Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tốt nghiệp Đại học ngành Sư phạm Địa lí Hiện trạng khai thác và phát t...

Tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp Đại học ngành Sư phạm Địa lí Hiện trạng khai thác và phát triển Du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vinh Sang

.PDF
43
355
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ ------------------- ĐINH VĂN HOÀI MSSV: B1301177 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH VINH SANG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ MÃ SỐ: 16 Cần Thơ, tháng 11 /2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ ------------------- ĐINH VĂN HOÀI MSSV: B1301177 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH VINH SANG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ MÃ SỐ: 16 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ThS: NGUYỄN THỊ NGỌC PHÚC Cần Thơ, tháng 11 /2016 LỜI CẢM ƠN Trong cuộc sống này không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt quãng thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay cũng gần hết 4 năm đại học, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô của Bộ môn Sư phạm Địa lý Trường Đại học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cũng như những kinh nghiệm sống cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Với đề tài nghiên cứu “Hiện trạng khai thác và phát triển Du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vinh Sang-Vĩnh Long”. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Phúc đã tận tâm hướng dẫn, trao đổi, chỉnh sửa trong thời gian làm đề tài, để tôi định hướng và hoàn thành tốt bài tiểu luận. Đề tài tiểu luận tốt nghiệp được làm trong một học kỳ, với thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế. Do vậy, những thiếu sót là điều khó tránh khỏi, rất mong nhận được sự thông cảm, cũng như là những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bài tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Sư phạm, Bộ môn Sư phạm Địa lý trường Đại học Cần Thơ và cô Nguyễn Thị Ngọc Phúc người đã trực tiếp hướng dẫn tiểu luận cho tôi, luôn luôn dồi dào sức khỏe, giàu niềm đam mê để thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Xin chân thành cảm ơn! i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. .............................................................................................1 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. .................................................................................3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .......................................................................................3 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU. .................................................................................3 6.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. ...............................................................................3 6.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh. ..............................................................................3 6.3. Quan điểm phát triển bền vững. ...........................................................................4 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................4 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. .........................................................................4 7.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ. ...............................................................................4 7.3. Phương pháp so sánh. ............................................................................................4 7.4. Phương pháp thực địa. ...........................................................................................4 Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ........................................5 1.1.KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH. ..................................................................................5 1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch...........................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm. ..........................................................................................................5 1.1.1.2. Phân loại du lịch................................................................................................6 1.1.2.Khái niệm khách du lịch. .....................................................................................7 1.1.3. Tài nguyên du lịch. ..............................................................................................7 1.1.3.1. Khái niệm. ..........................................................................................................7 1.1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch. ............................................................................8 1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch…………………...................................................8 1.1.5. Các yếu tố tác động ngành du lịch…………………………………………….8 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH SINH THÁI. ..................................................9 1.2.1. Khái niệm DLST. .................................................................................................9 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của DLST. ..................................................................9 1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST. ............................................10 ii 1.2.4. Tài nguyên du lịch sinh thái. ............................................................................11 1.2.4.1. Khái niệm tài nguyên DLST. ..........................................................................11 1.2.4.2. Các loại tài nguyên DLST cơ bản. ..................................................................11 1.2.4.3. Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên DLST. .............................................11 1.2.5. Phát triển DLST bền vững................................................................................12 1.2.5.1. Khái niệm. ........................................................................................................12 1.2.5.2. Các nguyên tắc phát triển DLST bền vững. ...................................................13 1.3. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. ..........................................................................13 1.3.1.Tiềm năng phát triển. .........................................................................................13 1.3.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng. ....................................13 1.3.1.2. Cơ sở hạ tầng. ..................................................................................................14 1.3.1.3. Nguồn nhân lực phát triển du lịch. ................................................................14 1.3.2. Thực trạng phát triển DLST tại ĐBSCL. .......................................................14 1.4. ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DLST Ở ĐBSCL. ................15 Chương 2: HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH VINH SANG – VĨNH LONG ...........................16 2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VĨNH LONG ...............................................................16 2.1.1. Vị trí địa lý. ........................................................................................................16 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội. ...............................................................17 2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên. ..........................................................................................17 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................17 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Vĩnh Long ...............................18 2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH VINH SANG ......................19 2.2.1. Vị tri địa lý. ........................................................................................................19 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................19 2.2.3. Những tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở KDL Vinh Sang .20 2.2.3.1. Các tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên. .....................................................20 2.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. .........................................................................21 2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU DU LỊCH VINH SANG ............................................................................................................................21 2.3.1.Các sản phẩm du lịch sinh thái được khai thác tại KDL Vinh Sang. ............21 2.3.1.1.Khu bảo tồn động vật hoang dã. ......................................................................21 iii 2.3.1.2. Các trò chơi dân gian. .....................................................................................22 2.3.1.3. Các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, thư giản. ....................22 2.3.1.4. Liên kết với nhà vườn - Khu tát mương bắt cá. .............................................23 2.3.2. Hiện trạng khai thác hoạt động du lịch ở khu du lịch Vinh Sang ................23 2.3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển KDL Vinh Sang. ...........................................25 2.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH VINH SANG. ...........................................................................................................................26 2.4.1. Tăng cường thu hút đầu tư. ..............................................................................26 2.4.2. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường các sản phẩm đặc trưng, mới lạ. .........27 2.4.3. Phối hợp các điểm du lịch lân cận....................................................................27 2.4.4. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường…………………………………27 2.4.5. Giải pháp về thông tin quảng bá………………………………………………27 2.4.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. .............................................................28 2.4.7. Bảo dưỡng nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. ....................28 2.4.8. Xây dựng kế hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên theo hướng bền vững. .....28 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................30 1.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. ..........................................................................................30 2. KIẾN NGHỊ. ............................................................................................................30 2.1. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Vĩnh Long .......................................................30 2.2. Chính quyền địa phương. ....................................................................................31 2.3. Ban quản lý KDL sinh thái Vinh Sang. ..............................................................31 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32 iv DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Danh mục hình STT Hình Tên hình Trang 1 Hình 1 Phân loại khách du lịch 7 2 Hình 2 Phân loại tài nguyên du lịch 8 3 Hình 3 Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung của Du lịch học và Du lịch sinh thái. 12 4 Hình 4 Bản đồ các đơn vị hành chính Vĩnh Long 16 5 Hình 5 Bản đồ KDL Vinh Sang 19 6 Hình 6 Sơ đồ nguồn nhận lực tại KDL Vinh Sang 24 Danh mục bảng STT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1 DLST là loại hình du lịch 6 2 Bảng 2 Danh mục 5 khu quy hoạch du lịch trên các cù lao tại Vĩnh Long 18 3 Bảng 3 Số lượt khách đến KDL Vinh Sang 24 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 DLST Du lịch sinh thái 2 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long. 3 KDL Khu du lịch 4 NXB Nhà xuất bản 5 DL Du lịch 6 KCN Khu công nghiệp v PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đã và đang ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành du lịch. Nếu miền Bắc được biết đến với du lịch tham quan bản sắc văn hóa vùng cao, miền Trung với những con đường di sản, còn khu vực Nam Bộ thì một loại hình du lịch đặc trưng gắn liền với cuộc sống của những con người nơi đây, đó là Du lịch sinh thái miệt vườn Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những điểm đến mang đậm dấu ấn của vùng miệt vườn sông nước bởi vẻ đẹp mượt mà, đằm thắm của những dòng sông chở nặng phù sa lôi cuốn lòng người và Vĩnh Long là một trong những hình ảnh thu nhỏ của vùng đồng bằng này với những vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả, không khí trong lành, đất đai màu mỡ. Chính vì thế, du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình có nhiều điều kiện phát triển ở Vĩnh Long, có vai trò quan trọng trong việc tận dụng nguồn tài nguyên, tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Tỉnh Vĩnh Long có nhiều khu du lịch (KDL) và điểm du lịch nổi tiếng đã và đang phát triển góp phần tích cực trong phát triển du lịch của tỉnh nhà. Trong đó KDL Vinh Sang một trong những KDL đặc sắc thu hút nhiều khách du lịch với những tiềm năng du lịch khá hấp dẫn mang sắc thái rất riêng không phải bất cứ KDL nào cũng có. Nơi đây đang sở hữu nhiều loài động thực vật quý hiếm, cách thức tổ chức các loại hình du lịch đa dạng và độc đáo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tham quan và vui chơi giải trí của nhiều du khách. Tuy nhiên, KDL Vinh Sang vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để đưa ra những định hướng cũng như giải pháp thiết thực hơn về sản phẩm du lịch, chất lượng sản phẩm, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…nhằm khắc phục tình trạng sử dụng không hợp lý tiềm năng của nó và ngày càng tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch. Chính vì thế, tôi thực hiện đề tài “Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vinh Sang - Vĩnh Long”, nhằm tìm hiểu, phân tích hiện trạng phát triển du lịch nơi đây cũng như đề xuất những biện pháp thiết thực để phát triển du lịch sinh thái ở nơi đây nói riêng và Tỉnh Vĩnh Long nói chung, góp phần làm phong phú hơn bức tranh về du lịch sinh thái. 1 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên thực tế thì hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Trong thời kì cổ đại Ai Cập và Hy Lạp, hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, đó là cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền, nhà thờ Kitô Giáo. Thời kì du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của hãng du lịch lữ hành Thomas Cook (Anh) là người đặt nền móng cho việc phát triển các hãng du lịch lữ hành ngày nay. Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người đi từ Leicestor tới Loughborough với một mức giá trọn gói bao gồm các dịch vụ về ăn uống, vui chơi và ca nhạc tập thể... Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ biến ở thế kỉ XIX và bùng nổ vào thập kỉ 60 của thế kỉ XX khi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ II đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội. Con người sống trong không gian công nghiệp đã quá mệt mỏi, họ mới nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hóa dân tộc hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi sau một thời gian lao động. Du lịch sinh thái (DLST) còn là hiện tượng xa lạ, chỉ mới bắt đầu xuất hiện là từ vựng phổ thông cho đến năm 1990, loại hình DLST dần phát triển ở một số quốc gia như Australia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch…Đến cuối những năm 90 thế kỉ XX, DLST phát triển mạnh và nổi bật ở khu vực châu Phi, châu Mỹ, Nam Mỹ, châu Mỹ La Tinh... Ở nước ta, hiện nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về du lịch (như Nguyễn Minh Tuệ, Lê Huy Bá, Bửu Ngôn….). Tiêu biểu như Địa lý Du lịch của tác giả Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) soạn thảo đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển, những khái quát về du lịch trong nước… Là cơ sở lí luận chung về du lịch. Song song đó, Luật du lịch năm 2005 khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý, quy định một cách rõ ràng và cụ thể các vấn đề về du lịch, khái niệm, nguyên tắc, điều kiện quản lý khu du lịch (KDL) điểm du lịch, quy hoạch, xúc tiến và quảng bá du lịch cũng như việc giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch tại điểm đến. Nghiên cứu về DLST, Tác giả Lê Huy Bá cùng tập thể tác giả, đã cho ra đời sách “Du lịch sinh thái” (NXB Khoa học & kỹ thuật năm 2009 ), với nội dung về các vấn đề liên quan đến DLST ở các khu vực nước ta. Bên cạnh đó tác phẩm còn giới thiệu những bài nghiên cứu về DLST của một số KDL trên đất nước ta. ĐBSCL được biết đến với vùng đất miệt vườn, cây trái, sông nước, tạo nên bản sắc riêng được mọi người nhắc đến là vùng sinh thái miệt vườn. Trong đó, Vĩnh Long là một vùng đất có những điều kiện tự nhiên, thắng cảnh để phát triển loại hình du lịch này. Hiện nay, tỉnh đã và đang khai thác tiềm năng DLST ở địa phương thông qua các khu du lịch như: KDL Vinh Sang, Cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, KDL Trường An… với các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch xanh, du lịch cộng đồng. Bước đầu, các nhà 2 nghiên cứu như: Lê Thị Nhã Trúc, Nguyễn Thanh Vũ… đã tìm hiểu thực trạng, định hướng phát triển cho DLST ở ĐBSCL, tỉnh Vĩnh Long như: DLST Homestay tại Vĩnh Long, nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long… KDL Vinh Sang được hình thành và phát triển cũng đã hơn 10 năm, đóng góp vào nền kinh tế địa phương rất lớn, và được đánh giá là một trong những KDL phát triển hàng đầu của tỉnh Vĩnh Long cũng như khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có tài liệu về KDL Vinh Sang dưới dạng quảng cáo, chứ chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về thực trạng khai thác và đưa ra những giải pháp phát triển KDL này. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhằm nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tại KDL Vinh Sang, đánh giá các hoạt động du lịch sinh thái và những định hướng phát triển trong thời gian sắp tới của khu du lịch sinh thái Vinh Sang, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển phù hợp cho hoạt động du lịch sinh thái tại đây. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên DLST, các hoạt động du lịch đang diễn ra của khu du lịch sinh thái Vinh Sang. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian: nghiên cứu tại KDL sinh thái Vinh Sang - Vĩnh Long. Về thời gian: đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016. Về nội dung: đề tài chỉ tập trung tìm hiểu hiện trạng khai thác, tổ chức hoạt động du lịch ở khu du lịch Vinh Sang. 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 6.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Du lịch là một hoạt động chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan (tài nguyên, cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, các loại hình dịch vụ) và các yếu tố khách quan (khách du lịch, sự phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải,…). Việc phát triển du lịch, nhất là DLST đồng thời phải gắn liền với phát triển các ngành có liên quan khác, vì vậy trong đề tài này tôi sẽ tìm hiểu những mối liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Vinh Sang - Vĩnh Long. Từ đó đề xuất biện pháp để phát triển tổng hợp các yếu tố một cách đồng bộ, bền vững. 6.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Phát triển du lịch là một quá trình hoàn thiện liên tục cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Dựa trên quan điểm về lịch sử, tôi có cái nhìn bao quát hơn, xuyên suốt về không gian địa lý, lịch sử hình thành và phát triển du lịch sinh thái qua từng giai đoạn thời kì khác nhau. Dựa trên những kết quả điều tra, phân tích hiện trạng phát triển ở 3 KDL Vinh Sang, chúng tôi đề xuất những biện pháp nhát triển phù hợp, trên cơ sở phát huy những ưu thế hiện có, đề xuất biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại để đẩy mạnh hoạt động du lịch sinh thái ở KDL Vinh Sang theo hướng hoàn thiện hơn. 6.3. Quan điểm phát triển bền vững Định hướng phát triển cần xem xét khai thác các thế mạnh sẵn có của khu du lịch. Định hướng phát triển đảm bảo phát triển cân bằng các yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh thái, môi trường hướng đến sự phát triển bền vững KDL mà vẫn bảo tồn được môi trường tự nhiên, môi trường sống của sinh vật và con người. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này được sử dụng để thu thập các nguồn thông tin, tài liệu sẵn có từ các sở ban ngành liên quan như tài liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện, Tổng cục thống kê, các giáo trình các đề tài nghiên cứu trước, các bài viết trên sách báo, tạp chí, internet. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tôi sẽ thực hiện xử lí để có thể sử dụng đúng mục đích nghiên cứu của đề tài. 7.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Bản đồ, biểu đồ là công cụ phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, số liệu của hoạt động du lịch như lượng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế. Trên cơ sở đó giúp người sử dụng phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch để xác định phương hướng phát triển du lịch trong tương lai. 7.3. Phương pháp so sánh So sánh là một trong những cơ sở để đánh giá hoạt động của các địa điểm du lịch, dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể (loại hình du lịch, số lượt khách, chi tiêu, thời gian lưu trú…). Nghiên cứu tiến hành so sánh một số yếu tố tổ chức và khai thác giữa các khu du lịch, từ đó phân tích những ưu điểm, hạn chế của từng nơi nói chung và địa điểm nghiên cứu nói riêng, từ đó xác định phương hướng phát triển phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của đối tượng nghiên cứu. 7.4. Phương pháp thực địa Trong quá trình nghiên cứu tôi đã đi thực địa tại KDL sinh thái Vinh Sang của tỉnh Vĩnh Long và đã thu được nhiều thông tin bổ ích về các loại hình du lịch đặc trưng ĐBSCL hay những bản sắc văn hóa của địa phương còn tồn tại đến ngày nay. Phương pháp này giúp tôi tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch 1.1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ ‘‘Tourism’’ (Du lịch) hiện nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp‘‘Tour’’ có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo chơi...Trong tiếng Việt, ‘‘Du lịch’’ là một từ Hán Việt, trong đó ‘‘Du’’ cũng có nghĩa tương tựa như chữ ‘‘Tour’’ (du khảo, du ngoạn, du xuân...). Trong mấy thập kỷ qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế (IUOTO - International of Union Official Travel Organization) tại Hà Lan năm 1925 đến nay, đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về du lịch. Nhìn chung, các khái niệm định nghĩa du lịch đơn thuần là hoạt động của con người và một số khái niệm tác giả nhấn mạnh du lịch là một hoạt động kinh tế.  Xem du lịch là một dạng hoạt động của con người, có một số khái niệm như sau: Tuyên bố Hà Lan (1989) về du lịch đã nêu: ‘‘Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người’’. Theo I.I.Pirojnic (1985): ‘‘Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rãnh rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa’’. Theo luật du lịch Việt Nam (2005): ‘‘Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định’’.  Xem du lịch là một hoạt động kinh tế. Đứng trên góc độ kinh tế có thể định nghĩa: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch. Như vậy, dựa vào các khái niệm trên có thể thấy rằng: DL là sự tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu du lịch là tất cả các dạng hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước, ngoại trừ việc đi cư trú về chính trị, đi tìm việc làm và đi xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch. 5 1.1.1.2. Phân loại du lịch Có nhiều cách để phân loại du lịch: Theo mục đích, theo thời gian, phương tiện… - Theo mục đích đi du lịch, chúng ta có các loại hình du lịch. + Du lịch tham quan: nhằm thỏa mãn nhu cầu đi xem phong cảnh đẹp, hưởng niềm vui được hiểu biết về đất nước, con người, sản vật tại nơi tham quan. + Du lịch nghỉ ngơi (giải trí): nhằm thay đổi môi trường, bứt khỏi công việc hằng ngày để giải phóng thân thể, đầu óc thảnh thơi. Nghỉ ngơi có thể kèm theo tham quan ngưng không di chuyển nhiều, nghỉ ngơi để thoải mái đầu óc. + Du lịch chữa bệnh: đi du lịch nhằm chữa bệnh gắn với các cơ sở chữa bệnh hoặc phục hồi sức khỏe (nguồn nước khoáng, khí hậu, khung cảnh thiên nhiên...). + Du lịch thể thao: có nhiều loại hình thể thao trong hoạt động du lịch như săn bắn, leo núi, bơi thuyền, lướt ván, chơi golf. Người ta chia làm 2 loại là du lịch thể thao chủ động: (leo núi, săn bắn, câu cá, bóng đá...), du lịch thể thao bị động: du lịch để xem thi đấu, trình diễn thể thao (thế vận hội, thi đấu bóng đá...). + Du lịch tôn giáo: là loại hình du lịch lâu đời, khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch để hành lễ. - Ngoài ra, có thể phân loại du lịch theo nhiều cách khác. Bảng 1. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch STT Cơ sở phân loại 1 Theo phạm vi lãnh thổ 2 Theo địa bàn du lịch 3 Theo phương tiện du lịch 4 Theo thời gian du lịch Du lịch ngắn ngày Du lịch dài ngày 5 Theo hình thức tổ chức Du lịch tự do Du lịch có tổ chức 6 Theo tính chất hoạt động du lịch 7 Theo kiểu lưu trú 8 Theo tính chất tổng hợp Các loại hình cụ thể Du lịch trong nước Du lịch quốc tế Du lịch biển/ du lịch núi Du lịch nông thôn/ du lịch đô thị Du lịch xe đạp/ du lịch ô tô Du lịch máy bay/ du lịch tàu hỏa Du lịch khám phá/ du lịch mạo hiểm Du lịch chuyên đề/ du lịch kết hợp Khách sạn Các nơi ở khác Du lịch sinh thái Du lịch văn hóa Nguồn: Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái 6 Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang tính chất tương đối vì hiện nay, để khai thác đầy đủ các tiềm năng du lịch thì các địa điểm du lịch đã kết hợp các loại hình du lịch với nhau để nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch. 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Theo pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, khách du lịch được hiểu: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến”. Liên quan đến khái niệm khách du lịch, theo tổng cục du lịch việt Nam, có thể chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Hình 1. Phân loại khách du lịch Khách du lịch Nội địa Quốc tế Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam rời khỏi nơi ở của mình không quá 12 tháng, đi tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam”. không quá 12 tháng với mục đích đi tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh”. Nguồn: Đinh Văn Hoài tổng hợp 1.1.3. Tài nguyên du lịch 1.1.3.1. Khái niệm Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là tất cả những yếu tố có sẵn trong tự nhiên hoặc công trình, sản phẩm do con người tạo ra có khả năng khai thác và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người.Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. 7 1.1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch nước ta đa dạng và phong phú được chia thành 2 loại như sau: Tài nguyên du lịch Tài nguyên DL nhân văn Tài nguyên DL tự nhiên Địa hình: Bãi biển, hang động. Khí hậu: mùa đông lạnh. Nước: sông, hồ, nước khoáng. Sinh vật: vườn quốc gia… Di tích lịch sử Lễ hội Tài nguyên khác: làng nghề, ẩm thực… Hình 2. Phân loại tài nguyên du lịch. Nguồn: SGK Địa lý 12, bài 31 trang 137 Tỉnh Vĩnh Long cũng hội tụ được cả du lịch nhân văn lẫn du lịch tự nhiên thể hiện qua những dãi cù lao màu mỡ, cây trái trĩu quả, hệ thống sông ngòi dày đặc khắp các cù lao, hệ sinh vật đặc trưng và quý hiếm, song song bên cạnh đó còn có nhiều giá trị nhân văn như: bảo tàng tỉnh, di tích lịch sử Cái Ngang…đó là những điều kiện thuận lời về tài nguyên du lịch để Vĩnh Long phát triển mạnh về du lịch, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. 1.1.4. Khái niệm về sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là một quá trình trực tiếp cho phép các doanh nghiệp và các cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để các đơn vị này có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra. [3] 1.1.5. Các nhân tố tác động đến ngành du lịch. Một là, khí hậu ảnh hưởng đến tính mùa vụ của du lịch rất nhiều, DL chỉ hoạt động mạnh mẽ vào mùa hè và mùa xuân, tùy vào mỗi khu vực có khí hậu khác nhau sẽ tạo nên sản phẩm du lịch khác nhau. Ví dụ: mùa đông của nước Nga hay các nước Bắc Âu lạnh thì họ sẽ đi du lịch những nơi có khí hậu ấm áp hơn, trong đó có Việt Nam… Hai là, dịch bệnh cũng là một trong những nhân tố tác động đến DL rất lớn, những nơi có dịch bệnh xảy ra sẽ không hoạt động du lịch được vì nguy cơ lây lan dịch bệnh. 8 Ba là, chiến tranh cũng là một yếu tố rất lớn làm giảm hoạt động du lịch vì sự an toàn không được đảm bảo, tâm lí du khách sẽ bất ổn và không đảm bảo an toàn được. Ví dụ: các nước hồi giáo ở trung đông (Libi, Palestin…) Bốn là, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến ngành du lịch như: hoạt động kinh tế của một quốc gia, chế độ chính sách phát triển du lịch của quốc gia đó, hay sự phát triển kinh tế chung của thế giới cũng tác động đến ngành du lịch. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.2.1. Khái niệm DLST Ở góc nhìn hẹp, xét về mặt chữ nghĩa DLST đơn thuần chỉ là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép du lịch và sinh thái. Tuy nhiên, thực tế khái niệm này phức tạp hơn nhiều và có không ít ý kiến không hoàn toàn giống nhau. Theo Hector Ceballos - Lascurain (1987): ‘‘Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá’’. Năm 1999 Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” . Năm 2006, Lê Huy Bá đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái: “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. Dựa vào các khái niệm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm cơ bản về DLST như sau: “DLST là một hoạt động du lịch gắn liền với tự nhiên, cuộc sống con người trong quần thể tự nhiên đó, nó bao gồm nhiều hoạt động du lịch như tham quan, nghiên cứu, du ngoạn, khám phá…Đặc biệt các hoạt động DLST luôn gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên một cách bền vững” 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của DLST Theo tác giả Nguyễn Thanh Vũ (2009) thì DLST có những đặc trưng cơ bản sau: Dựa trên tự nhiên: đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và kể cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu vực tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động bởi các hoạt động của con người. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các vườn quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. 9 Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái: trong bất kỳ một quốc gia hay một khu vực nào muốn khai thác hợp lý tiềm năng cho du lịch thì phải đảm bảo chất lượng sản phẩm mà lại không gây tác động có hại ngược trở lại môt trường. Điều này liên quan đến việc đảm bảo sự quản lý bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Có giáo dục môi trường: thông qua hướng dẫn viên sẽ có những kinh nghiệm du lịch lý thú và ý nghĩa cho du khách về môi trường tự nhiên. Với phạm vi rộng hơn, DLST dẫn đến hành động tích cực đối với môi trường bằng tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn. Giáo dục môi trường trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng và chính ngành công nghiệp đối với giá trị bảo tồn, góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của hoạt động DLST trong những khu tự nhiên. Đây có thể được coi là công cụ quản lý hữu hiệu cho các khu tự nhiên. Mang lại lợi ích cho địa phương: DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực. Cộng đồng địa phương chỉ có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST, trên phương diện cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ, các trang thiết bị và các sản phẩm phục vụ du khách. Thỏa mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách: việc thỏa mãn những mong muốn của khách tham quan với những kinh nghiệm du lịch lý thú là cần thiết đối với sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành DLST, trong đó quan trọng là sự an toàn cho du khách và phải thỏa mãn vượt quá sự mong đợi của du khách. Từ đó chung ta thấy rằng những đặc trưng cơ bản của DLST mà tác giả Nguyễn Thanh Vũ đưa ra phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, đặc biệt là xu hướng phát triển ngành du lịch mũi nhọn của nước ta. 1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST  Một là, hoạt động du lịch gắn liền với hoạt động giáo dục. Các hoạt động giáo dục về môi trường tự nhiên nhằm nâng cao hiểu biết của du khách, qua đó có ý thức tham gia vào các công tác bảo tồn. Du khách khi rời khỏi nơi tham quan phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực.  Hai là, phát triển du lịch luôn gắn liền với bảo vệ môi trường. Mọi hoạt động DLST phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu các tác động đến môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường và duy trì phát triển các hệ sinh thái.  Ba là, hoạt động DL góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng động. 10 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Các giá trị văn hóa bản địa không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có.  Bốn là, DLST góp phần phát triển kinh tế địa phương. DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận để đóng góp vào việc cải thiện môi trường sống của người dân địa phương. Ngoài ra DLST còn huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương trong việc hướng dẫn du khách, đáp ứng nhu cầu lưu trú, thực phẩm, hàng lưu niệm... cho du khách, thông qua đó sẽ tạo nên việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phươngó của khu vực và sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó, hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST. 1.2.4. Tài nguyên du lịch sinh thái 1.2.4.1. Khái niệm tài nguyên DLST Tác giả Lê Huy Bá trong sách Du lịch sinh thái cũng đã nêu rõ về khái niệm tài nguyên DLST như sau: “Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST, bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST”. 1.2.4.2. Các loại tài nguyên DLST cơ bản Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại tài nguyên sau:  Các hệ sinh thái tự nhiên: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái san hô, các nơi có tính đa dạng sinh học cao: (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên,…)  Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như: + Các đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống. + Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, với đặc điểm tự nhiên. + Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng. + Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển cộng đồng. 1.2.4.3. Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên DLST Theo tác giả Lê Huy Bá cùng tập thể soạn giả trong sách Du lịch sinh thái có nêu các đặc điểm của DLST như sau: Một là, bản thân tự nhiên rất đa dạng và phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật quý hiếm được xem là những tài nguyên DLST đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ví dụ: ở Đồng Tháp có hệ sinh thái rừng Tràm Chim, An Giang với hệ sinh thái rừng Tràm Trà Sư… 11 Hai là, tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động của con người. Sự thay đổi, suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đặc trưng đó và tất nhiên tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ: “Síu đầu đỏ” sống ở rừng Tràm Chim của tỉnh Đồng Tháp, là động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, tuy nhiên hiện nay do bị săn bắt trái phép cũng như các hoạt động con người tác động đến tự nhiên là làm giảm dần số lượng và co nguy cơ tuyệt chủng. Ba là, tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau. Có loại tài nguyên sinh thái được khai thác lâu năm, song cũng có loại ít nhiều phụ thuộc vào mùa vụ. Ví dụ: nét đặc trưng trong DLST tại ĐBSCL là các vườn trái cây, tuy nhiên các loại trái cây phát triển theo mùa, chính vì thế mang tính mùa vụ rất cao. Bốn là, tài nguyên DLST thường nằm cách xa các khu dân cư, đảm bảo giữ gìn những nét “sinh thái tự nhiên” nhưng đồng thời cũng gặp không ít khó khăn trong khâu quản lí, giao thông và các dịch vụ công cộng để hỗ trợ du khách. Ví dụ: KDL sinh thái Xẻo Quýt – Đồng Tháp nằm xa trung tâm 6km, hay KDL sinh thái Vinh Sang cũng nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị tự nhiên cốt lỗi mà địa phương có được. 1.2.5. Phát triển DLST bền vững 1.2.5.1. Khái niệm Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) ra đời lần đầu tiên trong báo cáo «tương lai của chúng ta» của Uỷ ban môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới (WB), vào năm 1987. Tuy nhiên theo Allen K, 1993 thì “DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bảng địa trong đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”. Hệ sinh thái Tài nguyên môi trường Cảnh quan Sinh thái học DLST Con người Du lịch học Nhà hàng, khách sạn Tổ chức Hướng dẫn Hội nghị Hình 3. Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung của Du lịch học và Du lịch sinh thái. Nguồn: 1- Trang 84 12 Trong nền du lịch hiện nay, các nhà nghiên cứu về du lịch đã khẳng định rằng “cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nó trong sự phát triển của cộng động và bảo tồn là vô cùng quan trọng”. 1.2.5.2. Các nguyên tắc phát triển DLST bền vững Trong sách Du lịch sinh thái của tác giả Lê Huy Bá cùng tập thể tác giả tham gia soạn thảo có đề ra những nguyên tắc phát triển DLST bền vững như sau:  Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa…  Chương trình giáo dục và huấn luyện cải thiện, quản lí di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập.  Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng loài động thực vật, động vật, bản sắc văn hóa dân tộc)  Lồng ghép các các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.  Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.  Đào tạo cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và du lịch địa phương. Trong quá trình nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển, chúng ta cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản này để đảm bảo phát triển đúng hướng, bền vững. 1.3. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 1.3.1. Tiềm năng phát triển 1.3.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc, từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông, đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao như: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim, Phú Quốc… Đây là những tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch sinh thái. Với vị trí địa lý là nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, con sông lớn nhất Đông Nam Á, với mạng lưới sông ngòi, kinh, rạch chằng chịt, được mệnh danh là “thế giới sông nước” (Water World). Từ lâu loại hình du lịch bằng tàu, ghe len lỏi vào sâu trong các kinh rạch, trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sông nước cũng rất hấp dẫn du khách khi đến với ĐBSCL. Với nhiều ưu đãi của thiên nhiên, vùng ĐBSCL được biết đến là vùng đất hiền hòa, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt cùng nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng hầu như quanh năm. Ngoài ra, đến với vùng ĐBSCL du khách còn có thể thưởng thức các hoạt hình sinh hoạt nghệ thuật, ẩm thực dân gian, phương thức canh tác sản xuất của đồng bào các dân 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan