Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về nhân tài nội dung và giá trị...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nhân tài nội dung và giá trị

.PDF
101
200
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN KHÁNH NGÂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN TÀI - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Hà Nội – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN KHÁNH NGÂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN TÀI - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 60 31 02 04 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Minh Tuấn Hà Nội - 2018 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả thu hoạch tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa được công bố trên các công trình khác. Tôi cũng xin khẳng định luận văn đã được trích dẫn đầy đủ, cụ thể chính xác kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin, dữ liệu đã công bố trong luận văn này./ Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Khánh Ngân 3 LỜI CẢM ƠN 1. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi đã cho tôi thêm những kiến thức khoa học để tôi có thể nâng cao trình độ của mình trong con đường học tập và nghiên cứu khoa học. 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Minh Tuấn – Người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Thầy đã thường xuyên động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi, tiếp thêm cho tôi nghị lực và niềm tin để tôi cố gắng tiếp tục học tập và nghiên cứu. 3. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè lời biết ơn sâu sắc đã cổ vũ, khích lệ và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện bản Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Khánh Ngân 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 7 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 9 2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài: ..................................................................................................................... 9 2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài ........................................................................................................... 12 2.3. Khái quát kết quả nghiên cứu từ các công trình và những vấn đề đặt ra luận văn cần giải quyết ............................................................................ 14 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 16 3.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 16 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 16 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 17 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 17 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 17 5.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 17 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 17 6. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 17 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 17 NỘI DUNG..................................................................................................... 18 Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG ........... 18 HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN TÀI .................................................................. 18 1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài ........................ 18 1.1.1. Truyền thống quý trọng hiền tài của dân tộc ..................................... 18 5 1.1.2. Giá trị tư tưởng văn hóa nhân loại ..................................................... 23 1.1.3. Yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam....................................... 29 1.2. Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài ............... 34 1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân tài và vai trò của nhân tài .... 35 1.2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về tìm kiếm, phát hiện nhân tài ........... 42 1.2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài ............. 48 1.2.4. Nghệ thuật sử dụng, trọng dụng nhân tài của Hồ Chí Minh ................ 54 Chƣơng 2:....................................................................................................... 66 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN TÀI .................................................................................. 66 2.1. Giá trị lý luận .......................................................................................... 66 2.1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài làm sâu sắc thêm giá trị truyền thống dân tộc về quý trọng hiên tài ............................................................. 66 2.1.2. Bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhân tài ................................................................................................................................................................... 68 2.1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài là cơ sở lý luận để Đảng xây dựng chính sách nhân tài và sử dụng nhân tài ở Việt Nam hiện nay. ..... 70 2.2. Giá trị thực tiễn ...................................................................................... 79 2.2.1. Đối với quá trình tìm kiếm, đào tạo, sử dụng nhân tài trƣớc thời kỳ đổi mới. ........................................................................................................... 79 2.2.2. Tiếp tục xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016) ............................................. 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nhân tài luôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc. Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã khẳng định coi trọng nhân tài chính là cái gốc của sự phát triển. Thời Lê Thánh Tông (1442-1497) vị minh quân triều Lê qua danh thần Thân Nhân Trung (1418-1499) đã cho khắc vào bia Quốc Tử Giám cương lĩnh của đất nước đã nhấn mạnh: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết”. Đến vua Quang Trung (1753-1792), qua danh sĩ Ngô Thì Nhậm (17461803) cũng đã ra tuyên ngôn: “Xây dựng đất nước lấy việc khuyến học làm đầu. Tìm lẽ trị binh lấy tuyển nhân tài làm gốc”. Đó là một chân lý đã được đúc kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển luôn phải đương đầu với những thách thức lớn từ tự nhiên và xã hội như dân tộc Việt Nam thì nguồn lực duy nhất khả dĩ giúp vượt qua những thách thức đó chỉ có thế là con người, trong đó nhân tài đóng vị trí trung tâm. Tiếp nối truyền thống của dân tộc, tổng kết kinh nghiệm thế giới, vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng nhân tài. Người khẳng định: “Kiến thiết cần phải có nhân tài” [46, tr.14]. Có thể thấy tập hợp, phát huy vai trò của nhân tài là một trong những giải pháp mang tính chiến lược của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã sử dụng thành công, đạt tới tầm khoa học và nghệ thuât dùng người, đồng thời cũng 7 khái quát thành hệ thống quan điểm có giá trị lý luận và thực tiến vô cùng sâu sắc về tìm kiếm, phát hiện nhân tài; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn, càng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao, đó là yếu tố quyết định đến sự phát triển và rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với thế giới. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng tới vấn đề nhân tài, luôn coi con người là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế xã hội, khẳng định giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để tạo điều kiện bồi dưỡng và phát huy khả năng của các nhân tài làm nên những thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, do sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập cùng với tâm lý sùng bái vật chất “có tiền mua tiên cũng được”; trình trạng "chảy máu chất xám"; thói quen “con vua thì lại làm vua”; tình trạng thiếu hụt người có đức, có tài lãnh đạo, quản lý trên mọi lĩnh vực; việc khai thác, sử dụng không đúng và không trúng hoặc lãng phí nguồn nhân tài đang trở thành nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài, nhưng do tính thời sự, tầm quan trọng của vấn đề, nhất là yêu cầu cấp bách của thực tiễn đặt ra, nên tác giả quyết định tiếp tục lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài – nội dung và giá trị” với mong muốn góp thêm ý kiến từ góc tiếp cận Hồ Chí Minh học nhằm giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách này. 8 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài về nhân tài nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài nói riêng đã được các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể phân loại như sau: 2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của tác giả Bùi Đình Phong. Tác phẩm nghiên cứu một cách có hệ thống theo quan điểm lịch sử quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, trong đó trọng dụng nhân tài là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Đi sâu vào việc phân tích, đánh giá để làm rõ những đóng góp cụ thể và đích thực của Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, về cả hai mặt lý luận và thực tiễn cán bộ. Tác giả Hồ Đức Việt và Phạm Hồng Tung cũng đã có bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài học lịch sử và kinh nghiệm trọng dụng nhân tài” trình bày kinh nghiệm “chiêu hiền, đãi sĩ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố con người luôn có vai trò vô cùng to lớn, là động lực để phát triển đất nước, chính vì vậy phải được ươm trồng, phát huy, trọng dụng, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nước, vì dân. Nhân tài phải được phát huy, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, phát huy, gọt giũa và nâng cao hơn chất lượng nhân tài của đất nước. “Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức” của tác giả Trần Đương, nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2005 và Nhiều tác giả: “Bác Hồ cầu hiền tài”, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2007. Hai tác phẩm tập hợp nhiều câu nói, bài viết, những mẩu chuyện chân thực và cảm động về Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân tài, trí thức. 9 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của nhà nghiên cứu Lại Quốc Khánh (Sách: 60 năm tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2008). Bài viết làm rõ khái niệm “cán bộ”, phân tích những yêu cầu đặt ra với người cán bộ và những sai lầm, khuyết điểm cán bộ dễ mắc phải trong quá trình công tác. Ngoài ra, tác giả trình bày một cách hệ thống các khâu trong công tác cán bộ. Bài viết đã rút ra vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ. “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài” của tác giả Đàm Đức Vượng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống về quá trình đào tạo cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng, phân tích những gương mặt của những cán bộ lãnh đạo cách mạng đã được Người đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,v.v.. Cuốn sách cũng đã rút ra những vấn đề then chốt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài với tư tưởng lớn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc của chúng ta”. “Một số vấn đề về trí thức và nhân tài”, của tác giả Đàm Đức Vượng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013. Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức và nhân tài; những kinh nghiệm rút ra từ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát hiện, khai thác, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng trí thức, trọng dụng nhân tài; trí thức, nhân tài Việt Nam quá khứ, hiện tại, tương lai; một số vấn đề về xây dựng đội ngũ trí thức và nhân tài Việt Nam; trí thức Việt Nam dưới chế độ phong kiến và chính thể dân chủ cộng hòa; mối quan 10 hệ giữa tầng lớp trí thức Việt Nam với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân Việt Nam, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; làm gì và làm thế nào để có nhiều nhân tài tham gia kiến thiết đất nước, chấn hưng dân tộc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc và nhân dân trong những thập niên đầu thế kỷ XXI; thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam; suy ngẫm về các trường đại học nổi tiếng thế giới và các trường đại học của Việt Nam,… Tác giả Nguyễn Đắc Hưng cũng là một người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu nhân tài. Với tác phẩm Nhân tài là báu vật của quốc gia (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) và mới đây đã tái bản có chỉnh lý bổ sung dưới nhan đề mới là Nhân tài với tương lai đất nước (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013). Ở chương cuối cùng của cuốn sách, tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân tài. Những mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng tài năng của đất nước như đào tạo học sinh năng khiếu, cử nhân tài năng… những năm quaa cũng được trình bày cụ thể với nhiều số liệu khách quan, có sức thuyết phục. Cuốn sách với khối lượng kiến thức dày dặn và đa dạng là một nguồn tư liệu tham khảo rất cần thiết khi nghiên cứu nhân tài, đem lại nhiều bài học có giá trị trong việc phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của đội ngũ này với tương lai đất nước. .v.v.v… Thêm vào đó, còn có nhiều bài viết do các tác giả nghiên cứu về trọng dụng nhân tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh như: Tác giả Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Cẩm Ngọc: “Nhân tài với phát triển bền vững”, Tạp chí Tuyên giáo. Tác giả Phùng Quang Huy, Nguyễn Tùng Lâm: “Tư tưởng, việc làm của Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7. Hai tác giả: Hồ Đức Việt, Phạm Hồng Tung: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài học lịch sử và kinh nghiệm trọng dụng nhân tài”, Báo Nhân dân điện tử, 11 tháng 5/2011. Tác giả Vũ Đức Khiển: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thu hút và trọng dụng nhân tài vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước. Bài viết: “Quan điểm và nghệ thuật trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc” của tác giả Nguyễn Văn Thu đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ….. .v.v.v… 2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài Tác giả Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) với cuốn sách: “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước” nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 và Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - lịch sử, hiện trạng và triển vọng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) Từ phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành của triết học, sử học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, khoa học chính sách và khoa học dự báo, các cuốn sách đã tập trung vào việc lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ và nguồn lực trí tuệ; đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử; phân tích quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ cũng như các yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này. Từ đó, đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, thiết thực phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước. Bổ sung chặt chẽ cho nhau về nội dung nghiên cứu, hai cuốn sách này đã tạo thành một chuyên luận đầy đủ và có hệ thống về nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Đây thực sự là nguồn tài liệu tham khảo quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà quản lý và những ai quan tâm nghiên cứu chủ đề này. 12 Trong năm 2011, tại Hà Nội đã tổ chức hai cuộc hội thảo khoa học lớn về nhân tài và công tác nhân tài. Tháng 8 năm 2011, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội thảo Khoa học "Công tác nhân tài ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn", với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà chính trị trong đó có những công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài như: “Chủ tịch Hồ Chi Minh với bài học lịch sử và kinh nghiệm trọng dụng nhân tài” của tác giả Hồ Đức Việt và Phạm Hồng Tung. Tháng 9 năm 2011, Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Nhân tài với thịnh suy đất nước”, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong đó có những công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài và sử dụng nhân tài như: “Bác Hồ với vấn đề nhân lực nhân tài” của tác giả Nguyễn Lân Dũng; “Hồ Chí Minh với trí thức và nhân tài” của PGS. Trần Đình Huỳnh; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thu hút và trọng dụng nhân tài vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của TS. Vũ Đức Khiển; “Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về thu hút, trọng dụng nhân tài vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” của GS.TS. Phạm Xuân Nam; “Những bài học lịch sử về sử dụng hiền tài trong dựng nước và giữ nước từ các triều đại phong kiến đến thời đại Hồ Chí Minh” của GS.TS. Nguyễn Như Thanh; “Quan điểm và nghệ thuật trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc” của Văn Tất Thu…. Đề tài khoa học: “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”, mã số KX.02.24/06-10 do nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Phú làm chủ nhiệm đã phân tích, nêu các quan điểm, chiến lược, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay và đến năm 2020. Về chiến lược, đề tài đã đề ra 4 chiến lược, gồm: Chiến lược “chiêu hiền đãi sĩ” thời kỳ mới; Chiến lược xây dựng chuyên gia - nhân tài; Chiến lược đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ nguồn 13 nhân lực chất lượng cao, nhân tài của đất nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; Chiến lược phát hiện thu hút chất xám, nhân tài người Việt Nam hiện ở nước ngoài về nước làm việc. Về chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay và đến năm 2020, đề tài đề xuất hệ thống các cơ chế, chính sách gồm phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, đánh giá, tôn vinh, quản lý, sử dụng, đãi ngộ, giữ và bảo vệ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài. Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số ĐTĐL-2004/21 “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, do Đào Trọng Thi làm chủ nhiệm, trên cơ sở nghiên cứu cơ sở khoa học của việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nhân tài đã tập trung nêu các quy trình phát triển nhân tài. Đồng thời, sách đã nghiên cứu về định hướng Chiến lược nhân tài quốc gia, nêu quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu của Chiến lược nhân tài quốc gia, xác định. Chiến lược nhân tài chính là khâu đột phá trong Chiến lược nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Lương và Phạm Hồng Tung: “Tài năng và đắc dụng”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Các tác giả đã phân tích và nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách tài năng, rút ra những bài học kinh nghiệm về con đường hình thành, đặc điểm,nhân cách tài năng và đề xuất những kiến nghị cho công tác lãnh đạo, phát triển nhân tài ở nước ta. v.v…. 2.3. Khái quát kết quả nghiên cứu từ các công trình và những vấn đề đặt ra luận văn cần giải quyết a. Những kết quả đạt được của các công trình 14 Một là, các công trình nghiên cứu đều rất công phu, có sự thống nhất chung về vị trí, tầm quan trọng của nhân tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc thu hút, trọng dụng nhân tài, coi nhân tài là yếu tố then chốt đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng. Hai là, nhiều công trình làm rõ được một góc độ cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài từ việc sưu tầm, hệ thống hóa những bài học, kinh nghiệm lịch sử về “chiều hiền đãi sĩ” của cha ông ta, làm rõ phương châm trị nước của các bậc thánh đế, minh vương, đó là chăm lo hạnh phúc cho muôn dân và biết trọng dụng hiền tài nhằm xây dựng đất nước thái bình, cơ đồ ngàn năm bền vững. Ba là, nhiều công trình nghiên cứu đã có sự công phu, tìm tòi, phân tích, vận dụng chính sách tôn vinh, trọng dụng, đối xử nhân hòa của chủ tịch Hồ Chí Minh với đội ngũ cán bộ, nhân tài trong quá trình củng cố chính quyền cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc. Bốn là, trên cơ sở thống nhất về vị trí, tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số công trình đã phân tích bối cảnh, tình hình thực tế để kiến nghị các giải pháp cụ thể đối với việc thu hút và trọng dụng nhân tài, trong đó có nhân tài. Các giải pháp được nhiều tác giả đề cập là: cần có sự thống nhất quan niệm về nhân tài và tiêu chí phát hiện nhân tài; ban hành văn bản về công tác nhân tài; xây dựng cơ chế thu hút, sử dụng nhân tài phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngành, lĩnh vực và địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài; đảm bảo các điều kiện cụ thể về nhân lực, tài chính, tổ chức bộ máy phục vụ cho việc xây dựng và thực thi chính sách phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài… b. Khoảng trống của các công trình Tác giả nhận thấy ít có đề tài nào bàn trực tiếp, đầy đủ về nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài. 15 Một số công trình tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài chỉ ở góc độ cán bộ và công tác cán bộ, coi nhân tài là một khâu quan trọng trong đó. Một số công trình liên quan tới tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài trình bày còn mang tính dàn trải, tản mạn, kể sự kiện. Giá trị lý luận và thực tiễn chưa được làm rõ và đầy đủ. c. Những vấn đề đặt ra luận văn cần giải quyết Kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài nói riêng. Phân tích sâu, hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài và giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng này. Cập nhật những tư liệu mới về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài của Đảng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đến nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng kết nguồn tư liệu dồi dào và phong phú từ di sản Hồ Chí Minh, làm rõ nội dung tư tưởng của Người về nhân tài. Từ đó chỉ ra giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chi Minh về nhân tài. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ khái niệm “nhân tài” Phân tích cơ sở thực tiễn và những tiền đề tư tưởng lý luận tác động đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài. Trình bày và phân tích một cách có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài Giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài. Giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài trong kháng chiến và với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 16 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài và giá trị lý luận, thực tiễn với cách mạng Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài; giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài và những giá trị với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc và thời kỳ Đổi mới từ 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt làm cơ sở định hướng nghiên cứu. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp lịch sử - lôgic, phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn. 6. Đóng góp mới của luận văn Đề tài là công trình nghiên cứu cơ bản nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài. Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương, 4 tiết 17 NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN TÀI 1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân tài 1.1.1. Truyền thống quý trọng hiền tài của dân tộc Thu hút và trọng dụng nhân tài đã trở thành quốc sách, thành đạo đức và thấm sâu vào quan niệm sống của dân tộc Việt Nam. Suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong điều kiện phải liên tục đương đầu với những thách thức từ phía tự nhiên (thiên tai), hay thách thức từ phía xã hội (địch họa), trong bối cảnh các nguồn lực vật chất còn vô cùng hạn hẹp thì nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ trở thành nguồn lực vô cùng quan trọng, giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những thách thức ấy. Đây chính là một trong những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta để lại cho các thế hệ sau, và nó được lưu truyền trong dân gian hay trong các văn bản được ghi chép lại. Trước hết là trong dân gian. Truyền thống trọng dụng nhân tài được thể hiện trong các truyền thuyết dân gian - thể loại văn học phản ánh mơ ước, nguyện vọng của nhân dân. Truyền thuyết Thánh Gióng đã phản ánh nguyện vọng cầu người tài chống lại “địch họa” của vua Hùng ngay từ buổi đầu lập nước. Bên cạnh “địch họa”, dân tộc Việt Nam cũng luôn phải đối mặt với “thiên tai”. Khát vọng trị thủy được nhân dân gửi gắm qua hình ảnh Sơn Tinh. Trong truyền thuyết, chi tiết vua Hùng kén rể chính là một hình thức để tuyển chọn nhân tài. Sơn Tinh được làm phò mã bởi chàng là biểu tượng cho người tài hướng thiện. Do đó, việc nhân dân ta tôn vinh Sơn Tinh chính là tôn vinh những người có tài, đức, mang tài năng, trí tuệ cống hiến cho nhân dân. 18 Trong nhân dân, truyền thống này được lưu giữ trong các bản hương ước làng và được truyền từ đời này sang đời khác. Trong làng có riêng một quỹ ruộng gọi là “học điền” để làm phần thưởng cho những người đỗ đạt. Các Nho sinh sau khi thi thi đỗ sẽ làm lễ “vinh quy bái tổ”, được dân làng đón tiếp long trọng, nhiều làng còn dựng nhà cho người đỗ đạt. Ngôi nhà ở quê nội của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được chính dân làng dựng khi thân phụ của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng: trọng dụng nhân tài là dòng chảy xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Hồ Chí Minh đã tiếp thu các giá trị tích cực trong truyền thống của dân tộc làm tiền đề cho việc đề ra tư tưởng, quan điểm về tìm kiếm, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ trí thức trong cách mạng. Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của dân tộc từ thời kỳ dựng nước, các triều đại phong kiến Việt Nam đã luôn coi trọng và phát huy vai trò của giáo dục để phát hiện, đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh” [12, tr.13], “Việc chính trị lớn của đế vương không gì cần bằng nhân tài” [11,tr.286]. Thứ nhất, trong việc tìm kiếm, phát hiện người tài. Các đời vua chúa xưa đều thống nhất ở chỗ, muốn có người tài giỏi, phải chiêu hiền, đãi sĩ, đãi cát tìm vàng, gia công tìm kiếm mới có. Cách tốt nhất là phải tuyển dụng người tài theo con đường thi cử. Tại Bia Văn Miếu, Quốc tử Giám có ghi: “Đường lối trị nước không có gì hơn là chọn nhân tài, mà nhân tài tiến thân ắt phải bằng con đường khoa cử. Xét từ đời Thành chu đã có việc tuyển chọn tiến sĩ. Trải các đời Hán, Đường, Tống cũng đều dựa vào khoa cử tuyển lựa kẻ sĩ. Thế thì việc đặt khoa cử để lấy nhân tài có từ lâu rồi” [3, tr.503]. 19 Bên cạnh đó, ông cha ta đã có những cách tuyển chọn rất độc đáo. Hiền tài không chỉ được tìm kiếm trong quan văn, quan võ mà đã mở rộng ra ở cả các làng nghề, các nghệ nhân trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn thông qua nhận biết nhân tướng và qua một số hoàn cảnh để thử tài trí và tấm lòng kiên trung, trong sạch của người hiền tài như phái đi xa để xem sự trung thành, bởi vì đi xa thì khó đôn đốc, khó kiểm tra để xem người đó có tự giác, tận tâm với công việc hay không. Hoặc giao cho nhân tài nhiều công việc có lớn, có nhỏ, có khó, có dễ để xem năng lực của người đó như thế nào… Thử thách con người qua những hoàn cảnh khó khăn cho thấy, việc tuyển chọn nhân tài của người xưa thực sự kỹ càng và khoa học. Việc tuyển chọn hiền tài được áp dụng một số biện pháp như: Cầu hiền, tiến cử, tự tiến cử, kết hợp giữa tiến cử và tự tiến cử, thi cử. Cầu hiền là hình thức mời gọi người tài. Thời vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Chiếu cầu hiền tài”. Trong cuốn Đại Nam thực lục năm 1827, vua Minh Mạng ban Chiếu “Đạo trị nước phải lấy việc gây dựng nhân tài làm việc ưu tiên mà phương pháp gây dựng thì trước hết phải nuôi dưỡng người tài”. Tiến cử là hình thức giao trách nhiệm cho tất cả mọi người nếu phát hiện dược người tài thì báo với vua hoặc quan cấp trên; tự tiến cử là tự mình tìm đến vua để trình bày kế sách, mưu lược, tự giới thiệu mình (như Nguyễn Trãi đến gặp Lê Lợi); thi cử là hình thức tuyển chọn qua các kỳ thi. Nhân tài trong chế độ phong kiến ở nước ta có nguồn gốc khác nhau, có người thuộc dòng dõi quý tộc (Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, ...), nhưng có người lại thuộc tầng lớp thứ dân (Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, ...). Thứ hai, để sử dụng nhân tài có hiệu quả, ông cha ta cũng đã rất chú trọng tới việc đào tạo, bồi đưỡng nhân tài. Các trường Quốc Tử Giám (dạy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan