Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho họ...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học phần sinh học tế bào sinh học 10 trung học phổ thông

.PDF
129
156
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ GIAO THỦY XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ GIAO THỦY XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn sinh học) Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS MAI VĂN HƢNG Hà Nội - 2016 LỜI LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn. Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Mai Văn Hƣng - ngƣời đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô trong tổ Sinh - Công nghệ - Thể dục và các em học sinh trƣờng THPT Nguyễn Huệ, Ngô Thì Nhậm đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn, đặc biệt trong quá trình TN sƣ phạm. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng vì thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Thị Giao Thủy i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BP Biện pháp BT Bài tập CH Câu hỏi ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh NLST Năng lực sáng tạo PPDH Phƣơng pháp dạy học SHTB Sinh học tế bào THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ii MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii MỞ ĐẦU 1 ̉ CHƢƠNG 1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Lƣợc sử nghiên cƣ́u 5 1.1.1. Trên thế giới 5 1.1.2. Ở Việt Nam 6 1.2. Cơ sở lý luận 7 1.2.1. Định hƣớng đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông 7 1.2.2. Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học 8 1.2.3. Năng lực sáng tạo 10 1.2.4. Phƣơng pháp dạy học sinh học, những xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay 15 1.2.5. Khái niệm câu hỏi, bài tập 18 1.2.6. Câu hỏi, bài tập sáng tạo 21 1.3. Cơ sở thực tiễn 22 1.3.1. Nội dung điều tra 23 1.3.2. Phƣơng pháp xác định thực trạng 23 1.3.3. Kết quả điều tra. Đánh giá kết quả điều tra 23 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG 31 DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 THPT 2.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi, bài tập phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT 30 2.2. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT 30 iii 2.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT 2.3.1. Mục tiêu phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT 2.3.2. Cấu trúc, nội dung chƣơng trình phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT 2.4. Hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo 2.5. Tổ chức sử dụng CH, BT trong dạy học để phát huy năng lực sáng tạo cho HS 2.5.1. Một số nguyên tắc sƣ phạm khi sử dụng câu hỏi, bài tập phát huy năng lực sáng tạo cho HS 31 31 32 34 44 44 2.5.2. Đề xuất một số biện pháp phát huy NLST cho HS 45 2.6. Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLST của học sinh 54 2.6.1. Thiết kế bảng kiểm quan sát 54 2.6.2. Thiết kế phiếu hỏi 55 2.6.3. Thiết kế bảng đánh giá sản phẩm của HS 56 2.7. Thiết kế một số giáo án bài dạy phần Sinh học tế bào nhằm phát huy NLST cho HS 56 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 69 3.1. Mục đích thực nghiệm 69 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 69 3.3. Nội dung thực nghiệm 69 3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm 69 3.4.1. Chọn trƣờng thực nghiệm 69 3.4.2. Phƣơng án thực nghiệm 69 3.5. Tiến trình thực nghiệm 70 3.5.1. Tiến hành các giờ dạy thực nghiệm 70 3.5.2. Tiến hành đánh giá 70 3.6. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm 70 3.6.1. Phân tích định tính 71 3.6.2. Phân tích định lƣợng 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82 iv TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 88 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả điều tra tình hình rèn luyện NLST cho HS THPT trong dạy học môn Sinh học của GV 23 Bảng 1.2: Kết quả điều tra tình hình rèn luyện NLST của HS 38 Bảng 3.1. Đối tƣợng và địa bàn TNSP 70 Bảng 3.2. Kết quả bảng kiểm quan sát biểu hiện NLST của HS 71 Bảng 3.3. Kết quả phiếu hỏi GV về mức độ phát huy NLST của HS 74 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sản phẩm của HS 75 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số HS đạt điểm Xi 76 Bảng 3.6. Bảng tần suất (%) HS đạt điểm Xi 77 Bảng 3.7. Bảng phân bố tần suất lũy tích các bài kiểm tra 77 Bảng 3.8. Bảng phân loại kết quả học tập của HS 78 Bảng 3.9. Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng của các bài kiểm tra 79 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị đƣờng tích lũy bài kiểm tra số 1 78 Hình 3.2. Đồ thị đƣờng tích lũy bài kiểm tra số 2 78 Hình 3.3. Đồ thị đƣờng tích lũy bài kiểm tra số 3 78 Hình 3.4. Đồ thị phân loại bài kiểm tra số 1 79 Hình 3.5. Đồ thị phân loại bài kiểm tra số 2 79 Hình 3.6. Đồ thị phân loại bài kiểm tra số 3 79 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế sáng tạo dựa trên phát minh và ở đó sáng tạo, phát minh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo sự thịnh vƣợng của mỗi Quốc Gia. Nhận thức đƣợc điều đó Đảng và nhà nƣớc ta luôn chú trọng tới việc tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh (HS) phát huy tính chủ động sáng tạo. Điều này thể hiện rõ trong Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu đào tạo những công dân tƣơng lai của đất nƣớc, chủ động, sáng tạo thích ứng với cuộc sống mới. Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học" Nhƣ vậy, việc rèn luyện, phát huy và phát triển năng lực sáng tạo (NLST) cho HS là một yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển chƣơng trình giáo dục phổ thông. 1.2. Xuất phát từ thực trạng trong việc rèn luyện NLST cho HS THPT SH là một trong các bộ môn khoa học cơ bản, gắn liền với thực tiễn đời sống của mỗi HS. Là GV dạy môn SH tại trƣờng THPT, tôi rất mong có đƣợc một hệ thống câu hỏi, bài tập có giá trị và phù hợp để GV giảng dạy - bồi dƣỡng HSG các cấp và cũng để cho HS có đƣợc tài liệu học tập, tham khảo, phát huy năng lực. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu các BP thích hợp nhằm rèn luyện, phát huy và góp phần phát triển NLST cho HS. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, HS ẩn chứa nhiều tiềm năng sáng tạo, nếu không chú ý phát triển tiềm năng sáng tạo cho các em thì những tiềm năng đó sẽ dần bị mất đi. Tuy nhiên, thực trạng dạy học theo hƣớng phát triển NLST cho HS trong các trƣờng trung học phổ thông (THPT) có nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do GV thiếu kĩ năng xây dựng và sử dụng hệ 1 thống CH, BT rèn luyện NLST cho HS. Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới dạy học, trƣớc thực trạng việc rèn luyện NLST cho HS THPT, với câu hỏi nghiên cứu "Làm thế nào để phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT trong dạy học môn SH?”nên tác giả chọn nội dung “Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu với hi vọng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn SH ở trƣờng THPT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống CH, BT để phát huy và nâng cao NLST cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nhƣ: NLST, cấu trúc của NLST; CH, BT và vai trò của CH, BT trong dạy học nói chung và đối với sự phát triển NLST cho HS nói riêng. (2) Điều tra thực tiễn việc rèn luyện NLST cho HS THPT qua dạy học môn Sinh học. (3) Nghiên cứu mục tiêu, nội dung phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPTđể định hƣớng xây dựng hệ thống CH, BT phát triển NLST. (4) Xây dựng và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống CH, BT để tổ chức phát triển NLST cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT. (5) Thực nghiệm (TN) để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả và khả năng thực thi của hệ thống CH, BT rèn luyện NLST mà luận văn đề xuất. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng đƣợc hệ thống CH, BT rèn NLST cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT và đề xuất, sử dụng các BP, PP dạy học một cách phù hợp, sáng tạo sẽ phát huy NLST cho HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy – học Sinh học ở trƣờng phổ thông. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu 2 Quá trình dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 ở trƣờng THPT . 4.2 . Đối tượng nghiên cứu Hệ thống CH, BT và các biện pháp sử dụng CH, BT để tổ chức rèn luyện NLST cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT. 5. Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT. Địa bàn nghiên cứu: Các lớp 10 trƣờng THPT Nguyễn Huệ; Ngô Thì Nhậm Ninh Bình. Phạm vi về thời gian: từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa. - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu liên quan đến đề tài. - Tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập, các đề thi HSG , Olympic 30/4,... 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - PP điều tra để điều tra thực trạng vấn đề rèn luyện, phát huy NLST cho HS THPT và thực tiễn dạy - học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT. - PP thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 6.3. Phương pháp xử lý thông tin Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lí, phân tích kết quả TNSP. 7. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Tổng kết một số cơ sở lý luận về năng lực sáng tạo và rèn luyện năng lực sáng tạo qua sử dụng CH, BT trong dạy học. 3 - Về thực tiễn: + Xây dựng đƣợc hệ thống CH, BT phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 và sử dụng hệ thống CH, BT này trong dạy học phần Sinh học tế bào nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 10 – THPT. + Đề xuất một số BP nhằm phát huy NLST cho HS THPT qua dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT. + Vận dụng các BP trên vào thực tiễn dạy học THPT phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT để đánh giá và cải tiến PP. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống CH, BT rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 4 CHƢƠNG 1 ̉ CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lƣợc sử nghiên cƣu ́ 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, khoa học sáng tạo đã phát triển rất sớm. Vào thế kỷ thứ ba, Pappus đã đặt nền móng cho khoa học về tƣ duy sáng tạo (Ơ-ris-tic). Ơ-ris-tic là khoa học về sự sáng chế, phát minh trong lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật... Đến nay, Ơ-ris-tic đã tồn tại suốt 17 thế kỷ nhƣng có rất ít ngƣời biết về nó, vì trong một khoảng thời gian dài xã hội không có nhu cầu cấp thiết về khoa học tƣ duy sáng tạo. Ngày nay, khi mà sáng tạo tự phát không thể giải quyết đƣợc những vấn đề ngày càng phức tạp của xã hội thì khoa học sáng tạo Ơ-ris-tic đƣợc nghiên cứu và phát triển. Trên thế giới các PPDH tích cực góp phần phát triển NLST cho HS có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX và phát triển mạnh từ những năm 70 của thế kỉ XX. Vào nửa cuối thế kỷ XIX các nghiên cứu về tâm lí học sáng tạo trong khoa học kỹ thuật bắt đầu xuất hiện. Đến thế kỷ XX các nghiên cứu đã cho kết quả là khả năng sáng tạo có ở tất cả những ngƣời bình thƣờng, khoa học sáng tạo Ơ-ris-tic đƣợc phát triển với chất lƣợng mới với tên gọi là sáng tạo học. Các nhà tâm lí học đã phát hiện ra phƣơng pháp thử và sai và vai trò quan trọng của nhiều yếu tố tâm lí nhƣ tính liên tƣởng, trí tƣởng tƣợng, trực giác, tính ì tâm lí... trong quá trình tƣduy sáng tạo. Tại thời điểm đó đã xuất hiện nhiều phƣơng pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả tƣ duy sáng tạo nhƣ: Phƣơng pháp đối tƣợng tiêu điểm của F. Zwicky, Phƣơng pháp não công của A. Osborn [9]. Mặc dù các phƣơng pháp này tuy có nhiều ƣu điểm song vẫn chƣa khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của phƣơng pháp thử và sai là thiếu cơ chế định hƣớng từ bài toán đến lời giải trong tƣ duy sáng tạo. Ngƣời có công lớn trong việc xây dựng khoa học sáng tạo là nhà khoa học Genric Sanlovich Altshuller. Ông đã xây dựng lí thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt TRIZ) là phƣơng pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và học với đông đảo quần chúng. TRIZ kết hợp một cách chặt chẽ 4 yếu 5 tố: Tâm lí, logic, kiến thức, trí tƣởng tƣợng. Nó có mục đích tích cực hoá hoạt động tƣ duy sáng tạo. Theo đó, khoa học về sáng tạo đƣợc nhiều quốc gia quan tâm và đƣa vào giảng dạy. Năm 1984, nghiên cứu của Spickler và một số nhà giáo dục học Bắc Mỹ về việc "Khảo sát nhiệm vụ thực hành trong các môn khoa học bậc ĐH" [50] cho thấy: Phải gắn HS vào quá trình học tập tích cực; làm cho HS có trách nhiệm học và lựa chọn tiến hành thí nghiệm một cách hứng thú; đòi hỏi HS phải áp dụng nhiều kỹ năng xử lý thí nghiệm bao quát hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu HS tự nghiên cứu, tự học, tự phát triển tƣ duy và phát huy tính sáng tạo. Đầu thế kỉ XX các nhà sƣ phạm Mỹ (J.Dewey, Woodward, Richard, W.Kilpatrick) đã xây dựng lí luận cho PPDH dự án (Project method). Đây là PPDH trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Tony Buzan đã đề xuất sơ đồ tƣ duy (Mind Map) để giúp ngƣời học phát triển tƣ duy. Đây là hình thức ghi chép bằng hình vẽ có sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng, nhấn mạnh các ý tƣởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tƣởng đƣợc liên kết với nhau khiến sơ đồ tƣ duy có thể bao quát đƣợc các ý tƣởng trên một phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh,gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ đƣợc lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí,... từ đó giúp ngƣời học rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tƣợng cần nghiên cứu [6] . Năm 1930 nhà sáng chế Alex Born đề xuất kĩ thuật công não- một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm ngƣời nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trƣng bằng cách góp nhặt tất cả các ý kiến của nhóm ngƣời đó nảy sinh trong cùng môt thời gian theo một nguyên tắc nhất định. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vào cuối thập kỷ 70, những hoạt động nghiên cứu liên quan đến khoa học về tƣ duy sáng tạo còn mang tính chất tự phát. Lớp học dạy về phƣơng pháp luận sáng tạo đƣợc tổ chức năm 1977. Ngƣời có công lớn là Phan Dũng với 6 các tác phẩm: Phƣơng pháp luận sáng tạo khoa học- kỹ thuật giải quyết vấn đề ra quyết định [8]; Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản [7] [11]; Thế giới bên trong con ngƣời sáng tạo [9]; Tƣ duy logic biện chứng và hệ thống [10]. Nguyễn Chân, Dƣơng Xuân Bảo và Phan Dũng (1983) với “Angôrit sáng chế” - Đây là quyển sách đầu tiên về phƣơng pháp luận sáng tạo đƣợc nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội in và phát hành [1]. Nguyễn Văn Lê (1998) với “Cơ sở khoa học của sự sáng tạo” [25] đã trình bày một số cơ sở khoa học của việc giáo dục tính sáng tạo cho thanh thiếu niên nhƣ: Cơ sở tâm lí học của sự sáng tạo, cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động sáng tạo, bài học từ những con ngƣời sáng tạo. Nguyễn Minh Triết (2001) với “Đánh thức tiềm năng sáng tạo” [46] đã đề cập đến việc vận dụng 19 nguyên tắc sáng tạo vào giải các bài toán cụ thể nhằm khắc phục tính ì tâm lí của con ngƣời khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nguyễn Cảnh Toàn (2005) với “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” [43] đã đƣa ra các vấn đề về sáng tạo học nhƣ khái niệm, nguồn gốc, cơ sở thần kinh của hoạt động sáng tạo. Quyển sách đã chỉ ra cho ngƣời giáo viên (GV) làm thế nào để dạy HS học tập sáng tạo. TS. Trần Thị Bích Liễu với cuốn sách ”Giáo dục phát triển NLST” đã đƣa hiểu biết về giáo dục sáng tạo và phát triển NLST vào Việt Nam một cách hệ thống và bài bản nhằm giúp các trƣờng học phát triển NLST của HS, tạo. Qua đó các nhà quản lí giáo dục có thể tìm thấy những cách thức để phát triển nhà trƣờng của mình thành một nhà trƣờng sáng tạo, GV tìm thấy những hiểu biết, các nội dung và PPDH để phát triển tiềm năng sáng tạo cho HS. Cho đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề phát triển NLST cho HS thông qua sử dụng CH - BT trong dạy học phần Sinh học tế bào - SH 10 THPT. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông[4] - Phát triển năng lực ngƣời học: Giáo dục định hƣớng năng lực nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các năng lực và phẩm chất nhân cách của ngƣời học. 7 - Điều chỉnh cân đối “dạy chữ”, “dạy ngƣời” và định hƣớng nghề nghiệp. - Đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển năng lực cho HS. - Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo hƣớng đánh giá năng lực. 1.2.2. Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học 1.2.2.1. Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực có nguồn gốc Latinh: “competentia” nghĩa là “gặp gỡ”. Ngày nay khái niệm năng lực đƣợc hiểu dƣới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo F.E.Weinert (2001): "Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học đƣợc hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng nhƣ sự sẵn sàng về động cơ xã hộivà khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt " [52, tr.12]. Theo Howard Gardner (1999): "Năng lực phải đƣợc thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đƣợc" [24, tr.11]. Theo Denys Tremblay (2002): "Năng lực là khả năng hành động, đạt đƣợc thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống" [45, tr.12]. Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2005): Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố nhƣ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức [26]... Nhƣ vậy có thể hiểu: Năng lực là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia các hoạt động tích cực, có hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau. Một cách cụ thể hơn, năng lực là sự huy động và kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân…để thực hiện thành công các yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. 1.2.2.2. Đặc điểm và cấu trúc chung của năng lực [4][15] * Đặc điểm của năng lực: Năng lực chỉ có thể quan sát đƣợc qua hoạt đông của cá nhân ở các tình huống nhất định. Năng lực tồn tại dƣới hai hình thức: Năng 8 lực chung và năng lực chuyên biệt. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế đƣợc các năng lực chung. * Cấu trúc năng lực: Theo các khái niệm về năng lực có thể thấy năng lực đƣợc tạo nên bởi ba thành phần cơ bản, đó là: kĩ năng, nội dung và tình huống. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Hiện nay, ngƣời ta quan tâm nhiều đến phát triển năng lực hành động. Vậy năng lực hành động là gì và có cấu trúc nhƣ thế nào? Năng lực hành động: Là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động để giải quyết các nhiệm vụ, lĩnh vực nghề nghiệp xã hội hay cá nhân trên cơ sở của những hiểu biết kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động… - Năng lực cá nhân: Individual competency - Năng lực chuyên môn: Professional competency - Năng lực xã hội: social competency - Năng lực phƣơng pháp. Methodical competency - Năng lực hành động: Professional action competency Hình 1.1. Cấu trúc năng lực hành động Từ hình 1.1. ta thấy năng lực hành động gồm 4 thành tố. Các thành phần năng lực “gặp nhau” tạo thành năng lực hành động. Do vậy, giáo dục định hƣớng phát triển năng lực nhằm mục đích tạo ra những con ngƣời phát triển toàn diện. 1.2.2.3. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT Theo tổ chức OEDC [15] đề nghị các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT là: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xã hội, năng lực linh hoạt, sáng tạo, năng lực sử dụng thiết bị một cách thông minh. * Ở Việt Nam, trong tài liệu [4] chỉ ra các năng lực đó là: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán 9 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về NLST. 1.2.3. Năng lực sáng tạo 1.1.3.1. Khái niệm sáng tạo Karen Huffman trong "Tâm lí học hành động" cho rằng: ngƣời có tính sáng tạo là ngƣời tạo ra đƣợc giải pháp mới mẻ và thích hợp để giải quyết vấn đề [30]. F.Raynay và A.Rieunier: "Tính sáng tạo là năng lực tƣởng tƣợng nhanh, nhiều lời giải độc đáo khi đối đầu với một vấn đề" [51, tr.17]. R.L Solsor cho rằng: Sự sáng tạo là một hoạt động nhận thức mà nó đem lại một cách nhìn nhận hay giải quyết mới mẻ đối với một vấn đề hay một tình huống [42]. Nguyễn Cảnh Toàn thì quan niệm: Ngƣời có óc sáng tạo là ngƣời có kinh nghiệm về phát hiện và giải quyết vấn đề đã đặt ra [43]. Nhƣ vậy, có thể thấy, dù phát biểu dƣới các góc độ khác nhau, nhƣng điểm chung của các nhà khoa học thì sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý tƣởng, giải pháp, quan niệm mới, độc đáo, hữu ích phù hợp với hoàn cảnh. 1.1.3.2. Khái niệm năng lực sáng tạo Quá trình sáng tạo của con ngƣời thƣờng bắt đầu từ một ý tƣởng mới, bắt nguồn từ tƣ duy sáng tạo của con ngƣời. Theo các nhà tâm lí học, NLST biểu hiện rõ nét nhất ở khả năng tƣ duy sáng tạo, là đỉnh cao nhất của các quá trình hoạt động trí tuệ của con ngƣời [34]. Nhƣ vậy, NLST là thuộc tính cá nhân mà thông qua các hoạt động của bản thân tạo nên những ý tƣởng mới, sản phẩm mới, cách giải quyết mới, phát hiện ra điều chƣa biết, chƣa có với những nét độc đáo riêng phù hợp với thực tế bằng những kiến thức đã biết 1.1.3.3. Các thành tố năng lực sáng tạo. * Năng lực tư duy - sáng tạo Quy luật hình thành và phát triển của tƣ duy sáng tạo: - Khi hoàn cảnh có vấn đề (có tình huống vấn đề) thì tƣ duy sáng tạo mới phát triển. - Hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn rồi trở lại làm phong phú thực tiễn. - Phát triển từ tƣ duy độc lập, tƣ duy phê phán. - Chủ thể của tƣ duy sáng tạo cần đƣợc cung cấp đầy đủ tƣ liệu, đó là tri 10 thức, thông tin, kinh nghiệm, các phƣơng pháp, các sự kiện trong tự nhiên, xã hội. - Bộ não cần đƣợc cung cấp đầy đủ các chất dinh dƣỡng, và đƣợc hoạt động trong môi trƣờng thuận lợi. - Hình thành và phát triển dần dần theo qui luật từ tiệm tiến đến nhảy vọt. * Năng lực quan sát và sáng tạo Quan sát là hình thức phát triển cao độ tri giác có chủ định, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động thực tiễn, sáng tạo của loài ngƣời. D.Mendeleep nhà bác học ngƣời Nga cũng đã đánh giá rất cao về năng lực quan sát: “ Quan sát và thực nghiệm là cửa ra của khoa học ”. * Năng lực tưởng tượng – liên tưởng Tƣởng tƣợng và liên tƣởng là hai phẩm chất quan trọng của tƣ duy sáng tạo. Tƣởng tƣợng là xây dựng trong đầu những hình ảnh mới trên cơ sở các biểu tƣợng đã có. Tƣởng tƣợng cần thiết cho hoạt động của con ngƣời giúp ta nhìn thấy trƣớc sản phẩm hoạt động trong nhiều trƣờng hợp là một hoạt động mang tính sáng tạo. Trí tƣởng là món quà vĩ đại của thiên nhiên, nó đã có sẵn trong con ngƣời. Trí tƣởng tƣợng cung cấp cho con ngƣời những gì mà thực tại chƣa kịp hoặc không thể cho con ngƣời. * Năng lực phát hiện vấn đề Năng lực phát hiện vấn đề chính xác để giải quyết đúng theo quy luật khách quan đem lại kết quả cho họat động sáng tạo. * Năng lực hoạt động sáng tạo: + Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt đến kết quả mong muốn. + Biết vận dụng tổ hợp các kiến thức liên môn học để giải quyết vấn đề linh hoạt. 1.1.3.4. Một số biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trung học phổ thông [4], [43]. Đối với HS, NLST trong học tập chính là năng lực biết tự giải quyết vấn đề học tập để tìm ra cái mới ở một mức độ nào đó thể hiện đƣợc khuynh hƣớng, năng lực, kinh nghiệm của cá nhân. Để có NLST, chủ thể phải ở trong tình huống có vấn đề, tìm cách giải quyết mâu thuẫn nhận thức hoặc hành động và kết quả là đề ra đƣợc phƣơng án giải quyết có tính mới mẻ đối với HS. Cụ thể nhƣ sau: - Năng lực tự chuyển tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan