hang động(địa hình Caxto) + Phương trình hóa học diễn tả quá trình xâm thực núi đá vôi hình thành hang động: CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(kh) → Ca(HCO3)2(dd) Dung dịch Ca(HCO3)2chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí tạo thành nhũ đá. Phương trình hóa học diễn tả quá trình hình thành thạch nhũ trong hang động Ca(HCO3)2(dd) → CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(dd) Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO 2, tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm Từ đó giáo viên có thể khẳng định khu vực nhiệt đới ẩm là khu vực có quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh do có lượng nước dồi dào, nhiệt độ cao nên khả năng hòa tan CO2 là rất lớn. * Ở mục 2.c. Khi dạy về biểu hiện của tính chất nhiệt đới qua thành phần đất, giáo viên có thể sử dụng kiến thức hóa học để chứng minh đặc điểm của đất feralít là chua và có màu đỏ vàng - Ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, các khoáng vật bị phá hủy mạnh mẽ tạo ra các oxit: SiO2 , Al2O3 , Fe2O3 và oxit của các kim loại kiềm, kiềm thổ ( Mg, Ca, K). - Trong điều kiện độ ẩm cao, nên các oxit Fe, Al kết tinh thành các oxit (R 2O3 ) ngậm nước kết tủa: Fe2O3 .nH2O (limonit), Al2O3 .nH2O (boxit), khó rửa trôi nên tồn tại trong đất nhiều hơn, làm cho đất có màu đỏ vàng. - Ôxit SiO2 bị thủy phân thành H2SiO3, oxit của các kim loại kiềm và kiềm thổ bị thủy phân thành các hydroxyt hòa tan, nên bị rửa trôi nhiều, tính axit trong đất tăng làm cho đất chua * Mục 3.b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống Sau khi học sinh đã nắm được những khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với các hoạt động sản xuất và đời sống qua kiến thức cơ bản sách giáo khoa, các hình ảnh giáo viên minh họa như: Máy móc han rỉ trong không khí, nông sản nấm mốc khi độ ẩm cao...giáo viên dùng kiến thức hóa học để giúp học sinh hiểu hơn tại sao trong môi trường nhiệt đới ẩm máy móc, thiết bị làm bằng hợp kim thường bị han rỉ, ăn mòn, nhanh chóng hư hỏng. Từ đó học sinh 9 có thái độ trong việc bảo vệ máy móc, đồ dùng sinh hoạt bằng kim loại một cách tích cực hơn. Cụ thể: Giáo viên cho học sinh biết kim loại bị ăn mòn phá hủy với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên trong môi trường nhiệt đới ẩm, sự phá hủy dưới dạng ăn mòn điện hóa + Ví dụ: Máy móc( hoặc các vật dụng) được làm bằng hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm quá trình ăn mòn điện hóa được mô tả như sau: +) Gang, thép là hợp kim của Sắt(Fe) – Các bon(C), gồm những tinh thể Fe tiếp xúc trực tiếp với tinh thể C (graphit) +) Không khí ẩm có chứa H2O, CO2, O2…tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang, thép làm xuất hiện vô số pin điện hóa mà Fe là cực âm, C là cực dương. +) Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e +) Ở cực dương xảy ra sự khử: 2H+ + 2e → H2 và O2 + 2H2O + 4e → 4OH+) Tiếp theo: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 4Fe(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 4Fe(OH)3 +) Theo thời gian Fe(OH)3 sẽ bị mất nước tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.xH2O 10 Fe2+ Vật liệu bằng gang, thép Sơ đồ quá trình ăn mòn gang, thép tạo ra gỉ sắt 2.4. Sử dụng để khai thác kiến thức địa lý trong bài học Mục 2.b. Sông ngòi: Để giúp học sinh tìm ra đặc điểm của sông ngòi Việt Nam và mối quan hệ giữa chế độ nước sông và mùa của khí hậu giáo viên có thể sử dụng đoạn văn sau để khai thác kiến thức địa lí. “ Vào mùa đông, dòng sông trở nên lạnh lẽo, buồn tẻ vắng bóng người, nó như đơn côi lạnh giá hơn! Lòng sông khô cạn, bãi sỏi, doi cát nhô lên, mấp mô, gò đống. Nước sông lặng lẽ trôi, có những đoạn sông, người lội qua chỉ ngập gióng chân trẻ con. Chỉ khi mùa hè tới những trận mưa rào như xối, sông mới choàng tỉnh. Nước từ thượng nguồn đổ về, nước từ trăm khe đổ ra, nước dâng ngập bến bờ, dòng sông giận dữ gầm réo, sẵn sàng cuốn phăng, nhấn chìm những gì có thể” (Dòng sông và nỗi nhớ - Bùi Nhật Lai) Giáo viên đặt câu hỏi để giúp học sinh khai thác kiến thức địa lí trong đoạn văn: - Dòng sông mà tác giả đề cập trong đoạn văn chảy ở miền nào của nước ta? Tại sao? - Đoạn văn trên diễn tả đặc điểm nào của sông ngòi Việt Nam? Giải thích nguyên nhân? Đáp án: - Sông chảy ở miền Bắc nước ta. Vì chỉ ở miền Bắc mới có mùa đông lạnh 11 - Đoạn văn trên diễn tả đặc điểm là chế độ nước sông thay đổi theo mùa + Mùa đông sông cạn nước do mưa ít + Mùa hạ sông nhiều nước do mưa nhiều Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, mà mưa theo mùa, nên nước sông cũng thay đổi theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. IV. Kết quả thực nghiệm Để kiểm nghiệm tính thực tiễn của đề tài, năm học 2014 – 2015, tôi đã tiến hành thử nghiệm dạy bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” ở hai lớp 12E, 12I, đây là hai lớp học sinh có trình độ tương tương nhau và đều có định hướng học theo khối tự nhiên(khối A), trong đó lớp 12E sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy, còn lớp 12I không sử dụng kiến thức liên môn. Sau khi thăm dò ý kiến học sinh của hai lớp bằng phiếu điều tra về mức độ hứng thú trong học tập của học sinh và qua kết quả bài kiểm tra. Kết quả được tổng hợp theo các bảng sau: Bảng 1: Mức độ hứng thú trong học tập của học sinh Lớp Sỹ số 12E 45 12I 42 Mức độ hứng thú trong học tập của học sinh Mức độ cao Mức độ trung Mức độ thấp bình Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ % lượng % lượng % lượng 18 40,0 20 44,4 7 15,6 4 9,5 18 42,9 20 Lớp thực nghiệm, lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 47,6 Bảng 2: Mức độ nắm kiến thức của học sinh, thông qua bài kiểm tra Điểm giỏi Điểm trung Điểm yếu, bình kém Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ % lượng % lượng % Điểm khá Lớp Sỹ số 12E 45 12 26,6 25 55,6 8 17,8 0 0 12I 42 5 11,9 16 38,0 18 42,8 3 7,3 Số Tỉ lệ Số lượng % lượng Lớp thực nghiệm, lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 12 Như vậy, kết quả thực nghiệm cho thấy, khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học địa lý ở trường THPT, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn, chủ động, sáng tạo hơn trong việc tiếp thu kiến thức, chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó càng chứng tỏ dạy học liên môn là một trong những phương pháp dạy học tích cực cần được sử dụng rộng rãi hơn trong môn Địa lý nói riêng, các môn học khác nói chung. 13 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung, trong dạy học địa lý nói riêng là hết sức cần thiết. Bởi vì phương pháp này, giúp cho bài học địa lý trở nên sinh động hơn, mang lại cảm hứng học tập cho học sinh, từ đó học sinh yêu thích môn địa lý, tích cực, say mê sáng tạo trong quá trình học tập, khắc sâu được kiến thức, rèn luyện được các kỹ năng, ngoài ra còn giúp cho giáo viên tăng thêm vốn hiểu biết của minh đối với các môn học khác, linh hoạt hơn trong việc sử dụng phương tiện, phương pháp dạy học cho phù hợp. Tuy nhiên để áp dụng có hiệu quả kiến thức liên môn vào giảng dạy môn địa lý đòi hỏi giáo viên phải: - Tăng cường tự học, tự nghiên cứu các môn học khác để có thêm vốn kiến thức vận dụng vào bài giảng địa lý - Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn địa lý ở từng cấp học, lớp học để từ đó xác định rõ những phần kiến thức cần phải vận dụng kiến thức liên môn - Sử dụng kiến thức liên môn vào bài học cần phải linh hoạt, đảm bảo được mục tiêu của bài học. - Tăng cường phối hợp phương pháp, phương tiện dạy học có hiệu quả; chú ý đến các đối tượng học sinh... Sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ được thực hiện ở phạm vi hẹp, ở một chủ đề trong hai tiết, với việc sử dụng kiến thức của hai môn học là văn học và hóa học, nhưng đã phần nào cho thấy được tính thiết thực, hiệu quả của dạy học liên môn. Rất mong phương pháp dạy học liên môn được tiếp tục đồng nghiệp nghiên cứu, bổ sung một cách hoàn chỉnh và được ứng dụng rộng rãi hơn trong dạy học địa lý ở trường THPT. 2. Kiến nghị - Bộ giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh nội dung sách giáo khoa sao cho phù hợp, tránh trùng lập nội dung ở các tiết học, phù hợp về thời gian tiết học là 45 phút, tăng cường thông tin trên các kênh hình, giúp cho học sinh chủ động sáng tạo trong khai thác kiến thức địa lý - Các nhà trường tăng cường chỉ đạo để giáo viên tích cực tham gia các cuộc thi về dạy học tích hợp, dạy học liên môn được tổ chức hàng năm 14 - Các cấp, ngành cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa, ngày 5 tháng 6 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Mai Thị Tâm 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan