Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương sức khoẻ tâm thần với nhận thức về sức k...

Tài liệu Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương sức khoẻ tâm thần với nhận thức về sức khoẻ tâm thần của sinh viên tại hà nội

.PDF
96
45
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ THU HƯƠNG TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC DẤU HIỆU TỔN THƯƠNG SỨC KHOẺ TÂM THẦN VỚI NHẬN THỨC VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ THU HƯƠNG TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC DẤU HIỆU TỔN THƯƠNG SỨC KHOẺ TÂM THẦN VỚI NHẬN THỨC VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: Thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bahr Weiss PGS.TS Đặng Hoàng Minh HÀ NỘI - 2017   LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường Đại học Giáo dục Hà Nội, chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên và suốt thời gian hoàn thành luận văn nghiên cứu với đề tài Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương sức khoẻ tâm thần và nhận thức về sức khoẻ tâm thần của sinh viên tại Hà Nội, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu, các thầy, cô giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng trường Đại học Giáo dục đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Hoàng Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cũng như khuyến khích tôi trong quá trình làm luận văn. Cô đã luôn dành thời gian quý báu hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cũng như đưa ra những hướng dẫn hữu ích cho tôi trong quá hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên của 5 trường Đại học đã tham gia hỗ trợ cho tôi trong thời gian nghiên cứu, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Kiến trúc, trường Đại học Y tế công cộng, trường Đại học Lao động xã hội và trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nếu không có sự tham gia của các bạn trong nghiên cứu có lẽ tôi đã không thể hoàn thành luận văn này. Luận văn này là một bước ngoặt đánh dấu sự cố gắng nghiêm túc của tôi trong quá trình học tập, đánh dấu bước chuyển tiếp trên con đường học vấn của tôi, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi chân thành mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2017   i   DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT   CIDI Bộ câu hỏi phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tổng hợp CI Khoảng tin cậy Cs Cộng sự ĐH Đại học MHLS Thang đo về hiểu biết sức khỏe tâm thần OR Odds Ratio PTSD Rối loạn căng thẳng sau sang chấn RL Rối loạn RLTT Rối loạn tâm thần SAVY Cuộc đánh giá khảo sát thanh niên Việt Nam SKTT Sức khoẻ tâm thần THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông WHO Tổ chức y tế thế giới   ii   MỤC LỤC   LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH MINH HOẠ..................................... v MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ........................................ 8 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu .................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan tới nhận thức về SKTT ................................ 8 1.1.2. Những nghiên liên quan tới tình trạng tổn thương SKTT................... 15 1.1.3. Nghiên cứu tương quan giữa dấu hiệu tổn thương SKTT với nhận thức về SKTT ......................................................................................................... 22 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài............................................................... 23 1.2.1. Khái niệm sức khoẻ tâm thần.............................................................. 23 1.2.2. Dấu hiệu tổn thương sức khoẻ tâm thần ............................................. 25 1.2.3. Khái niệm nhận thức về sức khoẻ tâm thần ........................................ 27 1.2.4. Sinh viên ............................................................................................. 30 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 33 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 33 2.2. Xác định mẫu nghiên cứu ........................................................................ 34 2.3. Công cụ nghiên cứu ................................................................................. 36 2.3.1. Công cụ đo lường nhận thức về SKTT ............................................... 37 2.3.2. Công cụ đo lường tình trạng SKTT .................................................... 41 2.4. Chiến lược xử lý số liệu ........................................................................... 42 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 45 3.1. Thực trạng sức khoẻ tâm thần của sinh viên ............................................ 45 3.2. Nhận thức của sinh viên về sức khoẻ tâm thần ........................................ 50 3.1.1. Hiểu biết về sức khoẻ tâm thần ........................................................... 50   iii   3.1.2. Niềm tin về mức độ hữu ích của các hình thức can thiệp trị liệu ....... 59 3.1.3. Tương quan giữa hiểu biết về SKTT với niềm tìn về mức độ hữu ích của các hình thức can thiệp trị liệu ................................................................. 65 3.3. Tương quan giữa nhận thức và tình trạng SKTT của sinh viên ............... 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 70 1. Kết luận ..................................................................................................... 70 2. Khuyến nghị.............................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 74 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 78   iv   DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH MINH HOẠ   Bảng 1. 1. Tỉ lệ các vấn đề sức khoẻ tâm thần trên thế giới ........................... 15 Bảng 2. 1 Phân bố mẫu tham gia nghiên cứu theo các trường Đại học 36 Bảng 2. 2 Độ tin cậy của các item niềm tin về các hình thức trị liệu 40 Bảng 3. 1. Tình trạng SKTT của sinh viên 45 Bảng 3. 2 Các vấn đề liên quan tới cảm xúc ở sinh viên 46 Bảng 3. 3 Các vấn đề liên quan tới hành vi ở sinh viên 47 Bảng 3. 4 Các vấn đề liên quan tới bạn bè 48 Bảng 3. 5 Các vấn đề liên quan tới xã hội tích cực 49 Bảng 3. 6 Các vấn đề liên quan tới tăng động 50 Bảng 3. 7 Nhận thức về SKTT của sinh viên 51 Bảng 3. 8 Mức độ nhận biết chung các rối loạn tâm thần 51 Bảng 3. 9 Mức độ nhận biết từng rối loạn tâm thần cụ thể 52 Bảng 3. 10 Mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin bệnh tâm thần 53 Bảng 3. 11 Mức độ tự tin với việc tiếp cận các nguồn thông tin cụ thể 54 Bảng 3. 12 Mức độ đồng ý đối với các nhận định về bệnh tâm thần 55 Bảng 3. 13 Mức độ sẵn sàng trong các tình huống giao tiếp với người bệnh tâm thần 57 Bảng 3. 14 Mức độ sẵn sàng trong các tình huống giao tiếp cụ thể với người bệnh tâm thần 57 Bảng 3. 15. Mức độ tương quan giữa các nhóm yếu tố nhận thức về SKTT 59 Bảng 3. 16. Mức độ hữu ích của hình thức trị liệu lối sống 61 Bảng 3. 17. Mức độ hữu ích của các hình thức trị liệu tâm lý 62 Bảng 3. 18. Mức độ hữu ích của hình thức can thiệp trị liệu sử dụng thuốc 63 Bảng 3. 19. Mức độ hữu ích với các nguồn thông tin về trị liệu 64 Bảng 3. 20. Tương quan giữa nhận thức về SKTT 65 Bảng 3. 21. Tương quan giữa các tiểu thang đo hiểu biết về SKTT 67 Bảng 3. 22. Tương quan giữa nhận thức, niềm tin 67   v   Bảng 3. 23. Tương quan giữa tình trạng SKTT 68 Bảng 3. 24. Tương quan giữa tình trạng SKTT 69 Hình 3. 1 Mức độ hữu ích của các hình thức can thiệp trị liệu 60   vi   MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm thần (SKTT) ở trẻ em, vị thành niên và thanh niên đang có chiều hướng gia tăng. Ở Hoa Kỳ, các vấn đề SKTT ở trẻ em và thanh niên khá phổ biến. Theo báo cáo vào ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Trung tâm Kiểm Soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) với các kết quả thu thập từ các nghiên cứu từ năm 2005 - 2013, ước tính có 13 – 20% trẻ em sống tại Hoa Kỳ trải qua rối loạn tâm thần trong một năm nhất định nghĩa là cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ có vấn đề liên quan tới SKTT [37]. Cũng theo CDC, tự tử có thể là kết quả của sự tương tác giữa rối loạn tâm thần (RLTT) và các yếu tố khác, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên tuổi từ 12 đến 17 trong năm 2010. Tại Việt Nam, trong báo cáo về SKTT của thanh niên và vị thành niên dựa trên kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) 2009 tác giả Nguyễn Thanh Hương đã chỉ ra trong hơn 10,000 thanh thiếu niên thì có 73,1% có trải nghiệm buồn chán và vô ích tới mức không thể làm việc hay học tập bình thường. Tỷ lệ thanh thiếu niên đã cảm thấy hoàn toàn vô vọng về tương lai là 21,3% và 4,1% đã nghĩ đến việc tự sát. So sánh với số liệu của cuộc điều tra 5 năm trước đó thì tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên. Đặc biệt, tỷ lệ thanh thiếu niên nghĩ đến chuyện tự tử tăng lên khoảng 30% [23]. Các vấn đề SKTT ở thanh thiếu niên, nếu không được chăm sóc và chữa trị phù hợp luôn dẫn tới các hậu quả tiêu cực trong tương lai. Khoảng 70%75% các vấn đề SKTT ở người lớn và các rối loạn tâm thần bắt đầu biểu hiện trong thời thanh thiếu niên hoặc ở tuổi trưởng thành sớm (12-25). Trên toàn thế giới, các rối loạn tâm thần chiếm khoảng 1/3 gánh nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên. Cuộc Điều tra Quốc gia Úc năm 2007 về Sức khoẻ Tâm thần và Tình trạng Sức khoẻ Tâm thần ước tính rằng các rối loạn về tâm thần hoặc sử dụng chất gây nghiện ảnh hưởng đến một trong bốn người trong độ tuổi từ 16 đến 24 trong khoảng thời gian 12 tháng. Do đó, độ tuổi mà khoảng 50% thanh thiếu   1   niên đang học đại học cũng là thời điểm bắt đầu xuất hiện đỉnh điểm đối với các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, với rối loạn tâm thần và sử dụng chất gây nghiện xảy ra lần đầu tiên trước 24 tuổi ở 75% trường hợp [25]. Mặc dù nhiều sinh viên thích ứng và đối phó tốt với quá trình chuyển đổi sang giáo dục đại học, nhưng đối với những người khác, nó không dễ dàng, hầu hết là do các nhu cầu cạnh tranh về công việc, học tập và gia đình. Một nghiên cứu của Úc năm 2010 về mức độ đau khổ của 955 sinh viên đại học cho thấy rằng 48% bị căng thẳng về tâm lý. Gần 11% đã được điều trị cho một vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần đã ảnh hưởng đến hiệu suất của kỳ thi và tỷ lệ học sinh bỏ học đại học, với khoảng 86% những người bị rối loạn tâm thần rút khỏi trường đại học trước khi hoàn thành. Stallman nhận thấy rằng, các sinh viên Úc có mức độ đau khổ rất cao, trung bình không thể làm việc hoặc học tập trong 8 ngày trong vòng 4 tuần trước đó và đã có 9 ngày giảm khả năng làm việc [25]. Các tác động giáo dục như vậy có thể có hậu quả suốt đời, đặc biệt nếu sinh viên không thể hoàn thành các môn học của mình. Không những vậy, các tác động đó còn kéo theo các vấn đề tệ nạn xã hội cũng như các gánh nặng cho xã hội. Giống như tất cả các bạn trẻ, sinh viên đại học cần có kiến thức hành động để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, cho dù đó là tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp hoặc các hành vi tự giúp mình thích hợp. Một số biểu hiện rối loạn sức khoẻ tâm thần thường thấy ở sinh viên như tình trạng thường xuyên nhức đầu do thiếu ngủ, lo lắng thái quá, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân nên dễ rơi vào tình trạng buồn bã, dễ kích động, tâm trạng bất an, lo lắng khi gặp bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống, tình trạng căng thẳng kéo dài vì những áp lực từ việc học hành, bạn bè, gia đình, v.v [2]. Nhưng trên thực tế, nhiều sinh viên khi có những biểu hiện này lại không nghĩ rằng đó chính là những biểu hiện của rối loạn sức khoẻ tâm thần. Chính nhận thức sai lầm đó đã khiến sinh viên không nhìn nhận đúng tình trạng SKTT của bản thân và coi thường các biểu hiện của sự rối loạn SKTT. Việc cho rằng những tổn thương về SKTT là dành cho những người bị trầm   2   cảm, bị điên… đã làm cho không ít sinh viên không tìm đến sự giúp đỡ chính thức của các nhà tham vấn, trị liệu cũng như có cái nhìn “miệt thị” đối với những người có những rối loạn về SKTT. Và khi họ tìm tới sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn thì tình trạng SKTT đã quá nặng, có người có biểu hiện tự sát [9]. Những thái độ như vậy sẽ góp phần vào việc cản trở sinh viên đi tìm những hỗ trợ chuyên môn và gây những tác động tiêu cực khác lên tâm lý. Việc có nhận thức về SKTT là yếu tố quan trọng để nâng cao tình trạng SKTT ở cả cá nhân và cộng đồng. Bằng chứng cho thấy kiến thức SKTT và các RLTT sẽ giúp cải thiện nhận thức, việc tìm kiếm sự trợ giúp, trị liệu cũng như giảm kỳ thị đối với bệnh tâm thần [26]. Với mức độ quan trọng của nhận thức với tình trạng SKTT đã có một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này. Chẳng hạn, nghiên cứu của Jorm (2000) cho thấy nhiều thành viên trong cộng đồng không thể nhận ra các rối loạn cụ thể hoặc các loại rối loạn tâm lý khác nhau. Họ khác với các chuyên gia về SKTT trong niềm tin của họ về các nguyên nhân của RLTT và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Các thái độ cản trở việc thừa nhận và tìm kiếm sự trợ giúp thích hợp là phổ biến. Phần lớn thông tin về SKTT dễ dàng có sẵn đối với công chúng nhưng lại gây hiểu nhầm [19]. Một nghiên cứu tại Úc trên 774 sinh viên và 422 giảng viên về nhận thức SKTT, kết quả cho thấy có trên 70% sinh viên và nhân viên có thể nhận xác định trầm cảm theo tình huống mô tả (vignette) [24]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Wright và cộng sự năm 2007 phát hiện ra rằng vị thành niên và thanh thiếu niên (từ 12 đến 25 tuổi) có thể gắn nhãn một rối loạn được miêu tả [15]. Tại Việt Nam có ít nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng hay một nhóm người về SKTT hoặc một nhóm bệnh cụ thể về SKTT. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên tiểu học về SKTT ở trẻ em nói chung và học sinh nói riêng trên 235 giáo viên thuộc 5 khối lớp tại 11 trường tiểu học ở Hà Nội cho thấy nhận thức của giáo viên về SKTT còn mang tính bề mặt, chưa phân biệt và hiểu rõ được các biểu hiện của từng rối loạn cụ thể [7].   3   Do vậy, việc can thiệp nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cộng đồng về SKTT chính là góp phần vào nâng cao SKTT cho người dân, đặc biệt việc này sẽ hiệu quả hơn khi chúng ta có sự can thiệp sớm. Hiện nay đã có một số can thiệp về SKTT được thực hiện tại các trường trung học, nhưng các cơ sở giáo dục đại học thường không nhận được sự quan tâm. Những nghiên cứu hiện có về chăm sóc SKTT ở sinh viên có xu hướng tập trung vào những người tham gia các khoá học về sức khoẻ như y học, điều dưỡng và tâm lý học. Rất ít nghiên cứu đã đánh giá kiến thức về SKTT trong một phạm vi rộng lớn của sinh viên [25]. Như vậy, dường như chưa có một sự đánh giá đầy đủ về hiểu biết, nhận thức của sinh viên cũng như tình trạng SKTT của họ. Để tạo tiền đề cho các chương trình nâng cao sức khoẻ cũng như góp phần vào việc cung cấp thêm một góc nhìn về tình trạng SKTT ở sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương SKTT với nhận thức về SKTT của sinh viên tại Hà Nội” nhằm tìm hiểu tình trạng SKTT và hiểu biết của họ về vấn đề SKTT. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích chỉ ra thực trạng tổn thương SKTT và nhận thức của sinh viên về SKTT. Đồng thời, xác định mối quan hệ giữa tình trạng tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT của sinh viên tại Hà Nội. Từ đó đề xuất các kiến nghị giúp nâng cao SKTT và hiểu biết về SKTT ở sinh viên. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối tương quan giữa tình trạng tổn thương SKTT và nhận thức của sinh viên về SKTT của sinh viên tại Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu 559 sinh viên đại học năm thứ 3 thuộc các nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội và nhóm ngành khác trên địa bàn Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học   4   − Tỉ lệ sinh viên có vấn đề về SKTT khoảng từ 20% - 30%. − Nhận thức của sinh về đối với các vấn đề liên quan tới SKTT không cao điều này thể hiện ở việc sinh viên chưa nhận biết được một số rối loạn (RL) cụ thể, cũng như thái độ của họ đối với bệnh tâm thần và niềm tin đối với mức độ hữu ích của các phương pháp trị liệu. − Có tương quan giữa nhận thức của sinh viên đối với SKTT với tình trạng SKTT của họ. Theo đó, những sinh viên có tình trạng SKTT kém sẽ có nhận thức tốt hơn đối với các vấn đề liên quan tới SKTT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Hệ thống hoá cơ sở lý luận, các tài liệu liên quan về dấu hiệu tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn − Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng tổn thương SKTT và nhận thức của sinh viên về SKTT. − Tìm hiểu thực trạng tổn thương SKTT của sinh viên Hà Nội, đồng thời tìm hiểu thực trạng nhận thức của họ về SKTT ở các khía cạnh: khả năng nhận biết các rối loạn (RL) cụ thể; mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin về bệnh tâm thần; định kiến với bệnh tâm thần; thái độ tích cực với bệnh tâm thần và niềm tin về mức độ hữu ích của các hình thức can thiệp trị liệu. − Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về SKTT 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về khách thể nghiên cứu chính − Sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội. 6.2. Về giới hạn nghiên cứu − 559 sinh viên năm thứ 3 tại 5 trường Đại học (ĐH) thuộc các khối ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội và nhóm ngành khác. 6.3. Về địa bàn nghiên cứu   5   − Dữ liệu được thu thập ở 5 trường đại học tại Hà Nội: ĐH Kinh tế quốc dân (khối ngành kinh tế); ĐH Kiến trúc (khối ngành kỹ thuật), ĐH Khoa học xã hội và nhân văn và ĐH Lao động xã hội (khối ngành xã hội); ĐH Y tế công cộng (khối ngành khác). 6.4. Nguồn thông tin − Sinh viên tự trả lời vào bộ công cụ được phát. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này được sử dụng để hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về SKTT, về tình trạng, nhận thức về SKTT của sinh viên, thanh niên bằng việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, v.v. Tìm hiểu các bộ công cụ nghiên cứu của các đề tài đi trước về nhận thức SKTT, và tình trạng SKTT để học tập kinh nghiệm và phát triển bộ công cụ phù hợp với văn hoá Việt Nam sử dụng cho đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn chủ yếu được tổng hợp và phân tích từ bảng hỏi chuẩn hoá. Để đo lường nhận thức của sinh viên về SKTT, đề tài sử dụng 2 thang đo: Thang đo về hiểu biết SKTT (MHLS) (O'Connor & Casey, 2015) và thang đo niềm tin về mức độ hữu ích của các phương pháp trị liệu (Anthony E. Jorm, 2005). Đối với việc đánh giá tình trạng SKTT của đối tượng tham gia, chúng tôi sử dụng thang đo điểm mạnh, điểm yếu (SDQ, Goodman, 1997) cho đối tượng trên 18 tuổi. 7.3. Phương pháp xử lý thông tin Áp dụng các nguyên thắc thống kê xã hội học, số liệu của đề tài được mã hoá và xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 21.0. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phép thống kê mô tả với các giá trị điểm   6   trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ %, giá trị tương quan Pearson, phép kiểm định so sánh trung bình hai mẫu độc lập (independent – t – test). 8. Đóng góp mới của luận văn − Nghiên cứu này giúp bổ sung thêm nguồn tài liệu trong lĩnh vực SKTT, cụ thể là thực trạng tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT của sinh viên. − Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thêm các số liệu, kết quả thực tế về tổn thương SKTT và nhận thức về SKTT của sinh viên. − Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề cho các chương trình nâng cao sức khoẻ tâm thần cho thanh niên, đặc biệt là sinh viên tại các trường đại học. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu: trình bày về công cụ nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, mẫu nghiên cứu và cách thức phân tích số liệu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày những kết quả nghên cứu đạt được.   7   CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu Trong cộng đồng khi nói tới các dấu hiệu tổn thương SKTT là người ta nghĩ tới các biểu hiện qua “bên ngoài”, “hành vi”, hay “cảm xúc”. Các biểu hiện này cũng được xem như là tiêu chí đánh giá một người nào đó có “khoẻ” về mặt SKTT hay không. Do đó, các dấu hiệu tổn thương SKTT cũng được coi như là tình trạng SKTT của con người. Việc nghiên cứu tình trạng SKTT hay các vấn đề liên quan tới SKTT nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng để từ đó có được các biện pháp nhằm nâng cao SKTT cho cộng đồng. Trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu về các RL tâm thần cụ thể, nhưng về SKTT nói chung vẫn còn hạn chế. Tương tự vậy các nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với SKTT nói chung cũng chưa có nhiều trong khi các nghiên cứu về nhận thức SKTT đối với từng bệnh riêng lẻ lại khá phổ biến. Nhiều thành viên trong cộng đồng không thể nhận ra các rối loạn cụ thể hoặc các loại rối loạn tâm lý khác nhau. Có sự khác biệt giữa các chuyên gia SKTT với cộng đồng về niềm tin các nguyên nhân gây rối loạn tâm thần và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nếu như các chuyên gia dựa trên cơ sở khoa học để tiến hành trị liệu thì cộng đồng lại có xu hướng trị liệu theo kinh nghiệm và tin tưởng vào những gì đã có từ lâu đời. Thái độ là một trong những yếu tố cản trở việc thừa nhận và tìm kiếm trợ giúp thích hợp là rất phổ biến. 1.1.1.Các nghiên cứu liên quan tới nhận thức về SKTT 1.1.1.1. Những nghiên cứu liên quan tới nhận thức SKTT trên thế giới Nhận thức về SKTT là một khái niệm đa chiều bao quát rộng rãi kiến thức và niềm tin của cá nhân về sức khoẻ tâm thần giúp nhận biết, quản lý hoặc phòng ngừa [19]. Nhận thức về SKTT cung cấp một cấu trúc hữu ích để hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến SKTT của một cá nhân và hành vi tìm kiếm giúp đỡ. Trên bình diện toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao, có ảnh hưởng   8   lớn đến chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng (Tổ chức Y tế thế giới, 2006, 2008). Tuy nhiên, so với sức khoẻ thể chất, người dân nói chung có kiến thức hạn chế về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận ra các chứng rối loạn và tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả [22]. Nhiều người trong công đồng không thể nhận ra chính xác các RLTT và không hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ tâm thần. Ví dụ, trong một nghiên cứu lấy mẫu đại diện là người dân Úc khi được hỏi về trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt, hầu hết đều nhận ra rằng có một số vấn đề về sức khoẻ tâm thần nhưng gọi đúng tên của RL đối với trầm cảm là 39% và tâm thần phân liệt 27% [16]. Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy cộng đồng có kiến thức về các triệu chứng cảm xúc của trầm cảm, nhưng ít có kiến thức về những thay đổi về thể chất [19]. Nghiên cứu của Lawrence T Lam về nhận thức SKTT và tình trạng SKTT ở thanh niên tập trung vào trầm cảm, dựa trên một điều tra cắt ngang dựa vào cộng đồng, với phương pháp lấy mẫu hai giai đoạn, tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây ở khu vực Tây Nam Trung Quốc vào tháng 10 năm 2013, trên đối tượng học sinh trung học từ 13-17 tuổi. Tổng cộng có 1678 sinh viên tham gia khảo sát cung cấp các thông tin hữu ích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 275 (16,4%) người được hỏi được phân loại là có nhận thức về SKTT tương ứng với nhận dạng trầm cảm đúng và cũng có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ, với 392 (23,4%) trong tổng số mẫu nhận diện được trầm cảm [21]. Trong một nghiên cứu trước đây của Jorm và cộng sự được thực hiện vào năm 2005 cho thấy rằng gần một nửa số người trả lời không thể xác định trầm cảm chính xác. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu sau này trong năm 2011 tỷ lệ nhận biết chính xác sự trầm cảm đã được tìm thấy là khoảng 75%. Kết quả tương tự về nhận biết các triệu chứng trầm cảm cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở Úc gần đây. Có 70% số sinh viên trình độ đại học đã nhận ra tình trạng trầm cảm. Trong so sánh, chỉ có 23,4% người   9   được hỏi lại trong nghiên cứu này đã xác định chính xác trầm cảm. Tỷ lệ nhận dạng trầm cảm thấp có thể liên quan đến thực tế là các phản hồi trẻ hơn và có thể có ít kinh nghiệm cá nhân về tâm trạng trầm cảm. Nó cũng có thể liên quan đến khả năng thiếu giáo dục sức khoẻ tâm thần được thiết kế đặc biệt để nhắm mục tiêu vào những người trẻ tuổi ở địa bàn địa lý mà cuộc khảo sát đã diễn ra. Về những kết quả đạt được về mối quan hệ giữa hiểu biết về sức khoẻ sức khoẻ tâm thần và trầm cảm ở trẻ vị thành niên, so sánh kết quả có thể gặp khó khăn vì chưa có nghiên cứu nào tìm thấy trong tài liệu. Do đó, nghiên cứu này có thể được coi là độc nhất và kết quả thu được chưa được báo cáo trước đây [21]. Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm nhân viên và sinh viên của Đại học Victoria (VU) tại Melbourne, Úc. Trong số các cuộc phỏng vấn đã hoàn thành, 774 (65%) là sinh viên và 422 (35%) là giảng viên. Hơn 70% sinh viên và nhân viên có thể nhận ra trầm cảm, với khả năng nhận biết tốt hơn liên quan tới tuổi, giới tính, sinh ở Úc và trình độ học vấn cao hơn. Hơn 80% người được hỏi cho biết họ sẽ tìm kiếm sự trợ giúp nếu họ gặp vấn đề tương tự như trong tình huống đưa ra. Tuy nhiên, tỷ lệ các ý định tìm kiếm trợ giúp cụ thể cho sinh viên tương đối thấp, chỉ có 26% lựa chọn bác sĩ đã khoa, 10% lựa chọn tư vấn học đường. Các yếu tố liên quan đến thái độ kỳ thị bao gồm giới tính nam, tuổi trẻ, trình độ học vấn thấp hơn, sinh ra bên ngoài nước Úc và thiếu nhận thức về trầm cảm [24]. Điều tra quốc gia về nhận thức và kỳ thị về SKTT của Reavley và Jorm năm 2011, là một cuộc khảo sát gồm hai cấu phần: một cuộc khảo sát trên toàn cộng đồng những người từ 15 tuổi trở lên và một cuộc khảo sát thanh thiếu niên những người từ 15 đến 25 tuổi. Điều tra cộng đồng nói chung bao gồm các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với sự hỗ trợ của máy tính trên 6019 người và cuộc điều tra thanh niên đã tiến hành phỏng vấn tương tự với 3025 thanh thiếu niên. Cuộc điều tra được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011. Các cuộc phỏng vấn dựa trên các tình huống được mô tả (vignette) của một người   10   bị rối loạn tâm thần. Trên cơ sở ngẫu nhiên, người trả lời trong cuộc khảo sát cộng đồng đã được đọc một trong sáu trường hợp: trầm cảm, trầm cảm với ý nghĩ tự tử, tâm thần phân liệt sớm, bệnh tâm thần phân liệt, ám ảnh xã hội và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Đối với cuộc khảo sát thanh niên, các tình huống minh hoạ: trầm cảm, trầm cảm với suy nghĩ tự tử, trầm cảm với lạm dụng chất gây nghiện, tâm thần / tâm thần phân liệt, ám ảnh xã hội và PTSD. Sau khi được giới thiệu các tình huống, người trả lời đã được hỏi một loạt các câu hỏi để đánh giá nhận thức của họ về rối loạn trong tình huống mô tả, các ý định tìm kiếm trợ giúp, niềm tin về các can thiệp, niềm tin và ý định về cấp cứu, niềm tin về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, niềm tin về các kết quả, niềm tin về phòng ngừa, thái độ kỳ thị, tiếp xúc với rối loạn tâm thần, tâm lý căng thẳng, nhận thức của các tổ chức liên quan đến sức khoẻ tâm thần, tiếp xúc với phương tiện truyền thông và các đặc điểm xã hội. Kết quả cho thấy đối với cả hai cuộc điều tra, khoảng 75% trong số những người được đưa ra tình huống với trầm cảm đã có thể ghi nhãn bệnh này một cách chính xác. Khoảng 1/3 có thể dán nhãn cho các tình huống đối với bệnh tâm thần phân liệt và PTSD. Trong cuộc điều tra cộng đồng nói chung, chỉ có 9% người được hỏi có thể dán nhã chính xác cho tình huống về ám sợ xã hội, trong khi điều tra thanh niên, chỉ có 3% có thể làm như vậy. Trong cuộc tổng điều tra cộng đồng, các bác sĩ đa khoa thường được coi là nguồn giúp đỡ đối với trầm cảm và tâm thần phân liệt tốt nhất, trong khi tham vấn thường được coi là hữu ích nhất cho chứng rối loạn lo âu. Trong cuộc khảo sát thanh niên, đại đa số người trả lời báo cáo rằng họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ, với các triệu chứng trầm cảm với suy nghĩ tự tử và PTSD. Các ý định tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nguồn không chính thức là phổ biến nhất. Việc quá xấu hổ hoặc nhút nhát là rào cản được thừa nhận nhiều nhất để thúc đẩy người trẻ tìm kiếm sự trợ giúp [25]. Một cuộc khảo sát ở vùng nông thôn Maharashtra, Ấn Độ của Kermode, Bowen và cs (2007) để tìm hiểu về nhu cầu được thăm khám SKTT của người dân bằng việc sử dụng bảng hỏi “Đánh giá nhận thức về SKTT – Mental   11   Health Literacy assessment” trên 240 người dân và 60 nhân viên chăm sóc sức khoẻ. Người tham gia phỏng vấn được giới thiệu hai trường hợp mô tả một số triệu chứng của RLTT (trầm vảm, loạn thần) của một người gặp phải. Nhiệm vụ của họ là cần phải gọi tên được vấn đề, nhận diện được cách điều trị và những người có thể điều trị RL đó, và kết quả lâu dài cảu RL đó. Kết quả, hầu hết người được hỏi nhận ra được các trường hợp có vấn đề SKTT. Việc điều trị từ phía gia đình, bạn bè, môi trường xung quanh được xem là cách hỗ trợ phổ biến nhất. Vai trò của nhân viên chăm sóc sức khoẻ và bác sĩ được đề cao, nhưng bác sĩ tâm thần lại ít được đề cập tới. Khoảng 1/2 số khách thể có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Các liệu pháp tâm lý không được chú trọng [7]. 1.1.1.2. Nghiên cứu liên quan tới nhận thức SKTT tại Việt Nam Ở thời điểm diễn ra nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy khá nhiều những nghiên cứu ở Việt Nam về nhận thức, tuy nhiên những nghiên cứu này trên những đối tượng ngoài sinh viên và thường là các nghiên cứu cho một bệnh cụ thể, ví dụ như “Tương quan nhận thức về sức khoẻ tâm thần và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp vấn đề sức khoẻ tâm thần của học sinh trung học phổ thông”, năm 2016 của Đặng Thị Thu Trang tại 2 trường Trung học phổ thông (THPT) tại Hà Nội (THPT Nhân Chính và THPT FPT) và 2 trường THPT tại Hưng Yên (THPT Yên Mỹ và THPT Hồng Bàng) với 390 người trả lời từ lớp 10 đến lớp 12. Kết quả chỉ ra mức độ nhận thức của học sinh THPT về SKTT ở mức trung bình (72.89%), học sinh có nhận thức thấp về SKTT 12.89% [15]. Nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Tùng về “Mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ về biểu hiện và nguyên nhân tổn thương SKTT trẻ em với hành vi ứng xử của họ”, năm 2015 trên 221 cha/ mẹ học sinh ở 4 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội (trường tiểu học Kim Giang; trường tiểu học Định Công; trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm và trường tiểu học dân lập Thăng Long Kidsmart). Nghiên cứu chỉ ra phụ huynh học sinh có khả năng nhận diện các bệnh tâm thần hay tổn thương SKTT nặng như tâm thần phân liệt (78,6%); tự kỷ (70,9%); chậm phát triển tâm thần (62,7%); động kinh (60%) hay một số   12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan