Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 Bài tập sinh học lớp 12 luyện thi đại học...

Tài liệu Bài tập sinh học lớp 12 luyện thi đại học

.DOCX
30
378
64

Mô tả:

NHÓM SINH HỌC BEECLASS LÝ THUYẾẾT HÌNH HỌC LÝ THUYẾT ĐẾM LÝ THUYẾT LÝ THUYẾT TƯ DUY LAI LÝ THUYẾT THỰC TẾ --CHO ANH PR CHÚT NHÉ -Nguồn đề được trích từ cuốn “ Trên cả lí thuyết” hi vọng đây sẽ là 2 siêu phẩm của năm mà anh gửi đến các em. Một cuốn chuyên về bài tập phân GIẢI ĐỀ THI THỬ 05 NHÓM SINH HỌC BEECLASS hóa và 1 cuốn chuyên về lí thuyết đếm, tư duy lai, hình học thực tế. Đảm bảo 2 cuốn này hay nhất trong sách sinh, chỉ cần làm 2 cuốn này các em có thể full 9-10 trong kì thi tới mà không cần pk học khóa học nào hay sách nào cả. Khi nhận sách các e sẽ thấy anh không nói dóc bao giờ… và 2 cuốn này đều được anh viết trong năm nay nên kiến thức của nó cập nhật liên tục đến tận tháng 12/2017 nên anh tránh được nhiều vết xe đổ như kiến thức lỗi thời ko trọng tâm đối với năm 2017 này, giảm tải..vv tới đó cx là lợi thế khá lớn các sản phẩm của anh so với các dòng sách khác giá sách là 75k hết nhé, với giá này a nghĩ rất bèo.. có những thứ nên chi thì ta pk chi, hi vọng 2 cuốn này sẽ đồng hành cùng các e trong 5 tháng còn lại, thời gian còn ít chọn 1 sách và theo nói cho đến khi thi đại học luôn nhé. LINK ĐĂNG KÍ: https://docs.google.com/forms/d/1Hsuh5rEXD2ypXdm47HmST_Fy1Ks7la bvrc-hZNJI4gs/edit?usp=drivesdk -Toàn bộ câu hỏi đềều là câu đềếm, là cuốến sách đâều tền khai thác sâu vềề lí thuyềết đềếm là xu hướng thi hiện nay TRÊN CẢ LÝ THUYẾ T NHÓM SINH HỌC BEECLASS -120 câu lí thuyềết tư duy lai, là loại câu hỏi lí thuyềết ở mức 8-9 và là đại xu hướng thi hiện nay, sốế câu ngang bằềng toán lai qua các nằm như 2015-2016 -Hình học, lí thuyềết thực tềế với hệ thốếng khá đốề sộ -Có nhiềều câu lí thuyềết đinh hướng và đón đâều cho kì thi 2017 tới -Tâết cả câu hỏi đềều full chi tềết nhé Cuốến 8-9-10 thì cuốến này là cuốến sách đâều tền của anh cx là cuốến hack não nhâết,hay nhâết , cuốến này ban đâều nó được xuâết bản cùng với bộ tư duy đảo chiềều của NAP, bây gi ờ anh khống bán cùng sách NAP nữa… ai thi y - dược thì pk cày nát cuốến này nó sẽẽ giúp ẽm chinh ph ục đ ỉnh cao vềề các câu hỏi vận dụng – vận dụng cao trongkif thi 2017 t ới TƯ DUY GIẢI BÀI TẬP HAYLẠ-KHÓ 8-910 SINH HỌC NHÓM SINH HỌC BEECLASS Bài 1: hình vẽ sau mô tả cả 2 tế bào lưỡng bội đang phân bào NHÓM SINH HỌC BEECLASS Biết rằng không xãy ra đột biến A, a, B, b, C, c . kí hiệu cho các NST. Theo lí thuyết phát biểu đúng là A.Khi kết thúc quá trình phân bào ở 2 tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra 2 tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra 2 tế bào đơn bội B.Bộ NST của tế bào 1 là 2n = 4, bộ NST của tế bào 2 là 2n = 8 C. 2 tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân D.Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân Kinh ngiệm và tiểu xảo: Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân 2 vì bộ NST trong tế bào là dạng n kép (2n = 8), các NST kép riêng lẻ Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân vì bộ NST trong tế bào là dạng 2n kép (2n = 4), các NST kép có cặp tương đồng A- a, B- b Đáp án D Bài 2: Trường hợp nào sau đây có số lượng NST của tế bào là một số lẻ (1) Tế bào đơn bội cải bắp (2) Thế tam bội đậu Hà Lan (3) Tế bào xoma châu chấu đực (4) Thể tam bội lúa (5) Thể ba ở ruồi giấm (6) Thể một ở người (7) Tế bào nội nhũ đậu hà lan (8) Tế bào tứ bội cải củ Tổ hợp các ý đúng là: A.2, 3 4, 5, 7, 8 B.1, 2, 4, 5, 7, 8 C. 2, 3, 4, 6, 7 D.1, 2, 3, 5, 6, 7 Kinh ngiệm và tiểu xảo: ý đúng là : 1, 2, 3, 5, 6, 7 1 đúng vì cải bắp có bộ NST lưỡng bội 2n = 18 nên bộ NST đơn bội n = 9 2 đúng vì đậu Hà lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14 nên bộ NST tam bội 3n = 21 NHÓM SINH HỌC BEECLASS 4 sai, do lúa 2n = 4 nên thể tam bội lúa 3n = 6 chẵn 8 sai, do thể tứ bội 4n luôn là 1 số chẵn NST Đáp án D Bài 3: (TRÍCH ĐỀ THI THPT 2015) Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau đây? (1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. (2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen. (3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin. (4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. A.4. B.1. C. 3. D.2 Các kết luận đúng (1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp săc tô melanin không được biểu hiện , do đó lông có màu trắng (2) Gen quy định tổng hợp các săc tô melanin biểu hiên ở điều kiê ên nhiê êt đô ê thâp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen (3) Nhiê êt đô ê đã ảnh hưởng đến sự biểu hiê ên của gen quy định tổng hợp sắc tô melanin. Đây là sự phụ thuô êc của khí hâ êu vào điêu kiê ên nhiê êt đô ê , không phải đột biến (4) sai Đáp án C Bài 4: (ĐỀ THI MINH HỌA 2017) Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng? A.(1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn B.Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. C.Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng. D.(1) và (2) đều chung một hệ enzim. NHÓM SINH HỌC BEECLASS KINH NGIỆM VÀ TIỂU XẢO: Hình 1: phiên mã Hình 2: Dịch mã Cả 2 quá trình đều có nguyên tắc bổ sung nhưng không có nguyên tắc bán bảo toàn -Cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào là nhân đôi ADN -2 quá trình này khác hoàn toàn hệ enzym, tổng hợp 2 chất hoàn toàn khác nhau Đáp án C Bài 5: Hình trên mô tả vòng đời của người Cho các phát biểu sau: Nội dung hình trên mô tả cơ chế di truyền thông tin từ tế bào mẹ sang tế bào con ở cấp độ phân tử.Số phát biểu sai là: 1.Các số 1,2,3 trên hình tương đương các quá trinh giảm phân, thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST ổn định từ thế hệ này quá các thế hệ khác ở người 2.ở người khi không có đột biến, trứng có kích thước lớn hơn tinh trùng nên số NST trong 1 tế bào trứng thường nhiều hơn so với số NST trong 1 tinh trùng 3.ở người, khi 1 tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái đều thực hiện giảm phân 1 số lần như nhau, không có đột biến xãy ra nên số lượng giao tử đực luôn lớn hơn số giao tử cái A.1 B.2 C.3 D.4 Kinh ngiệm và tiểu xảo: Các quá trình lần lượt là giảm phân, thụ tinh, nguyên phân 2 sai, số NST trong tế bào trứng không nhiều hơn so với số NST trong tinh trùng→ Chỉ có 1,3 đúng Đáp án A Bài 6: Cho các thông tin: NHÓM SINH HỌC BEECLASS (1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân. (2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết. (3) Làm thay đổi chiều dài của ADN. (4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật. (5) Được sử dụng để lập bản đồ gen. (6) Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST. (7) Làm xuất hiện loài mới. Đột biến mất đoạn NST có những đặc điểm; A. (4), (6), (5), (7). B.(1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (5), (6). D.(1), (2), (3), (4). Kinh ngiệm và tiểu xảo: 2- sai mất đoạn làm giảm số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết 4- sai, mất đoạn nhỏ cũng được sử dụng ở động vật 7- sai Đáp án B Bài 7: Cho các nhận định sau, số nhận định đúng 1. Trong quá trình nhân đôi ADN, nguyên tắc nữa gián đoán ngiệm đúng đối với một chạc ba tái bản 2. Trong quá trình nhân đôi ADN, nguyên tắc nữa gián đoán ngiệm đúng đối với một đơn vị tái bản và toàn phân tử ADN 3. Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp 5’ đến 3’, mạch mới thứ 2 được tổng hợp từ 3’ đến 5’ 4. Các đoạn okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành 1 mạch liên tục dưới tác dụng của enzim ligaza 5. Hai ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn 6. Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN polimeraza di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn 7. Ligaza có khả năng liên kết 2 đoạn polinucleotit với nhau 8. Trong quá trình nhân đôi thứ tự tác động của enzim Ligaza =>ADN polimeraza=>ARN polimeraza=>ligaza 9. Trong quá trình nhân đôi thứ tự tác động của enzim Gyraza =>ADN polimeraza=>ARN polimeraza=>ligaza 10. Trong quá trình nhân đôi thứ tự tác động của enzim Gyraza =>ARN polimeraza =>ADN polimeraza =>ligaza A.4 B.5 C.2 D.2 NHÓM SINH HỌC BEECLASS Kinh ngiệm và tiểu xảo: 2 sai, chỉ có một chạc ba tái bản 3 sai, cả 2 mạch đều theo chiều 5’ đến 3’ 8,9 sai, Trong quá trình nhân đôi thứ tự tác động của enzim Gyraza =>ARN polimeraza =>ADN polimeraza => ligaza Đáp án A Bài 8: Cho các nhận định sau về quá trình nhân đôi ADN, số nhận định sai 1.Nhờ enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn 2.Enzim ADN polimeraza sửu dụng 1 mạch làm khuôn và tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại 3.Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ đến 3’ nên trên mạch khuôn 5’ đến 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục cong trên mạch khuôn 3’ đến 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối 4.Trong mỗi phân tử ADN được tạo ra thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu 5.ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi ADN 6.ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN 7.Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nu tự do của môi trường vào các đoạn okazaki 8.ADN polimeraza có chức năng tổng hợp Nu đầu tiên và mở đầu mạch mới 9.mARN trưởng thành ngắn hơn mARN sơ khai do bị loại bỏ intron 10.mARN trưởng thành ngắn hơn mARN sơ khai do bị loại bỏ exon A.5 B.6 C.9 D.3 Kinh ngiệm và tiểu xảo: 3 sai, 5 sai, enzim ADN polimeraza không cso chức năng tháo xoắn 7 sai, ligaza có chức năng nối các đoạn oka với nhau 8 sai, do ARN polimeraza 10 sai, mARN trưởng thành ngắn hơn mARN sơ khai do bị loại bỏ intron Đáp án A Bài 9: Cho các nhận định sau, số nhận định sai 1.Sự bắt cặp sai trong nhân đôi ADN có thể không dẫn đến đột biến gen 2.Thường biến xãy ra không liên quan đến kiểu gen 3.Trong quá trình nhân đôi ADN, Acridin có thể gây thêm hoặc mất một cặp Nu bất kì 4.Đột biến gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN NHÓM SINH HỌC BEECLASS 5.Tia UV làm cho hai bazo nito Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau 6.Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX 7.Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T 8.Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen 9.Để tạo đột biến tam bội người ta xử lí hợp tử 2n bằng côxixin 10.Đột biến mất đoạn có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST A.2 B.3 C.4 D.5 Kinh ngiệm và tiểu xảo: 2 sai, thường biến là kết quả của sự tương tác kiểu gen và môi trường 6 sai, thay thế 1 A-T thành G-X Đáp án A Bài 10: Cho các nhận định sau, số nhận định sai 1.Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon 5’ UAG 3’ (hoặc UAA, UGA) trên mARN 2.Trong đột biến đảo đoạn NST, một đoạn đứt ra, quay ngược 180 độ và gắn lại vị trí cũ => không thay đổi chiều dài, số lượng gen, thành phần gen nhưng thay đổi trình tự gen 3.Môi trường Lactozo: protein ức chế không bị bất hoạt nên bám vào vùng vận hành (O) của Operon và ngăn cản ARN polymeraza phiên mã 4.acridin chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm1 cặp nu, chèn vào mạch đang tổng hợp gây đột biến mất 1 cặp nu do enzim sửa sai sẽ cắt bỏ vị trí này 5.Cấu trúc đặc thù của mỗi prôtêin là do trình tự các nuclêôtit trong gen cấu trúc 6.E.coli không loại bỏ ADN tái tổ hợp, sinh sản nhanh, dễ nuôi cấy nên được dùng trong kỹ thuật chuyển gen giúp tạo ra số lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn 7.Dòng thuần có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các gen nên tính di truyền ổn định, không phát sinh các biến dị tổ hợp, thường biến và đồng loạt theo một hướng. 8.Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội (bởi mỗi NST đơn là 1 nhóm gồm các gen trên đó liên kết với nhau) => bằng số NST có trong giao tử bình thường 9.Nhân tố chủ yếu trong việc làm thay đổi tần số các alen trong quần thể là quá trình chọn lọc tác động có định hướng làm tần số alen của quần thể thay đổi mạnh 10.Loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là ARN. ARN có khả năng nhân đôi không cần enzym. A.2 B.4 C.5 D.7 Kinh ngiệm và tiểu xảo: 1 sai, quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon 5’ UAG 3’ (hoặc UAA, UGA) trên mARN 3 sai, Đáp án A NHÓM SINH HỌC BEECLASS Bài 11: Cho các thông tin sau: 1. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. 2. Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn. 3. Chất nhân chỉ chứa 1 phân tửADN kép vòng, nhờ nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình. 4. Vi khuẩn cỏ thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng 5. Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc và còn có khả năng truyền gen theo chiều ngang. Có mấy thông tin đúng được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội A.4 B.2. C. 5. D.3 Kinh ngiệm và tiểu xảo: Sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì: - Vật chất di truyền chỉ là 1 phân tử ADN nên alen đột biến biểu hiện ngay thành kiểu hình. - Sinh sản nhanh => tăng nhanh số lượng vi khuẩn mang alen đột biến. - Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc (từ tế bào mẹ sang tế bào con) và còn có khả năng truyền gen theo chiều ngang (từ TB này sang TB khác). => 2, 3, 5. Đáp án D. Bài 12:Cho các trường hợp sau: (1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit (2) Gen tạo ra sau tái bàn ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit (3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit (4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit (5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin (6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thể 1 axitamin Có mấy trường hợp được coi là đột biến gen? A.l B.6 C.4. D.2. Kinh ngiệm và tiểu xảo: Các trường hợp có thể coi là đột biến gen: (1), (2). Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Đáp án D Bài 13: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? (1)Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực NHÓM SINH HỌC BEECLASS (2)Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit (3)Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động (4)Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN A.(1), (4). B.(2), (4) C. (1), (3) D.(2), (3) Kinh ngiệm và tiểu xảo: Dịch mã là quá trình diễn ra trong TBC của tế bào nhân thực hoặc nhân sơ 2- đúng 3- đúng 4- sai , mà UUG không phải là mã kết thúc => ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’, ribôxôm tiếp tục dịch mã Đáp án D Bài 14: Cho các nhận định sau, số nhận định sai 1.Trong tự nhiên tần số đột biến gen rất thấp và hầu hết đều có hại 2.Không phải loài sinh vật nào cũng xãy ra đột biến gen, đột biến gen chỉ xãy ra ở một số loại nhất định 3.Hầu hết là đột biến gen là đột biến gen trội và xuất hiện vô hướng riêng lẻ 4.Đột biến gây phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng và cường độ của tác nhân gây đột biến 5.Chất màu da cam là một ví dụ về tác nhân hóa học gây đột biến gen 6.Đột biến xoma không thể được nhân đôi 7.Đột biến trong cấu trúc gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang gen đột biến A.2 B.3 C.4 D.5 Kinh ngiệm và tiểu xảo: 2 sai, tất cả các loài đều xãy ra đột biến gen 3 sai, đột biến gen hầu hết là đột biến gen lặn 4 sai, phụ thuộc vào cấu trúc của gen 6 sai, đột biến xoma có thể hình thành bằng con đường vô tính Đáp án C Bài 15: Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST: (1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. (2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST. (3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết. (4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. NHÓM SINH HỌC BEECLASS (5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. Những phát biểu đúng là: A.(1), (4), (5). B.(2), (3), (4). C.(1), (2), (4). D.(2), (3), (5) Kinh ngiệm và tiểu xảo: Hậu quả của đột biến đảo đoạn là : 1,4,5 . Đáp án A Bài 16: Cho các thông tin: (1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào; (2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể; (3) Không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể; (4) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN; (5) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể; (6) Xảy ra ở cả thực vật và động vật. Trong 6 thông tin nói trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội? A.1. B.2. C. 4. D. 3 Kinh ngiệm và tiểu xảo: Các thông tin là đặc điểm chung cua đột biến đảo đoạn và đột biến lệch bội: 2,6 1,3 – đột biến lệch bội 4,5 – không có ở cả hai dạng đột biến Đáp án B Bài 17:(TRÍCH ĐỀ THI THPT 2016) Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau: Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây? (1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H (2) Chỉ bị bệnh H. (3) Chỉ bị bệnh G (4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H A.4 B.3 C. 2 KINH NGIỆM VÀ TIỂU XẢO: 9A _ B _(bình thường) : 3A _ bb(G) : 3aaB _ : 1aabb(H) (aaB- , aabb)×A- bb→ aaBb×Aabb→ 1 đúng aabb×Aabb→ 3 đúng aaBB×Aabb→ 4 đúng D.1. NHÓM SINH HỌC BEECLASS 2-sai vì aa×A- luôn xuất hiện alen A ở đời con→ không thể chị bị bệnh H →B Bài 18: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra.Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? 1.2 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 2.5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 3.100% câythân thấp, hoa đỏ. 4.11ây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 5.7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 6.9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. A.4 B.5 C. 6 D.3 KINH NGIỆM VÀ TIỂU XẢO: A- B- : Đỏ gồm: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb A- : Cao; aa: thấp và B- : Đỏ; bb: vàng -3 cây thấp đỏ sẽ thuộc 2 kiểu gen aaBB, aaBb tự thụ phấn. Ta có aaBB tự thụ phấn: aaBB x aaBB → 100% aaBB (1 thấp đỏ) aaBb tự thụ phấn: aaBb x aaBb → 1aaBB: 2aaBb: 1aabb (3/4 thấp đỏ: ¼ thấp vàng) Lấy 3 cây thuộc 2 kiểu gen trên ta sẽ có 04 trường hợp + TH1: Nếu 3 cây đều là aaBB hết, thì F1 100% thấp đỏ → (3) Đúng + TH2: Nếu 3 cây đều là aaBb hết, thì F1 3 thấp đỏ: 1 thấp vàng → (1) Đúng + TH3: 1 cây kiểu gen aaBB → F1: 1/3.1 thấp đỏ 2 cây kiểu gen aaBb → F1: 2/3.(3/4 thấp đỏ: ¼ thấp vàng) = 3/6 thấp đỏ: 1/6 thấp vàng Cộng kết quả F1 lại, ta có F1: 5/6 thấp đỏ: 1/6 thấp vàng → (2) Đúng + TH4: 2 cây kiểu gen aaBB → F1: 2/3.1 thấp đỏ -1 cây kiểu gen aaBb → F1: 1/3.(3/4 thấp đỏ: ¼ thấp vàng) = 3/12 thấp đỏ: 1/12 thấp vàng Cộng kết quả F1 lại, ta có F1: 11/12 thấp đỏ: 1/12 thấp vàng → (4) Đúng Đáp án C. Bài 19: Ở một loài thực vật, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 5 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, ti ỉệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 là: a) 3 đỏ : 1 vàng b) 5đỏ : 3 vàng c) 9 đò : 1 vàng NHÓM SINH HỌC BEECLASS d) 4 đỏ : 1 vàng e)19 đỏ : 1 vàng g) 17 đỏ : 3 vàng h) 5 đỏ : 1 vàng f) 100% đỏ Tổ hợp đáp án đúng gồm A.a,c,d,e, f,g. B.c ,d, e, f, g, h. C. a, b, c ,d, e, f. D.b c ,d, e, f, h. Kinh ngiệm và tiểu xảo: Nếu P: 100%AA → F1: 100%AA (đỏ) => f Nếu P: 100%Aa → F1: 3A- (đỏ) : 1aa (vàng) => P: 1AA : 4Aa =>a F1: 1AA : 4( 4 1 AA : 2 1 Aa : 4 1 aa) = 4A- (đỏ) : 1aa (vàng) => d P: 2AA : 3Aa → F1: 2AA : 3( 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa)=17A- (đỏ) : 3aa (vàng) => g P: 3AA : 2Aa→ 3AA : 2 (1/4AA : 1/2Aa :1/4aa) = 18 đỏ : 2 vàng => c đúng P: 4 AA : 1 Aa →4AA : (1/4AA : 1/2Aa :1/4aa) = 19 đỏ : 1 vàng Đáp án A Bài 20: Xét thí nghiệm sau ở hoa Liên hình: Trong điều kiện 35 độ C cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường độ C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng. Cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 20 độ C thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong số những kết luận sau có thể được rút ra từ thí nghiệm trên? 1. Tính trạng màu sắc hoa ở hoa liên hình được di truyền theo quy luật phân li. 2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen. 3. Sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. 4. Tính trạng màu sắc hoa của hoa Liên hình là do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ trợ. 5. Gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định tính trạng hoa trắng. A.2 B.1. C. 3. D.4 Kinh ngiệm và tiểu xảo: 35 độ C P : trắng x trắng 20 độ C F1: 1 đỏ : 1 trắng F1 x F1 ở 20 độ C => F2 : 7 đỏ : 9 trắng Sự biểu hiện kiểu hình của cây hoa đã chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ : A đỏ >> a trắng ở 35 độ C : AA, Aa, aa : trắng ở 20 độ C : AA, Aa : đỏ và aa trắng vậy ta có sơ đồ lai : P : Aa x aa 35 độ C => trắng x trắng F1 : 1/2Aa : 1/2aa 20 độ C =>1 đỏ : 1 trắng F1 x F1 F2 : 7A- : 9aa Các kết luận đúng là 1, 3 ,5 Đáp án C NHÓM SINH HỌC BEECLASS Bài 21: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cây tứ bội tạo ra giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai sau: (1) Aa x Aa (2) AAaa x Aaaa (3) Aaaa x aa (4) Aa x aaaa (5) AAAa x aa (6) Aaaa x aaaa (7) Aaaa x Aa (8) Aa x aa Theo lí thuyết những tổ hợp lai sẽ cho kiểu hình ở đời con 50% quả đỏ : 50% quả vàng là A.(1), (4), (6), (7) B.(2), (5), (6), (7) C. (3), (4), (6), (8) D.(2), (4), (6), (7) Kinh ngiệm và tiểu xảo: Để tạo ra đời có có tỉ lệ phân li kiểu hình 50% quả đỏ : 50% quả vàng => một bên bố mẹ tạo ra giao tử toàn alen lặn với tỉ lệ ½ và bên còn lại là thể đồng hợp lặn Xét các phương án thì thấy bố mẹ trong các phép lai (3) (4) (6) (8) thỏa mãn Các tổ hợp cho kiểu hình đời con là ½ đỏ : ½ vàng là : (3) (4) (6) (8) Đáp án C Bài 22: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên? (1) AAbb x AaBb (2) aaBB x AaBb (4) AAbb x AABb (5) aaBb x AABb (3) AAbb x AaBB (6) Aabb x AaBb A.(2), (4), (5), (6). B.(1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (5). D.(3), (4), (6). Kinh ngiệm và tiểu xảo: F1: 1A-B- : 1A-bb = A-(1B- : 1bb) hoặc 1A-B- : 1aaB- = (1A- : 1aa)B- => P: (AA x ...)(Bb x bb) hoặc (Aa x aa)(BB x ...) => (1), (2), (4) Đáp án B Bài 23: Cho biết alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Kiểu gen BB quy định quả tròn là trội không hoàn toàn so với kiểu gen bb quy định quả dài nên xuất hiện tính trạng trung gian là bầu dục được quy định bởi kiểu gen Bb.Alen D quy định lá chẻ là trội hoàn toàn so với alen d quy định lá nguyên. (cho biết các gen phân li độc lập). Cho F1 dị hợp tử ba cặp gen nói trên lai với kiểu gen c hưa biết F2 thu tỉ lệ kiểu hình (6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1). Phép lai nào sau đây xu ất hiện tỉ lệ kiểu hình nói trên? A.AaBbDd x AabbDd B.AaBbDd x AaBbDd C. AaBbDd x AABbDd D.AaBbDd x AaBbdd Kinh ngiệm và tiểu xảo: F1: AaBbDd Tỷ lệ kiểu hình: 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 = (3 : 1)( 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1) = (3 : 1)(1 : 1)(1 : 2 : 1) NHÓM SINH HỌC BEECLASS Xét từng phép lai 1 cặp: (1 : 2 : 1) là kết quả lai 2 kiểu gen dị hợp (trội không hoàn toàn) => Bb x Bb. (3 : 1) là kết quả lai 2 gen dị hợp (trội hoàn toàn) => Aa x Aa hoặc Dd x Dd.(1 : 1) là kết quả lai 1 gen dị hợp với 1 gen đồng hợp lặn => Dd x dd hoặc Aa x aa=> Kiểm tra các kết quả thì ta có phép lai AaBbDd x AaBbdd thỏa mãn Đáp án D. Bài 24: Ở ngô, giả s ử h ạt phấn (n + 1) không có khả n ăng thụ tinh; noãn (n + 1) thụ tinh bình thường.Gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Bố, mẹ là đột biến dạng thể ba P: (♂) RRr x (♀) Rrr , Tỉ lệ kiểu hình thu ở F1 là: A.5 đỏ : 1 trắng. B.3 đỏ : 1 trắng. C. 11 đỏ : 1 trắng. D.35 đỏ : 1 trắng. Kinh ngiệm và tiểu xảo: P: (♂) RRr x (♀) Rrr. Các giao tử: (♂) RRr → 2R : 1r (♀) Rrr → 1R : 2Rr : 2r : 1rr <=> 1R- : 1r => Tỷ lệ kiểu hình F1: 5R- : 1rr => 5 đỏ : 1 trắng. Đáp án A Bài 25: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua .Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây (1) AAaaBBbb x AAAABBBb (2) AaaaBBBBx AaaaBBbb (3) AaaaBBbb x AAAaBbbb (4) AAAaBbbb x AAAABBBb (5) AAAaBBbb x Aaaabbbb (6) AAaaBBbb x AAaabbbb Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con tỷ lệ phân li kiểu hình giống nhau là A.(3) và (6) B.(1) và (4). C. (1), (4) và (5) D.(2) và (5) Kinh ngiệm và tiểu xảo: Ta có phép lai : 1.AAaaBBbb x AAAABBBb →(AAaa x AAAA)( BBbb x BBBb) → (AA--)(B---) 2. AaaaBBBBx AaaaBBbb→ (Aaaa x Aaaa)(BBBB x BBbb) →(3A--- : 1 aaaa)(BB--) 3. AaaaBBbb x AAAaBbbb→(Aaaa x AAAa)(BBbb x Bbbb) →(A---)(11B---: 1bbbb) 4. AAAaBbbb x AAAABBBb→(AAAa x AAAA)( Bbbb xBBBb) →(AA--)(B---) 5. AAAaBBbb x Aaaabbbb→(AAAa x Aaaa)( BBbb x bbbb) →(A---)(5B--- :1 bbbb) 6. AAaaBBbb x AAaabbbb→(AAaa xAAaa) ( BBbb x bbbb) →(35A--- : 1 aaaa) (5B--- :1 bbbb) Những phép lai cho đời con tỷ lệ phân li kiểu hình giống nhau là : (1) và (4) Đáp án B Bài 26: Lai hai cây hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thu được F2: 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ F1 giao phấn với mỗi loại cây hoa trắng F2 thì F3 có thể bắt gặp những tỉ lệ phân ly kiểu hình nào sau đây? (1) 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng (2) 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng (3) 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng (4) 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng NHÓM SINH HỌC BEECLASS (5) 3 hoa đỏ: 5 hoa trắng (6)5 hoa đỏ: 3 hoa trắng (7)7 hoa đỏ: 1 hoa trắng (8) 1 hoa đỏ: 5 hoa trắng Số lượng tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp là A.3 B.6 C. 5 D.4 Kinh ngiệm và tiểu xảo: P: trắng x trắng F1: 100% đỏ F1 x F1 nên F2: 9 đỏ : 7 trắng F2 có 16 kiểu tổ hợp lai => F1 có kiểu gen AaBb Tính trạng màu hoa do 2 gen tương tác bổ sung qui định: A-B- đỏ ; A-bb = aaB- = aabb = trắng Đỏ F1 là AaBb Trắng F2 là AAbb , Aabb , aaBB, aaBb, aabb Tương ứng sẽ cho các loại KH là AaBb x AAbb và aaBB x AaBb → 1 đỏ : 1 trắng AaBb x Aabb → 3 đỏ : 5 trắng AaBb x aabb → 1 đỏ : 3 trắng Đáp án A Bài 27:Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Cho các phép lai sau: (1) AaBb × Aabb (2) AaBb × aabb (3) Aabb × aaBb (4) Ab/aB x ab/ab (f=50%) (5) Ab/abxAb/ab (6) Ab/ab x aB/ab Tính theo lí thuyết, số phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 là bao nhiêu? A.5. B.3. C. 2. D.4. Kinh ngiệm và tiểu xảo: các phép lai thỏa mãn : (2), (3), (4), (6) Đáp án D Bài 28: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen a quy định quả ngắn; alen B quy định quả có lông trội hoàn toàn so với alen b quy định quả không có lông; alen D quy định hạt tím trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt trắng. Trong quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Cho một cây dị hợp tử ba cặp gen giao phấn với cây quả ngắn, có lông, hạt trắng. Nếu F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1:2:1:1:2:1 thì có bao nhiêu phép lai của P cho kết quả trên? A.8 phép lai B.4 phép lai C. 2 phép lai D.1 phép lai Kinh ngiệm và tiểu xảo: Phép lai: (Aa, Bb, Dd) x (aa, B-, dd) 1:2:1:1:2:1 = (1:2:1)(1:1) Một trong 2 phép lai Aa x aa hay Dd x dd đều cho tỷ lệ 1:1 => có liên kết giữa gen B, b với cặp còn lại để cho tỷ lệ 1:2:1 => B- là Bb (vì BB thì luôn cho tỷ lệ 1:1) Đáp án B. NHÓM SINH HỌC BEECLASS Bài 29: cho lai 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen phân li độc lập thu F1, số loại kiểu hình F1 phù hợp là 1. 1 kiểu hình 5. 6 kiểu hình 2. 3 kiểu hình 7. 2 kiểu hình 3. 4 kiểu hình 4. 5 kiểu hình 8. 8 kiểu hình 9. 7 kiểu hình 10. 9 kiểu hình A.6 B.7 C.5 D.4 Kinh ngiệm và tiểu xảo: Nếu 2 cặp gen không tương tác + trội hoàn toàn 4 kiểu hình + trội không hoàn toàn 3.3 = 9 kiểu hình + 1 trội hoàn toàn,1 trội không hoàn toàn 2.3 = 6 Nếu 2 cặp gen qui định 1 tính trạng + tương tác 9: 7,13: 3→ 2 kiểu hình + tương tác 9: 3: 4,12: 3: 1→ 3 kiểu hình + Tương tác cộng gộp 5 kiểu hình →A Bài 30: ở thực vật màu hoa gồm 3 alen quy định, A đỏ > a vàng > a1 trắng. Biết rằng hạt phấn thừa 1 NST không có khả năng thụ tinh và noản thừa 1 NST thụ tinh bình thường. Có bao nhiêu phép lai lệch bội cho tỉ lệ cây hoa trắng =1/18 ( di truyền tế bào + 3 alen ) 1.Đực aaa1 x cái Aaa1a1 2.Đực Aa1a1 x cái aaa1 3.Đực AAa1 x cái Aaa1 4.Đực Aaa1 x cái Aaa1 5.Đực AAa1a1 x cái Aaa1 6.Đực Aaa1 x cái AAa1 A.2 B.3 C.4 D.5 Kinh ngiệm và tiểu xảo: loại 2,5 vì đực chỉ cho giao tử thừa 1NST Vậy chỉ có 1,3,4,6 cho tỉ lệ hoa trắng =1/18 ( các em viết phép lai ra là ok nhé nếu ai thành thục phép lai thì có thể nhẩm ra luôn không cần nghĩ nhiều hay dùng mẹo gì ) →C Bài 31: (TRÍCH ĐỀ THI THPT 2015) Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai,bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể,có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau đây? (1) Các tế bào ởvùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. NHÓM SINH HỌC BEECLASS (2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen. (3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin. (4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. A.4. B.1. C. 3. D.2 Kinh ngiệm và tiểu xảo: Các kết luận đúng (1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thê nên các gen quy định tổng hợp săc tố melanin không được biểu hiên , do đó lông có màu trắng (2) Gen quy định tổng hợp các săc tố melanin biểu hiên ở điêu kiê ên nhiê êt đô ê thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen (3) Nhiê êt đô ê đã ảnh hưởng đên sự biểu hiê ên của gen quy định tổng hợp săc tố melanin Đây là sự phụ thuô cê của khí hâ êu vào điêu kiê nê nhiê tê đô ,ê không phải đột biến (4) sai Đáp án đúng C Bài 32:Nhận xét đúng về ưu thế lai 1.Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội 2.Khởi đầu quá trình tạo ưu thế lai là quá trình tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau 3.Ưu thế lai chỉ được tạo ra khi lai hai dòng thuần chủng về mọi tính trạng, kể cả những tính trạng không quan trọng cho quá trình chọn giống 4.Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh sản và phát triễn vượt trội hơn so với bố mẹ 5.Tùy từng trường hợp mà tổ hợp lai có thể cho ra ưu thế lai, khi đảo vai trò bố mẹ, ưu thế lai sẽ biến mất 6.Trong mọi trường hợp lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau đều tạo được ưu thế lai 7.Ưu thế lai tăng dần qua các thế hệ do lượng gen tốt ngày càng được tích lũy nhiều hơn 8.Phép lai mà sử dụng con lai F1 làm thương phẩm gọi là phép lai kinh tế A.2 B.3 C.4 D.5 Kinh ngiệm và tiểu xảo: 4 sai, sinh trưởng không phải là sinh sản đa số các em sẽ sai ở câu này, còn các câu về sau thì kiến thức cơ bản Nhận xét đúng về ưu thế lai 1,2,5,8 Đáp án C Bài 33: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen aaBBDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta tiến hành:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan