Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín ngưỡng thờ pô nagar ở khánh hòa...

Tài liệu Tín ngưỡng thờ pô nagar ở khánh hòa

.PDF
193
275
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------***--------------- NGUYỄN THỊ THANH VÂN TÍN NGƯỠNG THỜ PÔ NAGAR Ở KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ NGUYỄN THỊ THANH VÂN TÍN NGƯỠNG THỜ PÔ NAGAR Ở KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 22 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ VĂN DOANH Hà Nội - 2009 MỤC LỤC DÉn luËn .......................................................................................... 3 Ch-¬ng 1: C¸c di tÝch P« Nagar/thiªn yana ë Kh¸nh Hßa. 12 1.1.§«i nÐt vÒ Kh¸nh Hßa ............................................................................................ 12 1.1.1.§iÒu kiÖn tù nhiªn - x· héi ........................................................................12 1.1.2.LÞch sö h×nh thµnh vïng ®Êt Kh¸nh Hßa ..................................................14 1.2. HÖ thèng di tÝch thê P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa ................................ 18 1.2.1.Ph©n bè .....................................................................................................18 1.2.2.H×nh thøc thê tù ........................................................................................21 Ch-¬ng 2. P« Nagar/thiªn yana trong ®êi sèng t©m linh cña ng-êi d©n Kh¸nh Hßa ......................................................... 44 2.1.Nguån gèc cña P« Nagar/Thiªn Yana .................................................................. 44 2.1.1.N÷ thÇn mÑ xø së P« In- Nagar cña ng-êi Ch¨m....................................44 2.1.2.Th¸nh MÉu Thiªn Y Ana cña ng-êi ViÖt ...................................................47 2.2. HuyÒn tho¹i vÒ P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa ......................................... 51 2.2.1. HuyÒn tho¹i cña ng-êi Ch¨m .................................................................51 2.2.2. TruyÒn thuyÕt cña ng-êi ViÖt- TruyÖn bµ Thiªn Yana .............................54 2.3 LÔ héi P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa ......................................................... 56 2.4. P« Nagar/Thiªn Yana trong tÝn ng-ìng cña ng-êi d©n Kh¸nh Hßa ................ 66 2.4.1. Tæng quan vÒ tÝn ng-ìng thê P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa.........66 2.4.2.Trong tÝn ng-ìng cña c- d©n n«ng nghiÖp ...............................................69 2.4.3.§èi víi c- d©n biÓn ...................................................................................75 2.4.4.§èi víi c- d©n lÊy trÇm ............................................................................80 2.4.5. §èi víi c¸c c- d©n c¸c ngµnh nghÒ kh¸c ................................................85 Ch-¬ng 3. P« Nagar/Thiªn Yana trong ®êi sèng v¨n hãa d©n gian Kh¸nh Hßa ................................................................... 90 3.1.Trong v¨n häc d©n gian .......................................................................................... 90 3.2. Trong nghÖ thuËt ©m nh¹c d©n gian truyÒn thèng ............................................. 95 1 Ch-¬ng 4. Giao thoa v¨n hãa ViÖt – Ch¨m nh×n tõ tÝn ng-ìng thê P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa ................ 104 4.1.Giao thoa hãa ViÖt - Ch¨m qua tÝn ng-ìng thê P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa ................................................................................................................................ 104 4.1.1.Qua tªn gäi ..............................................................................................104 4.1.2.Qua huyÒn tho¹i ......................................................................................106 4.1.3.Qua di tÝch, di vËt ...................................................................................110 4.1.4.Qua tÝn ng-ìng vµ lÔ héi .........................................................................113 4.2. Sù tÝch hîp v¨n hãa Ên - Ch¨m - ViÖt trong tÝn ng-ìng thê MÉu P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa ............................................................................... 116 4.3. Mét vµi ®Ò xuÊt b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n hãa cña tÝn ng-ìng thê P« Nagar/Thiªn Yana ë Kh¸nh Hßa ............................................................................... 121 KÕt luËn ...................................................................................... 123 Tµi liÖu tham kh¶o ................................................................... 125 PhÇn Phô lôc Phô lôc 1: Danh s¸ch ng-êi cung cÊp th«ng tin……………………………126 hô lôc 2: Ch-¬ng tr×nh lÔ héi Th¸p Bµ n¨m 2004…………………………..129 Phô lôc 3: Mét sè truyÒn thuyÕt d©n gian vÒ Thiªn Yana…………………..131 Phô lôc 4: Mét sè n¬i thê tù Thiªn Yana……………………………………139 Phô lôc 5: Th¬ ca vÒ Thiªn Yana Th¸nh MÉu……………………………...145 Phô lôc 6: V¨n chÇu Thiªn Yana……………………………………………160 Phô lôc 7: Nh÷ng bµi v¨n tÕ Thiªn Yana……………………………………166 Phô lôc 8: ¶nh minh häa…………………………………………………….177 2 DẪN LUẬN 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín ngưỡng, tôn giáo là một đề tài đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tín ngưỡng tôn giáo. Có những tôn giáo, tín ngưỡng bản địa (tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng thờ tổ tiên, đạo Cao Đài, Hòa Hảo…) hòa nhập và chung sống với rất nhiều loại hình tôn giáo trên thế giới được du nhập vào Việt Nam như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo… Từ quá khứ cho đến hiện nay, tôn giáo tín ngưỡng có vai trò to lớn trong đời sống tâm linh, văn hóa của nhân dân và đó cũng là một phần quan trọng kiến tạo nên văn hóa truyền thống nước ta. Các tôn giáo, tín ngưỡng được du nhập vào nước ta dù xuất phát từ phương Đông hay phương Tây đều được bản địa hóa và tích hợp yếu tố của tôn giáo và tín ngưỡng bản địa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tự bản thân mỗi loại hình tôn giáo, tín ngưỡng lại giao thoa với nhau tạo nên sự hỗn dung tôn giáo trên mảnh đất Việt Nam. Ngày nay, tôn giáo tín ngưỡng không chỉ có ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa- xã hội mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh và chính trị quốc gia. Về cơ bản, các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam chung sống hòa bình, cùng hướng tới mục tiêu giúp con người sống tốt đời đẹp đạo để phát triển đất nước. Trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong từng khu vực cụ thể, đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo nước ta cũng khác nhau, ảnh hưởng dung hòa lẫn nhau trong quá trình cộng cư trên mảnh đất đó. Tiêu biểu nhất là sự cộng cư về tôn giáo giữa người Việt và người Chăm ở Khánh Hòa thông qua tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana. Qua khảo sát tư liệu tôi chọn đề tài Tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa vì: Ý nghĩa khoa học của đề tài: Nghiên cứu tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa góp phần làm sáng tỏ một loại hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam. Đồng thời góp phần làm rõ quá trình cộng sinh và đan xen văn hóa - tôn giáo của cộng đồng các dân tộc sinh sống gần nhau, tộc người đến sau thừa hưởng và phát triển thành tựu của các tộc người đã định cư trước để hình thành nên đặc trưng văn hóa của riêng mình. 3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Trong quá trình sinh sống ở Khánh Hòa, người Chăm đã để lại hệ thống di sản tôn giáo tín ngưỡng với những đền tháp, lễ hội và tín ngưỡng thờ tự. Trên con đường Nam tiến và cộng cư ở đây, người Việt đã tiếp thu, kế thừa và biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm để trở thành một loại hình tín ngưỡng mang phong cách của mình. Tuy vậy, nền tảng Chăm vẫn còn in đậm như tục thờ Cá Ông, thờ Pô Nagar bên cạnh những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống Bắc Bộ. Điều này đã làm cho tín ngưỡng của người Việt miền Trung có những nét tương đồng và khác biệt với người Việt ở miền Bắc. Tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa là một điển hình cho sự tiếp biến và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Chăm - Việt. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các tên gọi khác nhau như Thiên Yana, Thiên Y, Thiên Y Thánh Mẫu, Pô Nagar. Thiên Yana, Thiên Y Thánh Mẫu… là tên gọi phổ biến trong dân gian, còn tên gọi Pô Nagar được phiên âm từ tên Pu Inu Nugar của người Chăm. Các tên gọi này đều được nhân dân trong vùng cũng như giới khoa học chấp nhận để chỉ một vị nữ thần mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và quá trình người Việt cộng cư với người Chăm ở miền Trung nói chung, Khánh Hòa nói riêng và những di sản để lại đã có nhiều công trình đã được xuất bản. Để tiện theo dõi và nghiên cứu chúng tôi khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề theo các mảng: Tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở miền Trung; lịch sử nam tiến của người Việt và quá trình hình thành mảnh đất Khánh Hoà; tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hoà. Quá trình nam tiến của người Việt và lịch sử hình thành vùng đất Khánh Hoà được nhắc đến nhiều trong các thư tịch cổ như: Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên, Phủ biên tạp lục, Ô châu cận lục… Sau đó, về vấn đề này được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà nghiên cứu như: Lương Ninh (Lịch sử vương quốc Chămpa, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2004), Ngô Văn Doanh (Văn hóa cổ Chămpa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002), Li Tana (Lịch sử vương quốc Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 1999), Lê Đình Phụng 4 (Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Chămpa, Nxb Văn hóa-Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2005), Vũ Công Quý (Văn hoá Sa Huỳnh, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 1991), Nhiều tác giả (Diện mạo văn hóa Khánh Hòa - kỷ yếu kỷ niệm 350 năm vùng đất Khánh Hòa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005), Phan Lạc Tuyên (Góp phần tìm hiểu người Kinh Cựu ở vùng Chàm Thuận Hải, tạp chí Dân tộc học, số 3/1977) Kỷ yếu hội thảo Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (sắp xuất bản)... Những công trình này đã khái quát khá đầy đủ về lịch sử vương quốc Chămpa, mối quan hệ giữa hai quốc gia Chămpa - Đại Việt và quá trình người Việt di cư vào vùng đất phía Nam từng bước nhảy theo thời gian. Cùng với sự lớn mạnh của người Việt thì vương quốc Chămpa ngày càng thu hẹp dần và bị biến mất vào thế kỷ XVII. Người Chăm đã để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo mà ngày nay người Việt thừa hưởng và tiếp tục sử dụng. Qua nguồn tư liệu trong các công trình đó cho ta hình dung một cách khái quát lịch sử hình thành vùng đất Khánh Hòa và quá trình người Việt định cư tại đây. Về tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam: Có thế khẳng định Thánh Mẫu tối thượng ở miền Trung là Bà Thiên Yana - vị Thần Mẫu có xuất xứ từ Nữ thần Mẹ xứ sở Pô Nagar của người Chăm. Đây chính là nét riêng biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở miền Trung, với cực bắc là tín ngưỡng thờ Thiên Yana ở Huế và cực Nam là tín ngưỡng thờ Thiên Yana/Pô Nagar ở Khánh Hòa. Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Miền Trung đã có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu hay chuyên khảo khác nhau. Có thể đơn cử các tác giả và các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Ngô Đức Thịnh (Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2009), Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2001), Nhiều tác giả (Văn hóa Nghệ thuật Trung Bộ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1998), Sakaya (Lễ hội của người Chăm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2003), Ngô Đức Thịnh (Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009), Tạ Chí Đại Trường (Thần, người và đất Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004), Nhiều tác giả (trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nhận thức về miền Trung Việt Nam hành trình 10 năm nghiên cứu, Huế, tháng 7-2009), Văn Đình Hy (Từ thần thoại Pô Inu Nưgar đến Thiên Yana trong 5 Những vấn đề Dân tộc học miền Nam Việt Nam, tập 2, Tp Hồ Chí Minh, 1978), Lê Văn Hảo (Tìm hiểu quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Chàm qua kho tàng văn học dân gian của người Việt và người Chàm, Tạp chí Dân tộc học, số 1/1960)…. Những nghiên cứu trên phần nào đã khai quát được tín ngưỡng thờ Mẫu ở Miền Trung Việt Nam. Cuốn sách Đạo Mẫu Việt Nam của GS. Ngô Đức Thịnh đã tái bản 4 lần, có bổ xung, chỉnh lý (chúng tôi sử dụng cuốn sách xuất bản năm 2009 để cập nhật với tình hình nghiên cứu hiện nay) đã dành trọn phần 3 để trình bày về tục Thờ Mẫu ở miền Trung. Phần này, tác giả trình bầy những dạng thức thờ Mẫu và những thần Mẫu được thờ ở trong vùng. Ngoài Thiên Yana của người Việt và Po Inu Nưgar của người Chăm là hai chủ thể thờ phụng chính của người Chăm và người Việt, mẫu ở miền trung còn thờ phụng Ngũ vị Thánh Bà (Kim , Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) , bà Thiên Hậu, bà Hậu Thổ, Tứ vị thánh nương, bà Thu Bồn (Bô Bô/Pô Pô phu nhân)… Những vị thần này có nguồn gốc khác nhau: Chăm, Hoa, Việt… nhưng xâu chuỗi những cứ liệu liên quan thì tác giả cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Chăm, đặc biệt là các nữ thần biển. Tiếp đến là công trình tiêu biểu khác nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam do Nguyễn Hữu Thông chủ biên. Cuốn sách này tác giả đã đề cập khá đầy đủ về hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung, khẳng định Thánh Mẫu Thiên Yana là tối thượng ở miền Trung và có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ Nữ thần Mẹ xứ sở Pu Inu Nugar của người Chăm. Trong cuốn sách này tác giả đi sâu vào trình bày tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Trung Bộ, mà điển hình là ở Huế với các hiện tượng hầu đồng và hệ thống văn chầu liên quan. Mặc dù Huế là điểm cực Bắc thờ Thiên Yana nhưng Thiên Yana trong tín ngưỡng của người Việt ở đây mang tính chuyển tiếp của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, giữa tín ngưỡng Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt ở Bắc Bộ và tín ngưỡng thờ Mẹ xứ sở Po Inu Nugar của người Chăm. Do vậy, có thể nói rằng cuốn sách này nghiên cứu tín ngưỡng thờ Thiên Yana của người Việt ở khu vực Trung Trung Bộ, điển hình là ở Huế chứ không phải là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam nói chung. Cuốn sách Thần, người và đất Việt của tác giả Tạ Chí Đại Trường cũng đề cập nhiều đến tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Yana ở miền Trung, đặc biệt là chương 7 6 (Những chân trời mới cho thần linh Đại Việt) và chương VIII (Sự phối hợp thần linh ở Đàng Trong). Cuốn sách này đề cập đến hệ thống thần linh Đại Việt, trong đó có các thần linh Chiêm Thành trong đời sống văn hóa - tôn giáo - chính trị của xã hội người Việt. Tác giả đưa ra lý thuyết cho những chiều hướng hội tụ, tiếp biến và phát sinh của thần linh Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn. Tác giả cho rằng việc thờ phụng Thiên Yana ở Đàng Trong được các chúa Nguyễn rất coi trọng là vì buổi đầu sự nghiệp chúa Nguyễn cần một sự bảo trợ của các vị thần linh bản xứ phương nam chứ không phải là sự thờ vọng của các thần linh đất Bắc ở Thăng Long xa xôi, đồng thời cũng là phương thức hữu hiệu nhất để an ủi và thu phục những cư dân là chủ nhân của vùng đất đó. Không chỉ tầng lớp vua chúa, những lưu dân Việt ở Bắc Bộ vào đây lập nghiệp, họ cần một sự bảo trợ mới, gần gũi mà chắc chắn và đó chính là lý do làm cho vị thần chủ của mảnh đất phương Nam Pô Inư Nưgar của người Chăm trở thành Thiên Yana của người Việt, được cả triều đình và nhân dân sùng kính, đền tháp của người Chăm trở thành cơ sở thờ tự Thánh Mẫu của người Việt với sự Việt hóa cao độ trên nền tảng Chăm bản địa. Đây là một công trình rất có giá trị để tìm hiểu về quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa, đặc biệt là tôn giáo, tín ngưỡng giữa người Việt và người Chăm ở miền Trung Việt Nam. Một công trình khác góp phần khắc họa tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung là cuốn sách Lễ hội của người Chăm của tác giả Sakaya (Trương Văn Món). Công trình này tác giả trình bày hệ thống lại những lễ hội chính của người Chăm. Điểm đặc biệt trong các lễ hội lớn của người Chăm ở vùng Nam Trung Bộ hiện nay đều được tổ chức tại 3 đền tháp: đền Pô Inư Nưgar ở Hữu Đức, tháp Pô Klong Girai ở Đô Vinh (Phan Rang) và tháp Pô Rame ở Hậu Sanh. Có thể nói tín ngưỡng thờ Pô Inư Nưgar (Nữ thần mẹ xứ sở) bao trùm tất cả các lễ hội của người Chăm hiện nay qua các bài thánh ca và các nghi lễ. Tuy cuốn sách này không trực tiếp nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở miền Trung nhưng có mối quan hệ mật thiết vì Thánh Mẫu Thiên Yana của người Việt có nguồn gốc từ Nữ thần Mẹ xứ sở của người Chăm. Và qua đó giúp chúng ta hiểu về tín ngưỡng thờ Thiên Yana của người Việt ở vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở Khánh Hòa - nơi có ngôi đền của Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm ở thánh địa Kauthara trước đây. Điều đó tạo 7 nên bản sắc văn hóa của vùng/tiểu vùng Trung và Nam Trung Bộ như cuốn sách “Bản sắc văn hóa vùng” của GS. Ngô Đức Thịnh đã đề cập. Cuộc hội thảo khoa học gần đây nhất do Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, phân viện tại Huế tổ chức vào tháng 7-2009 với chủ đề “Nhận thức về miền Trung Việt Nam - hành trình 10 năm nghiên cứu” có nhiều bài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung, sự tiếp biến văn hóa Việt - Chăm qua tín ngưỡng, tôn giáo. Tiêu biểu là bài viết của các tác giả như Lê Đình Hùng (Tiếp biến văn hoá Việt - Chiêm trên vùng Thuận Hóa qua dấu ấn danh xưng của một vị nữ thần), Nguyễn Hữu Thông Lê Đình Hùng (Cư dân vùng Thuận Hóa đầu thế kỷ XV qua văn bản Thủy Thiên), Trần Đình Hằng (Của người, của ta: Thần điện làng Việt miền Trung)… Qua những bài viết trên, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu quá trình di cư của người Việt vào phương nam và quá trình Việt hóa các thần linh, linh vật và cơ sở thờ tự của người Chàm, đặc biệt là nữ thần Pô Inư Nưgar với nhiều danh xưng khác nhau, mà cho đến hiện nay người Việt vẫn đang thờ phụng như Bà Lồi, Bà Dàng, Man Nương, Thai Dương…) nhưng thống nhất và xuyên suốt với tên gọi là Thiên Yana. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những bài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Yana ở vùng Trung Trung Bộ, mà đó chỉ là một tiểu vùng thờ Thiên Yana với những đặc trưng riêng trên mẫu số chung là tín ngưỡng thờ Thiên Yana ở miền Trung Việt Nam. Về tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa: Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa cũng đã được đề cập trên nhiều phương diện với các công trình tiêu biểu của các tác giả như: H. Pamentier (Thống kê khảo ta các di tích Chàm ở Trung Kỳ trong đó có bài Đền thờ Pô Nagar ở Nha Trang công bố năm 1902), Lê Quang Nghiêm (Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa, giải nhất biên khảo 1069, Trung tâm Văn bút Việt Nam, 1970), Quách Tấn (Xứ Trầm hương, Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa, Nha Trang, 2002), Lê Đình Chi (Lễ hội Tháp Bà Nha Trang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998), Nguyễn Công Bằng (Tháp Bà Nha Trang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005), Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa (Tục thờ Thiên Y Thánh Mẫu ở Khánh Hòa, Đề tài khoa học năm 2004), Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa (Những tục thờ và lễ hội tiêu biểu của Khánh Hòa, 8 Nha Trang xuất bản, 2005), Nhiều tác giả Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005), Nguyễn Đình Tư (Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2003), Ngô Văn Doanh (Tháp bà Thiên Yana - Hành trình của một nữ thần, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2009,) và một số công trình nghiên cứu đã xuất bản, các bài tạp chí khác… Các công trình nghiên cứu, biên khảo trên đã phần nào khắc họa được tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa và cũng là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Thiên Yana ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Cuốn sách Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa của tác giả Lê Quang Nghiêm đã khắc họa chi tiết về tục thờ cúng của ngư dân Khánh Hòa khi hoạt động mưu sinh trên biển, đặc biệt là tín ngưỡng của họ đối với những thần linh của người Chàm mà Pô Nagar với hiện thân là Bà Chúa Đảo/ Bà Chúa Xứ/Bà Lỗ Lường, … Trong công trình này, tác giả còn biên khảo những tập tục của ngư phủ Khánh Hòa đã từng tồn tại nhưng được bãi bỏ từ lâu và những tập tục mà hiện tại ngư phủ còn thực hành nhằm khắc họa quá trình thờ phụng nữ thần Thiên Yana của ngư phủ nơi đây. Một công trình biên khảo khác cũng đề cập đến đặc trưng tín ngưỡng thờ Thiên Yana là cuốn “Xứ trầm hương” của tác giả Quách Tấn. Tuy không nhiều nhưng tác giả cũng khắc họa những nét đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Thiên Yana ở đây có nguồn gốc từ người Chiêm Thành với biểu hiện rõ nét nhất còn truyền lại là tục múa bóng trong lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang. Và nghệ thuật múa bóng đó cũng là do người Chiêm Thành truyền lại. Cuốn sách Tháp Bà Nha Trang của tác giả Nguyễn Công Bằng và Lễ hội Tháp Bà Nha Trang của Lê Đình Chi là hai công trình chuyên khảo và nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana trên lĩnh vực di tích và lễ hội một cách chi tiết với những giá trị văn hóa lễ hội, kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu tại cụm di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Tuy nhiên, đây chỉ là một địa điểm tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa. Tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa còn được trình bày trong Tục thờ Thiên Y Thánh Mẫu ở Khánh Hòa, Những tục thờ và lễ hội tiêu biểu của Khánh Hòa, Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm… Trong 9 những công trình này các tác giả tập trung vào trình bày tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa trên những phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là những bài viết ngắn, lẻ tẻ, chủ yếu đi sâu vào phần khảo tả từng di tích và lễ hội cụ thể, chưa đi sâu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Pô Nagar của người Việt ở Khánh Hòa và mối quan hệ với các dân tộc khác ở vùng phụ cận (đặc biệt là về tín ngưỡng, lễ hội của người Chăm) để thấy được quá trình kế thừa, tiếp biến và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt - Chăm ở Khánh Hòa nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Một công trình xuất bản gần đây nhất về tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa là cuốn sách Tháp bà Thiên Yana - Hành trình của một nữ thần của tác giả Ngô Văn Doanh. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, biên khảo về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật múa bóng dân gian ở Tháp Bà, những tư liệu bia ký cổ về hành trạng của vị nữ thần chủ của xứ Kauthara ở Nha Trang, hành trình tiếp biến của một vị nữ thần từ nữ thần mẹ Devi của Hindu giáo đên Pô Nagar của người Chăm rồi Thiên Yana của người Việt. Tác giả cũng đề cập đến những truyền thuyết về Pô Nagar của người Chăm và người Việt, một số cơ sở thờ tự Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa và tín ngưỡng thờ phụng của cư dân ở Khánh Hòa... Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị để tìm hiểu về nghệ thuật Champa và tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa nhưng đó chỉ là một vài địa điểm tiêu biểu mà chưa phải là công trình khái quát một cách đầy đủ tín ngưỡng thờ Bà ở Khánh Hòa. Đề tài Tín ngưỡng thờ Pô Nagar ở Khánh Hòa sẽ góp thêm phần tư liệu nhằm làm rõ hơn và toàn diện hơn tín ngưỡng thờ Thiên Yana trong vùng, đồng thời làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa Chăm đối với người Việt ở Khánh Hòa và dải đất miền Trung hiện nay trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. 3. Mục đích nghiên cứu Khái quát một cách toàn diện nhất về tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa (phân bố, di tích, tín ngưỡng, thờ tự, các lễ hội liên quan…) Trên cơ sở đó thấy được mối quan hệ cộng cư, giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau trên lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng Chăm - Việt ở Khánh Hòa. Từ đó phát huy truyền thống đoàn kết Chăm - Việt trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân 10 tộc và những tinh hoa văn hóa truyền thống để phát triển đất nước đa dạng và bền vững hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tỉnh Khánh Hòa và liên hệ với một số vùng lân cận + Thời gian: Quá khứ và hiện tại (chủ yếu là hiện tại) 5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận: - Tiếp cận nhân học: Nghiên cứu tín ngưỡng thờ Pô Nagar với tư cách là tín ngưỡng chủ đạo trong mối quan hệ với các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Khánh Hòa - Tiếp cận sử học Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng các lý thuyết nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng, giao thoa và tiếp biến tôn giáo, tín ngưỡng, lý thuyết nghiên cứu về vùng văn hóa và hội tụ, giao thoa văn hóa. - Phương pháp điền dã dân tộc học: phỏng vấn, điều tra hồi cố, thu thập thông tin và điền dã thực địa Nguồn tư liệu thực hiện đề tài - Chủ yếu là tư liệu thu được trong quá trình điền dã tại Khánh Hòa - Thu thập, sử lý các tư liệu lịch sử, văn hoá, xã hội có liên quan. 6. Đóng góp của đề tài - Nghiên cứu hệ thống về tín ngưỡng thờ Pô Nagar góp thêm tư liệu để nghiên cứu một loại hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. - Góp thêm tư liệu về quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là hai dân tộc Việt - Chăm. - Phác họa và góp thêm ý kiến, đề xuất khoa học cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian được biểu hiện qua tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa trong sự nghiệp phát triển 11 chung của tỉnh và định hướng phát triển bền vững khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 1: CÁC DI TÍCH PÔ NAGAR/THIÊN YANA Ở KHÁNH HÕA 1.1.Đôi nét về Khánh Hòa 1.1.1.Điều kiện tự nhiên - xã hội Khánh Hoà là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ, có diện tích 4626km2. Nằm ở vị trí giữa vĩ tuyến 11 và 13 vĩ độ Bắc, có phần đất nhô ra biển Đông xa nhất nước ta. Phía Đông giáp biển Thái Bình Dương, điểm cực Đông phần đất liền 109 0 27’55’’. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam 11 042’55’’. Phía Tây giáp Đắc Lắc, Lâm Đồng, dựa vào dãy Trường Sơn trùng điệp, điểm cực Tây 108040’33’’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên 12052’vĩ độ Bắc. Nằm ở vị trí cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên, án ngữ trên trục đường Quốc lộ 1A, cùng với bán đảo Cam Ranh và quần đảo Trường Sa, Khánh Hoà có một vị trí chiến lược đặc biệt về kinh tế cũng như quốc phòng của Việt Nam. Nằm trong vùng nội chí tuyến nên Khánh Hoà có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trời nắng gắt nhưng có gió nồm mang hơi nước từ biển nên không khí khá dễ chịu. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 2209 đến 3203; mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình từ 2205 đến 2906. Do đó số ngày nắng trong năm rất lớn (khoảng 2.600 giờ). Khánh Hoà nằm ở đoạn cuối của dải Trường Sơn Nam, có chiều nghiêng theo hướng Tây - Đông. Địa hình núi và bán sơn địa chiếm 3/4 diện tích và được chia làm 3 vùng chính: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển và các đảo. Cấu tạo địa chất chủ yếu là đá Granit và Rionit, Đaxit có nguồn gốc Mắcma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngoài ra còn một số loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. 12 Về địa hình kiến tạo, đất Khánh Hoà được hình thành rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông - Nam của địa khối cổ Kon Tum, nổi lên khỏi mặt nước biển từ cách đây khoảng 570 triệu năm. Do quá trình phong hoá vật lý học diễn ra trên nền đá Granit, Rionit đã tạo thành những hình dạng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, tạo cho thiên nhiên Khánh Hoà có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Sông ngòi ở Khánh Hoà nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển Đông. Dọc bờ biển, cách khoảng 5 - 7km có một cửa sông. Rừng ờ đây chiếm 75% diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 274.000ha thuộc nhiều loại: rừng nhiệt đới, rừng á đới, rừng thưa… có trữ lượng lớn, trong đó có những loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Do bị một số dãy núi phân cắt nên địa hình đồng bằng Khánh Hoà chia làm 3 vùng rõ rệt: Đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hoà có diện tích khoảng 200km2, độ cao tuyệt đối 5 - 15m, bề mặt địa hình nghiêng về phía Đông Nam. Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang có diện tích gần 300km2, phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối 10 - 20m, phần phía đông là địa hình tích tụ, có độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy. Đồng bằng Cam Ranh có diện tích khoảng 200km2, bằng phẳng, ít phân cách, độ cao tăng dần về phía Tây từ 20 - 30m. Biển Khánh Hoà có độ cao và khúc khuỷu nhất Việt Nam. Bờ biển Khánh Hoà thuộc dạng bờ biển trẻ, quá trình xâm thực, mài mòn và bồi đắp tự nhiên phát triển mạnh. Bờ biển có nhiều dạng khác nhau: bờ biển cát, bờ biển đá, bờ biển vùng vịnh và quanh các đảo. Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát trắng, tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập các cảng biển, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch. Nhìn chung Khánh Hoà là vùng đất có địa hình đa dạng, điều kiện tự nhiên phong phú thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và các hoạt động về ngư nghiệp cũng như chế biến hải sản, cho nên trong lịch sử phát triển của mình, các nhóm người cổ đã sớm có mặt và sinh sống ở đây. Điều kiện đó đã có những tác 13 động tích cực trong việc tạo cho Khánh Hoà có những nét văn hoá mang sắc thái riêng trong diễn trình lịch sử văn hoá dân tộc. Khánh Hoà cũng như các tỉnh miền Nam Trung Bộ khác, có nhiều tộc người và đa dạng văn hoá. Các tộc người ở Khánh Hoà thuộc hai ngữ hệ: Mã Lai - Đa Đảo (Indonexia) hay Nam Đảo gốc biển và Nam Á gốc đồi núi. Dựa trên những đặc điểm về địa lý tự nhiên, từ lâu mảnh đất này luôn được coi là một tiểu vùng của vùng văn hoá duyên hải nước ta, với những đặc trưng của văn hoá rừng núi, văn hoá đồng bằng văn hoá biển - đảo, vừa có nét chung của nền văn hoá Việt Nam, vừa mang bản sắc riêng biệt độc đáo của từng vùng đất. Hiện nay, dân số ở Khánh Hoà xấp xỉ một triệu người, bao gồm người Kinh và các dân tộc anh em là Raglai, Ê đê, Trins… cùng đoàn kết chung sống từ nhiều đời nay và chính họ là chủ nhân đích thực của các nền văn hoá tiêu biểu (Nguyễn Văn Khánh, 2003). Do đặc điểm cấu tạo địa hình rừng núi - đồng bằng nên các tộc người phân bố cũng theo đặc điểm đó. Người Raglai, Giẻ Triêng, Ê đê…đại bộ phận phân bố ở các huyện miền núi, người Kinh, người Hoa chủ yếu sống ở đồng bằng, thành phố và thị trấn. Tuy ngôn ngữ, tiếng nói có khác nhau song họ đã tạo nên một nền văn hoá vật thể (tangible) và phi vật thể (intangible) hết sức đa dang, tiêu biểu và đặc sắc. Nó được biểu hiện và bảo tồn dưới nhiều dạng trong đời sống xã hội như: nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo, ngành nghề truyền thống, lễ hội. Đặc biệt, những di vật khảo cổ trong các di tích, di chỉ khảo cổ học thể hiện rõ những văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tồn tại trong suốt thời gian và không gian của lịch sử. 1.1.2.Lịch sử hình thành vùng đất Khánh Hòa Theo lịch đại, vùng đất Khánh Hòa phát triển qua ba giai đoạn với ba nền văn hóa tiêu biểu nối tiếp nhau: Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và văn hóa Việt. * Thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh: Theo kết quả nghiên cứu của ngành Khảo cổ học thì vùng Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ là địa bàn phân bố của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh phát triển từ 14 giai đoạn Xóm Cồn (Sơ kỳ kim khí) đến giai đoạn Hòa Diêm (Sơ kỳ sắt). Đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh (ở Khánh Hòa và Nam Trung Bộ nói chung) là phát triển của mộ chum hình cầu với nhiều dạng táng thức khác nhau (hung táng, hỏa táng…), đồ gốm, đồ trang sức… Vào thời kỳ này, vùng đất Khánh Hòa rất thuận lợi cho các tộc người cổ sinh sống với nhiều hình thức kinh tế. Với lịch sử cả ngàn năm, các nhóm cư dân cổ nói trên đã có những đóng góp quan trọng cho diễn trình phát triển của lịch sử, văn hóa trong các giai đoạn về sau, cụ thể và trực tiếp là nền văn hóa Chămpa. *Thời kỳ Chămpa: Qua những tư liệu về Khảo cổ học, Lịch sử, Dân tộc học … cho thấy trên địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh có các bộ tộc, mà trong truyền thuyết của người Chăm còn nhắc đến là bộ tộc Cau và Dừa là hai bộ tộc chủ yếu lập nên vương quốc Chămpa sau này. Bộ lạc Cau (Kramuka - Vamsa) cư trú ở vùng Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và bộ tộc Dừa (Narikela-Vamsa) cư trú từ vùng Quảng Bình đến Phú Yên hiện nay. Bên cạnh đó, họ cũng có quan hệ với các cư dân vùng đồng bằng ven biển phía Bắc, phía Nam và cả Tây Nguyên. Do địa hình miền Trung bị chia cắt nên ban đầu trong vùng đã hình thành các tiểu quốc nhỏ. Tên gọi quốc gia là Chămpa chính thức được xuất hiện trong bia của một ông vua có tên gọi là Sambhuvarman (595-629). Vương quốc cổ Chămpa được hình thành và phát triển trên cơ sở sáp nhập một số tiểu quốc thân tộc, song chủ yếu về mặt chính trị. Toàn bộ đất nước được chia làm 4 quận lớn: Amaravati ở phía Bắc, Vijaya ở giữa, tiếp theo là Kauthara và Panduraga ở phía Nam. Theo ý kiến của giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Nha Trang-Khánh Hòa là vương quốc mẫu hệ Kauthara với huyền thoại nổi tiếng Nàng Trầm Hương trên núi Thiên An nay là hệ thống Tháp Bà thế kỷ XI-XIII gần cầu Bóng Nha Trang. Bà theo phiên âm và phiên dịch một từ Chăm cổ sang Hán Việt tức Thiên Yana thật ra là Yangsri Po Negara Bà Mẹ Xứ Sở”[67, tr 27]. Ngày đầu lập quốc, trung tâm kinh tế, chính trị của vương quốc Chămpa ở miền Bắc với kinh đô là Trà Kiệu ở Quảng Nam. Đến cuối thế kỷ VIII với sự ra đời của nước Hoàn Vương) và việc xây dựng Pô Nagar thì trung tâm kinh tế chính trị 15 của vương quốc Chămpa chuyển dần vào phía Nam. Đây là một bước chuyển biến lớn trong đời sống chính trị của vương quốc Chămpa. Cuối thế kỷ IX, ưu thế chính trị lại thuộc về miền Bắc Chăm, với trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, tôn giáo được thiết lập ở Đồng Dương (Duy Xuyên, Quảng Nam), được sử Việt và Trung Quốc gọi tên quốc gia là Chiêm Thành. Đây là thời kỳ đạo Phật thịnh hành ở Chămpa nhưng các tôn giáo khác, đặc biệt là Ấn Độ giáo vẫn phát triển. Vào đầu thế kỷ XI, một vương triều mới ra đời, kinh đô được xác lập ở Bình Định (Vương triều Vijaya) và tồn tại đến thế kỷ XV. Trong quá trình tồn tại, vương triều Vijaya cũng đạt được nhiều thành tựu về văn hóa nghệ thuật nhưng cũng là giai đoạn thăng trầm của lịch sử Chămpa. Đặc biệt, sau năm 1971 sau khi vua Lê Thánh Tông chiếm được kinh thành Vijaya (Phật Thệ) thì vương quốc Chămpa đến đây chấm dứt trên thực tế [44, tr 182]. Lúc này, người Chăm chỉ còn sinh sống trong khu vực từ Đèo Cù Mông đến Phan Rang. Đến năm 1653, trong một lần đánh nhau với quân của chúa Nguyễn đang đóng ở Phú Yên, người Chămpa lại thất bại và họ bị mất luôn vùng đất Kauthara. Kể từ năm 1653 vùng đất Kauthara đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Nguời Chăm ra đi nhưng đã để lại cho vùng đất Khánh Hòa những di sản văn hóa vô cùng quý giá. Đó là những di tich đền tháp, những kinh nghiệm ngành nghề, hệ thống tín ngưỡng dân gian và lễ hội đặc sắc. *Khánh Hòa dưới chủ quyền của người Việt Đến năm Canh Ngọ thứ ba (1690) phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang, đến năm Nhâm Tuất (1742) phủ Diên Ninh được đổi thành phủ Diên Khánh. Đến năm Giáp Tý (1744) tổ chức hành chính trong nước được xắp xếp lại, đúc ấn quốc vương, phủ chúa gọi là điện, truy tôn vương hiệu các đời, đổi các cơ quan trực thuộc phủ chúa thành lục bộ, chia lãnh thổ thành 12 dinh, trong đó có dinh Bình Khang bao gồm hai phủ Diên Khánh và Bình Khang. Đến năm 1771, sau cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thì đất Khánh Hòa thuộc nhà Tây Sơn. Được ít lâu chúa Nguyễn sai Lê Văn Quân đem binh từ nam ra chiếm lấy thành Bình Thuận và Diên Khánh, đất Khánh Hòa lại trở về với chúa Nguyễn. Sau khi thống nhất đất nước, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế đã cho thay đổi một số đơn 16 vị hành chính. Năm 1803, dinh Bình Khang được đổi tên là dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang được đổi thành phủ Bình Hòa. Năm Gia Long thứ 7 (1808) một cuộc cải cách hành chính rộng lớn diễn ra trên phạm vi toàn quốc, các dinh đều được đổi thành trấn, dinh Bình Hòa được đổi thành trấn Bình Hòa, quan đứng đầu dinh là Lưu thủ đổi thành Trấn thủ, có cai bộ và ký lục phụ tá. Đến năm 1831 dưới thời Minh Mạng thứ 12 phủ Bình Hòa đổi tên thành phủ Ninh Hòa. Năm sau 1832 sau cuộc cải cách hành chính trong toàn quốc, các trấn đổi thành tỉnh, trấn Bình Hòa đổi thành tỉnh Khánh Hòa, đứng đầu tỉnh là viên Tổng đốc, các tỉnh nhỏ ở gần nhau thì đặt dưới sự cai quản của viên Tuần phủ Thuận Khánh. Lại sáp nhập huyện Hoa Châu vào huyện Phước Điền, hạ tỉnh Khánh Hòa xuống còn 2 phủ, 4 huyện. Cũng dưới triều Minh Mạng, 12 tỉnh miền Trung được chia thành các trực kỳ. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc Hữu trực kỳ; Quảng Bình, Quảng Trị thuộc Bắc trực kỳ; Phủ Thừa Thiên là kinh đô thuộc Trực Lệ; Quảng Nam, Quảng Ngãi thuộc Nam trực kỳ; Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận thuộc Tả trực kỳ. Đến đầu thời Thiệu Trị và Tự Đức các thuộc của tỉnh Khánh Hòa được nâng lên thành tổng (thuộc Hạ Bạc của huyện Vĩnh Xương đổi thành tổng Xương Hạ), các thôn xóm nhỏ được kết hợp thành những thôn xã lớn. Sau khi thực dân Pháp chiếm các tỉnh Nam Kỳ, triều đình Tự Đức cho đẩy mạnh công cuộc chiêu dân lập ấp, khai thác đất hoang trong các tỉnh, trong đó có tỉnh Khánh Hòa. Tháng 3-1864, triều đình nhà Nguyễn cho phép tỉnh Khánh Hòa thành lập đội quân Thiên thiện (gồm những tù phạm trong tỉnh và các nơi phát vãng vào Khánh Hòa cho vào các thôn xã để làm ăn sinh sống) với nhiều chính sách ưu đãi trong việc khai khẩn đất hoang. Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) địa bàn tỉnh Khánh Hòa được mở rộng bằng cách nhập thêm huyện An Phước của phủ Ninh Thuận bị giải thể, 7 xã của huyện Tuy Phong, 2 tổng của huyện Hòa Đa tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào huyện Vĩnh Xương. Đến năm Thành Thái thứ 13 (1901) phủ Ninh Thuận được đặt thành đạo Ninh Thuận, các phần đất bị cắt trước đây được trả về cho Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa chỉ còn 2 phủ và 4 huyện là phủ Diên Khánh (gồm 2 huyện Phước Điền và Vĩnh Xương), phủ Ninh Hòa (gồm hai huyện Quảng Phước và Tân Định). Dưới 17 thời Duy Tân (1907-1916), một phần đất Vĩnh Xương được lập thành tổng Cam Ranh, bỏ huyện Phước Điền giao cho phủ Diên Khánh kiêm lý, bỏ huyện Ninh Phước giao cho phủ Ninh Hòa kiêm lý. Lúc này Khánh Hòa chỉ còn lại 4 phủ huyện (phủ Ninh Hòa, huyện Tân Định, phủ Diên Khánh, huyện Vĩnh Xương) với 18 tổng, 247 làng, 13.578 đinh [63, tr 86]. Năm 1924 thị xã Nha Trang được thành lập. Vào năm 1930-1931 chính quyền Pháp đổi huyện Tân Định thành phủ Ninh Hòa (huyện Ninh Hòa ngày nay), phủ Ninh Hòa cũ thì đổi thành huyện Vạn Ninh. Năm 1944 chuyển thị xã Nha Trang lên thành thành phố Nha Trang. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính nội tỉnh, đến 1976 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên sáp nhập vào nhau thành tỉnh Phú Khánh. Quyết định của kỳ họp thứ 4 quốc hội khóa VII sáp nhập huyện Trường Sa của tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh. Đến kỳ họp thứ 5 quốc hội khóa VIII chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Địa danh Khánh Hòa được tái lập, bao gồm các đơn vị hành chính: thành phố Nha Trang, các huyện Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và Trường Sa. Người Việt vào Khánh Hòa đã dần hình thành những làng mạc, lấp đầy những khoảng trống do người Chăm để lại và mang theo những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khi đến vùng đất mới họ đã tiếp nhận văn hóa của cư dân bản địa để hình thành nên những giá trị văn hóa đặc trưng của người Việt ở vùng Nam Trung Bộ 1.2. Hệ thống di tích thờ Pô Nagar/Thiên Yana ở Khánh Hòa 1.2.1.Phân bố Theo Danh mục thống kê di tích năm 2002 của Trung tâm quản lý di tích và Danh lam thắng cảnh Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có trên 600 di tích, trong đó có trên 200 di tích thờ Pô Nagar/Thiên Yana. Qua các di tích có thể thấy tín ngưỡng thờ Pô Nagar/Thiên Yana là tín ngưỡng tiêu biểu nhất ở Khánh Hòa hiện nay. Đây là một tín ngưỡng dân gian, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Thần Mẹ Xứ Sở của người Chăm trên mảnh đất Kauthara xưa kia. Khi người Việt sinh sống trên mảnh đất này đã tiếp thu một cách tự nguyện và thành kính tín ngưỡng thờ Mẹ Xứ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan