Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng...

Tài liệu Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng

.PDF
125
194
125

Mô tả:

Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của vũ trọng phụng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN HUỲNH THỊ THẾN YẾU TỐ TỰ NHIÊN CHỦ NGHĨA TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. HỒ THỊ XUÂN QUỲNH Cần Thơ, năm 2011 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 4 3. Mục đích yêu cầu ............................................................................................. 7 4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8 B. PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................9 CHƯƠNG 1: VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI TÀI NĂNG VIẾT PHÓNG SỰ ĐỘC ĐÁO, NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU THUYẾT XUẤT SẮC ................9 1.1 Chất liệu cuộc sống thực ngồn ngộn được nhà văn nhào nặn khéo léo bằng nghệ thuật viết phóng sự. .................................................................................. 9 1.2 Những khám phá sắc sảo, những sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết ...................................................................... 17 CHƯƠNG 2: VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN ............26 2.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tự nhiên trong văn chương ................................. 26 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự nhiên ............................. 26 2.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên .................................. 29 2.1.2.1 Thái độ khách quan chủ nghĩa, phi chính trị đối với thế giới ........ 31 2.1.2.2 Giải thích những hiện tượng xã hội và con người bằng những vấn đề thuần sinh vật (huyết thống, di truyền, môi trường địa lí và thời điểm lịch sử)..................................................................................................... 31 2.1.2.3 Rời bỏ hình ảnh điển hình của thực tại để đi đến một thứ chụp ảnh những hiện tượng cá biệt.......................................................................... 32 2.2 Sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng đối với chủ nghĩa tự nhiên ................... 33 2.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.............................................................................................................. 36 2.4 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng gắn liền với thuyết phân tâm .............................................................................................. 72 2.4.1 Đôi nét về thuyết phân tâm ................................................................. 72 2.4.1.1 Cơ sở cho sự hình thành và phát triển của thuyết phân tâm .......... 73 2.4.1.2 Một số luận điểm chủ yếu của thuyết phân tâm ............................ 75 2.4.2 Thử lí giải một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thông qua yếu tố tự nhiên chủ nghĩa gắn liền với thuyết phân tâm .............................................. 78 CHƯƠNG 3: TIẾP NHẬN NHỮNG TÁC PHẨM CÓ YẾU TỐ TỰ NHIÊN CHỦ NGHĨA CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG TRONG THỜI ĐẠI VĂN CHƯƠNG HÔM NAY .................................................................................. 84 3.1 Những bước thăng trầm của tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong quá khứ...... 84 3.2 Vài suy nghĩ về việc tiếp nhận tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong thời đại văn chương hôm nay ..................................................................................... 102 C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................. 116 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Vũ Trọng Phụng với tài năng viết phóng sự độc đáo, nghệ thuật viết tiểu thuyết xuất sắc 1.1 Chất liệu cuộc sống thực ngồn ngộn được nhà văn nhào nặn khéo léo bằng nghệ thuật viết phóng sự 1.2 Những khám phá sắc sảo, những sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết Chương 2: Vũ Trọng Phụng với chủ nghĩa tự nhiên 2.1 Giới thuyết về chủ nghĩa tự nhiên trong văn chương 2.2 Sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng đối với chủ nghĩa tự nhiên 2.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 2.4 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng gắn liền với thuyết phân tâm Chương 3: Tiếp nhận những tác phẩm có yếu tố tự nhiên chủ nghĩa của Vũ Trọng Phụng trong thời đại văn chương hôm nay 3.1 Những bước thăng trầm của tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong quá khứ 3.2 Vài suy nghĩ về việc tiếp nhận tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong thời đại văn chương hôm nay C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu nghiên cứu 1. Lại Nguyên Ân (biên soạn) – Toàn tập Vũ Trọng Phụng – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1999 2. Lại Nguyên Ân (biên soạn) – Vũ Trọng Phụng tài năng và sự thật – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội – 1992 3. Lại Nguyên Ân (biên soạn) – 150 thuật ngữ văn học – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội – 1999 4. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung,… – Văn học phương Tây – Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 1997 5. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác,… – Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 1997 6. Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu – Nxb Hà Nội – 1994 7. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm – Văn học lãng mạn phương Tây – Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội – 1985 8. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu,… – Từ điển văn học bộ mới – Nxb Thế Giới, Hà Nội – 2004 9. Phương Lựu (chủ biên) – Lí luận văn học – Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 2006 10. Tôn Thảo Miên (biên soạn) – Vũ Trọng Phụng toàn tập tập 1 – Nxb Văn Học, Hà Nội – 2004 11. Hoàng Nhân (chủ biên) – Văn học Pháp tập II thế kỉ XIX, XX – Nxb Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh – 1997 12. Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu – Lịch sử văn học phương Tây tập 2 – Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 1979 13. Trần Hữu Tá (biên soạn) – Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay – Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh – 1992 14. Trần Hữu Tá (biên soạn) – Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta – Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh – 1999 15. Nguyễn Ngọc Thiện – Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội – 2000 16. Nguyễn Ngọc Thiện (biên soạn) – Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm – Nxb Giáo Dục, Hà Nội – 2007 17. Hoàng Trinh – Văn học phương Tây và con người – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội – 1999 18. Trang web: www.Bachkhoatoanthu.gov.vn 19. Trang web: www.honviet.com.vn/diendan/showthread.php?t=85 20. Trang web: www.liluanvanhoc.wordpress.com 21. Trang web: www.tamlyhoc.net/diendan/showthread.php?tid=1542 22. Trang web: www.svsupham.com II. Tác phẩm 23. Đỗ Hoàng Diệu – Bóng đè – Nxb Đà Nẵng – 2006 24. Vũ Trọng Phụng – Giông tố – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội – 2006 25. Vũ Trọng Phụng – Số đỏ – Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội – 2006 26. Vũ Trọng Phụng – Làm đĩ – Nxb Văn Học, Hà Nội – 2009 27. Nguyễn Ngọc Tư – Cánh đồng bất tận – Nxb trẻ, TPHCM – 2010 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xưa nay, văn chương là nơi giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về những gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống… Các văn sĩ – họ chính là những người đã dùng ngòi bút của mình vẽ nên bức tranh sinh động về thực tế cuộc sống thông qua lớp vỏ ngôn từ. Nhưng làm thế nào để bức tranh ấy dễ dàng đi vào lòng người, gây ấn tượng và có sự tác động mạnh mẽ đến người đọc, người thưởng thức? Thật không phải đơn giản chút nào, điều quan trọng là các văn sĩ ấy phải tạo được phong cách, dấu ấn riêng cho mình. Để khi nhắc đến người ta có thể nghĩ ngay đó là ai? Là một tác giả như thế nào? Ở mỗi người phải tạo một phong cách, cá tính riêng, một sở trường, một phương pháp, một lối viết riêng cho phù hợp với mình. Cuộc sống luôn đa dạng, phức tạp, tốt – xấu, vinh – nhục, cao cả – thấp hèn hòa lẫn, đan xen vào nhau. Có nhà văn thì cảm thấy chán ghét thực tại của cuộc sống nên họ mong muốn thoát li, xa rời thực tế đến với một thế giới khác tốt đẹp hơn bằng bút pháp lãng mạn. Và ngược lại có những nhà văn viết theo bút pháp hiện thực, họ đã dám nhìn thẳng vào cuộc sống, chấp nhận hiện thực và đối mặt với nó. Hiện thực ấy sẽ như thế nào khi đi vào từng tác phẩm, từng trang viết của họ, thì đó là do sự trải nghiệm, cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, về con người của mỗi nhà văn. Điều cốt yếu là để tác phẩm của họ đi vào lòng độc giả thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ cảm và gây ấn tượng sâu sắc. Qua đó, người đọc có thể dễ dàng nhận ra chân giá trị cuộc sống mà các tác giả đã dày công xây dựng thông qua những đứa con tinh thần của mình. Đó là điều mà những người cầm bút sáng tác luôn mong muốn đạt đến. Đa phần, hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm của họ bao giờ cũng có sự gọt dũa, trau chuốt, hư cấu, từ ngôn ngữ, hình ảnh đến nhân vật,… Ít có tác giả nào thể hiện đúng hiện thực cuộc sống như nó vốn có. Trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 có một tác giả gây xôn xao dư luận, là vấn đề tranh cãi của cả một thời kì, từ con người đến tác phẩm đã làm rối trí những người muốn nghiên cứu về ông. Trong tác phẩm của ông: con người, xã hội luôn phơi bày, diễn ra một cách rất tự nhiên như nó vốn có, dù đó là những điều mà có lẽ ít nhà văn nào có thể can đảm viết được. Có một thời gian khá dài tác phẩm của ông bị cấm xuất bản và lưu hành vì bị cho là “tác phẩm suy đồi” cho đến tận cuối những năm 1980. Đó chính là nhà văn Vũ Trọng CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 1 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Phụng – ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, một nhà văn lớn, nhà văn “có vấn đề” đồng thời còn là một “hiện tượng văn học phức tạp” và rơi vào tình thế chịu sự đánh giá thăng trầm kéo dài suốt nửa đầu thế kỉ XX. Ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự”, “một ngòi bút tả chân sắc sảo, lỗi lạc”, “một nhà văn hiện thực trác việt”, để vị thế của Vũ Trọng Phụng xứng đáng với tầm vóc trong nền văn học Việt Nam đương đại “vấn đề Vũ Trọng Phụng” đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời. Ông viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch, phóng sự, tiểu thuyết,… mỗi thể loại đều có những thành công riêng, nhưng tài năng văn học của ông được kết tinh ở thể loại phóng sự và tiểu thuyết. Từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, ông là một “khuôn mặt lạ”, chính vì “cái lạ” ấy cho nên cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông đã phải chịu nhiều “giông tố”. Bước vào tuổi trưởng thành, Vũ Trọng Phụng đã phải đối đầu với những sự kiện xã hội bi đát: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), cuộc khủng bố trắng dã man chưa từng có (1930 – 1931), thoái trào Cách mạng (1931 – 1933),. . . Một xã hội “Âu hóa” với đầy rẫy những tệ nạn ăn chơi đàng điếm, trụy lạc, bao cái xấu, cái ác đang hoành hành trong xã hội, những cái thấp hèn đang ngày càng nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Trước thực trạng ấy ông đã dùng ngòi bút của mình cất tiếng nói, phanh phui tất cả những mặt trái, những mặt xấu xa, nhố nhăng, lố bịch, những điều vô nghĩa lí, trái với đạo đức, đạo lí của xã hội… Có thể nói sáng tác của Vũ Trọng Phụng đã bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn. Điều này, được thể hiện rõ trong các phóng sự, các tiểu thuyết của ông. Đặc biệt là tiểu thuyết, với ông thì “tiểu thuyết là sự thật ở đời”, tiểu thuyết không phải là chất thơ của cuộc đời mà là vị đắng chát của cuộc sống. Với ngòi bút tả chân, tả thực, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã mô tả được hiện thực cuộc sống (ở đời) như nó vốn có, hiện thực như thế nào viết như thế ấy, không phô trương, không che đậy điều gì dù đó là những điều mà văn chương xưa nay khó có thể chấp nhận những điều ấy đi vào văn học. Như ông đã nhấn mạnh: một trong những khía cạnh chủ yếu đối với nhà văn tả chân là: “Nhà văn tả chân dũng cảm đối diện với sự thực, dù nó tàn nhẫn, khắc nghiệt, trái với sự mong đợi của mình. Anh ta khi viết không đổi trắng thay đen, không che đậy hoặc huyễn hoặc lừa mình, dối người, cũng không cốt làm hại đến luận lý, phong hóa cần được tôn trọng. Viết trung thực, có sao nói vậy, không thêm bớt, tô điểm, vẽ vời, tức là tôn trọng người đọc, nêu cao tinh thần khoa học, để có thể khám phá chân lí cuộc sống. CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 2 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Khuynh hướng tả chân như vậy là phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, đáp ứng đòi hỏi của người đọc trong một thế giới văn minh hiện đại.” [16; tr.344] Với Vũ Trọng Phụng, ông đã đưa vào trong tác phẩm những thực tế một cách hết sức tự nhiên bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola và thuyết phân tâm học của Sigmund Freud nên trong những tác phẩm của ông ta thấy yếu tố tự nhiên chủ nghĩa “con người bản năng” được thể hiện khá đậm đặc. Vũ Trọng Phụng đưa vào văn học những vấn đề mà văn học Việt Nam ở thời đại ông chưa ai dám đề cập một cách mãnh liệt như ông. Ông đưa vào văn học những loại nhân vật mới mẻ, loại “Con người sinh lý” bên cạnh các dạng “Con người xã hội”, “Con người lý tưởng”, “Con người tâm lý”, “Con người tha hóa”,… vốn rất phong phú trong các tác phẩm của các nhà văn hiện thực. Đi vào thế giới tiềm ẩn bên trong con người, Vũ Trọng Phụng là người khai thác mảnh đất mới trong đời sống của họ. Trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng như Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ… ta thấy những vấn đề như: bản chất thật của con người, lối sống trụy lạc, những dục vọng bản năng thấp hèn của con người luôn hiện hữu,… ông mô tả những cái “nhơ bẩn” của xã hội, của con người nhưng không phải để khêu gợi lên những cái “nhơ bẩn” ấy mà là để cho mọi người thấy sợ, biết sợ mà tránh xa, viết ra để lột trần những điều xấu, điều điêu trá của xã hội, của con người nhằm cải tạo nó, để chống đỡ, để cho con người đừng sa ngã vào những trầm luân và tội ác. Trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, ông luôn đặt ra nhiều vấn đề mà chúng ta phải quan tâm, muốn biết những bí mật ẩn sâu ở đằng sau những tác phẩm ấy là gì? Chính vì những phức tạp trong con người và trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, người viết muốn khai thác muốn khám phá những vấn đề phức tạp ấy nó như thế nào? Vì những điều trên và với lòng say mê, hứng thú mà người viết muốn biết được, muốn thấu hiểu rõ hơn về lối sống, về bản chất con người, về những dục vọng trong bản năng con người, trong thời đại của Vũ Trọng Phụng cũng như thời đại hiện nay. Những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đặt ra có ý nghĩa và giá trị như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. Tiếng nói của chúng ta, đồng tình hay phản bác, phê phán hay ca ngợi, góp thêm tiếng nói cùng ông vào thời đại hay cho nó dừng lại ở mức độ như Vũ Trọng Phụng thể hiện... Đó chính là những lí do thôi thúc người viết chọn đề tài này. CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 3 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 2. Lịch sử vấn đề Cuộc đời và hoạt động văn học của nhà văn họ Vũ tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong đời sống văn học Việt Nam trước Cách mạng. Ông là một nhà văn “có vấn đề”, “hiện tượng văn học phức tạp” từ con người đến tác phẩm. Chính vì thế cho nên xung quanh đề tài về Vũ Trọng Phụng, về con người cũng như tác phẩm của ông trở thành sự chú ý, xôn xao dư luận, tranh luận đối với các nhà nghiên cứu, phê bình… Tài năng của Vũ Trọng Phụng được kết tinh ở hai lĩnh vực: phóng sự và tiểu thuyết. Hai thể loại này được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác. Đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết. Chúng ta được biết Vũ Trọng Phụng nổi danh là nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán, nhưng ông còn là nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tiêu biểu. Từ khi ngòi bút Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ thì đã có tới 230 bài tiểu luận, phê bình viết về Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra có ba cuốn sách viết riêng về ông. Đó là Vũ Trọng Phụng, mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam của Lan Khai (Nhà xuất bản Minh Phương, Hà Nội, 1941), Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện thực, (Nhà xuất bản Kim Đức, Hà Nội, 1957) của Văn Tâm và Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, (Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, 1997) của Bùi Văn Tiếng. Trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, về khía cạnh hiện thực phê phán thì đã được nghiên cứu nhiều và khai thác một cách sâu sắc và gần như là triệt để. Còn về khía cạnh “yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”, tuy có những công trình cũng như bài viết nói đến nhưng chỉ nói một cách chung chung sơ lược, chưa có công trình, bài viết cụ thể nào tiêu biểu cho vấn đề này. Nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng như tác phẩm của ông được các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá và nhìn nhận khá là thăng trầm, có đồng tình, ủng hộ và cũng bị phản bác, chê bai rất kịch liệt khi ngòi bút này sa vào chủ nghĩa tự nhiên. Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (nhà xuất bản Khoa học, 1964), Vũ Đức Phúc viết: “Vũ Trọng Phụng đã viết một số tác phẩm có hại, nhưng ông đã cống hiến một số tác phẩm có giá trị hiện thực nhất định. Chỗ tốt của ông ta thực tốt, nhưng chỗ dở lại nghiêm trọng. Nhưng ông ta là một nhà văn có tài nên đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn khác”. Ông khẳng định một số hình tượng nhân vật của Vũ Trọng Phụng là những “điển hình bất hủ”, sự đánh giá tuy nặng nhưng vẫn còn mức độ. Đến cuốn Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 4 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng hiện đại (1930 -1945) (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1971) thì ông lại đặt hẳn Vũ Trọng Phụng vào khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa với một loạt tội danh nặng nề: “cái nhìn tàn nhẫn đối với xã hội, khinh miệt nhân dân lao động, có khi đề cao đế quốc, đề cao bọn Tờrốtkít, chống đảng cộng sản”, “tuy chống lối sống lãng mạn nhưng lại đẻ ra nhiều tác phẩm có tính chất khiêu dâm ghê gớm”, “có khi tác hại hơn văn học lãng mạn tiêu cực.” [2; tr.12] Lê Thị Đức Hạnh trong Nhìn vào việc đánh giá Vũ Trọng Phụng suy nghĩ về vấn đề đổi mới tư duy trong nghiên cứu văn học đã nêu: “Có người coi Vũ Trọng Phụng là nhà tiểu thuyết trác việt, “người thư ký của thời đại”, nhà văn “hiện thực phê phán có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của đêm trước Cách mạng tháng Tám”, “có quá trình tư duy minh mẫn, có thừa sinh lực chiến đấu”… Mặt khác cũng có ý kiến coi Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”, “tự nhiên chủ nghĩa” có nhiều độc hại đầy rẫy tư tưởng bảo thủ, nô dịch, bi quan, định mệnh, thậm chí “phá hoại, phản động.” [16; tr.225-226] Nhất Chi Mai (Một ý kiến người đọc: Dâm hay không dâm? Ngày nay số 137 ngày 21 tháng 3 năm 1937) ông đã kết tội Vũ Trọng Phụng cho rằng Vũ Trọng Phụng viết những tác phẩm khiêu dâm và kết luận: “Đọc văn Vũ Trọng Phụng thực không bao giờ tôi thấy một tia hi vọng, một tư tưởng lạc quan. Đọc xong ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh mình toàn là những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng. Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tình hình, tư tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa.” [14; tr.139] Nguyễn Hoành Khung cho rằng: Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng thường thể hiện ở những trường hợp ông viết về cái dâm và nạn mãi dâm. Như trong tiểu thuyết Giông tố, mở đầu tác phẩm là một chuyện hiếp dâm – tình tiết thường gặp ở nhiều sáng tác của Vũ Trọng Phụng và dễ dẫn nhà văn sa vào chủ nghĩa tự nhiên. Lê Đình Kỵ - Về vấn đề đánh giá văn học Việt Nam 1932 – 1945 và đánh giá Vũ Trọng Phụng ông nhận định rằng : ít ai như Vũ Trọng Phụng đã vẽ ra bức tranh rộng lớn, sắc sảo về thói tham tàn, vô luân, điểu cáng của bọn người đại diện cho thế lực thống trị, phơi bày không thương xót các thói rởm, cái phi lí, cái nhếch nhác của các tầng lớp xã hội. CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 5 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Tác giả Đinh Trí Dũng với đề tài Sự thể hiện con người “tha hóa” trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, ông chỉ ra rằng: các nhân vật của Vũ Trọng Phụng đã có những lúc thấy được sức mạnh của con người bản năng sinh lí, nó mạnh hơn phần ý thức như cảm giác “đê mê” của Thị Mịch , như Huyền trong những phút không thể “kìm nén”… Những lúc ấy ngòi bút của Vũ Trọng Phụng xa rời nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực để sa vào chủ nghĩa tự nhiên. Tôn Thảo Miên với Vũ Trọng Phụng – người thư ký của thời đại, vấn đề tranh luận dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và khuynh hướng “tả chân”, không dừng lại khi nhà văn họ Vũ nằm xuống mà nhiều thập kỉ sau người ta vẫn tiếp tục bàn về vấn đề chủ nghĩa tự nhiên và vấn đề tình dục trong văn học. Cuộc tranh luận dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là một trong những cuộc tranh luận đáng chú ý của thế kỉ XX. Nhìn chung, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng ngoài những vấn đề thống nhất, có hai vấn đề gây tranh luận đó là vấn đề nhận thức chính trị và vấn đề “dâm” trong sáng tác của ông. Ở các giai đoạn nghiên cứu cũng phức tạp, lúc được tôn vinh, lúc lại bị hạ thấp một cách đột ngột. Trước năm 1945, Vũ Trọng Phụng trở thành một hiện tượng gây nhiều tranh luận nhưng kết thúc bằng việc đề cao vị trí của ông trên văn đàn. Thế nhưng sau đó, vị trí của ông lại bị đảo ngược, sáng tác của ông bỗng nhiên không còn giá trị, kể cả bản thân ông cũng bị xem là “không có lí tưởng lành mạnh”. Thời kì này có nhiều diễn biến phức tạp trong việc nhìn nhận và đánh giá Vũ Trọng Phụng. Mãi về sau khoảng những năm 1983 về sau này, tuy cũng có nói đến những hạn chế, nhược điểm trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng nhưng khuynh hướng chung là khẳng định đánh giá cao Vũ Trọng Phụng “văn nghiệp bất hủ”, “giá trị tả chân mạnh mẽ” (Phạm Thế Ngũ). Qua những bài viết về Vũ Trọng Phụng của các nhà nghiên cứu, có hai quan điểm song song nhau về yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tác phẩm của ông, có quan điểm cho rằng yếu tố tự nhiên chủ nghĩa ấy không phải là đầu độc con người với cái nhìn bằng cặp kính đen mà là giúp cho họ có cái nhìn đúng đắn hơn, toàn diện hơn về con người, bản chất tự nhiên trong con người, thấy được cái xấu, cái ác để tránh xa, để con người không rơi vào trầm luân và tội lỗi. Có quan điểm lại cho rằng yếu tố tự nhiên chủ nghĩa gieo vào lòng người cái nhìn bi quan, thiếu lạc quan, thiếu tin tưởng vào cuộc sống vào con người. Trong việc nghiên cứu đề tài của mình, người viết CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 6 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không đi vào phân tích những nhận định trên là đúng hay sai, bởi ai cũng có lí do khi đưa ra ý kiến của mình. Người viết chỉ thông qua việc nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm của nhà văn họ Vũ, qua đó đưa ra cách nhìn nhận một cách khách quan nhất về yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Tất nhiên trong bài viết, người viết sẽ sử dụng đến những nhận định của những người nghiên cứu đi trước để làm rõ thêm về tác phẩm cũng như những bước thăng trầm của tác giả để mọi người có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan và toàn diện hơn. 3. Mục đích yêu cầu Đề tài “Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng” là một đề tài mới và hấp dẫn đối với người viết. Khi mới nhận đề tài, dù chưa hiểu rõ được đề tài và chưa biết mình sẽ nghiên cứu, sẽ viết như thế nào? Nhưng trong thâm tâm của người viết luôn nghĩ rằng mình phải thật cố gắng, dồn hết công sức, trí tuệ, thời gian để hoàn thành công việc với một tinh thần thái độ nghiêm túc và lòng say mê nhiệt thành của mình để hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Sau khi tìm hiểu rõ về đề tài, với số lượng kiến thức còn hạn hẹp của mình, tài liệu nghiên cứu về yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thì không nhiều và vấn đề ấy cũng rất trừu tượng đã gây một số khó khăn cho người viết. Mục đích của người viết là dựa trên những tài liệu có sẵn, những ý kiến của các nhà nghiên cứu, những kiến thức lí thuyết, phân tích tổng hợp để đi sâu vào khai thác từng sự kiện, từng chi tiết cụ thể của vấn đề. Từ đó sẽ làm tốt được đề tài giúp cho người viết có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn, có hệ thống hơn về nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Đồng thời, đánh giá đúng vị trí của tác phẩm Vũ Trọng Phụng có yếu tố tự nhiên chủ nghĩa đối với văn học Việt Nam, xã hội Việt Nam trong thời buổi đương đại và hiện đại. Đối với đề tài “Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”, một mặt ta thấy được những thành công của khoa học tự nhiên đi vào trong văn học nó có những ưu điểm nhưng mặt khác nó có những hạn chế. Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đã gieo vào lòng người sự bi quan ở chính họ, không thấy được tương lai tốt đẹp và cách sống thanh cao giữa con người với nhau. Đó là hai chủ điểm đặc trưng trong sáng tác của một hiện tượng văn học, có đầy đủ hai mặt và tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 7 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 4. Phạm vi nghiên cứu Vũ Trọng Phụng là nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán nhưng trong tác phẩm của ông tần số xuất hiện yếu tố tự nhiên chủ nghĩa khá cao. Phạm vi về vấn đề này rất rộng, ở đây người viết không nghiên cứu hết toàn bộ tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, mà chỉ tập trung nghiên cứu ở một số tiểu thuyết như: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ để từ đó làm nổi bật vấn đề “Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đưa đến thành công trong mọi công việc bao giờ chúng ta cũng phải có những phương pháp nhất định. Tùy vào tình huống, tùy vào công việc mà có những phương pháp riêng, cách vận dụng cho phù hợp. Để thực hiện tốt đề tài này, người viết đã vận dụng phối hợp nhiều phương pháp lại với nhau. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sưu tầm, tìm đọc một số tài liệu để làm tư liệu tham khảo. Khi đã tìm hiểu đọc tài liệu sách báo xong, người viết chọn lọc, tìm tòi các ý kiến của các nhà nghiên cứu, đối chiếu lại với nhau để đưa ra những ý kiến thật xác đáng. Sau đó, sử dụng một số phương pháp như: chứng minh, phân tích, tổng hợp, và lí giải, trình bày vấn đề theo cách hiểu của mình để đề tài được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp khác, tất cả không ngoài mong muốn là làm cho đề tài được hoàn chỉnh một cách tốt nhất. CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 8 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI TÀI NĂNG VIẾT PHÓNG SỰ ĐỘC ĐÁO, NGHỆ THUẬT VIẾT TIỂU THUYẾT XUẤT SẮC 1.1 Chất liệu cuộc sống thực ngồn ngộn được nhà văn nhào nặn khéo léo bằng nghệ thuật viết phóng sự. Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, có một thể loại mới ra đời đó là phóng sự. Có rất nhiều cây bút thành công và được chú ý với thể loại này như: Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Vũ Bằng, Ngô Tất Tố,… Trong số rất nhiều cây bút ấy thì nổi trội hơn hẳn là Vũ Trọng Phụng, ông được mệnh danh là: “ông vua phóng sự đất Bắc”. Cái làm nên ngôi vị “ông vua phóng sự đất Bắc” ấy của nhà văn họ Vũ, không phải chỉ ở chỗ ông viết khỏe, viết toàn những phóng sự dài về những vấn đề thuộc loại quốc nạn như tham nhũng, cờ bạc, mãi dâm… mà chủ yếu là ở cách làm phóng sự rất sắc sảo, khôn ngoan, độc đáo, vượt lên trên các nhà phóng sự đương thời và cho đến bây giờ chưa có ai kế vị nổi ngôi vị ấy. Ông có hàng loạt phóng sự đặc sắc như: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Dân biểu và dân biểu (1935), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937, v.v… Phóng sự là một thể văn tư liệu, nó sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ, v.v… nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về những hiện tượng trong xã hội, cung cấp những thông tin tư liệu chính xác và nóng hổi có tính thời sự chung quanh những vụ việc nào đó đang được công luận chú ý, tìm hiểu và mong muốn giải quyết một cách thỏa đáng. Qua những thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng cho ta thấy những sự việc ông đề cập đến, những vấn đề ông nêu ra đều là những vết thương xã hội hết sức nhức nhói như cứa vào lòng độc giả. Tài năng của người viết phóng sự thể hiện trước hết là cách tiếp cận sự thật. Phóng sự của nhà văn họ Vũ có cách tiếp cận rất riêng, rất sáng tạo. Phóng sự của ông xuyên thẳng vào từng ngóc ngách của sự thật, là những cuộc săn lùng tận hang ổ của những tội ác hoặc sự điều tra từ bên trong những tệ nạn, những thảm trạng xã hội để tìm ra mặt trái của con người, của cuộc đời. Ông đã thu thập được nhiều chứng cứ, khai thác được nhiều tư liệu để minh chứng cho bức tranh CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 9 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cuộc sống ngồn ngộn chất hiện thực của mình. Trong phóng sự Cạm bẫy người, Vũ Trọng Phụng đã đưa người đọc thâm nhập vào thế giới cờ bạc của những tay cao thủ Hà Thành thời bấy giờ như Ấm B, Thượng Ký, Cả Ủn, Tham Vân, Tham Ngọc, Ký Vũ, Ba Mỹ Ký,… với những thủ đoạn tinh vi mánh lới, táo tợn, bịp bợm trắng trợn của làng cờ bạc như: các ngón bịp, lối đánh nhị cập nhất, lối hút nọc,… Tác giả đã dẫn dắt chúng ta thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cái nghề nguy hiểm và bẩn thỉu này. Làng bịp hiện ra với đội quân đông đảo gồm những tên trùm và dưới chúng là lớp đàn em, đồ đệ mỗi người một việc, người thì dắt “mòng”, người thì giữ két của làng bịp,… Bọn chúng còn có cả một xưởng chế tạo khí giới, chuyên sản xuất ra những khí giới dùng để lừa đảo, gian lận muôn hình vạn trạng, từ bài tây đến tổ tôm, xốc đĩa,… đều có thể lừa bịp được. Cả một xã hội quay cuồng đảo điên trong những “cạm bẫy” chết người. Với tài quan sát của Vũ Trọng Phụng không một ngón nghề nào, một thủ đoạn nào có thể qua được mắt ông. Những trang viết của Vũ Trọng Phụng đầy ắp các chi tiết, các sự kiện, các vụ việc… khiến cho có lúc ông đã bị coi là kẻ ăn chơi, trác táng, bởi sự nhập vai quá tài tình của mình. Cạm bẫy người đã giăng bẫy người đọc ở sự chân thực của chi tiết, ở sức mạnh của chính sự thật đời sống. Người đọc không thể không bị cuốn hút vào cái thế giới ma quái đó, và dường như càng đọc càng có nhu cầu muốn khám phá cái hiện thực đang hiện hữu trước mắt, có lẽ trong những cây bút viết phóng sự chỉ có tài nghệ của Vũ Trọng Phụng mới đưa lại cảm giác đó cho người đọc mà thôi. Chính khả năng “đột nhập” tinh tế vào các tổ chức trong làng bạc bịp, đã khiến tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trở nên sinh động cụ thể và có giá trị tố cáo sâu sắc. Dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, thế giới cờ bạc của Hà Thành thật đáng sợ, nó hoành hành ngay trước mặt của pháp luật. Nó tàn phá đến tận gốc lương tâm, đạo đức: con thịt cha, cháu thịt chú, đẩy biết bao con người vốn lương thiện xuống hố sâu của tội lỗi, xuống vực thẳm của cuộc đời. Nếu như Cạm bẫy người tác giả đề cập đến những mánh lới tinh vi trong nạn cờ bạc thì đến Kỹ nghệ lấy Tây tác giả lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của các “me Tây” xung quanh trại lính lê dương vùng Thị Cầu, Bắc Giang để chứng kiến cuộc sống vợ chồng theo kiểu “tiền trao cháo múc”, lấy nhau vì tiền của họ. Người đầu tiên đặt nền móng cho nghề này là bà đội Chóp (vị sư tổ) – người đã có can đảm đánh trống cho chị em hậu sinh, động viên khích lệ họ không phải “nơm nớp” lo sợ những ông khổng lồ tóc đỏ, mắt xanh. Sau bà đội Chớp là bà Kiểm Lâm, bà cai CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 10 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Budich, cô Duyên, cô Tích, cô Ái. Thế giới của những “me Tây” rất phong phú và đa dạng đủ mọi lớp người trong xã hội từ những cô thục nữ thanh tân đến những người phụ nữ góa chồng đều hiện diện để góp phần làm cho bức tranh hiện thực càng thêm náo động và cũng thực chua chát cho những chị em đất Việt. Lớp người già như bà Kiểm Lâm, bà cai Budich, đi trước chăm lo truyền nghề, đào tạo cho lớp người trẻ như cô Ái, cô Tích, cô Duyên… Nghề này không vất vả như nghề cờ gian bạc lận khác nhưng có lúc phải đến cười ra nước mắt, họ đấu đá nhau, tranh giành nhau, phá giá nhau, hớt tay trên của nhau… để mà sinh tồn giữa các “me Tây” đồng nghiệp của mình. Tác giả có lối viết thật là hóm hỉnh và có duyên. Nhưng tiếng cười vừa dứt, dư vị để lại sao mà cay đắng, chua chát. Vì sao mà những người đàn bà vốn lương thiện, có người từng có một thời thanh xuân đầy mộng ước kia lại đến nông nổi phải làm cái “nghề” mà chính họ cũng thấy là đáng khinh, là đồ bỏ đi. Thực chất đây là một thứ mãi dâm mạt hạng: làm “điếm” kiêm luôn đầy tớ có hạn cho những tên lính viễn chinh dâm ô, hung dữ, liều lĩnh và thường là những con sâu rượu thô bỉ. Nhưng mà cái “nghề” này thì làm sao mà làm mãi được? Lại còn biết bao đứa con lai đẻ ra một cách bất đắc dĩ? Đằng sau cái “kỹ nghệ” ấy là biết bao cuộc đời biết bao số phận đắng cay nghiệt ngã, tối tăm, tủi nhục của những người đàn bà bị đẩy đến bước đường cùng. Với thiên phóng sự này, Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở việc tái hiện cuộc sống của đám “me Tây” với những thăng trầm của nó, không chỉ dừng lại ở việc phê phán nó mà ít nhiều còn bày tỏ nỗi xót xa, thông cảm có pha chút hài hước cho cuộc đời éo le, ngang trái của những người phụ nữ lấy Tây vì tiền: “chúng tôi lấy họ vì tiền chứ không bao giờ vì tình cả” [1; tr.20]. Những thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng có giá trị và ý nghĩa xã hội thật sâu sắc. Tài viết phóng sự của ông ngày càng được khẳng định. Sự thật được phơi bày ở mọi tình tiết, tình huống, lối dẫn dắt truyện sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ đời thường chen lẫn với tiếng Tây bồi của các me tạo thêm tính chân thật và hài hước cho câu chuyện. Nhà văn Phùng Tất Đắc đã “đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch phương hướng cho văn nghệ… giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này” [14; tr.137] Tất nhiên tiếp cận sự thật không phải là tất cả nghệ thuật viết phóng sự. Nhưng cách tiếp cận có ý nghĩa quyết định đối với sự khai thác tư liệu sẽ đạt được hiệu quả điều tra như thế nào: sâu hay nông, mới mẻ hay nhàm chán… Nhưng có tư liệu rồi thì CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 11 Yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng phải làm sao cho nó không phải chỉ là những tư liệu chết. Mỗi thông tin phải là một hình ảnh sống động, mỗi con số phải biết nói, phải có hồn, được như thế phóng sự sẽ trở thành văn chương. Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xông xáo, tự mình thăm dò, hỏi han người thực việc thực. Tác giả phóng sự thường là những người tác nghiệp cho một cơ quan thông tấn, nhưng quan điểm riêng của họ có ý nghĩa quan trọng không chỉ làm cho họ là những người đưa tin mà còn là người phân tích độc lập, đáng tin cậy. Với Cơm thầy cơm cô Vũ Trọng Phụng đã tỏ ra là một ngòi bút có khả năng phân tích và lí giải một cách sâu sắc nhiều hiện tượng xã hội. Ông đã đi sâu vào từng ngõ ngách, tìm hiểu cả những lí lịch phức tạp của những chị sen, anh nhỏ. Ông còn truy đến tận tường nguồn gốc của những cái chợ bán người. Ông còn tường tận dõi theo cuộc ra đi của những đoàn người lam lũ, rách rưới lũ lượt kéo nhau về Hà Nội: những người nông dân bị xua đuổi khỏi quê hương do đủ thứ tai họa vào họ: nào là nạn lũ lụt, hạn hán, nạn sưu thuế nặng nề, nào là nạn quan lại cường hào, nạn đình đám xôi thịt,v.v… Họ luôn hướng về Hà Thành – cái nơi ánh sáng rực rỡ đêm đêm – họ dấn thân không quản ngại nắng mưa gian khổ, mong tìm ở đấy một thiên đường để họ có được công việc làm, chén cơm manh áo. Nhưng có ngờ đâu rằng cái nơi Hà Thành rực rỡ nguy nga tráng lệ ấy lại gọi họ đến “để chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho giá con người phải ngang hàng với giá loài vật; nó đã làm cho bọn trẻ đực vào nhà hỏa lò và một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm.” [10; tr.333]. Cơm thầy cơm cô là một thiên phóng sự về Hà Nội thời cũ. Nó không phải là một nơi thơm tho hoa lệ như trước mắt chúng ta mà ẩn đằng sau ấy là sự tối tăm, đầy rẫy những cạm bẫy, là một cái chợ bán người, là những nam, phụ, lão, chào đón khách với giá rẻ mạt, bãi chứa hàng tồn kho ế ẩm, là nơi mà người ta phải nằm ngồi trên những cống rãnh, những đống rác sặc mùi cá thối, mùi phân, mùi bùn,… Theo bước chân của những người đi ăn đi ở trong Cơm thầy cơm cô Vũ Trọng Phụng còn nhập sâu vào gan ruột xã hội thị dân Hà Nội lúc bấy giờ. Cuộc điều tra từ sâu xa bên trong, tác giả họ Vũ đã phát hiện ra biết bao nhiêu tấn bi hài kịch giữa bố và con, giữa vợ và chồng, giữa chủ và tớ, khiến cho ta phải kinh ngạc về thế giới loài người. Có lẽ trong cuộc sống văn học thời kì 1930 – 1945, không có tập phóng sự nào có được giá trị hiện thực sâu sắc như vậy. Ai đã từng đọc qua Cạm bẫy người chắc cũng nhận thấy rằng ngòi bút phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã đạt tới một độ rất cao trong nghệ thuật. Không những ngòi bút ấy đã ghi được sự thực, lại còn ghi CBHD: ThS. Hồ Thị Xuân Quỳnh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan