Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận quy hoạch du lịch tỉnh quảng ninh...

Tài liệu Tiểu luận quy hoạch du lịch tỉnh quảng ninh

.DOC
48
348
100

Mô tả:

Chương 1 - ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ  Lãnh thổ Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vị trí có kinh độ 106º25'đến 108º25' Đông và vĩ độ 20º40' đến 21º40' Bắc, với bề rộng 195 km từ Đông sang Tây và trải dài 102 km từ Bắc xuống Nam. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha (số liệu năm 1998). Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.  Kinh tế - chính trị Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt. Đó là những tiềm năng to lớn để Quảng Ninh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sản xuất công, nông, ngư nghiệp đến phát triển thương mại, dịch vụ. Đặc biệt là Quảng Ninh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Chính vì vậy mà Quảng Ninh đang là một một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Về nông nghiệp Do đặc thù địa hình, Quảng Ninh không có điều kiện đề trồng cây lương thực thực phẩm như các tỉnh khác ở vùng đồng bằng sông Hồng. Thay vào đó, tỉnh đang chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp và ăn quả như thông, chè, dứa, nhãn, vải... Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng rất phát triển với các loại vật nuôi như trâu, bò, lợn, bê, gà, ngan, ngỗng, vịt...Đáng chú ý là Quảng Ninh có giống lợn Móng Cái nổi tiếng vì dễ nuôi, chóng lớn, nạc nhiều, sinh sản tốt. Các huyện miền Đông còn nuôi nhiều ngan lai vịt, tiếng địa phương gọi là "cà sáy" thịt ngon, chóng lớn. Quảng Ninh cũng là nơi nhập nhiều giống ngoại: trâu Mu-ra ấn Độ, bò Sinơ ấn Độ, bò sữa Hà Lan, ngựa, cừu, dê Mông Cổ. Hiện nay trong đàn gia súc có thêm hươu sao. Thế mạnh nông nghiệp của tỉnh là thuỷ hải sản. Hiện nay, Quảng Ninh là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước. Dọc chiều dài 250 km bờ biển Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi biển, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục nghìn ha vũng nông ven bờ là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. - Về công nghiệp Thế mạnh của tỉnh là ngành công nghiệp khai khoáng. Trong đó, quan trọng nhất là than đá. Tỉnh có nhiều mỏ than lớn nhất cả nước như Hòn Gai, Hà Tư, Cẩm Phả, Uông Bí, Cái Bàn. Mỏ than Quảng Ninh sản xuất 90% sản lượng than toàn quốc, cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, tại Uông Bí còn có mỏ sắt, Hoành Bồ có mỏ đá chứa dầu, Lệ Viên có mỏ đồng, đảo Hai Sông có nhiều mỏ đá vôi và nhà máy xi măng, khu Hoành Bồ có mỏ đất sét. - Về dịch vụ Quảng Ninh là tỉnh có mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Đường bờ biển dài thuận lợi cho giao thông nội thuỷ và viễn dương. Hệ thống cảng biển ngày càng phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Khối lượng vận tải hàng hoá của tỉnh tăng nhanh qua các năm. Khối lượng hành khách vận chuyển là 7.5 triệu người và ngày càng phát triển về số lượng. Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kĩ thuật - xã hội, Quảng Ninh là một trong những tỉnh phát triển thông tin liên lạc vào loại nhanh và hiệu quả. Hiện nay, Quảng Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về mật độ sử dụng diện thoại với 5 máy/ 100 dân. Với những thuận lợi về vị trí địa lí, thương mại của tỉnh cũng phát triển vượt bậc, đặc biệt là hai lĩnh vực kinh tế cửa khẩu và du lịch. Để đẩy mạnh kinh tế thương mại, Quảng Ninh đã củng cố trung tâm thương mại - tài chính ở thành phố Hạ Long cũng như mở rộng các hệ thống bán lẻ, phát triển kinh tế ngoại thương, khai thác thị trường mậu biên, trao đổi tiểu ngạch biên giới. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của tỉnh tương đối cao.. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế , Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển , cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2011) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2011 GDP đầu người đạt 2264 USD/năm. (Hạ Long 3063 USD/năm, Móng Cái 2984 USD/năm ,Cẩm Phả 2644 USD/năm ,Uông Bí 2460 USD/năm). Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao .(Năm 2011 Điện: 8,6 triệu đồng, Than: 7.7 triệu đồng, Du Lịch Dịch vụ 9.2 triệu đồng). Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng Tỉnh đã phối hợp với các Bộ ngành Trung ương hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đoạn tỉnh Quảng Ninh quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để tăng cường hợp tác phát triển. Kết hợp tốt việc củng cố quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững an ninh chính trị, nhất là khu vực biên giới và hải đảo. Quan hệ đối tác được mở rộng, các hoạt động hữu nghị, giao lưu và hợp tác Nhân dân với các tỉnh của Trung Quốc (Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam, Trùng Khánh; khu tự trị dân tộc Choang), tỉnh Gang Won - Hàn Quốc, tỉnh Hủa Phăn Lào và một số địa phương khác trong diễn đàn hợp tác du lịch liên khu vực Đông Á (EATOF) được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và giữ vững môi trường quốc tế hòa bình, ổn định và thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Giao thông, giao lưu trao đổi Hệ thống giao thông của Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và cảng hàng không. Trong đó, hệ thống đường bộ có 5 tuyến Quốc lộ dài 81 km, đường tỉnh có 12 tuyến với 301 km, 764 km đường huyện và 2.500 km đường xã, toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp. Đối với hệ thống đường thuỷ nội địa toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa, 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Các cảng biển lớn như Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét và Cảng Mũi Chùa. Ngoài ra tỉnh còn có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép - Hạ Long và hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than. Trong tương lai gần, tại huyện đảo Vân Đồn sẽ hoàn thành Cảng hàng không Quảng Ninh (Sân bay Vân Đồn) đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và tham quan du lịch cho người dân và khách du lịch tới đây. Quảng Ninh cũng đã và đang phát triển dịch vụ thuỷ phi cơ cho mục đích di chuyển và ngắm cảnh.  Du lịch Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Tỉnh cũng được kết nối với 4 cảng biển quốc tế: Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai và Vạn Gia. Về khu vực kinh tế cửa khẩu, tỉnh có 3 khu gồm: Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh và Khu kinh tế đặc biệt (SEZ) Vân Đồn. Toàn tỉnh có 4 thành phố: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và 1 thị xã: Quảng Yên. Tỉnh cũng kết nối trong nước với Hải Phòng (cách trung tâm Hải Phòng 70 km), thành phố lớn thứ ba trên toàn quốc. Những điểm đến du lịch chính chủ yếu nằm ở khu vực phía đông nam của tỉnh. Với những tài sản vật thể và phi vật thế vốn có, Quảng Ninh sở hữu những tiềm năng lớn để trở thành một điểm đến du lịch chính của Việt Nam. Trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh chính là cửa ngõ thông sang thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Với tiềm năng và vị 16 trí địa lý kinh tế thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển du lịch với Trung Quốc cũng như các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng với Hà Nội và Hải Phòng. Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, là mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, là trung tâm du lịch của tỉnh với sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch biển, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với các loại hình du lịch khác. Du lịch Quảng Ninh đã và đang đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng du lịch Bắc Bộ, không chỉ thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời cũng mang lại một nguồn thu tương đối lớn. Do đó, sự phát triển của du lịch tỉnh Quảng Ninh sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng. 1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.2.1.1. Địa hình  Đặc điểm hình thái địa hình Dạng địa hình 1. Núi Phân tích - Hơn 80% đất đai là đồi núi - Có độ cao trung bình trên 1000m - Các ngọn núi ở Quảng Ninh đã đóng góp vào du lịch của Quảng Ninh, với việc khai thác các loại hình du lịch từ các ngọn núi như: du lịch khám phá, mạo hiểm, chinh phục độ cao của nhiều ngọn núi. Bên cạnh đó, còn có thể tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của một số dân tộc và người dân bản địa… - Các núi có ý nghĩa du lịch: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m), đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ, núi Bài Thơ, núi Chùa Lôi/Lôi Âm (thành phố Hạ Long), núi Kỳ Thượng (huyện Hoành Bồ), núi Chúc Bài Sơn (huyện Hải Hà)… 2. Đồi (trung du) và đồng - Diện tích chiếm 10% diện tích tự nhiên, bao gồm bằng những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dẫn xuống các triền sông và bờ biển. Có thể chia thành 2 tiểu vùng : + Tiểu vùng phù sa cổ: Là các dạng đồi gò hoặc dải đất hẹp ở phía Bắc Đông Triều, chạy dọc từ Dốc Đỏ (Uông Bí) qua Minh Thành, Yên Lập (TX. Quảng Yên) và dải chạy dọc đường số 4 từ Tiên Yên tới TP.Móng Cái. Độ cao trung bình 25m, lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh. Dải đồi có độ dốc thoải nhất là ở thung lũng sông Vai Lai, có nhiều đồi thấp khoảng trên dưới 50m, đỉnh bằng, sườn rất thoải. Dạng địa hình này phù hợp với cây lâu năm và sản xuất nông, lâm kết hợp. + Tiểu vùng phù sa mới: Là vùng đồng bằng để sản xuất nông nghiệp ở TX. Đông Triều, TX. Quảng Yên và từ Tiên Yên đến TP. Móng Cái. Đây là những dải đồng bằng thường có diện tích nhỏ hẹp, nằm gần như ngang với mực nước biển và là sản phẩm tích tụ của phù sa biển và phù sa sông. Chúng còn được tiếp tục lấn ra ngoài khơi bởi những bãi phù sa biển rất rộng lớn, đặc biệt là ven bờ biển TP. Móng Cái..  Các dạng địa hình đặc biệt Dạng địa hình Phân tích 1. Ven biển - Đường bờ biển có chiều dài 250km, với 2.000 hòn đảo lớn nhỏ của tỉnh chiếm hơn hai phần ba số đảo trên toàn quốc. - Các bãi biển và chiều dài của các bãi Bãi biển Trà Cổ (17km đường bờ biển), Bãi biển Bãi Cháy - Hạ Long (chiều dài hơn 500m và rộng 100m), Bãi biển Tuần Châu - Hạ Long (trải dài 2km, độ mặn 25,4 %), Bãi biển Bãi Dài - Vân Đồn (trải dài gần 2 km)… - Độ mặn, độ trong Bãi biển 2. Karst Độ (‰) muối 1. Bãi tắm Tuần Châu 25,4 2. Bãi tắm Bãi Cháy 28,7 3. Bãi tắm Ti Tốp 30,9 4. Bãi tắm Bãi Dài 27,2 5. Bãi tắm Trà Cổ 29,9 Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Ninh, (2011) - Nhìn chung biển ở Quảng Ninh đều có giới hạn độ mặn nằm trong quy định đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nước biển ở Quảng Ninh xanh và trong, bên cạnh đó còn có nhiều bãi cát trắng dài và mịn. - Thời gian có thể khai thác (tắm biển): vào mùa hè khoảng tháng 4 đến tháng 6 - Các bãi biển đẹp có giá trị cho du lịch như: Bãi biển Trà Cổ, Bãi biển Bãi Cháy - Hạ Long, Bãi biển Ti Tốp - Vịnh Hạ Long, Bãi biển Tuần Châu - Hạ Long, Bãi biển Bãi Dài - Vân Đồn, Bãi biển Hồng Vàn - Cô Tô, Bãi biển Vàn Chảy - Cô Tô… - Một số đảo đẹp có giá trị cho du lịch như: Đảo Tuần Châu, Đảo Cô Tô, Đảo Quan Lạn, Đảo Cái Chiên, Đảo Ngọc Vừng, Đảo Vĩnh Thực, - Dạng Karst chủ yếu ở Quảng Ninh: Karst ngập nước. - Một số điểm có giá trị du lịch như: + Nhóm 1, là di tích các hang ngầm cổ, tiêu biểu là hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long,v.v... + Nhóm 2, là các hang nền Karst tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống v.v.. + Nhóm 3, là hệ thống các hàm ếch biển, tiêu biểu như 3 hang thông nhau ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang… 1.2.1.2. Khí hậu  Đặc điểm khí hậu thời tiết Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô. - Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 200C. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C. Trong tỉnh, ở cùng một độ cao, nhiệt độ giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc và từ Đông sang Tây, từ vùng thấp lên vùng cao. Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 17 0C (không đạt tiêu chuẩn nhiệt đới) so với các nơi khác cùng vĩ tuyến, nhiệt độ trong tháng 1 của tỉnh thấp hơn 5 – 60C. Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 ở hầu hết các nơi đều đạt trên 280C, trị số cao nhất lên tới 390C. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12 0C và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,10C - Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm. Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. - Về độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, nhất là các vùng: đảo Cô Tô, Tiên Yên, TP. Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà. Trị số bình quân năm 84%, các nơi khác từ 81-83%. Nhìn chung độ ẩm không khí tương đối ở Quảng Ninh chênh lệch giữa các vùng không lớn lắm, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa khô.  Các hiện tượng thời tiết bất thường - Gió mùa: Thông thường mùa gió mùa bắt đầu từ tháng 9, 10 kết thúc vào tháng 5, 6. Trung bình mỗi năm ở Quảng Ninh có 20 - 25 đợt gió mùa, trung bình mỗi tháng có gần 3 đợt. Khoảng cách giữa các đợt rất thất thường, thông thường chỉ 5 -10 ngày, có khi chỉ 3 - 4 nhưng nhiều khi lại là 10 - 15 ngày hoặc hơn nữa. Gió mùa làm tăng tốc độ gió, giảm nhiệt độ và nhiều khi gây mưa. Khi có gió mùa, hướng gió thường chuyển sang Bắc, Đông Bắc hay Tây Bắc, tốc độ gió lớn nhất có thể trên 15m/s. Ở các đảo khơi, tốc độ gió lớn nhất thường là 10 - 15m/s. Trên đất liền, tốc độ gió nhỏ hơn. - Mưa phùn: Mưa phùn trong vùng không lớn, nơi mưa phùn nhiều nhất chỉ có 38 ngày/năm kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tháng nhiều mưa phùn nhất là tháng 3, hầu hết các nơi trung bình đều có trên 8 ngày mưa phùn trong năm. - Hiện tượng bão, lũ lụt: Tháng có nhiều bão đổ bộ vào khu vực nghiên cứu là tháng 7, 8. Trung bình mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 3 - 4 cơn bão, bão đổ bộ vào Quảng Ninh phần lớn là bão nhỏ và vừa. Tốc độ gió trong bão ở nhiều nơi trên 20m/s; cá biệt một số cơn bão có tốc độ gió trên 40m/s. Các cơn bão đổ bộ trực tiếp thường cho mưa rất lớn, ít nhất cũng một vài nơi có lượng mưa trên 100mm. Mưa bão thường kéo dài 3, 4 ngày, có khi đến 6, 7 ngày, có ngày mưa trên 200mm. - Sương muối: Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm nhiệt độ đột ngột. Trong 24 giờ, chênh lệch nhiệt độ trước và sau lúc gió mùa về thường vào khoảng 4 – 50C, có khi trên 100C. Đây là cơ hội để hình thành sương muối. Sương muối thường chỉ xảy ra trong tháng 12, 1, 2 thời gian mà nhiệt độ thấp nhất của mặt đất có khả năng thấp hơn nhiệt độ đông kết (0 0C). Sương muối là thiên tai gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp. - Lốc xoáy và mưa đá - Lũ ống - Tình trạng nắng nóng kéo dài - Khô hạn vào mùa đông - Rét đậm, rét hại Chúng ta có thể đến Quảng Ninh vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm tuyệt vời nhất để du lịch ở đây là vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10. 1.2.1.3. Nguồn nước Nguồn nước Phân tích 1. Sông - Quảng Ninh có khoảng 30 sông lớn nhỏ, trong đó có 4 sông lớn, diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2. Phần nhiều các sông đều nhỏ, ngắn và dốc, thung lũng sâu và hẹp, xâm thực mạnh nhưng xâm thực ngang yếu và hầu như không có bồi tụ. Các sông, suối đều bắt nguồn từ các vùng núi cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 - 1.300m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển. Các sông phần lớn không có trung lưu, cửa sông đổ ra biển có dạng vịnh cửa sông. - Có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ (80km). Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 – 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp. - Mật độ trung bình 1,0 - 1,9 km/km 2, có nơi đến 2,4km/km2 - Do hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng 8, tháng 9) thường xảy ra lũ lụt gây ách tắc giao thông và phá hoại mùa màng của nông dân 2. Hồ 3. Nước khoáng 4. Thác nên việc khai thác trực tiếp cho du lịch còn nhiều hạn chế mà chỉ khai thác gián tiếp thông qua các suối,thác được tạo bởi các nhánh sông phù hợp với các điều kiện để phát triển được các điểm du lịch sinh thái - Hồ ở Quảng Ninh có nguồn gốc tự nhiên và cũng có hồ được con người làm nên hay còn gọi là hồ nhân tạo. - Quảng Ninh có nhiều hồ gắn liền với cảnh quan rừng núi rất tốt cho phát triển du lịch sinh thái. Điển hình là hồ Yên Trung (thành phố Uông Bí), , hồ Khe Chè, hồ Bến Châu (huyện ĐôngTriều), hồ Tràng Vinh, hồ Phềnh Hồ, hồ Mán Thí (thành phố Móng Cái), hồ Yên Lập (thành phố Hạ Long), hồ Chúc Bài Sơn (huyện Hải Hà), , hồ Quất Đông… - Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu) trong suốt không màu, không mùi, có vị hơi mặn, độ khoáng hoá từ 3,5-5,05 g/l. Thành phần vi lượng chủ yếu là Na, K, Ca, Mg, Cl, SO4, H2CO3.Với các vi lượng này, rất có lợi cho giải khát và tiêu hoá.. Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 350 C, có thể dùng chữa bệnh - Các nguồn nước khoáng ở Quảng Ninh đều có giá trị cho loại hình du lịch nghĩ dưỡng và chữa bệnh. - Trên các vùng rừng núi Quảng Ninh có một số thác có cảnh quan đẹp, điển hình là thác Lựng Xanh (thành phố Uông Bí), thác Mơ (thị xã Quảng Yên), thác Khe Vằn (huyện Bình Liêu). Tuy nhiên, quy mô của những suối thác này không lớn, nguồn nước vào mùa khô thường bị giảm nhiều nên sức hấp dẫn còn hạn chế. 1.2.1.4. Sinh vật  Đặc điểm chung về hệ sinh thái Điều kiện tự nhiên phong phú, hội tụ đầy đủ núi, đồi, đồng bằng, các thủy vực, vùng cửa sông, ven biển đã hình thành nên tính đa dạng sinh học của Quảng Ninh. Trong số 4350 loài của hệ động thực vật Quảng Ninh ghi nhận được có tới 2236 chi, 721 họ thuộc 19 ngành của 3 giới động vật, nấm và thực vật. Trong số đó có 182 loài (4,81%) được ghi nhận là đặc hữu thuộc các bậc khác nhau;154 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (3,54%), 56 loài trong Nghị định 32/2006/NĐCP, 72 loài trong danh mục đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).  Vườn quốc gia Bái Tử Long Được thành lập vào năm 2001. VQG Bái Tử Long nằm trong quần thể vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội gần 200km về phía đông. Vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm hệ sinh thái biển với diện tích mặt biển chiếm 2/3 diện tích vườn quốc gia và là nơi lưu giữ nhiều mẫu gen động thực vật quý hiếm nhiều loài được ghi vào sách đỏ. Trong đó khu sinh thái đảo Ba Mùn, xã Minh Châu là vùng lõi của vườn quốc gia. Các loài động thực vật sinh sống trong vườn rừng và vùng biển tại khu vực Vườn Quốc gia Bái Tử Long rất phong phú, quý hiếm, có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen. Theo khảo sát Vườn Quốc gia có trên 178 loài thực vật thuỷ sinh 119 loài cá, 132 loài động vật không xương sống, 106 loài san hô trú ngụ, sinh trưởng tại vùng biển, bãi triều, vụng áng và hàng chục loài chim săn mồi đặc hữu như: diều hâu Miến Điện, chim ưng Nhật Bản, diều hâu đen, chích chòe lửa, bìm bịp lớn, đớp ruồi Hải Nam... Cấu tạo địa chất của Vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm những đảo đất nằm xen kẽ với đảo đá như: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ, có những dãy núi đá vôi vây quanh những thung lũng rộng lớn tạo thành những thung áng tạo ra môi trường sống phong phú của nhiều loại động thực vật khác nhau. Nổi bật là Thung áng Hang Dơi nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, đây là khu rừng ngập mặn rộng khoảng 10ha, địa hình của thung áng Hang Dơi là không trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Nước biển chảy qua những hang ngầm hay những khe hốc đá, cộng với nước ngọt chảy trên sườn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động thực vật. Ở đây có nhiều loài sinh sống như ếch, nhái, rắn, xen kẽ với những loài nước mặn như tôm, ngán, sam... Nằm ở phía cuối rừng ngập mặn này là Hang Dơi, đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi. Hiện tại Hang Dơi còn là nơi cư trú cho nhiều loài động vật như dái cá, cầy, cáo. Đặc biệt là loài khỉ xuất hiện khá nhiều, bao gồm giống khỉ ức trắng lông vàng sống tồn tại tự nhiên ở đây. Đây còn là khu bảo tồn về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn văn hóa lịch sử với các di chỉ khảo cổ như hang Soi Nhụ nơi phát hiện sự tồn tại của người Việt cổ cách đây khoảng 14 nghìn năm với dấu tích một thương cảng Vân Đồn sầm uất trước đây. 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.2.1. Di tích văn hóa lịch sử Toàn tỉnh có 626 di tích đã được kiểm kê, 125 di tích được xếp hạng, trong đó 64 di tích được xếp hạng quốc gia trong đó có 4 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, gồm: Thắng cảnh Vịnh Hạ Long (đợt 1, năm 2009), Di tích và danh thắng Yên Tử, Di tích lịch sử Bạch Đằng (đợt 3, năm 2012) và Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều và 61 di tích cấp tỉnh. Bảng: SỐ LƯỢNG VÀ MẬT ĐỘ DI TÍCH QUỐC GIA TỈNH QUẢNG NINH TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tỉnh Quảng Ninh Cả tỉnh Huyện Vân Đồn Huyện Đông Triều TX. Quảng Yên TP. Móng Cái TP. Cẩm Phả TP. Uông Bí TP. Hạ Long Diện tích ( km2) Di tích Mật độ 6.103,2 km2 551,5 km2 396,6 km2 626 6 121 *** ** *** Số DT được xếp hạng QG Di tích Mật độ XHQG DTXHQG 64 *** 1 * 5 * 325,9 km2 200 *** 39 ** 6 2 1 5 ** * * * 1 1 1 2 * * * ** 2 516,6 km 339 km2 243,5 km2 271,5 km2 Tổng số di tích Quy ước mật độ: * thưa (rất thưa); ** trung bình; *** dày (khá dày) Ngoại trừ Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long và Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang là tiêu điểm thu hút các đối tượng khách du lịch trong nước và quốc tế, sức hấp dẫn du lịch của các di tích còn lại chủ yếu xuất phát từ đặc trưng văn hóa, nhu cầu tâm linh, vị trí địa điểm, cảnh quan, điều kiện giao thông, quy mô kiến trúc xây dựng và hiệu quả quảng bá của từng di tích cụ thể. Theo đó, một xu hướng chung dễ nhận thấy là: Những di tích lịch sử - văn hóa có cảnh quan đẹp, điều kiện giao thông thuận lợi, được đầu tư quy mô lớn và được quảng bá giới thiệu tốt thì khả năng thu hút khách du lịch sẽ tốt hơn. Điển hình là đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí)…Gắn liền với những di tích này là các Lễ hội truyền thống được tổ chức chủ yếu vào mùa Xuân. Đây là một nét đặc trưng văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tiêu biểu cho xu hướng nói trên là chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng và đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Mặc dù mới được đầu tư tôn tạo trong thời gian gần đây, nhưng 3 di tích nói trên đã nổi lên như những điểm thu hút khách tâm linh - văn hóa sôi động. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều di tích có giá trị như chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, chùa Xuân Lan, đền Xã Tắc (thành phố Móng Cái), nhà thờ Hòn Gai 26 (thành phố Hạ Long), đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn)…nhưng chưa thực sự thu hút được nhiều khách tham quan. Có một thực tế là, ngoại trừ danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới chỉ có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa, trong đó chủ yếu là dòng khách tâm linh. Sức hút đối với khách du lịch nước ngoài chưa đáng kể. 1.2.2.2. Lễ hội Có tổng số 8 lễ hội được diễn ra ở Quảng Ninh Lịch lễ hội diển ra trong năm TT Tên lễ Thời Địa điểm hội gian (âm lịch) 1 đền Cửa Từ ngày Diễn ra tại đền Ông mùng 2 Cửa Ông, tháng phường Cửa giêng Ông, thị xã cho đến Cẩm Phả. hết tháng 3 2 Thập Ngày Cửu Tiên tháng Công giêng 7 Ở đền Thập Cửu Tiên Công, thuộc xã Cẩm La, đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng. Nội dung Khả năng khai thác du lịch Đền Cửa Ông thờ Trần *** Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Lễ hội tưởng niệm công ơn tướng Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh. Đền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền Thập Cửu Tiên * Công (còn gọi là miếu Tiên Công) thờ 19 vị Tiên Công - những người có công đầu tiên quai đê lấn biển lập nên khu đảo Hà Nam trù phú, làng xóm đông vui như ngày nay. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị Tiên Công. Truyền thuyết kể lại rằng ngày mở hội chính là ngày các vị Tiên Công tìm ra mạch nước ngọt trên đảo cách đây trên 500 năm. 3 Yên Tử 4 Bạch Đằng 5 chùa Bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 Vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí Yên Tử là trung tâm *** Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. mùng 8 Tại xã Yên Lễ hội kỷ niệm chiến ** tháng 3 Giang, huyện thắng Bạch Đằng của hàng Yên Hưng. những người anh hùng năm. dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288). Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông. Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự. 24/3 âm Tại chùa Long Chùa Long Tiên được ** Long Tiên 6 Trà Cổ 7 Quan Lạn 8 Hội Xuống đồng lịch hàng Tiên, dưới năm chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long xây dựng cách đây không lâu (nãm 1941) nhưng là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long. Lễ hội chùa Long Tiên không chỉ dành riêng cho các tín đồ đạo Phật, nó mang ý nghĩa tâm linh cao cả cho tất cả mọi người Bắt đầu . Tại làng Trà Cách đây gần 600 năm, * từ ngày Cổ, thị xã người Trà Cổ đã xây 30 tháng Móng Cái dựng được ngôi đình 5 đến . làng để thờ các vị tổ ngày (Thành Hoàng làng). Lễ mùng 6 hội tưởng nhớ đến công tháng 6 ơn của Thành Hoàng (âm lịch) làng và cầu mong trời hàng đất thần linh mang lại năm những điều tốt lành cho dân làng. Được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm nhưng lễ hội kéo dài từ ngày 10 đến hết ngày 20 tháng 6 Bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ * niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, một danh tướng của nhà Trần vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển. Lễ hội Quan Lạn (còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn), là hội làng của người dân xã đảo Quan Lạn, một hòn đảo nằm ở khu trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn. Ngày tốt Huyện Yên . Các bô lão ra đình và * trong Hưng, tỉnh miếu tế Tiên công và tháng 6 Quảng Ninh. Thần Nông. Cây nêu được cắm xuống ruộng trước cửa đình, một vị thủ từ cấy mạ quanh cây nêu trong tiếng hò reo của dân làng. Quy ước đánh giá khả năng khai thác du lịch: * (thấp), ** (trung bình), *** (cao) Quảng Ninh có nhiều lễ hội văn hóa, dân gian truyền thống mang đặc trưng văn hóa Việt Nam. …Trong đó, các lễ hội liên quan đến chùa, đền thường được tổ chức vào mùa Xuân nhân dịp đầu năm mới sau Tết âm lịch. Những lễ hội này thường kéo dài nhiều ngày để dân chúng có dịp vui chơi giải trí, thưởng ngoạn không khí Xuân - Tết sau một năm vất vả mưu sinh. Vì vậy, những lễ hội này là một nét đẹp văn hóa, có sức thu hút tâm linh sâu rộng trong cộng đồng người Việt Nam, đồng thời có sức hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch quốc tế. Hầu hết các lễ hội của Quảng Ninh đều có sự gắn kết với các di tích - thắng cảnh, hay nói cụ thể hơn là không gian lễ hội luôn được đặt trong một tổng thể của các danh thắng sơn thuỷ hữu tình. Do vậy, có rất nhiều các yếu tố thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức, khai thác phát huy và thu hút khách du lịch. Lễ hội ở Quảng Ninh chủ yếu là lễ hội mang tính địa phương. Lượng khách đến với lễ hội Quảng Ninh những năm qua ngày càng tăng, nhất là các lễ hội Yên Tử, Cửa Ông, thu hút mỗi năm khoảng từ vài trăm ngàn đến trên 1 triệu lượt khách. 1.2.2.3. Dân tộc Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013 (xuất bản năm 2014), dân số của tỉnh khoảng 1.202.900 người, với mật độ trung bình 197 người/km 2. Ở Quảng Ninh gồm 11 dân tộc đang sinh sống, gồm: + Dân tộc Kinh chiếm 85,23% + Dân tộc Dao (Mán) chiếm 4,45%: có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển. + Dân tộc Tày chiếm 2,84%: Người Tày thích ăn nếp. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm nhiều loại bánh làm từ bột nế.. Ðặc biệt người Tày có bánh bột nhân bằng trứng kiến và cốm nếp. Cư trú tập trung ở những thung lũng ven suối hoặc triền núi thấp. Cư trú theo đơn vị làng, bản. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài đề phòng hoả hoạn. Nhà sàn là nhà truyền thống có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ; thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Nam nữ tự do yêu đương nhưng hôn nhân phụ thuộc bố mẹ hai bên và "số mệnh" theo quan niệm. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau (Tết Nguyên đán, tết rằm tháng 7, Tết gọi hồn trâu bò, cơm mới..) Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra người Tày còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ. + Dân tộc Sán Dìu chiếm 1,85%: Người Sán Dìu còn có các tên gọi khác. Theo phong tục ở, họ được gọi là: Người Trại, Trại Đất, San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân = Người Dao Núi). Theo trang phục truyền thống, họ được gọi là: Mán quần cộc, Mán váy xẻ. Người Sán Dìu có nhiều họ: Tạ, Diệp, Lý , Từ, Ninh, Trương, Lê, Ân, Trần ... Tuy có nhiều dòng họ, song ở bất kỳ đâu, khi gặp nhau và nhận ra nhau cùng là người Sán Dìu thì họ thường nói với nhau câu: "San Déo loỏng si”, ý nói: người Sán Dìu ít ỏi, cần phải thương yêu đùm bọc nhau. Thực tế, họ có tinh thần tương thân, tương ái cao không chỉ trong một tộc người Sán Dìu mà tinh thần đó đối với cả các tộc người khác sinh sống trong cộng đồng. Ở Quảng Ninh, do người Sán Dìu sống xen kẽ với người Hoa, Sán Chỉ, Cao Lan nhiều năm nên phần nào phong tục, tập quán của người Sán Dìu đã có phần pha trộn, ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của các dân tộc sống liền kề. Mặc dù vậy, người Sán Dìu ở Quảng Ninh về cơ bản vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình. Phong tục tập quán: Người Sán Dìu ăn cả cơm và cháo. Thức ăn uống thông thường là nước cháo loãng. Họ có nhiều loại cháo: cháo ngô, khoai, cháo cơm vớt và đặc biệt có món chúc líp (cháo trộn với một số loại rau có thể dùng làm thuốc chữa bệnh như cháo lá lốt, rau cải; cháo lá ngải). Việc chế biến các món ăn của họ cũng khá cầu kỳ, dùng nhiều gia vị như gừng, tỏi, địa liền. Đặc biệt, các món ăn khi dùng dù mùa lạnh hay mùa nóng cũng đều phải giữ ở nhiệt độ nóng (vừa ăn vừa thổi). Người Sán Dìu kiêng ăn thịt chó, đặc biệt đối với nhà làm thầy cúng (có tích lưu truyền về việc kiêng kỵ này). Ngoài nước cháo loãng, người Sán Dìu còn thường dùng nước chè xanh. Trong bữa tiệc đồ uống chủ yếu là rượu trắng do họ tự nấu thông qua công nghệ làm men bằng thứ lá cây rừng với gạo hoặc rượu mía, rượu sắn. Ngày Tết, có thêm rượu cái nếp do họ tự làm. Người Sán Dìu còn làm các loại bánh: Bánh chưng gói hình ống, hai đầu có bắt góc (mỗi đầu bắt thành 3 góc); bánh chưng gù. Bánh tro (hay "bánh do") gói hình như bánh chưng nhưng nhỏ hơn, nguyên liệu làm bằng gạo nếp ngâm nước tro đốt từ một loại cây ở rừng gọi là cây nham nháp và rơm lúa chiêm xuân còn mới với nước vôi trong. Bánh nhân điền làm bằng bột gạo nếp có nhân bằng lạc rang giã trộn với đường phên hoặc nhân đỗ xanh. Ngoài ra còn có loại bánh dày. Các loại bánh trên được dùng các dịp lễ, tết, hội, cưới hỏi. Riêng lễ lại mặt và lễ tang ma chỉ dùng bánh nhân điền hoặc bánh dày. Họ ở nhà đất lợp rạ hay tranh. Các nhà thường quần tụ thành bản nhỏ, kín đáo và cũng có lũy tre xanh bao bọc. Phương tiện vận chuyển của đồng bào là gánh, đặc biệt có chiếc xe quệt bằng gỗ, tre trâu kéo, rất thích hợp với nơi có độ dốc thoai thoải. Người Sán Dìu có tục xem lá số, xem tuổi cho cuộc tìm hiểu cưới xin của đôi trai gái. Trong đám cưới, lễ cưới diễn ra ở nhà gái là quan trọng nhất. Tang ma: Khi lấp huyệt xong, con cái đi vòng quanh mộ. nhúm một nắm đất đặt lên mộ. Có tục cải táng. Tín ngưỡng: Người Sán Dìu thờ tổ tiên, có miếu thờ thổ thần... Trang phục: Phụ nữ mặc áo dài, quần chàm đen, đội khăn đen, thắt dây lưng màu trắng, đeo tạp dề trước bụng quấn xà cạp trắng . đeo vòng ở cổ, ở tay và đeo xà tích bạc bên hông. Nam giới mặc quần áo màu chàm. Nghề chính của người Sán Dìu là làm ruộng. Họ đã tiếp cận và vận dụng nền văn minh lúa nước từ rất lâu. Họ còn làm nương, bãi, thả cá, đánh bắt thủy hải sản. Đặc biệt, họ có nghề thủ công gia truyền: nghề mộc, đan lát mây tre, làm gạch, làm rèn, thầy thuốc. Tuy nhiên, sản phẩm họ làm chỉ mang tính tự cấp tự túc, chưa trở thành hàng hóa phổ biến. Ngày nay, những nghề thủ công này vẫn còn được lưu truyền nhỏ lẻ ở một số hộ sống 3 -4 thế hệ. Đời sống văn hóa: Người Sán Dìu cũng có hát giao duyên nam nữ mà họ gọi là soọng cô, thường được hát về đêm. Truyện kể - chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu nhảy múa thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt cũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi dân tộc được họ ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, kéo co... Trong một năm, người Sán Dìu có nhiều lễ tiết. Tháng 7 âm lịch, họ có Tết Mười Tư (14/7). Tết Mười tư tháng Bảy âm lịch của người Sán Dìu được tổ chức trong khuôn khổ gia đình hoặc dòng tộc nhưng khá thịnh soạn bởi nó có ý nghĩa văn hóa truyền thống. Vào ngày này, cả làng, bản, dòng tộc làm lễ cúng Gia Tiên và Thần Nông cẩn báo với các Bậc Linh thiêng: công việc đồng áng cấy cày vụ mùa đã vừa xong, tiết Hạ đã qua và chuyển sang tiết Thu, nhà nông sắp sửa làm những công việc mới của tiết Thu. Người Sán Dìu thường gọi Tết Mười Tư (14/7) là “Lễ rửa cày bừa” hoặc “Lễ lên đồng” vì trước đó họ có “Lễ xuống đồng” vào dịp đầu tháng 6 âm lịch, lúc sắp bước vào cấy vụ mùa. + Dân tộc Sán Chay (dân tộc Cao Lan và Sán Chỉ) chiếm 1,1%: làm ruộng là chính. Họ tiếp cận và vận dụng nền văn minh lúa nước từ rất lâu. Họ còn chăn nuôi và trồng trọt. Đây là nghề chính đem lại thu nhập chủ yếu cho từng gia đình người Sán Chỉ. Bên cạnh đó, họ có nghề thủ công như làm mộc, đan lát mây tre, rèn. Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ mang tính tự cung, tự cấp trong cộng đồng, chưa trở thành hàng hóa + Dân tộc Hoa chiếm 0,43%: Người Hoa gồm nhiều dân tộc thiểu số từ miền Nam Trung Quốc di cư sang từ lâu bằng rất nhiều đợt. Một số ít là Hoa Kiều sang buôn bán làm nghề thủ công ở các thị trấn miền Ðông, còn phần lớn sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng. Còn lại là các dân tộc khác có số dân từ vài chục đến vài trăm người như: Nùng, Mường, Thái, Thổ ... Các nhóm dân tộc này sống trong cộng đồng riêng của họ, có phương ngữ riêng và các đặc tính dân tộc riêng. Tính đa dạng dân tộc với các tài sản văn hóa bao gồm kiến trúc địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ như thêu thùa, đồ gốm, âm nhạc và các lễ hội. Những nét đặc trưng văn hóa được thể hiện trong chính đời sống sinh hoạt thường ngày đã tạo nên bản sắc độc đáo và đa dạng của các dân tộc có thể khai thác để phát triển du lịch văn hóa. Từ các nghề làm thủ công, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, từ bản sắc văn hóa phong tục tập quán của các dân tộc về nhà ở, sinh hoạt, hay văn hóa ẩm thực, từ nghi lễ văn hóa của dân tộc Sán Dìu, hát “Then" của người Tày, hát “Soóng cọ” của người Sán Chỉ, hát “Sán Cố” của người Dao, thi ném “Còn”, thi bắn “Nỏ” của người Dao ở các huyện miền núi, biên giới; hát Đối, hát Giao duyên, hát Chèo đường của dân cư vùng biển… Trong đó, một số loại hình tiêu biểu đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các địa phương phục dựng, tổ chức biểu diễn trong các lễ hội và lễ hội đường phố. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ và chưa được chuyên nghiệp hóa nên giá trị phục vụ du lịch chưa nhiều. 1.2.2.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác  Các làng nghề - Làng nghề nuôi trai cấy ngọc trai - Làng nghề gốm Đông Triều - Làng chài Cửa Vạn - Làng nghề mỹ nghệ than đá Phần lớn các làng nghề ở Quảng Ninh thu hút rất nhiều khách du lịch không chỉ tring nước mà con có du khách quốc tế. Do sản phẩm từ các làng nghề rất độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ từ bàn tay khéo léo của người thợ và mang nét riêng của vùng mà các làng sản xuất khác không thể làm được, trong đó có gốm Đông Triều, sản phẩm mỹ nghệ than đá… Các làng nghề đang dần trở thành những địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn vừa góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá vùng.  Các đặc sản địa phương - Ruốc lổ Hoành Bồ - Tu hài - Bánh cuốn chả mực - Xôi trắng chả mực - Sam biển - Rươi Đông Triều - Cà sáy - Gà đồi Tiên Yên - Rượu mơ Yên Tử - Nem chua, nem chạo Quảng Yên - Món ngán - Bánh tài lồng ẹp - Bánh gật gù - Rượu nếp ngâm Hoành Bồ - Sá sùng - Cá khô một nắng - Tôm khô bóc nõn Đặc sản ở Quảng Ninh khá đa dạng và phong phú, mỗi món ăn đều mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng, mà khi du khách đến đây thưởng thúc một lần thì rất khó quên được. Các đặc sản địa phương trên đều góp phần làm cho du lịch ở Quảng Ninh ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.  Các món ăn dân tộc - Bánh bạc đầu (người Sán Dìu) - Bánh chưng gù - Xôi ngủ sắc - Bánh giò Tuy các món ăn dân tộc có phần chưa phong phú và đa dạng nhưng vẫn thể hiện rõ giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của các dân tộc và đó cũng tạo nên ấn tượng về Quảng Ninh đối với du khách khi đến nơi đây.  Các sự kiện văn hóa STT Tên Địa điểm Đánh giá 1 Carnaval Quảng trường - Một hình thức nghệ thuật hoàn toàn mới Hạ Long 30/10, TP. Hạ mẻ, là sự kết nối Lễ hội Carnaval với Lễ Long. hội âm nhạc trẻ trung, sôi động, hiện đại. - Sự kiện đáng được mong chờ nhất năm của người dân và du khách khi đến Quảng Ninh cũng như trở thành thương hiệu cho du lịch Quảng Ninh mỗi mùa du lịch. Thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, thông qua sự kiên này thì càng khẳng định sự thân thiện và một môi trường du lịch văn minh - hiện đại của Hạ Long - Quảng Ninh. - Giới thiệu với bạn bè 5 châu, Hạ Long Di sản, kỳ quan Thiên nhiên mới của thế giới là niềm tự hào không chỉ của người dân Quảng Ninh, mà còn của đất nước Việt Nam. 2 Khai hội Núi Yên Tử, xã - Lễ hội xuân Yên Tử là một trong những Yên Tử Yên Công, thành lễ hội có quy mô lớn nhất nhì ở miền Bắc, phố Uông Bí, tỉnh diễn ra từ mùng 10 tháng Giêng âm lịch Quảng Ninh và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân, đón trên 250.000 lượt khách tham quan, chiêm bái. - Có nhiều điểm mới cả về khâu tổ chức, quản lý cũng như nội dung lễ hội. 3 Kỷ niệm Tại đền Trần Sự kiện này thu hút 20.000 khách trực 725 năm Hưng Đạo-miếu tiếp tham gia lễ kỷ niệm và cũng là dịp để 4 Chiến Vua Bà thắng Bạch Đằng Lễ hội hoa Tại Quảng trường Anh đào 30/10, TP Hạ Long. Quảng Ninh đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng 1288. - Lễ hội đã giới thiệu đến du khách những nét đặc sắc của nền văn hoá Nhật Bản cũng như tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thương mại và văn hoá Hạ Long - Quảng Ninh đến với nhân dân Nhật Bản. - Lễ hội được tổ chức quy mô, hoa nhiều và đẹp. - Lễ hội thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao, hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh và các địa phương, cơ quan, tổ chức của Nhật Bản; thu hút sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản, nhân dân và khách du lịch; tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư phát triển về du lịch, thương mại giữa các doanh nghiệp 2 nước. 1.3.CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông Đường bộ - Hệ thống đường bộ có 5 tuyến Quốc lộ dài 381 km, đường tỉnh có 12 tuyến với 301 km, 764 km đường huyện và 2.500 km đường xã. - Mật độ đường bộ của Quảng Ninh đạt 0,53 km/km2. - Các tuyến chính: + Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long: 155 km. Đây là tuyến đường bộ từ Hà Nội đi Hạ Long ngắn nhất, đi bằng ôtô hết 2 giờ 30 phút đến 3 giờ 30, hành trình như sau: * Hà Nội theo tuyến đường 5 - ngã ba Sài Đồng: 10 km. * Sài Đồng theo đường 1 - Bắc Ninh: 23 km. * Từ Bắc Ninh theo đường 18 - Phả Lại- Chí Linh - Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long: 122 km. + Hà Nội - Hải Dương - Hạ Long: 170km. Đây là tuyến đường bộ thuận lợi, từ Hà Nội qua thành phố Hải Dương, đến thị trấn Nam Sách rẽ theo Quốc lộ 183 qua thị trấn Sao Đỏ, Đông Triều, Uông Bí, đến Hạ Long. + Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long: 160km. Đây là tuyến đường bộ đi qua thành phố Hải Dương, đến Quán Toan (Hải Phòng) rẽ theo Qquốc lộ 10 nối vào Quốc lộ 18A tại thị xã Uông Bí đến Hạ Long. + Sân bay Nội Bài ( Hà Nội) -Bắc Ninh - Hạ Long: 160km. + Sân bay Nội Bài (Hà Nội) theo đường Nội Bài - Bắc Ninh (32km) đến Bắc Niinh nối vào Quốc lộ 18A qua Phả Lại, Sao Đỏ, Đông Triều, Uông Bí đến Hạ Long.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan