Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn gà ri lai nuô...

Tài liệu áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn gà ri lai nuôi thịt tại trại gà nguyễn thành luân, thị trấn quân chu, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​

.PDF
55
98
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN VĂN QUỲNH Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ RI LAI NUÔI THỊT TẠI TRẠI GÀ NGUYỄN THÀNH LUÂN, THỊ TRẤN QUÂN CHU, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN VĂN QUỲNH Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ RI LAI NUÔI THỊT TẠI TRẠI GÀ NGUYỄN THÀNH LUÂN, THỊ TRẤN QUÂN CHU, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: Thú y K 47N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Hữu Dũng Thái Nguyên - năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tại trại là một thời gian để em trau dồi kiến thức chuyên môn, những kỹ năng sống và đặc biệt là thực hành những lý thuyết đã được học vào thực tế. Từ đó giúp em có thêm hành trang để vững bước vào cuộc sống và hoàn thành tốt khóa luận để tốt nghiệp ra trường. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em được có cơ hội để học tập và rèn luyện trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Trương Hữu Dũng đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt bản khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên trại gà thịt Nguyễn Thành Luân thị trấn Quân Chu - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ anh chị em, cùng bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ và động viên em để em hoàn thành tốt khóa học này. Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đoàn Văn Quỳnh ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................ v Phần 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ............................................................................... 2 1.2.1. Mục đích của chuyên đề .............................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ................................................................................................ 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ........................................................................................... 3 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 3 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn Quân Chu............................................................ 5 2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của trại .................................................................................. 6 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................................ 7 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn ..................................................................................................... 7 2.2. Tổng quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 8 2.2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................ 8 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................................ 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .......................... 28 3.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện ................................................................................... 28 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện .................................................................................... 28 3.3. Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ........................................................ 28 3.4.1. Công tác chăm sóc ..................................................................................................... 28 3.4.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh ..................................................................................... 31 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 33 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 34 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh cho gà .................................... 34 iii 4.1.1. Công tác vệ sinh sát trùng tại trại .............................................................................. 34 4.1.2. Thực hiện làm văc-xin tại trại .................................................................................... 35 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi ...................................................................... 37 4.3. Kết quả điều trị gà mắc các bệnh thông thường ........................................................... 38 4.4. Kết quả thực hiện công tác khác tại cơ sở .................................................................... 40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................... 41 5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 41 5.2. Kiến nghị....................................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 43 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHO ĐỀ TÀI iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho gà........................................................................................................ 30 Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ................................................................ 30 Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh của gà ................................................................................................... 32 Bảng 3.4. khối lượng trung bình của gà qua từng tuần tuổi ............................................................. 33 Bảng 4.1. Kết quả vệ sinh sát trùng ................................................................................................. 35 Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn gà bằng văc-xin (n=4000) ................................................. 36 Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà tại trại ................................................................................... 37 Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh gà mắc các bệnh thông thường ...................................................... 39 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP : Protein thô Cs : Cộng sự FCR : Hệ số chuyển hóa thức ăn G : gam G- : gram (-) G+ : gram (+) ME : Năng lượng trao đổi MG : Mycoplasma MS : Mycoplasma synoviae P : Thể trọng SS : Sơ sinh VTM : Vitamin 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm do nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cao.Nghề chăn nuôi gia cầm của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi của Việt Nam. Chăn nuôi gia cầm cung cấp thực phẩm cho con người, đồng thời cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một phần sản phẩm của nó là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Chăn nuôi gia cầm đã giúp cho người dân tăng thêm nguồn thực phẩm tự cung, tự cấp và góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân. Theo số liệu điều tra vào tháng 1/4/2018 của Tổng cục Thống kê, đàn gia cầm cả nước đã đạt khoảng 386,1 triệu con, tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm 2017, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 103 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 16,2% so với cùng thời điểm năm 2017. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,2%, Phú Thọ tăng 41,58%, Thanh Hóa tăng 14,86%, Hà Tĩnh tăng 19,48%, Bình Định 27,81%, Lâm Đồng tăng 18,23%, Long An tăng 26,97%, Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99%. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm là điều kiện phát triển tốt cho các mầm bệnh. Gia cầm nói chung và gà nói riêng là loài vật nuôi mẫn cảm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Thực tế chăn nuôi cho thấy, gà là một vật nuôi rất mẫn cảm với bệnh truyền nhiễm như: H5N1, Newcastle, CRD,… Những bệnh này có ảnh hưởng rất lớn tới số 2 lượng và chất lượng đàn gà. Từ đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và sự phát triển của chăn nuôi gà, đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp. Bên cạnh đó xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về thực phẩm như thịt, trứng... ngày càng cao vì vậy các nhà chăn nuôi gia cầm phải không ngừng áp dụng những tiến bộ vào quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “ Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn gà ri lai nuôi thịt tại trại gà của ông Nguyễn Thành Luân, thị trấn Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Thực hiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt. - Biết được lịch phòng bệnh trên gà thịt. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà thịt nuôi tại trang trại của ông Nguyễn Thành Luân, thị trấn Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên. - Đưa ra phác đồ điều trị bệnh cho gà thịt. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Biết được các đặc điểm về sinh lý, dinh dưỡng ở gà thịt. - Thực hành các thao tác trong quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt. - Biết cách phòng bệnh, cách chẩn đoán và điều trị bệnh cho gà. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Thị trấn Quân Chu nằm trên tuyến tỉnh lộ 261 cách xa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vùng phía đông nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện Đại Từ về phía đông nam, với tổng diện tích tự nhiên là 1254,82 ha, địa giới hành chính tiếp giáp với các xã có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp với xã Cát Nê, huyện Đại Từ. - Phía Đông giáp với xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên. - Phía Tây giáp với xã Quân Chu, huyện Đại Từ. - Phía Nam giáp với xã Quân Chu, huyện Đại Từ. So với các xã trong huyện, thị trấn Quân Chu có một vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là đầu mối giao lưu và trao đổi hàng hoá với các xã vùng nam huyện Phổ Yên. Nơi đây có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có đường tỉnh lộ ĐT 261 chạy qua thị trấn với chiều dài khoảng 6 km. • Địa hình Địa hình của thị trấn Quân Chu rất đa dạng, trên địa hình có địa hình núi cao, đồi bát úp và có cả địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 70m so với mặt nước biển. Phía tây bắc của thị trấn là những dãy núi xen lẫn đồi gò có độ cao khoảng từ 50 - 150 m so với mặt nước biển, phía nam và tây nam là các đồi gò có độ cao trung bình nằm xen giữa các khu dân cư và những cánh đồng có diện tích nhỏ. Địa hình của thị trấn nghiêng dần từ phía đông sang phía tây nam. 4 Vùng trung tâm của thị trấn nằm trên trục đường tỉnh lộ 261, là vùng đất tương đối bằng phẳng, là nơi tập trung các cơ quan đầu não, là trung tâm kinh tế chính trị của thị trấn. • Khí hậu Thị trấn Quân Chu có khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa. Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, thị trấn Quân Chu mang đặc điểm của khí hậu vùng miền núi phía bắc, hàng năm chia ra làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Nhiệt độ trung bình trong năm từ 20-22oC, tổng tích ôn giao động từ 8000 đến 83670oC (nhiệt độ tối cao 37,50oC, nhiệt độ tối thấp 8,10oC). - Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 1750 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 2210 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 1212 mm. - Thủy văn Hệ thống thuỷ văn của thị trấn Quân Chu có diện tích là 42.89 ha trong đó có 38.51 ha đất sông suối và 4.38 ha đất mặt nước chuyên dùng, đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt của người dân và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, ao, chuôm mặt nước nhỏ nằm rải rác khắp địa bàn thị trấn. Lượng nước mưa tăng giảm theo mùa, mùa khô đôi khi hạn hán gây khó khăn cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, mùa mưa nước lên to gây ngập úng và đôi khi còn xảy ra hiện tượng lũ quét. - Nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất: Bao quanh xã là toàn bộ đồi thấp nền đất cấu tạo là đồi đất đỏ, một phần có xen lẫn đá Mangan. * Tài nguyên nước: Hệ thống suối phân bổ khá dày trên địa bàn thị trấn. Nguồn nước đã góp phần quan trọng vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. 5 * Tài nguyên khoáng sản: Cho đến nay nguồn tài nguyên khoáng sản của xã chưa được thăm dò khai thác. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn Quân Chu - Thực trạng phát triển kinh tế - Tăng trưởng kinh tế: + Thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, UBND thị trấn Quân Chu trong những năm qua, cán bộ và nhân dân đã đoàn kết, phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội với những khó khăn của một thị trấn thuần nông của huyện Đại Từ, ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Dịch vụ, thương mại, phát triển chậm, năng suất lao động còn thấp. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: + Chương trình lương thực được quan tâm, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật để áp dụng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất. + Các loại hình dịch vụ sửa chữa cơ khí, điện tử, xây sát, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tổng hợp đã xuất hiện, nâng cao thu nhập của người nông dân. + Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều tích cực, đúng hướng, tỷ trọng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản đã có sự tăng dần, nhưng vẫn còn thấp khoảng 10-20%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 80-90%. + Về sản xuất chè: Phát huy tiềm năng, điều kiện của địa phương, xác định sản xuất chè nhằm tạo bước phát triển mạnh về kinh tế. Do chỉ đạo, đầu tư đúng hướng, năng suất, sản lượng chè hàng năm tăng nhanh. Đến năm 2014, diện tích chè toàn thị trấn là 334,06 ha, trong đó diện tích chè 6 giống mới trồng thay thế là 58,8 ha, chiếm 17,6%, diện tích chè kinh doanh 297 ha. Sản lượng Chè búp tươi ước tính đạt hơn 3.500 tấn. Trên địa bàn thị trấn hiện nay có nhà máy chè Quân Chu và nhiều hộ cá thể kinh doanh, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những thế mạnh để thúc đẩy ngành chè phát triển. - Cơ sở kết cấu hạ tầng: Được sự đầu tư của tỉnh và huyện nên các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn xã, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống nhân dân. - Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm * Dân số của thị trấn Quân Chu có 1127 hộ và 3862 khẩu, được phân thành 13 xóm, phân bố không đều, xóm đông dân nhất là xóm Nhà Máy có 683 khẩu, 162 hộ xóm thưa dân nhất là xóm 10 có 84 khẩu, 21 hộ. * Dân tộc: Toàn xã có 7 dân tộc bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán chí, Mường, Dao, Cao Lan đang sinh sống trong 13 xóm. - Tập quán sinh sống: Các hộ gia đình sống tập trung tại 13 xóm, phân bố đều trên toàn diện tích của thị trấn. Đối với các hộ ở thôn xóm kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp hộ gia đình. 2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của trại Trang trại được xây dựng từ năm 2018. Là trại mới được xây dựng nên cơ sở vật chất, đường xá đang dần được cải thiện. - Diện tích chuồng trại là 1000m2 (1 chuồng, 1 tầng). - Gồm 2 dãy chuồng, mỗi chuồng nuôi khoảng 3.000 - 4.000 con. - Mỗi chuồng có chiều dài 50m, chiều rộng 20m, chiều cao 2,7m. - Hệ thống bảo vệ xung quanh được xây tường rào bao quanh và lắp 2 camera theo dõi quanh khu vực trại. - Trại được thiết kế xa khu dân cư, có hàng rào bao quanh. - Trang trại gồm 2 chuồng cách nhau 30m, mỗi chuồng có 1 tầng. 7 - Hệ thống máng ăn được lắp đặt và sử dụng thủ công, toàn bộ là sử dụng sức lao động của con người. Trại sử dụng máng uống nước tự động, chuồng gồm 5 dãy máng ăn và 4 đường nước uống. Nền trại là bê tông, mái được lợp bằng tấm lợp fibro xi măng có một lớp chấu dày 5 – 7cm để cách nhiệt. - Có 1 kho cám, 1 máy phát điện, mỗi chuồng có 6 cái quạt. - Chuồng chưa lắp đặt nhiệt kế theo dõi nhiệt độ chuồng - Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng bằng nước giếng khoan công nghiệp. - Hệ thống điện trại sử dụng dòng điện 3 pha và được lắp thiết bị cảnh báo mất điện. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu của trại tổ chức như sau : - Đội ngũ cán bộ, quản lý, kỹ thuật, công nhân gồm: 01 chủ trại (kỹ sư) 01 bảo vệ 02 sinh viên thực tập 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn 2.1.5.1. Thuận lợi - Trại được xây dựng xa khu dân cư, giao thông thuận tiện. - Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Trong đợt thực tập tại cơ sở sinh viên đã được học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi và phòng trị một số bệnh trên thường thấy trên đàn gà thịt - Sinh viên tại trại được bố trí chỗ ở và sinh hoạt theo gia đình 2.1.5.2. Khó khăn - Khi mô hình chăn nuôi gà thả vườn phát triển mạnh mẽ và trở thành một nghề chuyên nghiệp với quy mô, số lượng ngày một lớn cũng là lúc các loại dịch bệnh ngày càng phức tạp, khó lường hơn 8 - Do thân nhiệt của cao, đang chăn thả gặp phải trời mưa lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột nên dễ bị bệnh - Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi của trang trại và các hộ chăn nuôi thuộc hợp tác xã. 2.2. Tổng quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Một số đặc điểm của gà Ri Lai Giống gà được lai tạo từ bố là gà Ri và mẹ là Lương Phượng. + Gà có thân hình vững chắc, hướng thân thịt, chân, da vàng, lườn ức dày, thịt săn thơm ngon như gà ta nguyên thủy, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. + Độ đồng đều và sức đề kháng cao. Thích nghi khí hậu mọi vùng miền. * Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật: + Thời gian sinh trưởng : 105 ngày. Tỷ lệ nuôi sống 96 - 97 %. Trọng lượng bình quân: 1,8 - 2,8 kg/con. Tiêu tốn thức ăn từ 2,8 - 2,9 kg cho 1kg tăng trọng. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở gà Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cm trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 - 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm. Chiều dài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác. Do đó để quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất (Hội chăn nuôi Việt Nam, (2001) [5]). 9 * Tiêu hóa ở miệng Gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ, chỉ có tác dụng lấy thức ăn, chứ không có tác dụng nghiền nhỏ. Khi thức ăn đi qua khoang miệng thì được thấm ướt bởi nước bọt, các tuyến nước bọt của gia cầm kém phát triển, thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy. Trong nước bọt có chứa một số ít men amilaza nên có ít tác dụng tiêu hóa. Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt. * Tiêu hóa ở diều Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều dự trữ và chuẩn bị tiêu hóa thức ăn, thức ăn ở diều được thấm ướt, mềm ra trộn kỹ với một phần tinh bột được thủy phân. * Tiêu hóa ở dạ dày - Tiêu hóa ở dạ dày tuyến Dạ dày tuyến giống như cái bao túi, gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ, màng thanh dịch. Màng nhầy rất phát triển, ở đây các tuyến tiết ra pepsin và axit muối. Vì vậy tiêu hóa ở dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH 3,1 - 4,5. Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohydric, enzim và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở dạng không hoạt động - pepsinogen và được hoạt hoá bởi axit clohydric. Các tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu mushin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên. 10 - Tiêu hóa ở dạ dày cơ Dạ dày cơ có hình dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau có thành rất dày, có màu đỏ sẫm. Dạ dày cơ nằm ở bên trái của gan. Thức ăn được đưa qua đám rối vị giác (lưỡi và cổ) để phân biệt thức ăn (đắng, chua) Thức ăn được thấm ướt nhờ dịch tiết (thực quản và diều). Nước qua diều tới dạ dày tuyến, dạ dày cơ rồi vào ruột. Nếu gia cầm đói, thức ăn đi thẳng vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ (sau khi đầy rồi mới tích lại ở diều). Dưới ảnh hưởng của men amilaza của tuyến nước bọt, tinh bột được đường hóa do quá trình vi sinh vật phân giải ở diều. Thời gian thức ăn ở diều phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, khối lượng nhỏ thức ăn qua diều 2 - 5 phút còn khối lượng lớn thì vài giờ. Thức ăn qua dạ dày tuyến tương đối nhanh (hầu như không dừng lại ở đây), tại đây có phản ứng axit và dịch vị của dạ dày tuyến tiết ra khoảng 30 phút: gà 11,3 ml còn ở ngỗng là 24ml ở giờ thứ nhất sau khi ăn dịch vị tiết nhiều hơn. * Tiêu hóa ở ruột Ruột non là cơ quan chính nơi tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn . Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm. Các men tiêu hoá quan trọng nhất là dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn. Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH dao động trong những phần khác nhau của ruột. Dịch ruột là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH là 7,42) với tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic và lypolytic và cả men enterokinaza. 11 Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc hơi kiềm (pH 7,2 - 7,5). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn có các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl2, NaHCO3...). Dịch tụy của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin, amilaza, mantaza, cacbosipeptidaza, invertaza và lipaza. Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá, phân giải các protein phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được tripsin hoạt hoá cũng có tính chất này. Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các monosacarit như glucoza, lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipid thành glyxerin và axit béo. Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự phân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ở khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hoá ở màng). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thước lớn được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế bào biểu mô. Trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn ra giai đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit amin, monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu. Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế. Cũng như ở động vật có vú, các tuyến tiêu hoá của gia cầm không tiết ra một men đặc hiệu nào để tiêu hoá xơ. Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng các men do vi khuẩn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn như đà điểu, ngan, ngỗng... thì các chất xơ được tiêu hoá nhiều hơn. 12 2.2.1.3. Đặc điểm sinh lý và giải phẫu cơ quan hô hấp của gà Theo Trần Thanh Vân và cs. (2015) [11] cho biết: hệ hô hấp của gia cầm gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 phổi, 9 túi khí. - Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ. Ở gà, phía ngoài hai lỗ mũi có “van mũi hoá sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lông cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước. - Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7. Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở mỏ trên. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở gà thanh quản dưới có hai nếp gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi không khí và tạo nên âm thanh. - Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng hoá xương. Số vòng khí quản ở gà là 110 - 120 và hầu hết là sụn, còn ở thuỷ cầm hầu hết đã hoá xương. Thành khí quản được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoài. - Khí quản chia ra làm hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương ngực. Mỗi phế quản dài 6 - 7 cm và có đường kính 5 - 6 mm. Một ống phế quản nối với lá phổi bên trái, còn một ống nối với lá phổi bên phải. Thành phế quản cấu tạo bởi màng nhầy (ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy, màng xơ đàn hồi), có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài. - Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu ở cuối khí quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi không màu dạng phế quản. Ở ngày ấp thứ 9 phổi đang phát triển và chia ra mạng lưới phế quản, ở phần cuối của nó hình thành các ống hô hấp. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồi. Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ nhất đến mép trước của thận. Trọng lượng của phổi vào khoảng 1/180 thể 13 trọng gia cầm, phụ thuộc vào tuổi và loài. Chức năng chính của phổi là làm nhiệm vụ trao đổi khí. - Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí. Các túi khí là sự mở rộng và tiếp dài của phế quản. Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4 đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn. Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng. Túi khí đơn là túi khí cổ. Các túi khí thực ra không phải là xoang tận cùng của phế quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ. Theo Trần Thanh Vân và cs. (2015) [11] tần số hô hấp dao động trong khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định, gia cầm càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ, ban đêm tần số hô hấp giảm chậm xuống 30 - 40 %. Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng. Nếu nhiệt độ tăng tới 37 0C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/phút. Tần số hô hấp ở gà trưởng thành là 25 - 45 lần/phút. Gà từ 4 - 20 ngày tuổi là 30 - 40 lần/phút. Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính. Vận động của xương sườn đóng vai trò quan trọng trong cử động hô hấp. Lúc giãn, không khí xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực xoang ngực thấp hơn áp lực bên ngoài, do đó không khí từ ngoài đi vào trong phổi. Lúc hít vào, không khí qua phổi vào các nhánh nhỏ và vào các túi khí. Lúc thở ra thì ngược lại, không khí đi từ các túi khí đi ra ngoài qua phổi lần thứ hai, vì vậy người ta gọi là cơ chế hô hấp kép. Vì phổi gia cầm nhỏ nhưng do không khí tuần hoàn hai lần nên lượng oxy cung cấp vẫn đảm bảo. Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50%. Trong thời gian hoạt động mạnh (bay, chạy, nhảy…) quá trình trao đổi chất tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 - 100%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan