Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lũ lụt ở vùng đồng bằng sông cửu long -nguyên nhân và biện pháp phòng chống...

Tài liệu Lũ lụt ở vùng đồng bằng sông cửu long -nguyên nhân và biện pháp phòng chống

.PDF
86
852
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ PHAN THANH NHÀN LŨ LỤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGNGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ MÃ SỐ NGÀNH: 16 Cần Thơ, tháng 05 /2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ PHAN THANH NHÀN MSSV: 6106560 LŨ LỤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGNGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ MÃ SỐ NGÀNH: 16 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS: CHÂU HOÀNG TRUNG Cần Thơ, tháng 05 /2014 LỜI CẢM ƠN Thời gian trôi nhanh quá, nhớ lại ngày nào còn là một sinh viên năm nhất trên giảng đường Đại học. Bây giờ tôi đã là sinh viên năm thứ tư rồi. Cũng giống như mọi người, tôi được Bộ Môn xét chọn làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Địa lí. Với những kiến thức đã học được trong gần bốn năm qua, với sự cảm nhận về thực tế để tôi có thể chọn đề tài luận văn này. Tuy nhiên, trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy (Cô) ở khoa Sư Phạm cũng như các Thầy (Cô) ở các khoa khác – Trường Đại Học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đó là nền tảng để tôi có thể viết và hoàn thành tốt bài luận văn này. Trong thời gian thực hiện đề tài luận văn, tôi nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy Châu Hoàng Trung. Thầy đã giúp tôi trong việc chỉnh sửa đề cương, triển khai đề tài và công việc tìm tài liệu, thu thập và xử lý thông tin…phục vụ cho bài luận văn của mình. Nay bài luận văn đã hoàn thành, tôi không biết làm sao đền đáp công ơn to lớn ấy. Nhân đây, tôi xin cảm ơn các Thầy (Cô) trong Bộ môn Địa lí đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn thầy Châu Hoàng Trung đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm học liệu, thư viện khoa Sư phạm, thư viện khoa Nông Nghiệp và SHƯD và khoa Môi Trường và TNTN đã tạo điều kiện cho tôi mượn tài liệu để làm bài luận văn này. Không một ai mà hoàn thiện cả, ai cũng có những lỗi lầm riêng, luận văn cũng vậy, mỗi người viết khác nhau, ít nhiều cũng có những lỗi phải phạm. Tuy nhiên với lượng kiến thức tôi có, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong Thầy (Cô) và các bạn đóng góp ý kiến để bài luận văn này thêm hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn ! i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN…………………………….....................................................................i MỤC LỤC……………………………………………………………………………..ii DANH MUC HÌNH…………………………………………………………………..vi DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………….....ix PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....1 PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………5 Chương 1 – SƠ LƯỢC VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG…………..5 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI………………………………………………………….5 1.1.1. Vị trí địa lí………………………………………………………………………5 1.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội……………….6 1.2. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG………………………………………………………………………………….7 1.2.1. Thế mạnh……………………………………………………………………….7 1.2.1.1. Đất…………………………………………………………………………….7 1.2.1.2. Địa hình……………………………………………………………………….8 1.2.1.3. Khí hậu………………………………………………………………………..8 1.2.1.4. Sông ngòi……………………………………………………………………...8 1.2.1.5 Sinh vật………………………………………………………………………...9 1.2.1.6. Tài nguyên biển……………………………………………………………….9 1.2.1.7. Khoáng sản…………………………………………………………………..10 1.2.2. Hạn chế………………………………………………………………………..10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1……………………………………………………………..12 Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ LŨ LỤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG………………………………………………………………………………...13 ii 2.1. KHÁI NIỆM VỀ LŨ LỤT……………………………………………………...13 2.2. TÌNH HÌNH LŨ LỤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NHỮNG NĂM QUA………………………………………………………………...16 2.2.1. Một số trận lũ điển hình ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long………………17 2.2.2. Phân vùng ngập lụt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long……………………27 2.2.2.1. Theo nguyên nhân chính gây ngập có thể phân ra 4 vùng ngập………….27 a. Vùng ngập lũ……………………………………………………………………….27 b. Vùng ngập úng do mưa là nguyên nhân chính……………………………………..28 c. Vùng ngập úng do mưa – triều……………………………………………………..28 d. Vùng ngập do triều…………………………………………………………………28 2.2.2.2. Theo thời gian ngập lụt có thể phân ra ĐBSCL làm 4 vùng ngập chính….28 a. Vùng ngập lâu và ngập rất sâu……………………………………………………..28 b. Vùng ngập lâu và ngập sâu trung bình…………………………………………….29 c. Vùng ngập lâu và ngập nông……………………………………………………….29 d. Vùng ngập không đáng kể………………………………………………………….29 2.2.2.3. Xét tác động của lũ và triều có thể phân vùng ngập lụt ra làm 3 khu chính………………………………………………………………………………….29 a. Khu lũ………………………………………………………………………………29 b. Khu lũ – triều………………………………………………………………………29 c. Khu triều – lũ……………………………………………………………………….29 2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY RA LŨ LỤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG………………………………………………………………………………...30 2.3.1. Mưa…………………………………………………………………………….30 2.3.2. Nạn phá rừng ở đầu nguồn…………………………………………………...31 2.3.3. Phát triển đô thị không hợp lý………………………………………………..32 2.3.4. Các đập thủy điện ở thượng nguồn…………………………………………..36 2.3.5. Biến đổi khí hậu……………………………………………………………….38 2.4. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ LỤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG………………………………………………………………………………...41 iii 2.4.1. Tích cực……………………………………………………………………….41 2.4.1.1. Bồi đấp phù sa hàng năm…………………………………………………..41 2.4.1.2. Tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất trong đất……………….43 2.4.1.3. Mang lại nguồn lợi thủy sản tự nhiên đa dạng, phong phú và là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng các loại thủy sản…………………………………………45 2.4.1.4. Cung cấp nước ngọt cho đời sống con người……………………………...47 2.4.1.5 Bảo vệ và hình thành các vùng sinh thái ngập nước………………………47 2.4.2. Tiêu cực……………………………………………………………………….48 2.4.2.1. Thiệt hại về người và tài sản………………………………………………..48 2.4.1.2. Dịch bệnh……………………………………………………………………50 TÓM TẮT CHƯƠNG 2……………………………………………………………..52 Chương 3 – CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC ĐỘNG CỦA LŨ LỤT ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG……………53 3.1. ĐIỀU TIẾT LŨ LỤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG………..53 3.1.1. Duy trì và tăng cường công tác đo đạc, khảo sát lũ trên toàn đồng bằng tại các trạm cố định và tạm thời………………………………………………………..54 3.1.2. Quản lý chặt chẽ việc khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên toàn đồng bằng…………………………………………………………………………….54 3.1.3. Thấy được tầm quan trọng trong quản lý lũ lụt là một bộ phận trong quản lý tài nguyên nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long……………………………56 3.1.4. Nghiên cứu và thực hiên đồng bộ các biện pháp công trình và phi công trình để phòng chống lũ lụt…………………………………………………………56 3.1.4.1. Biện pháp công trình………………………………………………………...56 a. Đắp đê……………………………………………………………………………...56 b. Nạo vét kênh………………………………………………………………………..59 c. Xây dựng các công trình thoát lũ…………………………………………………..59 d. Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ………………………………………………..60 e. Hình thành các khu nuôi trồng thủy sản……………………………………………60 3.1.4.2. Biện pháp phi công trình…………………………………………………….61 a. Trồng và bảo vệ rừng………………………………………………………………61 iv b. Dự báo tuyên truyền rộng rãi các thông tin về lũ lụt………………………………62 c. Tổ chức cứu nạn, cứu trợ trước và sau lũ lụt……………………………………....62 d. Nâng cao công tác dự báo lũ……………………………………………………….62 e. Đa dạng lịch thời vụ………………………………………………………………..63 f. An toàn học đường………………………………………………………………….64 g. Nâng cao công tác dự báo lũ………………………………………………………65 h. Xây dựng quỹ hỗ trợ khẩn cấp……………………………………………………..66 i. Huy động các nguồn nhân lực………………………………………………………66 k. Chủ động sống chung với lũ………………………………………………………..66 l. Khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại………………………..66 3.2. CHƯƠNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ NGĂN LỤT……………………………..68 TÓM TẮT CHƯƠNG 3……………………………………………………………..71 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………..72 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT…………………………………………………………………..72 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO…………………………………………….72 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...73 v DANH MỤC HÌNH STT Hình Tên hình trang 1 Hình 1.1 Bản đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long 6 2 Hình 1.2 Sơ đồ các loại đất chính vùng Đồng bằng sông Cửu Long 7 vi DANH MỤC BẢNG STT Bảng Tên bảng trang 1 Bảng 1.1 Các khu bảo tồn thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long 9 2 Bảng 1.2 Các loại khoáng sản chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long 10 3 Bảng 2.1 Các thiệt hại do lũ lụt gây ra trên thế giới và Việt Nam qua các năm 14 4 Bảng 2.2 Một số trận lũ điển hình ở vùng ĐBSCL qua các năm 17 5 Bảng 2.3 Diện tích rừng của các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông năm 2000 31 6 Bảng 2.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số đô thị các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2014 33 7 Bảng 2.5 Các dự án thủy lợi lớn trên song Mê Kông 36 8 Bảng 2.6 Các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long 43 9 Bảng 2.7 Quá trình tháo chua, rửa phèn cho đất nhiễm phèn trong mùa nước nổi 44 10 Bảng 2.8 Sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long 45 11 Bảng 2.9 Diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm 47 12 Bảng 2.10 Thiệt hại của một số năm lũ lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long 49 13 Bảng 3.1 Các công trình đê đã xây dựng ở Đồng bằng sông Cửu Long 56 14 Bảng 3.2 Diện tích các loại cây ăn quả chủ lực của các tỉnh ở vùng Đồng 57 bằng sông Cửu Long vii 15 Bảng 3.3 Các công trình thoát lũ đã thực hiện ở vùng Đồng bằng sông Cửu 59 Long 16 Bảng 3.4 Diện tích rừng trồng của các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long viii 61 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 NN & SHUD Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 2 MT & TNTN Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên 3 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 4 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 5 ĐTM Đồng Tháp Mười 6 TGLX Tứ giác Long Xuyên 7 Khu bảo tồn Khu bảo tồn thiên nhiên TN… 8 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) 9 QHTT ĐBSCL Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long 10 HNKH ĐHQG TPHCM Hội nghị nghiên cứu khoa học Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh 11 TX Thị Xã 12 QL… Quốc lộ… 13 TN & MT Tài nguyên và Môi trường 14 KTTV Khí tượng thủy văn 15 AusAID Cơ quan phát triển quốc tế (the Australian Agency for International Development) 16 BĐKH Biến đổi khí hậu ix PHẦN MỞ ĐẦU I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nằm ở phần cuối của lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực hạ lưu sông Mê Kông, với 13 tỉnh và thành phố bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên là 40.548,3 km2; tổng dân số trong vùng là 17.330.900 người, chiếm 12% diện tích và 21% dân số cả nước[11], hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản để xuất khẩu. ĐBSCL không chỉ được đánh giá là một vùng đất trù phú, màu mỡ, nhiều tài nguyên, là vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam được thiên nhiên ưu ái dành cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mà còn được xem như là một vùng kinh tế có vị trí và vai trò chiến lược trong nền kinh tế nước ta nhất là trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực không chỉ cho quốc gia, mà còn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL cũng là vùng đất phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt có tính chu kỳ hàng năm theo kiểu 6 tháng mùa khô, 6 tháng mùa mưa. Chính lũ lụt là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên giúp cho ĐBSCL thêm màu mỡ, trù phú thông qua tác dụng tháo chua, rửa phèn, bồi đắp phù sa, tạo lợi thế riêng có về khai thác và nuôi trồng thủy sản…Đồng thời cũng chính lũ lụt là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt hại về người và của, tàn phá cơ sở hạ tầng kĩ thuật… Bên cạnh đó, do đặc thù về tự nhiên, ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt vừa có tác dụng đưa nước vào đồng, phục vụ sinh hoạt và lưu thông lại vừa có tác dụng thoát lũ nên không giống như vùng đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là đắp đê chống lũ triệt để, vùng ĐBSCL phải chọn giải pháp là sống chung với lũ. Sống chung với lũ là một hiện tượng tự nhiên, xã hội đã và đang được cư dân vùng ĐBSCL tiếp nhận trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/2/1996 về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000[7] đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn ĐBSCL đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, cho quá trình chủ động sống chung với lũ. Song quá trình này cũng đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải nghiên cứu như: xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa lũ nhưng cũng làm thay đổi phong tục, tập quán, cách sống của nhân dân; xây dựng đê bao chống lũ kết hợp với phát triển đường giao thông nông thôn nhưng cũng ngăn không cho nước tràn đồng, có thể làm tăng mực nước lũ trên các dòng chính... 1 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Vì vậy, đề tài luận văn “Lũ lụt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân và biện pháp phòng chống” giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về lũ lụt ở vùng ĐBSCL, các biện pháp phòng chống đang được thực hiện và đề xuất một số biện pháp phòng chống. II - THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Do địa thế nằm ở vùng cuối hạ lưu, toàn bộ dòng chảy lũ từ thượng nguồn tràn về vùng ĐBSCL qua hai nhánh sông Tiền, sông Hậu và phần tràn bờ chảy trên đất liền vượt biên giới giữa Cam-pu-chia và Việt Nam làm ngập nhiều vùng đất trũng, chủ yếu là vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) – Hà Tiên, vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và vùng trũng giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7, gia tăng dần từ tháng 8 - 9, cao điểm vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 11 - 12. Bình quân vào mùa mưa, lưu lượng lũ cao nhất là 139.000 m3/s, gây ngập lụt từ 1,2 - 1,9 triệu ha. Hơn hai thập kỷ gần đây, diễn biến thời tiết và thiên tai đang có xu hướng thay đổi bất thường ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam. Cư dân vùng ĐBSCL hiện nay vừa chịu tác động của lũ thượng nguồn vào mùa mưa, vừa chịu tác động của sự xâm nhập mặn vào mùa khô và các tác động do diễn biến thời tiết cực đoan khác như nhiệt độ gia tăng, phân bố mưa bất thường, khô hạn kéo dài,… III - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Với tiềm năng to lớn về nông nghiệp, trong những năm qua, so với cả nước, vùng ĐBSCL luôn đóng góp khoảng 60% sản lượng thủy sản và cây ăn quả (chiếm khoảng 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng), là chìa khóa trong chiến lược an ninh lượng thực quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng ngập lụt trên một diện tích lớn hàng năm lại là một cản trở lớn đối với sự phát triển bền vững trong toàn vùng. Đề tài: “Lũ lụt ở vùng ĐBSCL, nguyên nhân và biện pháp phòng chống” phân tích tìm hiểu những nguyên nhân gây ra lũ lụt, những mặt tích cực và tiêu cực do tác động của lũ đối với đời sống con người trong vùng lũ, chủ yếu các vấn đề: nước sạch, giao thông, sản xuất NN…để từ đó có thể đề xuất các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, sống hòa bình với lũ. IV - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là nguyên nhân và các giải pháp phòng chống lũ lụt ở vùng ĐBSCL V - PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu: vùng ĐBSCL 2 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Nội dung nghiên cứu: Lũ lụt vùng ĐBSCL, nguyên nhân và biện pháp phòng chống. VI - QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng năm ở vùng ĐBSCL. Từ nhiều thập kỷ qua, nông dân vùng ĐBSCL đã tìm ra nhiều phương cách khác nhau để sống thích nghi với diễn biến của lũ lụt, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ mùa màng và tài sản, đồng thời cũng khai thác các nguồn lợi mang lại từ lũ. Quan điểm “Sống chung với lũ lụt” khá quen thuộc với người dân ở đây từ bao đời nay. Hơn hai thập kỷ gần đây, diễn biến thời tiết và thiên tai đang có xu hướng thay đổi bất thường ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Vùng ĐBSCL đã được các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế cảnh báo là nơi chịu nhiều tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cư dân vùng ĐBSCL hiện nay vừa chịu tác động của lũ thượng nguồn vào mùa mưa, vừa chịu tác động của sự xâm nhập mặn vào mùa khô và các tác động do diễn biến thời tiết cực đoan khác nhau như nhiệt độ gia tăng, phân bố mưa bất thường, khô hạn kéo dài, …Qua thực tiễn, người dân đang dần chuyển qua cách sống và sản xuất phù hợp với hoàn cảnh mới. Quan điểm “Sống chung với biến đổi khí hậu” như một khẩu hiệu mở rộng quan điểm “sống chung với lũ” đang dần dần hình thành ở vùng đất này. VII - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận: Từ đối tượng cần nghiên cứu: “ Lũ lụt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân và biện pháp phòng chống” mà đưa ra các phương pháp nghiên cứu, biện pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu về các vấn đề nêu trên. Phương pháp thực hiện: Để thực hiên được đề tài này, ngoài phương pháp luận tôi còn sử dụng các phương pháp như sau: Phương pháp quan sát thực địa: Qua thời gian sinh sống tại vùng đất Tây Nam Bộ, tôi có thể quan sát được một cách tổng thể, nhìn nhận thực tế về vấn đề nghiên cứu về tình hình lũ lụt ở vùng ĐBSCL. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí thông tin: Qua những gì đã biết trong thực tế, kết hợp với việc ghi chép những kiến thức về tình hình lũ lụt….cuối cùng tôi đi vào tổng hợp, phân tích và xử lí các thông tin trên. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kết hợp với các phương pháp trên, tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu như sách báo, giáo trình, truy cập internet, hay qua các phương tiện thông tin đại chúng khác, đặc biệt là thông qua hướng dẫn nhiệt tình của thầy Châu Hoàng Trung trong việc tìm kiếm và lựa chọn tài liệu phù hợp 3 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi với nội dung nghiên cứu…Đây là phương pháp quan trọng nhất giúp tôi đi sâu vào tìm hiểu bản chất, quy luật cũng như một số vấn đề nổi bật về tình hình lũ lụt ở ĐBSCL. 4 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi PHẦN NỘI DUNG Chương 1 - SƠ LƯỢC VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đây là quê hương của “văn minh sông rạch”, “văn minh miệt vườn” khá độc đáo. Bờ sông không đắp đê, lại bị cắt từng chặng ở ngã ba, ngã tư, muốn qua rạch nhỏ thì sẵn kiểu “cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi”. “Cầu ván đóng đinh” xuất hiện rất trễ khi thực dân Pháp đến. Câu hát “Ví dầu cầu ván...” khá phổ biến, ngay cả trẻ con thời xưa cũng thuộc nằm lòng, câu hát trở thành câu thai đố. Khi cúng đình, nghe ra thai “Ví dầu cầu ván... cầu tre lắt lẻo...”. Đó chính là vùng ĐBSCL. 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1.1. Vị trí địa lí Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn gọi là miền tây, gồm một thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40.553,1 km², dân số là 17.330.900 người chiếm 12% diện tích và 21% dân số cả nước[11]. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần lãnh thổ cực nam nước ta, tọa độ địa lý giới hạn từ 11oB đến 8030’B và 104025’Đ đến 106 o50’Đ[1]. 5 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ccc Hình 1.1: Bản đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: [2]) 1.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km, khoảng 360.000km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. ĐBSCL nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-do-ne-si-a...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế. 6 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ĐBSCL nằm giáp Cam-pu-chia, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta. 1.2. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.2.1. Thế mạnh 1.2.1.1. Đất Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của ĐBSCL. Mặc dù là đất phù sa, nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp. Vùng ĐBSCL có 3 nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. CÁC NHÓM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đất phù sa ngọt Đất phèn Đất mặn - 1,2 triệu ha (30% diện tích đồng bằng), màu mỡ nhất - Phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu - 1,6 triệu ha (41%) + Phèn nhiều (55 vạn ha) + Phèn ít và trung bình (1,05 triệu ha) - Phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau - 75 vạn ha (19%) - Phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan Đất khác - Khoảng 40 vạn ha (10%) - Phân bố rải rác Hình 1.2: Sơ đồ các loại đất chính vùng Đồng bằng sông cửu Long (Nguồn [3]) 7 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 1.2.1.2. Địa hình Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi đắp dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng ĐTM, TGLX – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển. ĐBSCL là vùng đồng bằng khá bằng phẳng và hơi thấp, cao độ phổ biến từ 0,3 – 2m, trừ một số đồi núi ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang, toàn bộ đất đai còn lại có cao độ dưới 5m. Ngoài ra còn có những gờ đất ven sông và cồn cát ven biển tương đối cao, hai vùng trũng nhất là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Bờ biển thấp với một số vịnh nhỏ như mũi cao, các bãi biển ngập nước khi triều lên. 1.2.1.3. Khí hậu Trên nền nhiệt đới ẩm, khí hậu của đồng bằng thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ (ít nhất: 1700 giờ ở Sóc Trăng, nhiều nhất: 3000 giờ ở Trà Vinh). Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C. Lượng mưa hàng năm lớn (1300 – 2000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI) Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 270C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 - 300C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa[3]. Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ. 1.2.1.4. Sông ngòi Tên gọi của đồng bằng đã phần nào phản ánh vai trò của hệ thống sông Cửu Long. Thực chất, đây là phần hạ lưu của sông Mê Kông, khi vào nước ta được chia thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang để từ đó đổ ra biển bằng 9 cửa sông. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt. Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ m3. Trong đó sông Tiền chiếm 49% và sông 8 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Hậu chiếm 51%. Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100m. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng. 1.2.1.5. Sinh vật Sinh vật cũng là nguồn tài nguyên có giá trị ở ĐBSCL. Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu…) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp…). Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Bảng 1.1: Các khu bảo tồn thiên nhiên ở ĐBSCL STT Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn TN Quy mô (ha) Địa điểm 1 Vườn Quốc gia Tràm Chim 7.600 Đồng Tháp 2 Khu Bảo tồn TN Thạnh Phú 8.000 Bến Tre 3 Khu Bảo tồn TN Vồ Dơi 3.400 Cà Mau 4 Các sân chim 5 Khu Bảo tồn TN Hòn Chông 3.400 Kiên Giang 6 Vườn Quốc gia U Minh Thượng 8.000 Kiên Giang 7 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau 4.000 Cà Mau 8 Khu Bảo tồn TN Lung Ngọc Hoàng 3.000 Cần Thơ 9 Vườn Quốc gia Phú Quốc 14.400 Kiên Giang 500 Cà Mau – Bạc Liêu (Nguồn: [1]) 1.2.1.6. Tài nguyên biển Tài nguyên biển ở đây hết sức phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan