Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế giữa 3 mô hình kỹ thuật canh tác lúa tại x...

Tài liệu So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế giữa 3 mô hình kỹ thuật canh tác lúa tại xã thạnh bình huyện giồng riềng tỉnh kiên giang vụ hè thu 2011

.PDF
54
187
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --------- LÊ HỒNG PHONG SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH Tế GIỮA 3 MÔ HÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA TẠI XÃ THẠNH BÌNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG VỤ HÈ THU 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CẦN THƠ, 2011 1 Chương 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với dân số ngày càng tăng nhanh thì nhu cầu lương thực là vấn đề cấp thiết của từng quốc gia và đối với cả thế giới.Lúa là một trong những loại cây lương thực chính và cây lương thực quan trọng của người châu Á, Phi, Mỹ La Tinh. Đối với người Việt Nam, lúa gạo không những chỉ là cây lương thực mà còn là hàng hóa và một phần thiết yếu trong đời sống văn hóa, chính trị xã hội. Với diên tích gieo trồng lúa cả nước đạt hơn 7,4 triệu ha, đạt 38,9 triệu tấn lúa năm 2009 (GSO) vì thế sản xuất lúa được xem là nền tảng của an ninh lương thực quốc gia và Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới. Đồng Bằng Sông Củu Long (ĐBSCL) là vùng trồng lúa chủ lực của Việt Nam với diện tích đất gieo trồng khoảng 3,8 triệu ha và đạt sản lượng lúa khoảng 21 triệu tấn là vùng có đóng góp rất lớn về sản lượng lúa gạo xuất khẩu và an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, với dân số ngày càng tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng ít đi do quá trình đô thị hóa, ảnh hưởng của thời tiết bất lợi đến sản xuất và trình độ canh tác lúa giữa các nông hộ còn cách biệt lớn đang là những trở ngại lớn đến việc đảm bảo sản lượng lúa trong tương lai. Ngoài ra, tình hình thời tiết hiện nay rất phức tạp, việc thâm canh tăng vụ làm cho dịch bệnh phát triển nhanh và nghiêm trọng, và kỹ thuật canh tác truyền thống của người nông dân không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn làm tăng chi phí cho việc sản xuất lúa. Vì thế, chọn ra các giống lúa mới có phẩm chất cao và năng suất ổn định mới chỉ là một phần, còn việc tìm ra các mô hình kỹ thuật canh tác phù hợp từng vùng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ là điều cần thiết và quan trọng. Mặt khác vụ Hè Thu thường có thời tiết bất lợi cho việc sản xuất lúa, lúa thường bi đỗ ngã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Ngoài ra vụ Hè Thu còn là điều kiện thuận lợi cho một số loại dịch hại phát triển trên đồng ruộng do đó làm tăng chi phí trong sản xuất. 2 Kiên Giang là tỉnh giáp biển ảnh hưởng rất lớn do thời tiết bất lợi đặc biệt là gió bão sẽ làm cho lúa bị đỗ ngã lớn ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của lúa gạo. Nên giá thường thấp hơn rất nhiều so với giá thành, dẫn đến bà con nông dân bị thua lỗ nặng. Nên việc hạn chế việc đổ ngã trong canh tác lúa là vấn đề hết sức quan trong cho bà con nông dân. Với những điều nêu trên, đề tài “So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế giữa 3 mô hình kỹ thuật canh tác lúa tại xã Thạnh Bình huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang vụ Hè Thu 2011” được thực hiện để phân tích và so sánh năng suất và hiệu quả kinh tế giữa các kỹ thuật canh tác khác nhau và xác định những ưu và nhược điểm của các mô hình kỹ thuật. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu này nhằm xác định mô hình kỹ thuật tối ưu để thay dần kỹ thuật canh tác truyền thống góp phần cải thiện năng suất lúa, và kinh tế nông hộ, giảm ô nhiễm môi trường và hướng đến canh tác lúa sạch thân thiện với môi trường. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - So sánh các đặc tính nông học và năng suất giữa 3 mô hình kỹ thuật. - Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các mô hình và chọn ra mô hình tối ưu để giới thiệu cho nông dân áp dụng. 3 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 SẢN XUẤT LÚA Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), sau ngày giải phóng (1975), cùng với phong trào khai hoang phục hóa, diện tích lúa tăng lên khá nhanh và ổn định ở khoảng 5,5 – 5,7 triệu ha. Năng suất bình quân trong cuối thập niên 1970 giảm sút khá nghiêm trọng do đất đai mới khai hoang chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, đặc biệt là những năm 1978 – 1979, cộng với chế độ quản lí nước trì truệ không phù hợp. Bước sang thập niên 1980, năng suất lúa tăng dần do các công trình thủy lợi trong cả nước được xây dựng và cải thiện, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL, đã bắt đầu phát huy tác dụng. Cơ chế quản lí nông nghiệp thoáng hơn với chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1982, nước ta từ nước nhập khẩu gạo hàng năm sang tự túc được lương thực, tiếp theo đó là một loạt chính sách cải cách ruộng đất và đổ mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nông dân được giao quyền sử dụng đất nên quan tâm, phấn khởi hơn và có toàn quyền quyết định trong các quá trình sản xuất của họ, năng suất tăng lên nhanh chóng. Năng suất lúa gia tăng vượt bật trong những thập niên 1980, lên đến gần 4,9 tấn/ha vào năm 2005. Sản lượng lúa tăng hơn 3 lần so với năm 1975. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2009), về mùa vụ, cả nước nói chung chia làm 3 vụ sản xuất lúa chính là vụ Đông Xuân (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), vụ Hè Thu (tháng 4 đến tháng 9), và vụ Mùa (tháng 6 đến tháng 12). Trong đó vụ Đông Xuân 3 triệu ha, vụ Hè Thu 2,3 triệu ha, vụ Mùa 2,1 triệu ha. Vụ Đông Xuân thời tiết thích hợp nên đạt năng suất cao nhất (bình quân là 5,4 tấn/ha), vụ Hè Thu là 4,2 tấn/ha, vụ Mùa là 3,8 tấn/ha. 2.2 KỸ THUẬT CANH TÁC 2.2.1 Làm đất 4 Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2007), yêu cầu chung của việc làm đất lúa phải cày bừa kỹ, san phẳng và làm nhuyễn trước khi gieo cấy, dọn sạch cỏ dại. Ngoài ra, tùy phương thức gieo cấy mà chọn làm đất cho phù hợp: - Nếu gieo thẳng trên ruộng có nước (sạ ướt, sạ gát) thì phải bừa trục kỹ, san phẳng ruộng để tháo nước sau khi sạ. - Nếu là ruộng sạ khô thì nên cày ải phơi đất ngay từ đầu mùa khô, thời gian đất phơi càng lâu càng tốt. Trước khi mùa mưa chính thức bắt đầu thì tiến hành xới khô và trục cho đất tơi nhỏ (nhưng không nên quá nhỏ vì đất quá nhỏ dễ bị nén chặt, rễ lúa khó phát triển). Trên mặt ruộng cần làm một số rảnh nhỏ để tháo nước phèn khi cần. - Nếu là ruộng cấy thì bừa đất lần cuối và trước khi cấy nhất thiết phải giữ nước. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008): - Vụ Hè Thu: Đất phải được cài ải để diệt cỏ, diệt mầm sâu bệnh và giảm sự bốc phèn, bốc mặn lên tầng mặt. Khi mùa mưa đến, để cho nước mưa rửa bớt phèn mặn đi. Đến khi mưa nhiều, nước mưa đọng lại làm mềm đất người ta tiến hành bừa trục cho tơi nhuyễn ra, dọn sạch cỏ, đánh rảnh thoát nước, nhất là chỗ trũng, chia mãnh ruộng thành từng luống và được san bằng, không để nước đọng vũng, sẽ làm chết mầm, lúa lên không đều. - Vụ Đông Xuân và Thu Đông: sau khi thu hoạch xong vụ Hè Thu cần cày vùi rơm rạ, cỏ dại rồi trục một lần cho đất nhuyễn ra, xong ngâm nước ít nhất 2 tuần lễ cho rơm rạ, xác cỏ dại phân hủy ra không làm hại rễ lúa non sau này. Đến khi sạ, người ta trục lại cho đất thật nhuyễn có một lớp bùn mềm dày ở trên mặt. Rút nước ra cạn, đánh rãnh, san bằng mặt luống và sạ. Ở nơi nào phải sạ liền không có thời gian ngâm đất thì phải dọn hết rơm rạ và cỏ dại đem ra khỏi ruộng trước khi làm đất. Vì trong rơm rạ, cỏ dại tươi bị phân giải trong điều kiện yếm khí sẽ sản sinh ra chất độc (acid hữu cơ với nồng độ cao) làm hại rễ lúa (hiện tượng ngộ độc hữu cơ). 2.2.2 Phân bón Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2009): Bón phân cho lúa cần đảm bảo 3 nguyên tắc; 5 - Phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ: Phân hữu cơ cung cấp cân đối cho cây lúa, làm đất tơi xốp, tăng cường vi sinh vật có ích trong đất. - Lượng phân bón thay đổi theo loại đất, giống lúa, mùa vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây. - Phân hóa học cần bón cân đối NPK. Phân hữu cơ: Phân hữu cơ là phân chuồng, ngoài ra có thể bón phân xanh. Các loại phân hữu cơ cần được ủ hoai và bón lót trước khi sạ cấy. Nếu bón phân tươi thì phải bón sớm ít nhất là 15 ngày, trộn điều với đất và chỉ nên dung cho lúa cấy. Phân hữu cơ tươi trong quá trình phân giải yếm khí của ruộng lúa sẽ sinh ra các axit hữu cơ và và một số chất (H2S, CH4…) độc với rễ lúa. Tuy vậy, phân hữu cơ không đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây lúa nên phải bón thêm phân hóa học. Kết hợp một cách thích hợp phân hữu cơ và phân hóa học là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong việc bón phân cho cây lúa, vừa bảo vệ độ phì đất, vừa nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Phân vô cơ (hóa học): Cây lúa cũng như cây trồng khác cần cả ba chất đạm, lân và kali với liều lượng thích hợp. Mỗi chất đều có vai trò rất quan trọng trong đời sống cây lúa và bổ sung tác dụng cho nhau nên thiếu hoặc thừa một chất nào đều không có lợi cho cây. Tỉ lệ NPK ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng trung bình vụ Xuân là 4:3:2 vụ mùa là 3:2:1. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vụ Đông Xuân là 3:1:1, vụ Hè Thu là 2:1:1. Không nên bón phân đạm nhiều quá mức và không bón muộn. Lượng phân bón: Phân chuồng: 8 - 10 tấn/ha. Các tỉnh miền Bắc và miền Trung cần bón phân chuồng do đất ít chất hữu cơ, nhất là vùng đất bạc màu. Phân hóa học: lượng nguyên chất N + P2O5 + K2O cần bón theo kg cho 1 ha trên một số loại đất chính của các vùng trồng lúa ở nước ta như sau: 6 Đồng Bằng Sông Hồng: - Vùng 2 vụ Vụ Xuân: 120 – 150N + 90P2O5 + 60K2O Vụ Mùa: 100 – 120N + 60P2O2 + 30 K2O - Vụ 2 lúa + 1 màu Vụ Xuân: 100 – 120N + 60 – 70 P2O5 +60 – 70K2O Vụ Mùa: 100 – 120N + 60P2O2 + 30 K2O - Vùng 2 màu + 1 lúa (đất nhẹ , bạc màu) Vụ màu: 90N + 60 P2O5 + 30K2O Đồng Bằng Sông Cửu Long: - Đất phù sa không nhiễm mặn: Vụ Đông Xuân: 80 - 100N + 30 - 40P2O5 + 30 - 50K2O Vụ Hè Thu: 60 - 80N + 30 - 40P2O5 + 30 -50K2O - Đất phù sa nhiễm mặn: Vụ Đông Xuân: 80 - 100N + 30 - 40P2O5 + 25 - 30K2O Vụ Hè Thu: 60 - 80N + 30 - 40P2O5 + 25 - 30K2O Vụ Mùa: 50 – 60N + 20 - 30P2O5 + 0K2O - Đất phèn không nhiễm mặn: Vụ Đông Xuân: : 60 - 90N + 30 - 40P2O5 + 20 - 25K2O Vụ Hè Thu: 50 - 70N + 30 - 40P2O5 + 20 - 25K2O - Đất phèn nhiễm mặn: Vụ Đông Xuân: 80 - 120N + 40 - 50P2O5 + 20 - 25K2O Vụ Hè Thu: 60 - 80N + 30 - 40P2O5 + 25 - 30K2O Vụ Mùa: 40 – 50N + 20 - 30P2O5 + 0K2O 7 Thời kì bón phân: Với các giống lúa ngắn ngày gieo thẳng, ngoài lượng phân chuồng bón lót, các loại phân dùng bón thúc, chia làm 3 lần: - Lần 1: sau khi sạ 8 – 10 ngày (cây con): 30% đạm + 50% lân - Lần 2: sau xạ 18 – 22 ngày (đẻ nhánh): 40% đạm + 50% lân - Lần 3: sau xạ 40 – 45 ngày (có đòng): 30% đạm + 100% kali Với lúa cấy cũng bón thúc 3 lần như trên, thời điểm bón tính từ ngày cấy. Bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa. Đối với cây lúa, phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất. Bón thừa hoặc thiếu phân đạm đều gây ra những tác động xấu. Biểu hiện của sự thừa và thiếu đạm đều thấy rõ qua màu sắc lá. Thiếu đạm thì lá có màu xanh nhạt, càng nhiều đạm thì lá có màu xanh đậm. Để có cơ sở xác định thời gian và lượng bón phân thích hợp có thể sữ dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), có thể bón phân như sau: - Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/2 lượng phân kali, trộn phân vào đất. - Bón thúc lần 1: (7 – 10 NSKS) bón 1/5 lượng phân đạm giúp cây lúa non sớm phát triển, có chồi sớm và khỏe, mau đạt chồi tối đa và lấn át cỏ dại. - Bón thúc lần 2: (20 – 25 NSKS) 2/5 lượng phân đạm cung cấp cho lúa nở bụi tích cực. Lúc này cây lúa đã lớn, đẻ nhánh tích cực nên có nhu cầu cao hơn. - Bón nuôi đòng: (18 – 20 ngày trước khi trổ) lúa đòng đòng dài khoảng 1 – 2 cm trong bẹ lá: 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng kali để giảm số hạt thoái hóa, tăng số hạt trên bông. - Bón nuôi hạt: (khi lúa trổ đều) 1/5 lượng đạm để tăng tỷ lệ hạt chắc và trong lượng hạt. 8 Tricoderma: Theo Dương Hoa Xô (2011): Nấm Trichoderma hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất, hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1 m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra 9 nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ. Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm. Theo Dương Văn Chín (2010): Giảm bón dư thừa phân đạm: Nhiều thống kê cho thấy, người trồng lúa Việt nam sử dụng dư thừa phân bón rất nhiều đối với nhu cầu của cây lúa, gây thất thoát lãng phí, ô nhiễm môi trường. Khi bón phân hoá học cũng cần cân đối với phân hữu cơ. Nông dân ĐBSCL không có tập quán và không đủ điều kiện để bón phân chuồng cho ruộng lúa. Một phương thức khả thi để tăng chất hữu cơ trong đất là chôn vùi rơm rạ tại ruộng. Để chuẩn bị cho vụ hè thu, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, rơm rạ còn nằm trải đều trên mặt đất, bà con nên phun nấm Trichoderma vào buổi chiều, sáng sớm hôm sau cày chôn vùi rơm rạ vào trong đất còn hơi ẩm bên dưới. Nấm Trichoderma sẽ giúp đẩy nhanh quá trình mùn hoá và khoáng hoá chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho lúa. Không nên đốt rơm rạ, lãng phí chất hữu cơ, làm mặt đất chai cứng, khói gây ô nhiễm môi trường. Về phân vô cơ, nên bón cân đối giữa đạm, lân và kali lúc lúa 10 và 20 ngày sau sạ (NSS) khi lúa đang đẻ nhánh. Bón thúc đòng bằng phân đạm theo tín hiệu bảng so màu lá lúa có kết hợp với phân kali. Hết sức lưu ý chất đạm. Thiếu đạm năng suất lúa sẽ thấp nhưng dư thừa đạm thì cây lúa sẽ mềm yếu, dễ nhiễm sâu bệnh, dễ đổ ngã dẫn đến năng suất thấp và chất lượng lúa gạo xấu. Bà con nông dân nên học tập để biết được cách tính lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho lúa. Sau khi biết cách tính toán rồi, bà con có thể chọn phân đơn hay phân hổn hợp, liều lượng bao nhiêu, bón vào lúc nào và bằng cách nào. Liều lượng, thời gian bón phân tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, mùa vụ và sự sinh trưởng của cây lúa. Sử dụng bảng so màu lá để kiểm soát sự dư thừa phân đạm. Trong vụ Hè Thu, lượng đạm bón cho vùng đất phù sa ven sông từ 75 - 90 kg N/ha, đất phèn nhẹ là 70 - 80 kg N/ha và đất phèn trung bình là 60 kg N/ha. Giảm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật giúp khống chế các loại dịch hại gây tổn thương cho cây lúa trong quá trình sinh trưởng phát triển. Sử dụng thuốc bảo 10 vệ thực vật cần tuân thủ nguyên tắc chung là tận dụng tính phong phú, đa dạng của thiên địch ký sinh và ăn mồi trong tự nhiên xuất hiện rất sớm trong ruộng lúa để khống chế dịch hại ở dưới mức phòng ngừa. Giai đoạn đầu, cây lúa có thể đẻ nhánh để bù trừ nên không nhất thiết phải phun thuốc trừ sâu. Trong ba nhóm nông dượcgồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ thì nhóm thuốc trừ sâu gây tổn hại cho thiên địch nhiều nhất. Do đó, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết và phải tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan bảo vệ thực vật địa phương và theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lượng, đúng lúc, đúng cách. 2.2.3 Phòng trừ sâu bệnh Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2009), các giống lúa lai do đặc tính đẻ nhánh nhiều, diện tích lá lớn, lượng phân bón tương đối cao… nên cũng thường bị nhiều loại sâu hại, cần chú ý phát hiện và phòng trừ, nhất là sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá… Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM): cây lúa sản xuất với diện tích lớn trên nhiều vùng tập trung, sâu bệnh hại nhiều, trình độ nông dân thấp nên có tình trạng phổ biến là sử dụng nhiều thuốc hóa học. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu, làm ô nhiễm nông sản và môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái trên phạm vi rộng lớn. Để khắc phục hiện tượng này, từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã đề ra chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp. Nội dung cơ bản của IPM là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để hạn chế sâu bệnh, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết. Hiện nay phương pháp IPM dã được tuyên truyền và áp dụng phổ biến ở nước ta và các nước trồng lúa, đã mang lại những kết quả tốt. Ngoài những tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trên đây, trong canh tác lúa cũng đang nghiên cứu áp dụng phương pháp nông nghiệp hữu cơ (còn gọi là nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sạch) thực hiện nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp chính xác, áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ trong thu hoạch, bảo quản. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), lúa sạ có mật độ cây/đơn vị diện tích dày hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ phát triển làm hại lúa. Do đó, cần thăm ruộng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng trừ đúng mức. Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) cần được đặt biệt chú ý trong công tác bảo vệ lúa. 11 2.2.4 Quản lý nước 2.2.4.1 Quản lý nước trước đây Theo Nguyễn Xuân Trường và Phan Văn Tân (2007), sau khi sạ phải tháo nước ra ráo, khi lúa từ 7 – 10 ngày cho nước vào ruộng để bón phân mực nước từ 1 – 3 cm và giữ nước này cho đến bón phân đợt 2. Sau khi bón phân thúc đẻ nhánh thì mực nước không được vượt quá 5 cm. Đến khi lúa đẻ nhánh (khoảng 30 – 40 NSKS) thì rút nước cho cạn nhằm giúp bộ rể phát triển tốt hơn lúa cứng cây đến khi 2/3 lúa trên ruộng chuyển sang vàng chanh, bắt đầu có đường rạn chân chim thì cho nước vào để bón phân đón đòng và mực nước khi này không vượt quá 5 cm. Mực nước này giữ cho đến khi lúa vào chắc chín sáp. Trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày (đối với ruộng cao), khoảng 10 – 15 ngày (đối với ruộng trũng) thì tháo nước ra để đất khô nhằm cho lúa chắc hạt và thuận lợi cho việc thu hoạch cả bằng tay cũng như bằng máy. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2009): Trừ một số ít giống lúa cạn, hầu hết các giống lúa điều cần nhiều nước và sống trong điều kiện đất ngập nước thường xuyên. Vì vậy tác hại của hạn hán thường nặng hơn bị ngập úng. Tuy vậy ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cây lúa cũng yêu cầu mực nước ruộng khác nhau. Lúa mới gieo ruộng chỉ cần đủ ẩm. Giai đoạn mạ và đẻ nhánh cần mực nước nông. Cuối giai đoạn đẻ nhánh nên để ruộng cạn nước, đủ ẩm trong vài ngày để gốc lúa có thêm ánh sáng giúp cây cứng cáp, huy động chất kali trong đất tạo điều kiện thuận lợi cho làm đòng. Khi cây có đòng, trổ và vào mẩy lại cần có nước trong ruộng, bị hạn lúc này làm bông nhỏ, ít hạt, trổ không thoát, hạt lép nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Khi lúa bắt đầu chín ruộng lại cần cạn nước. Nếu ruộng bị ngập sâu, nhất là ở giai đoạn mạ hoặc mới cấy, cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, cần tháo bớt nước. Những ruộng trũng, nước ngập thường xuyên, quá trình phân giải yếm khí sẽ xảy ra mạnh, đất ruộng tích lũy nhiều chất có hại cho bộ rễ lúa, rễ bị đen, lúa kém phát triển, cần thay nước và sục bùn. Đối với cây lúa (gieo sạ thẳng): Áp dụng phương pháp và kỹ thuật tưới nước theo Nông - Lộ - Phơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy áp dụng phương pháp tưới này thì vẫn đảm bảo tăng năng suất cây trồng (hiện tại ở một số diện tích chân ruộng địa phương đã áp dụng tưới cho lúa thời kỳ sau khi sạ 45 ngày trở đi, tuy nhiên mức nước tưới còn 12 khá cao nên tổn thất nước trên ruộng còn lớn). Theo đó, sau khi làm đất, tháo cạn nước để gieo sạ tiếp tục để khô ruộng từ 5 đến 7 ngày hoặc 10 ngày tạo điều kiện cho việc mọc mầm. Tiếp đến giai đoạn lúc non - đẻ nhánh, duy trì lớp nước tưới thường xuyên trên ruộng tăng dần theo chiều cao cây lúa từ 3 – 5 cm; kết thúc thời kỳ đẻ nhánh để ruông khô từ 5 - 7 ngày nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Các giai đoạn tiếp theo thực hiện tưới Nông - Lộ - Phơi diễn biến lớp nước trên ruộng từ 0 – 6 cm hoặc 0 – 8 cm. Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy áp dụng kỹ thuật tưới ẩm ướt (không tạo thành lớp nước mặt ruộng, trừ giai đọan lúa non đẻ nhánh) độ ẩm bão hoà trên ruộng từ 80 90% sẽ giảm được lượng nước tiêu hao trên mặt ruộng lên đến 40% so với kỹ thuật tưới truyền thống. Đối với cây trồng cạn: cải tiến phương pháp và kỹ thuật tưới truyền thống như tưới rãnh, tưới giải bằng cách bố trí rút ngắn chiều dài các rãnh, giảm chiều dài, chiều rộng các giải nhằm hạn chế lượng nước tổn thất khi phân phối. Có điều kiện thì dùng các đường ống để dẫn nước và phân phối nước vào các rãnh, vào các giải. Áp dụng kỹ thuật tưới hiện đại tiết kiệm nước như kỹ thuật tưới phun mưa (đã áp dụng tưới cho mía ở Bình thành, Tây sơn) hoặc tưới nhỏ giọt. Ngoài ra cần thực hiện các giải pháp khác để tiết kiệm nước như giảm lượng nước tổn thất trên kênh bằng biện pháp phân phối nước tưới luân phiên, kiên cố kênh mương để giảm tổn thất nước do thấm. Tăng cường công tác quản lý, thực hiện phân phối nước kịp thời theo kế hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống lúa chịu hạn, chuyển lúa sang cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới phù hợp với điều kiện nguồn nước. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), từ 3 – 4 NSKS cho nước vào từ từ theo chiều cao cây lúa, không để mặt đất bị khô và giữ cố định 5 – 10 cm đến khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch. Cho nước vào trễ đất sẽ bị khô, rễ cứng lại, rễ khó phát triển và cỏ dại sẽ mọc nhiều. 13 2.2.4.2 Quản lý nước theo hướng tiết kiệm nước Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN và PTNT) khuyến cáo nông dân trồng lúa nên áp dụng cách quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ” của Viện lúa Quốc tế IRRI như sau: cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa là 5 cm. Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, giữ mực nước ruộng từ bão hòa đến cao khoảng 1 cm. Mức nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1 - 3 cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến bón phân lần hai (khoảng 20 - 25 ngày sau khi sạ), giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này hạn chế sự mọc mầm của các loài cỏ (có nước làm môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được). Cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp trong giai đoạn này. Giai đoạn từ 25 - 40 ngày sau khi sạ là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phần lớn chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này nên chỉ cần nước vừa đủ. Giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm (đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5 cm để theo dõi). Khi nước xuống thấp hơn vạch 15 cm thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm so với mặt đất ruộng. Khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm thì bơm nước vào tiếp. Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng vì vậy được gọi là tưới “ướt khô xen kẽ”. Mực nước dưới mặt đất càng xa (nhưng không thấp hơn 15 cm so với mặt đất) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, chống đổ ngã và dễ thu hoạch. Ở giai đoạn lúa 25 - 40 ngày, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không phát triển và cạnh tranh với cây lúa. Ðây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán trong ruộng, bệnh ít lây lan. Giai đoạn lúa 40 - 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón thúc đòng hay bón đón đòng). Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1 - 3 cm trước khi bón phân nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, đặc biệt là phân đạm. 14 Giai đoạn lúa từ 60 - 70 ngày sau sạ, đây là giai đoạn lúa trỗ nên cần giữ mực nước trong ruộng cao 3 - 5 cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trỗ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép, lửng. Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc và chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm (khi cần thiết thì bơm nước vào thêm). Lưu ý phải “xiết” nước 10 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ áp dụng bằng máy gặt. Theo Võ Quốc Trung (2011) cho biết: trên đất phù sa, tầng canh tác dày khi gieo sạ rễ lúa phát triển rất tốt ăn sâu, rộng nhưng trên đất phèn tầng canh tác mỏng nên rễ có xu hướng phát triển theo bề rộng nhiều hơn là sâu. Mặt khác, trên đất phèn tầng đất mặt rất gần với tầng phèn tiềm tàng bên dưới, nếu giữ mực nước giựt khỏi mặt ruộng quá sâu thì phèn tiềm tàng bên dưới sẽ xì lên. Do vậy, trên đất phèn bà con chỉ nên giữ mực nước trong ruộng thấp hơn mặt ruộng khoảng 5 - 7 phân là vừa. Còn đối với đất phù sa thì có thể áp dụng ở mức 15 cm so với mặt ruộng. Tùy theo mùa mưa hay nắng mà có thể ngưng cấp nước cho ruộng lúa từ 10 - 15 ngày trước khi thu họach để bông lúa chín tới cậy và cây lúa cũng cứng cáp hơn. Mặt ruộng được khô ráo sẽ thuận lợi cho thu hoạch hạn chế được thất thoát. 2.2.4.3 Quản lý nước theo hướng giảm khí thải nhà kính Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu – nước biển dâng cho Việt Nam” được bộ tài nguyên môi trường đã công bố về hành động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Việt Nam đang được Bộ, Ngành, Viện – Trường nông nghiệp và địa phương quan tâm và triển khai, trong đó nhiều chương trình thích ứng được tập chung hơn là “giảm phát thải” trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Sự phát thải khí nhà kính (KNK) trong sản xuất nông nghiệp đã chiếm 43,1% tổng phát thải KNK của Việt Nam, trong đó phát thải từ canh tác lúa chiếm 57,5% tổng phát thải trong nông nghiệp. Giảm 20% phát thải trong nông nghiệp đến năm 2020 là chủ trương của Bộ NN và PTNT (Huỳnh Quang Tín và ctv, 2011). Các thử nghiệm trong vụ lúa đông xuân 2010 – 2011 cho thấy: Mô hình rút nước phơi ruộng kết hợp bón phân đúng cách đã giảm lượng CH4 phát thải 31,6% so với đối 15 chứng: Năng suất lúa của các mô hình tăng trung bình 2,7%, tiết kiện 2 – 2,5 đợt bơm tưới, và tăng lợi nhuận trung bình là 8,4 triệu đồng/ ha so với mô hình tưới ngập truyền thống. Thành tựu bước đầu thể hiện sự giảm phát thải CH4 rất có ý nghĩa nếu mô hình được phát triển trên diện tích đồng ruộng không chỉ giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất mà còn hướng đến đăng kí bán chứng chỉ giảm lượng khí thải theo cơ chế phát triển sạch (CDM) và thị trường cacbon – tự nguyện (VM) sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân trồng lúa (Huỳnh Quang Tín và ctv, 2011). 2.3 TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG 2.3.1 Vị trí địa lý Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá. Kiên Giang tiếp giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ ở phía đông và đông nam; Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau ở phía nam; tiếp giáp Campuchia ở phía bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía tây với đường bờ biển dài hơn 200 km. Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. 2.3.2 Diện tích tự nhiên và hành chính Diện tích 6.299 km², đất nông nghiệp 4.119,74 km² (66% diện tích đất tự nhiên), riêng đất trồng lúa chiếm 3.170,19 km² (77% đất nông nghiệp). Đất lâm nghiệp có 1.200,27 km² (19% diện tích đất tự nhiên). Tỉnh này còn quĩ đất chưa sử dụng gần 500,00 km². Theo kết quả điều tra năm 2009, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683.149 người bao gồm nhiều dân tộc (Kinh, Khơme, Hoa…) với nhiều tôn giáo khác nhau với mật độ dân số là 267 người/km2 (Tri thức việt tỉnh Kiên Giang, 2011). Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện: thành phố Gạch Giá, thị xã Hà Tiên, với các huyện là: An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng,Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Giang Thành. 2.3.3 Địa hình và khí hậu Kiên Giang có đầy đủ các dạng địa hình đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam: vùng Đông Bắc có độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2 m, vùng Tây Nam có độ cao trung bình từ 16 0,2 - 0,4 m so với mặt biển. Phần hải đảo có địa hình khá phức tạp, gồm nhiều đảo và núi nằm rải rác trên mặt biển thuộc địa bàn huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải. Vùng đồng bằng tập trung ở các huyện phía Nam của tỉnh như: huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thượng.....do phù sa sông Hậu bồi đắp, độ cao trung bình 0,2 - 0,4 m so với mặt biển, có nhiều kênh rạch và sông ngòi chảy qua. Khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều biển Tây, nên thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa và nhiễm mặn vào mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương. Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới đại dương, đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm từ 120 - 130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình từ 27 - 27,50C. Biên độ nhiệt trong năm khá nhỏ, dao động từ 1 - 30C. Biên độ nhiệt trong ngày khá lớn, từ 7 - 100C. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 giờ/năm (Tri thức việt tỉnh Kiên Giang, 2011). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.000 mm/năm, ở hải đảo từ 2.400 - 2.900 mm/năm, riêng đảo Phú Quốc là 2.900 mm/năm. Có đến 60% lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 7 - 10. Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8, lượng mưa trong tháng này có thể đạt từ 300 - 500 mm. Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Giang khá thuận lợi: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không giá rét, ánh sáng và nhiệt độ dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất (Tri thức việt tỉnh Kiên Giang, 2011). 17 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên giang (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2009) 2.4 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG RIỀNG 2.4.1 Vị trí địa lý Giồng Riềng là huyện của tỉnh Kiên Giang:Tây Bắc giáp huyện Tân Hiệp; Tây Nam giáp huyện Châu Thành; Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Đông Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Nam giáp huyện Gò Quao. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Giồng Riềng và 18 xã là: Thạnh Bình, Thạnh Lộc,Thạnh Hưng,Thạnh Hoà, Thạnh Phước, 18 Ngọc Thuận, Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Hoà, Hoà Lợi, Hoà Hưng, Hoà An, Hoà Thuận, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Bàn Thạch, Long Thạnh, Bàn Tân Định. Hình 2.2: Bản đồ huyện Giồng Riềng (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2009) 2.4.2 Xã hội Đây là huyện có đông đồng bào Khmer với tỉ lệ chiếm 18% trên tổng số dân (năm 2008). Hiện còn nhiều xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm. Một bộ phận khá đông bà con không có đất hoặc thiếu đất canh tác. Thực hiện chương trình 135 của Chính phủ, những năm qua, huyện đã cung cấp con giống gà, vịt, heo để nuôi và hỗ trợ tiền, gạo để giúp đồng bào khó khăn ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, giải pháp này không mang lại hiệu quả lâu dài, bởi phần lớn bà con vốn nghèo, cuộc sống thiếu trước hụt sau nên không có tiền mua thức ăn cho gia súc, gia cầm để duy trì và phát triển bầy đàn. Năm 2004, huyện thí điểm hỗ trợ bò giống cho những hộ Khmer nghèo ở xã Bàn Thạch. Đây là xã có tới 57% hộ dân tộc Khmer và tỷ lệ hộ nghèo còn tới 17,3%. Kết quả thu được khác khả quan. Người dân địa phương cho biết, nuôi bò không tốn kém chi phí thức ăn như các loại vật nuôi khác, mà giá bán trên thị trường lại cao, nên 19 người chăn nuôi có lãi. Con bò thích nghi với điều kiện khí hậu nơi đây và xã có nguồn cỏ tự nhiên khá dồi dào. Mặt khác, nuôi bò tận dụng được lao động nông nhàn cả trong và ngoài độ tuổi lao động nhưng lợi nhuận thu về cao gấp 4 - 5 lần đồng vốn đầu tư. Trước tình hình đó, chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội Giồng Riềng đã giải ngân cho mỗi hộ nghèo ở xã Bàn Thạch vay 5 triệu đồng để mua bò sinh sản, nhờ đó nhiều hộ đã thoát được cảnh nghèo. Tỉ lệ trẻ em đến tuổi đi học huy động đến trường đạt 99,22%. Năm 2010, Giồng Riềng tổ chức 16 lớp dạy nghề ngắn hạn cho nông dân, tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.338 lượt người, giải quyết việc làm cho 6.017 lao động. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết còn khá cao với 144 trường hợp, và đã có 1 trường hợp tử vong. Số lượng nhà xây cho hộ nghèo mới được 21/550 căn, tương đương 4,66% kế hoạch, nguyên nhân do thiếu kinh phí (Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, 2009). 2.4.3 Kinh tế Nông nghiệp và thủy sản Thế mạnh kinh tế của huyện vẫn là sản xuất nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,3% GDP toàn tỉnh. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả như: mô hình xen canh lúa - màu - cá ở ấp Xẻo Mây, Bờ Xáng (xã Thạnh Hoà); mô hình bưởi da xanh ấp Thạnh An (Thạnh Lộc); mô hình lúa - màu ở ấp Hoà Phú (Ngọc Hoa); mô hình măng tre, ấp Ngọc Tân (Ngọc Chúc); mô hình nuôi tôm càng xanh, ấp Kinh Tràm (Hoà An)... Năm 2007, 100% xã, thị trấn đều xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp với tổng diện tích 5.850 ha, trong đó có 8 mô hình sản xuất cho thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình trồng rau màu trên đất liếp kết hợp nuôi cá cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/ha; mô hình xen canh 1 vụ lúa với 2 vụ màu đem lại thu nhập 77,7 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp làm dịch vụ khác đem lại hiệu quả cao như: làm dịch vụ máy cày, máy xới, máy suốt, lò sấy, máy gặt đập liên hợp, kinh doanh vật tư nông nghiệp... Năm 2007, sản lượng lương thực của huyện đạt trên 151.000 tấn (tăng 1,34 lần so với năm 2001); lương thực bình quân đầu người tăng 397 kg/khẩu/năm; lúa chất lượng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan