Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ SỰ KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” Ở HUYỆN MỎ CÀY – TỈNH BẾN TRE TRONG CUỘC KHÁNG CHI...

Tài liệu SỰ KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” Ở HUYỆN MỎ CÀY – TỈNH BẾN TRE TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1961 – 1968)

.PDF
122
463
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Kim Hương SỰ KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” Ở HUYỆN MỎ CÀY – TỈNH BẾN TRE TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1961 – 1968) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Kim Hương SỰ KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” Ở HUYỆN MỎ CÀY – TỈNH BẾN TRE TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1961 – 1968) Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam Mã số : 66 22 02 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Công trình nghiên cứu này chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Võ Thị Kim Hương 3 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, tổ Lịch sử Việt Nam trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Tuyên giáo Huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS. Lê Văn Đạt đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Tác giả Võ Thị Kim Hương 4 MỤC LỤC MỤC LỤC ...............................................................................................................................5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................................7 1. Lí do chọn đề tài. .............................................................................................................7 2. Lịch sử vấn đề. .................................................................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................................10 4. Phương pháp nghiên cứu. ..............................................................................................11 5. Những đóng góp của luận văn. ......................................................................................11 6. Kết cấu luận văn.............................................................................................................12 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG CHÂM ĐẤU TRANH KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MỎ CÀY (1954 – 1960) ................................13 1.1. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Mỏ Cày..............................13 1.2. Sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và binh vận trong giai đoạn 1954 – 1960. ...16 1.2.1. Yêu cầu của quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. .......................16 1.2.2. Sự hình thành phương châm đấu tranh bằng kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện Mỏ Cày (1954 – 1960). .................................................................................................22 1.2.3. “Ba mũi giáp công” trong phong trào Đồng khởi năm 1960. .............................31 Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................................35 Chương 2. SỰ KẾT HỢP ĐẤU TRANH “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỎ CÀY NHỮNG NĂM 1961 – 1965 ................................................................36 2.1. Âm mưu, hành động mới của Mĩ - ngụy và việc xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng của quân, dân huyện Mỏ Cày. ..................................................................................36 2.1.1. Âm mưu và những hành động chủ yếu của Mĩ - ngụy trên địa bàn huyện Mỏ Cày. ................................................................................................................................36 5 2.1.2. Quân dân Mỏ Cày vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, giữ và phát triển thành quả của phong trào Đồng Khởi............................................................................38 2.2. Vận dụng sáng tạo sự kết hợp đấu tranh “ba mũi giáp công” góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở huyện Mỏ Cày (1961 – 1965). ...............................44 Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................................55 Chương 3. ĐẤU TRANH “BA MŨI GIÁP CÔNG” CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở HUYỆN MỎ CÀY (1965 – 1968) ..............57 3.1. Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” trên chiến trường huyện Mỏ Cày. .....57 3.2. Sự kết hợp “ba mũi giáp công” của quân, dân huyện Mỏ Cày từ năm 1965 – 1968..61 3.2.1. Giai đoạn 1965 – 1967. .......................................................................................61 3.2.2. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. ......................70 3.3. Hiệu quả của phương châm đấu tranh kết hợp “ba mũi giáp công” trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở huyện Mỏ Cày giai đoạn 1961 – 1968. .........................................75 Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................................83 KẾT LUẬN ...........................................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................93 PHỤ LỤC ..............................................................................................................................97 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt chặng đường lịch sử ấy, nhân dân ta phải đương đầu với nhiều thế lực xâm lược và có lúc phải đối đầu với đội quân xâm lược vào loại hùng mạnh nhất. Đặc biệt trong 30 năm của thế kỉ XX (1945 – 1975) quân, dân Việt Nam đã đấu tranh toàn diện với 2 đế quốc lớn Pháp và Mĩ. Ta đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, có thời kì đứng trước những thách thức cực kì nguy hiểm mà tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Nhưng bằng sức mạnh vật chất và tinh thần, cùng với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ, sự vận dụng một cách sáng tạo đường lối và chủ trương của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp, chiến đấu anh dũng và đã giành những thắng lợi vang dội qua các thời kì chiến tranh. Quá trình lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân đã được đúc kết thành kiểu chiến tranh nhân dân Việt Nam mà tư tưởng chỉ đạo là “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều” để từ đây dần dần chuyển hóa và tạo nên một sức mạnh thần kì để giành thắng lợi. Hay nói cách khác nguồn gốc để đưa đến những thắng lợi đó là tính đúng đắn và sáng tạo, tính khoa học và cách mạng của đường lối cách mạng, đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng. Đường lối đúng đắn, sáng tạo đó riêng bản thân nó đã mang sẵn một tư tưởng chiến lược tiến công, một khả năng sáng tạo về hình thức đấu tranh cách mạng cũng như nghệ thuật quân sự cách mạng. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh của dân tộc từ thấp đến cao. Đặc biệt khi đế quốc Mĩ ồ ạt đưa quân đội Mĩ, quân viễn chinh và quân chư hầu vào tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam cũng như tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam thì nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam lại tiếp tục được phát huy cao độ. Quân dân miền Nam đã vận dụng một cách sáng tạo những chiến lược, chiến thuật trong chiến tranh cách mạng. Một trong những sáng tạo mà quân dân miền Nam sử dụng và đem lại hiệu quả nhất là sự kết hợp giữa nhiều lực lượng, nhiều biện pháp, nhiều phương pháp đấu tranh cách mạng khi tiến hành chiến tranh nhân dân chống Mĩ - ngụy. 7 Sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh binh vận đã được Đảng, quân và dân thực hiện trong cuộc chiến tranh cách mạng thời kỳ 1954 – 1975. Trên cơ sở đó dần dần hình thành nên phương châm đánh địch bằng “ba mũi giáp công” trên chiến trường miền Nam, có nghĩa là có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị – quân sự – binh vận. Đây là sự phối hợp đấu tranh chống giặc toàn diện nhất nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, thể hiện bước phát triển cao của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Mỏ Cày là một huyện của tỉnh Bến Tre, là bộ phận máu thịt của Việt Nam, là mảnh đất có truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất. Là vùng đất cù lao với bốn bề sông nước, với bản chất thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhân dân Mỏ Cày đã góp phần cùng với nhân dân trong tỉnh Bến Tre và toàn miền Nam lập nên những chiến công hiển hách. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), nhân dân Mỏ Cày đã tiến hành cuộc “Đồng Khởi” đem lại chiến thắng vang dội khắp nơi (17/01/1960). Từ đây, hòa cùng khí thế chung của cách mạng miền Nam, quân dân Mỏ Cày đã kết hợp, phát triển đường lối nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam là kết hợp “ba mũi giáp công” để đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Tôi rất tự hào vì mình là người con của “quê hương Đồng Khởi”. Chính vì vậy, tôi lại thấy mình có trách nhiệm hơn khi là giáo viên giảng dạy Lịch sử, nhất là về lịch sử địa phương mình. Bởi vì thế hệ trẻ hôm nay cần phải hiểu rõ những gì mà thế hệ trước đã cống hiến và hy sinh gian khổ. Để góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương, tôi thấy rất cần có những công trình nghiên cứu, những bài phân tích làm rõ về từng khía cạnh của nghệ thuật quân sự ở địa phương đã tiến hành trong kháng chiến chống xâm lược. Từ đây giúp cho thế hệ mai sau hiểu rõ và tự rút ra cho bản thân những bài học quí báu nhằm vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Sự kết hợp “ ba mũi giáp công” ở huyện Mỏ Cày - tỉnh Bến Tre trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1961 – 1968)” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề. - Việc nghiên cứu bàn về chiến tranh nhân dân Việt Nam được nói đến qua nhiều công trình lớn: + Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào biên soạn sách: “Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ 8 trang nhân dân” được xuất bản năm 1966, trong đó có đề cập nhiều về vai trò của chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, theo đó trong cuộc đối đầu không cân sức với kẻ thù, để đi đến một sự thành công thì cần phải thể hiện rõ vai trò của chiến tranh nhân dân Việt Nam và lực lượng vũ trang nhân dân cũng như cần phải phát huy hết sức mạnh của toàn dân tộc. + Võ Nguyên Giáp với tác phẩm: “Chiến tranh nhân dân của ta đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ”, cũng lý giải rằng: đường lối đúng đắn của Đảng ta là nguồn gốc của mọi thắng lợi. Ngoài ra trong sách: “Về sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam”, tác giả cũng đề cập đến việc xây dựng lực lượng cho chiến tranh và lực lượng vũ trang cách mạng để tạo nên một sức mạnh giành thắng lợi. + Thiếu tướng Hồ Đệ trong tác phẩm: “Góp phần tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử giữ nước” đã đề cập đến yếu tố kết hợp đấu tranh chính trị với công tác binh vận, địch vận làm tan rã ý chí tinh thần địch. + Lê Duẩn cũng thể hiện những ý kiến của bản thân về cách mạng giải phóng dân tộc miền Nam qua nhiều tác phẩm: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới” và những ý kiến chỉ đạo chung cho cách mạng Miền Nam trong “Thư vào Nam”. - Về thực tiễn gắn với cuộc chiến tranh cách mạng ở Bến Tre trong đó có huyện Mỏ Cày đã có nhiều công trình nghiên cứu như: + Lê Minh Đào, nguyên tỉnh đội trưởng tỉnh đội Bến Tre – phó Tư lệnh tham mưu trưởng Quân khu 8 có tác phẩm: “Trên thế trận đồng bằng”, tác giả đã ghi nhận và kể lại những trận đánh, những chiến lược, chiến thuật mà quân dân trong toàn tỉnh Bến Tre sử dụng trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Tổng kết viết sử có: “Bến Tre 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ”; “Lịch sử hậu cần nhân dân Bến Tre (1945 – 1975)”; “Truyền thống binh chủng đặc công Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ (1960 – 1975)”; “Những trận đánh của lực lượng vũ trang Bến Tre”; “Truyền thống quân báo Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)”. + Ban Tuyên giáo huyện Mỏ Cày đã chỉ đạo cho Ban chấp hành Đảng bộ các xã soạn và viết sách lịch sử đấu tranh cách mạng: “Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Đa Phước Hội (1930 – 2007)”; “Lịch sử đấu tranh cách mạng xã An Thạnh (1930 – 2002)”; Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Định Thủy (1930 – 1985)”; “Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Phước 9 Hiệp (1930 - 1985)”; “Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Mỏ Cày (1930 – 2000)”; “Lịch sử Đảng bộ huyện Mỏ Cày (1930 – 2005)”……. + Tỉnh ủy Bến Tre: “Huyền thoại quê hương Đồng Khởi”; “Bến Tre Đồng Khởi anh hùng”; “Địa chí Bến Tre”. + Hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre cho xuất bản: tập Hồi ký “Ngọn lửa thần kỳ”. - Về tổng kết, xuất hiện nhiều công trình có giá trị cao cần đề cập đến là: + Bộ Tổng tham mưu, tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương với chuyên đề: “Kết hợp đấu tranh 2 chân, 3 mũi giáp công trên chiến trường Quân khu V (1954 – 1975)”. + Tỉnh ủy Bến Tre với: “Báo cáo công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên chiến tranh Bến Tre (1954 – 1975)”. + Ban Tổng kết chiến tranh Bến Tre đã nêu ra dự thảo đề cương báo cáo tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên chiến trường Bến Tre (1954 – 1975). - Ngoài ra, còn rất nhiều những tác phẩm, những bài viết, tạp chí, chuyên đề, kỷ yếu khoa học khác cũng phần nào đề cập đến hình thức đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận. Những công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp cho tôi nhiều cơ sở lý luận quan trọng để thực hiện đề tài luận văn của mình. Tuy các công trình trên đã đề cập đến nhiều mặt, cả lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến đề tài, nhưng chưa có công trình nào giải quyết vấn đề mà luận văn nêu ra: Đó là tìm hiểu về “ba mũi giáp công” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Mỏ Cày: chính trị – quân sự – binh vận, cũng như những thắng lợi mà quân dân Mỏ Cày đạt được khi kết hợp “ba mũi giáp công” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ từ năm 1961 – 1968. Đây chính là nhiệm vụ mà đề tài cần làm rõ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sự kết hợp “ba mũi giáp công” ở huyện Mỏ Cày - tỉnh Bến Tre trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1961 – 1968). - Ba mũi giáp công: chính trị – quân sự – binh vận. - Sự kết hợp “ba mũi giáp công” trên chiến trường Mỏ Cày (1961 – 1968). - Thắng lợi của quân dân Mỏ Cày trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ (1961 – 1968). 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 10 Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh binh vận trên chiến trường Mỏ Cày trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1968. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Cơ sở lý luận. - Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự và chiến tranh cách mạng, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về chiến tranh cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối cách mạng miền Nam Việt Nam. - Quan điểm của một số nhà nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Những kinh nghiệm quí báu được rút ra từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống xâm lược về sự chỉ đạo tài tình và việc thực hiện những chiến lược quân sự tài giỏi của quân dân ta trong giai đoạn 1954 – 1975. 4.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp những sự kiện có liên quan đến đề tài và sắp xếp theo trình tự thời gian. - Phương pháp điền giã: Thu thập tư liệu thông qua các vị lão thành cách mạng ở địa phương trong những buổi trò chuyện trực tiếp nói về đấu tranh cách mạng ở huyện Mỏ Cày trong giai đoạn 1961 – 1968. - Phương pháp so sánh lịch sử: Sự kết hợp “ba mũi giáp công” trong kháng chiến chống Mĩ được sử dụng ở nhiều địa phương trên chiến trường miền Nam và vào những thời gian khác nhau, nên ở đây sử dụng những sự kiện lịch sử nhằm so sánh sự giống và khác nhau trong cách kết hợp đó ở từng địa phương cũng như trong từng thời gian cụ thể nhằm làm nổi bật nội dung của đề tài. 5. Những đóng góp của luận văn. Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp cụ thể sau: - Góp phần lý giải và làm sáng rõ hơn nguồn gốc đưa đến những thắng lợi mà quân, dân Mỏ Cày đạt được trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1961 – 1968. Bồi dưỡng thêm lòng tự hào cho những thế hệ mai sau – những công dân được sinh ra và lớn lên trên quê hương Mỏ Cày. 11 - Góp phần tạo ra nhận thức đúng đắn về đường lối chiến lược sự kết hợp “ba mũi giáp công” mà quân dân Mỏ Cày đã sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1961 – 1968. - Góp phần bổ sung vào kho tư liệu của địa phương giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), làm phong phú thêm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Mỏ Cày nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. Đồng thời cũng là tư liệu để cho cán bộ nghiên cứu và những người quan tâm đến lịch sử địa phương huyện Mỏ Cày tham khảo và vận dụng cho mục đích nghiên cứu của mình. - Ngoài ra, đây còn là nguồn tư liệu giúp cho việc giảng dạy lịch sử địa phương huyện Mỏ Cày ở các trường trung học phổ thông trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn. Luận văn bao gồm những phần sau đây: Mở đầu. Nội dung chính Chương 1. Sự hình thành phương châm đấu tranh kết hợp “ba mũi giáp công” trên chiến trường Mỏ Cày (1954 – 1960). Chương 2. Sự kết hợp đấu tranh “ba mũi giáp công” trên địa bàn huyện Mỏ Cày những năm 1961 -1965. Chương 3. Đấu tranh “ba mũi giáp công” chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở huyện Mỏ Cày (1965 -1968). Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 12 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG CHÂM ĐẤU TRANH KẾT HỢP “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MỎ CÀY (1954 – 1960) 1.1. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Mỏ Cày. Huyện Mỏ Cày là vùng đất nằm ngay giữa Cù Lao Minh, là một trong 8 huyện của tỉnh Bến Tre. Nhìn từ bản đồ, huyện Mỏ Cày có hình chữ nhật nằm ở phía Nam của tỉnh Bến Tre; phía Bắc và phía Nam giáp sông Hàm Luông ngăn cách với với huyện Giồng Trôm và thị xã Bến Tre, giáp sông Cổ Chiên ngăn cách với tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Chợ Lách; phía Đông giáp huyện Thạnh Phú. Với diện tích 356,3 km2 nên Mỏ Cày là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bến Tre. Nằm ở hạ lưu sông Cửu Long nên khí hậu ở Mỏ Cày tương đối ôn hòa với hai mùa mưa nắng. Hằng năm vào mỗi tháng ba âm lịch có nước mặn nhiễm nhẹ ở các xã cuối huyện giáp với huyện Thạnh Phú, các nơi còn lại có nước ngọt quanh năm. Ngoài ra vào mùa gió chướng nước dâng cao gây ngập nước nhưng mức độ không nhiều và thời gian ngập cũng không kéo dài. Sự bồi đắp phù sa của hai nhánh sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên đã hình thành nên một vùng đất màu mỡ với nhiều loại hoa màu xen lẫn những vườn dừa, ruộng lúa, bãi mía và các vườn cây ăn trái xum xuê. Bên cạnh hai con sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, huyện Mỏ Cày có mạng lưới sông rạch chằng chịt như: rạch Cái Quao, rạch Tân Hương, rạch Cái Mơn, rạch Cái Cấm, rạch Mỏ Cày, kênh Thom, kênh Ngang, kênh Vàm Sả,…. Địa hình có nhiều sông rạch, kênh mương kết hợp với sự um tùm của vườn dừa, bãi mía đã tạo ra những điểm khác biệt giữa Mỏ Cày và nhiều địa phương khác; dù đi đến nơi nào trong huyện cũng thấy một màu xanh bạt ngàn của dừa và mía. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ quân và dân Mỏ Cày đã tận dụng địa hình để phát huy thế mạnh của lối đánh du kích nhằm hạn chế những loại vũ khí hiện đại tối tân của địch, quân dân Mỏ Cày đã dựa vào địa hình này phát huy sức mạnh của thế trận “hai chân, ba mũi” gây cho địch nhiều khó khăn thất bại. Như ta đã biết vào năm 1757 vùng đất Mỏ Cày đã chính thức có tên trên bản đồ nước Việt Nam. Mỏ Cày lúc bấy giờ thuộc tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định và Mỏ Cày trở thành một huyện của tỉnh Bến Tre vào thời gian trước năm 1945, từ đó 13 đến nay huyện Mỏ Cày đã nhiều lần tách nhập ra làm hai huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam. Cụ thể năm 1959 huyện được chia làm hai huyện là Minh Tân gồm những xã ở phía Bắc và Mỏ Cày là những xã còn lại ở phía Nam. Đến tháng 4 năm 1960 hai huyện trên được nhập lại thành huyện Mỏ Cày. Mãi đến tháng 9 năm 1970 khi phong trào đấu tranh chống địch bình định trên diện rộng, huyện Mỏ Cày lại thêm một lần chia thành huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, đầu năm 1976 hai huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam được họp lại thành huyện Mỏ Cày. Trong khoảng thời gian sau giải phóng nhân dân trong huyện đã chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp. Hiện nay do diện tích của huyện rộng lớn và do sự điều chỉnh về địa giới chung trong cả nước nên theo Nghị định số 08/CP ngày 9/2/2009 của Chính phủ đã chia huyện Mỏ Cày một lần nữa thành huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Mỏ Cày Nam (đến ngày 25/3/2009 việc chia tách được thi hành). Mặc dù vậy, nhân dân Mỏ Cày nói chung vẫn không ngừng ra sức đưa huyện nhà ngày một tiến lên bước đường phồn vinh, giàu đẹp trong hiện tại cũng như tương lai sắp tới. Theo thống kê dân số của huyện là 277.058 người, thành phần đông nhất vẫn là người Kinh. Theo tìm hiểu qua một số tài liệu thì cư dân ở huyện Mỏ Cày có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung. Nhớ lại những năm chiến tranh phong kiến loạn lạc ở vào thế kỉ XVI, XVII làm cho tình hình đất nước vô cùng khó khăn, nhân dân lao động phải sống trong cảnh vô cùng cơ cực. Các thế lực địa chủ phong kiến thay phiên nhau bóc lột, thêm vào đó là nạn bắt lính, lao dịch, phu phen khiến cho người dân lâm vào cảnh bần cùng. Thấy không thể nào sống được trong hoàn cảnh như thế buộc họ phải rời bỏ quê hương theo đường bộ băng rừng vượt suối và đường thủy bằng những chiếc ghe bầu xuôi dòng về phía Nam để tìm đất sống mới. Vào lúc này đất đai ở phương Nam vẫn còn khá nhiều vùng đất hoang chưa được khai phá và đây chính là quê hương mới với một cuộc sống tự do hơn thoát khỏi sự ràng buộc của triều đình phong kiến. Dần về sau ngay cả quan lại cũng được triều đình nhà Nguyễn kêu gọi, cho phép vào đây để khai khẩn đất đai xây dựng dinh thự, điền trang. Một bộ phận nữa là những binh lính chống đối chiến tranh hoặc một số tàn binh của Tây Sơn cũng lẫn vào vùng đất mới để tìm chốn mưu sinh. Từ chỗ mạnh dạn dám đương đầu với những khó khăn thử thách khi rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” để đi tìm vùng đất mới, những cư dân ở đây đã hình thành cho mình một đức tính kiên cường, dũng cảm. Bằng nghị lực phi thường đó ông cha đã từng bước biến những vùng đất hoang vu sình lầy, rừng rậm thành 14 những vùng đất trồng trọt trù phù. Có lẽ trong một hoàn cảnh gian nan đầy nguy hiểm như thế đã hình thành cho ông cha ta một bản lĩnh kiên cường, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và sự đoàn kết tương thân tương ái. Những đức tính tốt đẹp trên đã được lưu truyền cho các thế hệ con cháu. Truyền thống đó được nhân lên gấp bội khi cuộc sống gọi là tự do ở vùng đất mới dần bị bóp chết bởi bàn tay của bọn thực dân phong kiến. Năm 1867 khi xâm chiếm tỉnh Bến Tre, thực dân Pháp đã nhanh tay xây dựng một bộ máy cai trị đến tận cấp huyện. Thực dân Pháp đã sử dụng bọn địa chủ phong kiến làm tay sai để áp bức bóc lột nhân dân, duy trì những quyền lợi của chúng ở vùng đất này. Chính vì vậy những vùng đất mà người dân lao nhọc khai phá được dần dần bị bọn địa chủ bao chiếm. Bị địa chủ bóc lột, người dân Mỏ Cày còn phải mang gánh nặng thuế khóa do thực dân phong kiến gây ra. Đời sống của người dân ngày càng cơ cực với nhiều nỗi khổ: đói nghèo, bệnh tật, dốt nát,…. và từ đây đã nung nấu trong lòng mỗi người một mối căm thù sâu sắc đối với bọn thực dân phong kiến. Người Mỏ Cày vừa kiên cường, dũng cảm, gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương mới, vừa mang trong lòng một tình yêu nước nồng nàn, bất khuất nên đã liên tiếp đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn quê hương đất nước. Tính sáng tạo, mưu trí mà người dân Mỏ Cày thừa hưởng ở ông cha từ trước, nay đã được vận dụng vào trong cuộc đấu tranh chống giặc để cứu nước, cứu mình như: lập ra các ổ đề kháng, đóng cọc đắp cản để ngăn tàu giặc trên sông rạch, làm vườn không nhà trống những nơi mà giặc đến. Năm 1874, các anh hùng Nhiêu Đẩu, Nhiêu Cương, Khoan Dân, Thọ Dung cùng nhau lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh Pháp rất kiên cường. Năm 1893, một nghĩa quân tên là Hung tù Côn đảo vượt ngục về đã tập hợp lực lượng tập kích đồn Bang Tra nằm ven sông Cổ Chiên. Năm 1878, nhân dân Tân Bình đốt chợ Giồng Keo; năm 1879 nhân dân An Thạnh đốt chợ Thom tỏ thái độ bất hợp tác với địch và làng An Thới, Tổng Minh Huệ đã bỏ quê kéo nhau đi nơi khác sinh sống. Mùng 1 Tết năm 1916 (năm Bính Thìn), tổ chức Thiên địa hội ở làng Tân Phú Tây, đứng đầu là Tám Đáng và Chín Sửu đã tập hợp đông đảo người dân nổi dậy chiếm nhà việc, kéo nhau đi lùng bắt bọn chánh phó tổng và bọn tề làng, kêu gọi mọi người đứng lên đánh Pháp [4, tr.20]. Có thể nói phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Mỏ Cày trong thời kì này rất sôi nổi, nhưng hầu như tất cả đều thất bại. Mặc dù vậy, nó vẫn thể hiện lòng yêu nước, chí căm thù giặc của từng người ở đây vẫn luôn trào dâng sôi sục. Đồng thời để lại vô vàng bài học quí báu về những cách thức đấu tranh chống giặc cũng như niềm tự hào về tinh thần yêu nước đó. 15 Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng theo một đường lối đúng đắn. Sự trông chờ của nhân dân huyện Mỏ Cày đã trở thành hiện thực và giờ đây ngọn lửa yêu nước trong nhân dân được thổi bùng lên cùng với cả nước đập tan ách cai trị của thực dân Pháp trên đất nước, mở ra kỷ nguyên xây dựng nền độc lập, tự do cho dân tộc. Trong 30 năm (1945 – 1975), nhân dân huyện Mỏ Cày đã lập nên nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại và can thiệp Mĩ. Qua hai cuộc kháng chiến bản lĩnh hiên ngang, mưu trí và đầy sáng tạo của con người ở vùng đất cù lao được thể hiện rõ nét. Một phong trào “Đồng Khởi” (năm 1960) giành thắng lợi vang dội như là một minh chứng đầy sức thuyết phục về quyết tâm đánh giặc giữ nước của nhân dân huyện Mỏ Cày. Hàng thế kỉ sống, lao động và chiến đấu trên dãi đất cù lao mênh mông sông nước, để có được những vườn dừa, bãi mía và những cánh đồng lúa tươi tốt như hôm nay là trải qua biết bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhiều thế hệ người Mỏ Cày, tinh thần bản lĩnh độc lập tự chủ, tự cường, yêu nước sâu sắc cũng dần được tôi luyện. Khi đứng trước những khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên hay trong những khúc quanh co ngặt nghèo của lịch sử mà tưởng chừng không vượt qua nổi, nhân dân Mỏ Cày đã tự mình nổ lực vươn lên để giữ gìn và phát triển những gì mà ông cha đã dày công kiến tạo. 1.2. Sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và binh vận trong giai đoạn 1954 – 1960. 1.2.1. Yêu cầu của quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. Ngày 21/7/1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình được lập lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam sau 9 năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ. Nền độc lập, thống nhất và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam giờ đây được công nhận, buộc thực dân Pháp xâm lược phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, do so sánh lực lượng và tình hình chính trị thế giới lúc đó phức tạp nên đất nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc với 2 chế độ chính trị khác nhau, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Từ đây cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: vừa tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để tiến tới thực hiện việc thống nhất nước nhà. Hòa cùng không khí chung của cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Mỏ Cày vui tươi, phấn khởi đón chào nền độc lập với niềm tự hào khôn xiết. Giờ đây ách áp bức, bóc lột 16 của thực dân phong kiến hoàn toàn bị xóa bỏ, người dân có quyền làm chủ cuộc sống của mình. Nhà nhà, người người hào hứng bàn tán xôn xao về chuyện trở về quê cũ làm ăn, xây dựng cuộc sống mới với niềm vui về một nền hòa bình thật sự trọn vẹn như qui định của hiệp định Giơnevơ. Tuy nhiên, trong suy nghĩ riêng của mỗi người đều hiểu rằng việc đấu tranh để củng cố hòa bình thống nhất nước nhà là một cuộc đấu tranh lâu dài và đầy gian khổ, cuộc đấu tranh giành lấy nền hòa bình không vì việc đình chỉ chiến sự mà kết thúc, cuộc đấu tranh đó vẫn còn đang tiếp tục. Cùng với cả nước, ngay sau khi được các cấp triển khai nội dung, ý nghĩa thắng lợi của hiệp định Giơnevơ, cán bộ cốt cán trong huyện Mỏ Cày đã nhanh chóng ra sức tuyên truyền, lo phổ biến rộng rãi và tổ chức cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm giúp mọi người dân hiểu rõ việc thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ cũng như việc cần nắm vững nội dung pháp lý của các điều khoản dùng làm cơ sở cho việc đấu tranh. Khi hiểu rõ về thắng lợi trên mặt trận quân sự và ngoại giao, nhân dân huyện Mỏ Cày đã chủ động ra sức tuyên truyền về ý thức hòa bình cho binh lính ở các đồn, bót và đa số những binh lính trong hàng ngũ địch rất vui mừng vì chiến tranh đã kết thúc. Theo hiệp định Giơnevơ, quân đội cách mạng phải chuyển ra Bắc tập kết, vì vậy ở trong Nam chỉ còn có chính quyền và quân đội địch tạm thời quản lý. Hiểu rõ 2 nhiệm vụ: “Đi tập kết cũng vinh quang; ở lại cũng vinh quang”, Huyện ủy Mỏ Cày đã chuẩn bị tổ chức chuyển quân tập kết thực hiện đúng qui định. Ngày 25/8/1954, huyện Mỏ Cày đã tổ chức đưa 500 người đi tập kết gồm phần lớn là cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện, du kích các xã và cán bộ Đảng, thương binh, con em cán bộ cách mạng cùng với 2500 lực lượng các huyện trong tỉnh đã rời quê hương xứ dừa vào Cà Mau để tập kết ra Bắc [3, tr.75]. Những buổi chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ra đi và người ở lại với ước hẹn ngày gặp lại sau 2 năm, nhưng trong thâm tâm của từng người không khỏi băn khoăn cho cuộc đấu tranh sắp tới khi đế quốc Mĩ đã thay chân Pháp nhảy vào xâm lược Việt Nam. Trước sự phản bội lại những gì đã kí kết tại hội nghị Giơnevơ của những nước lớn (thực dân Pháp và đế quốc Mĩ), Đảng bộ và nhân dân huyện Mỏ Cày trên cơ sở chung là sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đã chủ động chuẩn bị mọi mặt để đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra. Trước tiên là phải nhanh chóng kiện toàn tổ chức lại bộ tham mưu của Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Khái được phân công giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy cùng nhiều đồng chí khác có trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức nhân dân tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh và đấu tranh 17 chống Mĩ để giải phóng quê hương đất nước. Thứ hai, cần nhanh chóng ổn định lại các tổ chức cơ sở Đảng và đoàn thể. Các tổ chức Đảng ở các xã như: Thành Thới, Phước Hiệp, Bình Khánh, Đa Phước Hội, An Thạnh, Tân Trung,… được củng cố với số lượng đảng viên có nơi lên tới 50 người, đa số các cán bộ đảng viên được học tập triển khai nắm được tình hình đấu tranh trong giai đoạn mới. Đây là lực lượng chính gần gũi với các tầng lớp nhân dân để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đấu tranh cách mạng. Về phía tổ chức đoàn thể cũng có sự thay đổi, nhiều tổ hội mới được thành lập như: Đoàn Thanh niên cứu quốc được đổi tên là Đoàn Thanh niên lao động, đã tập hợp những thanh niên yêu nước và có thành tích lớn trong giai đoạn trước vào tổ chức Đoàn; còn có: Hội chùa, hội đình, tổ vạn vần đổi công, đoàn cải lương Lam Sơn (Định Thủy), tổ chức nghiệp đoàn nông dân,… mặt trận đoàn kết nhân dân được hình thành rộng khắp trong từng cụm dân cư sẵn sàng đấu tranh buộc địch phải thi hành hiệp định. Thứ ba: Tranh thủ thời gian chuyển quân tập kết tiến hành phân chia ruộng đất cho dân cày mà trước đây bị bọn thực dân phong kiến bao chiếm, nhằm tạo cơ sở ổn định cuộc sống cho nhân dân, tạo niềm tin chắc chắn vào chính quyền cách mạng, ngoài ra căn cứ vào thành tích của từng đơn vị, cá nhân đã đạt được trong kháng chiến chống Pháp, chính quyền cấp trên đã tổ chức biểu dương, khen thưởng đem lại niềm tự hào vô kể tạo thành một luồng sức mạnh mới trong toàn thể nhân dân. Thứ tư, mặc dù đã nghiêm chỉnh thực hiện việc chuyển quân tập kết nhưng cũng ban lãnh đạo đã bí mật giữ lại một số cán bộ quân sự và duy trì một số cơ sở sản xuất vũ khí, cùng với việc phân tán, chôn giấu vũ khí ở nhiều nơi. Mặc dù cán bộ ở lại và vũ khí không nhiều, không hiện đại nhưng đây cũng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng, là sự chuẩn bị rất cần thiết cho cuộc đấu tranh vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thứ năm, cần đặc biệt quan tâm đến công tác tình báo nhằm nắm thông tin tình hình địch qua các cơ sở báo cáo mà kiểm nghiệm hoặc đào tạo, giáo dục tổ chức đưa người vào các cơ quan, chính quyền, lực lượng quân sự của địch làm cơ sở nội tuyến, qua gia đình và hộp thư mật theo qui định để “nắm bắt” nguồn tin tức có tính chất lâu dài. Có thể nói mặc dù sau 9 năm kháng chiến còn bộn bề với bao khó khăn thách thức, nhưng với ý chí, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân huyện Mỏ Cày từng bước xây dựng cho mình một tâm thế bước tiếp trên con đường cách mạng. Trong khi ta nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơnevơ thì địch tìm mọi cách phá hoại hiệp định một cách trắng trợn. Lợi dụng 300 ngày chuyển quân tập kết, Pháp và Mĩ cấu kết nhau tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đồng thời 18 độc chiếm miền Nam Việt Nam thông qua bộ máy tay sai là chính quyền Ngô Đình Diệm (thực chất là Mĩ đã từng bước gạt Pháp ra khỏi cuộc xâm lược này bằng hai bản hiệp ước được kí ngày 13/12/1954 và ngày 19/12/1954). Thực tế ở miền Nam Việt Nam nói chung và huyện Mỏ Cày nói riêng sau hiệp định Giơnevơ diễn ra cuộc chạy đua tranh giành quyền lực của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đế quốc Mĩ dựa vào sức mạnh về kinh tế, quân sự của mình cũng như dựa vào chính quyền Sài Gòn đã từng bước tiến hành chống phá cách mạng ở miền Nam. Với sự hậu thuẩn của Mĩ, Ngô Đình Diệm nhanh chóng xây dựng một bộ máy chính quyền nhằm biến miền Nam thành “một quốc gia mạnh” của “thế giới tự do”, có một “đạo quân cảnh sát” và một “đạo quân sen đầm” lớn mạnh để chống cách mạng, chống cộng sản [52, tr.157]. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng xong bộ máy tề ngụy từ huyện đến xã. Đến lúc này kẻ thù đã lộ rõ bộ mặt tàn bạo và hung ác. Chúng bắt đầu tập trung quân, đóng đồn bót, xây dựng lại công sở, đưa bọn lưu vong trở về lập lại bộ máy tề xã, ấp, tiến hành bắt lính. Để quản lí, kiềm kẹp nhân dân chúng đã ra thông báo kêu người kháng chiến cũ ra trình diện, thực hiện việc kiểm tra nắm lại nhân khẩu trong huyện, xã, ấp. Ngoài ra, Ngô Đình Diệm còn cho thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, công khai khủng bố những người cộng sản và những người kháng chiến cũ. Hàng vạn đồng bào yêu nước và những đảng viên cộng sản bị bắt tù đày, tra tấn dã man và bị giết chết không cần xét xử. Chúng biến những nơi thờ tự như: thánh thất, nhà thờ, đình chùa thậm chí cả trường học thành những nơi giam cầm, tra tấn dã man đồng bào yêu nước. Đình Hội Yên ở Mỏ Cày trước kia đã được những người dân lập ra để thờ cúng với mong ước có được cảnh sống hòa bình, ấm no giờ đây bị Mĩ, ngụy biến thành nơi mà ngày đêm đồng bào yêu nước phải rên rỉ đau thương bằng cả nước mắt và máu dưới bàn tay tra tấn tàn bạo của kẻ thù. Có thể nói, một nền hòa bình yên vui thật sự mà nhân dân cả nước cũng như nhân dân huyện Mỏ Cày từng ngày, từng giờ nghĩ tới chắc có lẽ còn lâu lắm bởi âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ của địch dần dần bị bóc trần. Quê hương trở nên u ám, không khí căng thẳng, trả thù, khủng bố đau thương tràn ngập vùng quê. Tháng 7/1956, Ngô Đình Diệm đã trắng trợn tuyên bố không thi hành hiệp định Giơnevơ và cũng có nghĩa là đất nước Việt Nam sẽ không có ngày tổng tuyển cử để thống nhất theo qui định. Một mặt, Mĩ - ngụy tiếp tục thực hiện chính sách khủng bố đàn áp phong trào cách mạng, xúi giục binh lính tàn sát đẫm máu nhân dân, tạo ra tâm trạng chiến tranh và làm mất dần sự tin tưởng của nhân dân với cách mạng cũng như việc chia cắt đất nước lâu dài. Ngoài ra, chúng còn tổ chức tuyên truyền xuyên tạc nói xấu vai trò của miền Bắc và đường lối của Đảng 19 nhằm gây tâm lý hoang mang bất an trong binh sĩ cũng như quần chúng nhân dân. Đây là thời kì đen tối, ngột ngạt của nhân dân ở miền Nam, chưa bao giờ trong lịch sử có những cuộc khủng bố, đàn áp với một qui mô lớn và dai dẳng như những năm Mĩ - Diệm thực hiện chống phá cách mạng miền Nam bằng chiêu bài chống cộng, diệt cộng. Cuối năm 1957, Mĩ - Diệm càng tăng cường kiềm kẹp nhân dân rất gắt gao, buộc từng người dân ở đây phải làm thẻ căn cước, kê khai thành viên trong gia đình, thực hiện chính sách đối xử phân biệt với từng gia đình đồng thời dùng gia đình này giám sát gia đình khác. Về mặt quân sự chúng còn tăng cường thêm lực lượng công an, cảnh sát từ tỉnh và huyện Mỏ Cày; tăng thêm tổng đoàn dân vệ đến cấp xã hòng xiết chặt hơn vòng vây khủng bố cách mạng: Ở xã Đa Phước Hội có tên đồn trưởng Xê ác ôn thường xuyên bắt bớ những người mà y cho rằng là Việt Cộng rồi mổ bụng, ăn gan, uống mật kể cả những người dân vô tội; ở xã Định Thủy có tên đội trưởng Dung hoạt động trong tổ Minh Đạt,….. Giữa năm 1958, Mĩ - Diệm cho xây dựng khu trù mật Thành Thới (xã Thành Thới – huyện Mỏ Cày) đây là một trong 4 khu trù mật mà Mĩ, ngụy cho lập ra ở tỉnh Bến Tre. Với chính sách này chúng muốn thực hiện ý đồ tách dân ra khỏi cách mạng, không để cho dân làm chỗ dựa cho chính quyền cách mạng, phân tán làm lung lay niềm tin của nhân dân vào đường lối đấu tranh chính trị của Đảng. Chính vì vậy, việc đi lại hoạt động của cán bộ Đảng viên gặp nhiều khó khăn, buộc phải đi nơi khác để bảo toàn lực lượng, người dân yêu nước vô cùng lo lắng cho phong trào cách mạng cho cán bộ Đảng viên. Lợi dụng tình hình này bọn tay sai của Mĩ - Diệm ngóc đầu lên tiến hành chống phá ác liệt phong trào cách mạng. Tháng 3/1959, địch tuyên bố đặt miền Nam Việt Nam trong tình trạng chiến tranh. Tháng 5/1959, chúng ban hành Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam để công khai chém giết đồng bào Miền Nam. Rõ ràng đã đến lúc kẻ địch không thể nào tiến hành theo phương thức thống trị như cũ được nên chúng mới dùng đến những hành động dã man, tàn ác nhằm cố gắng duy trì sự thống trị của mình mà theo cách gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam. Nhưng tất cả những thủ đoạn trên đã không chứng minh được là bọn Mĩ, ngụy đang mạnh dần lên hay rất mạnh mà nó thể hiện sự bối rối, khủng hoảng, suy yếu và ngày càng bế tắc. Nhân dân Mỏ Cày với lòng tin sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng nên ngay từ đầu khi địch thực hiện những chính sách này đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Giờ đây, lòng căm thù giặc trong nhân dân đã thành cơn bão táp sẵn sàng vùng lên cùng với nhiều sáng tạo mới trong đường lối đấu tranh để lật đổ mọi áp bức, tự giải phóng mình. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan