Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Tiếp thị - Bán hàng Chiến lược kinh doanh của fpt telecom đến năm 2015...

Tài liệu Chiến lược kinh doanh của fpt telecom đến năm 2015

.DOCX
9
5280
101

Mô tả:

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA FPT TELECOM ĐẾN NĂM 2015 I. CƠ SỞ XÂY DỰNG MỤC TIÊU:  Năm 2008, doanh thu và lợi nhuận của FTEL đều tăng trên 50% so với năm 2007. Doanh thu thuần đạt 1.299 tỷ đồng, tăng 51% và lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng, tăng 50,4%. Trong năm qua, FTEL đã chuyển sang mô hình Tổng công ty với việc thành lập các công ty con bao gồm:  Cty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc (FTN)  Cty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (FTS)  Cty TNHH Dữ liệu trực tuyến FPT (IDS)  Cty TNHH Quảng cáo trực tuyến FPT (ADS)  Cty TNHH Một thành viên Viễn thông Quốc tế FPT (FTI)  Từ 2001 – 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của FPT vào khoảng 40%/năm.  Trong tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, công nghiệp CNTT là một trong những ngành gắn bó khá sâu sắc và chặt chẽ với thị trường CNTT thế giới. Có nghĩa rằng khi người ta “sổ mũi, nhức đầu” thì mình cũng chẳng thể tránh khỏi “ngạt mũi, hắt hơi”. Như vậy, có thể dự báo được rằng năm tới sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như của ngành công nghệ cao nói riêng. Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới - nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT - sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ. Như thế, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt là những doanh nghiệp có thị phần chủ yếu ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản... II. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 Trong giai đoạn 2010 đến 2015, FPT Telecom đặt ra mục tiêu cho hoạt động dịch vụ viễn thông là củng cố và phát triển công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau:  Sẽ triển khai cung cấp dịch vụ ở trên tất cả tỉnh/thành phố, triển khai mạng điện thoại cố định, mở rộng đầu tư đường truyền internet VDSL 2+ …Mục tiêu của FTEL là dịch chuyển 50-55% đến năm 2015 so với 25-30% khách hàng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh từ sử dụng dịch vụ kết nốt ADSL 2+ sang VDSL 2+).  Đẩy mạnh toàn cầu hóa, cung cấp những giải pháp và ứng dụng tốt nhất, thúc đẩy sự phát triển của khách hàng ở khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu.  Nâng cao thị phần: hiện nay FPT Telecom chiếm 30% thị phần về dịch vụ viễn thông. Trong giai đoạn 2010-2015 sẽ nâng thị phần lên là 40% về dịch vụ viễn thông.  Duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng trong các năm tới từ 40% lên 45% và giữ vững định hướng phát triển của công ty  Trong giai đoạn từ 2010-2015, FTEL đặt mục tiêu tăng trưởng trên 30% so với năm trước về doanh thu và lợi nhuận trước thuế III. MA TRẬN SWOT VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY Các cơ hội (O): 1. Tiềm năng của thị trường lớn 2. Gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho việc xâm nhập thị trường quốc tế 3. Được sự ưu đãi về vốn của Tập đoàn công ty 4. Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện cho hoạt động viễn thông 5. Cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển mạnh mẽ SWOT Các điểm mạnh (S): 1. Đội ngũ nhân viên trẻ năng động. 2. Năng lực và trình độ của ban điều hành 3. Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT 4. Khả năng về vốn và tài chính lớn 5. Thị trường mục tiêu rộng 6. Hệ thống phân phối rộng và chuyên nghiệp 7. Sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao,có uy tín Các điểm yếu (W): 1. Sự thay đổi về kỹ thuật chưa thật nhanh so với yêu cầu của thị trường 2. Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả 3. Các dịch vụ cho khách hàng thường không giống với quảng cáo Các đe dọa (T): 1. Kinh tế Việt Nam mở cửa, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng dễ dàng thâm nhập thị trường 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm 3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Công ty Viettel và VDC Kết hợp S-O: S1,S2,S4,S6,S7+ O1,O3,O7=> thâm nhập thị trường bằng sản phẩm và dịch vụ có kỹ thuật cao, hiện đại=>Chiến lược thâm nhập thị trường S1,S2,S3,S4,S6+ O1,O2=> dựa vào năng lực và sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu về CNTT để phát triển thị trường=> chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp S-T: S1,S2,S4,S7+T2 =>cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý =>chiến lược phát triển sản phẩm mới S1,S2,S3,S7+T1,T3 =>cái tiến dịch vụ, xây dựng sự trung thành của khách hàng với công ty => chiến lược khác biệt hóa sản phẩm,dịch vụ Kết hợp W-O: W1,W2 +O2,O3 => sử dụng vốn hiệu quả để nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại => chiến lược đầu tư nâng cấp kỹ thuật W3+O1,O5 => nâng cấp sản phẩm dịch vụ=> chiến lược phát triển sản phẩm Kết hợp W-T: W1,W3+T1,T3 => chiến lược phát triển sản phẩm để đối phó với đối thủ cạnh tranh I. MA TRẬN BCG: V% 20% II I ? 18% P 10% DOG IV III 0 10 COW 1 0.79 0,1 Số liệu thống kê của công ty cổ phần viễn thông FPT như sau:  Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm: 18%  Thị phần tương đối của công ty FPT so với đối thủ cạnh tranh là 0.79. Trong đó, của FPT Telecom là 30%, thị phần của Viettel là 31%,thị phần của VDC là 38% Ma trận BCG là một công cụ để phân tích danh mục đầu tư  Trục tung biểu thị tốc độ tăng trưởng  Trục hoành biểu thị thị phần  Ô số I của ma trận được đặt tên là “?”, hàm ý là nghi vấn, cần phải cân nhắc khi chọn lựa chiến lược trong ô này.  Ô số II có tên là “*”, ô này có rất nhiều lợi thế, triển vọng tốt.  Ô số III được đặt tên là “COW”, với hàm ý có khả năng sinh lợi cao, mức lợi nhuận nhiều, đó là nơi làm ra tiền cho doanh nghiệp  Ô số IV được đặt tên là “DOG” với hàm ý là nơi phát sinh những khó khăn tốn kém, không có lợi. Nhìn vào ma trận ta thấy đường thẳng biểu hiện cho tốc độ tăng trưởng (V% ) và thị phần (P) của FPT Telecom gặp nhau tại ô số I. Đây là ô có triển vọng tốt. Chính vì thế, các chiến lược phát triển sản phẩm mới và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ sẽ được ưu tiên thực hiện. Để có thể lựa chon một chiến lược tối ưu phù hợp với điều kiện của công ty, ta sẽ thiết lập ma trận QSPM IV. MA TRẬN QSPM Stt Các yếu tố so sánh Hệ số quan trọng 1 2 Sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao, có uy tín Đội ngũ nhân viên trẻ năng động,có trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp Năng lực và trình độ của ban điều hành Được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, có những đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược Khả năng về vốn và tài chính lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường Thị trường mục tiêu rộng Hệ thống phân phối rộng và chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành Kinh tế Việt Nam mở cửa, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng dễ dàng thâm nhập thị trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Công ty Viettel và VDC 3 4 4 2 12 8 4 3 12 12 4 2 1 4 4 8 2 3 8 6 3 4 12 3 9 1 2 3 3 3 6 3 4 3 8 2 4 8 3 6 1 3 2 3 2 9 1 4 1 12 3 4 5 6 7 8 9 10 TÔNG CỘNG Phát triển sản phẩm Điểm Quy đổi 72 Khác biệt hóa sản phẩm Điểm Quy đổi 77 Ma trận QSPM cho phép ta có thể đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế để từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp. Qua ma trận QSPM trên, ta chọn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cho công ty FPT Telecom, vì tính quy đổi bằng 77, cao hơn tính quy đổi của chiến lược phát triển sản phẩm mới V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC: 1. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật  Đẩy nhanh tiến độ xây dựng , lắp đặt mới các hệ thống thông tin viễn thông  Nắm bắt nhanh và áp dụng các biện pháp KH-KT, tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các đối tác chiến lược. 2. Tăng cường hoạt động Marketing, phân phối tới khách hàng  Đẩy nhanh việc giới thiệu các dịch vụ của công ty với các khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng  Chú trọng các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, làm đúng như những điều đã quảng cáo, tạo uy tín của công ty trong long khách hàng, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn. 3. Nắm bắt và hiểu biết sâu rộng về các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác biệt, tốt và giá thành phù hợp 4. Phát triển nguồn nhân lực:  Xây dựng những chính sách cụ thể trong việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ nhân viên cho công ty  Xây dựng chính sách thi đua, khen thưởng, đãi ngộ nhằm khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc 5. Tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý.  Đào tạo quản lý  Hỗ trợ cho các cán bộ điều hành nâng cao trình độ, tham dự hội thảo, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ 6. Quản lý nguồn vốn hiệu quả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan