Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin tin học ứng dụng quản lí nghiên cứu giáo dục...

Tài liệu Công nghệ thông tin tin học ứng dụng quản lí nghiên cứu giáo dục

.PDF
159
249
97

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 4 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH 8 1.1. Những vấn đề lý luận nghiệp vụ về xuất bản giáo trình phục vụ công tác đào tạo 8 1.2. Một số đặc trưng của giáo trình 11 1.3. Hệ thống giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Yêu cầu và đặc điểm 18 Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 26 2.1. Tình trạng bản thảo 28 2.2. Tình hình biên tập giáo trình 32 2.3. Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật 49 2.4. Tình hình và chất lượng in ấn giáo trình 57 2.5. Đánh giá thực trạng chất lượng giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 61 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH PHỤC VỤ CHO NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 73 3.1. Phương hướng chung 73 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 73 Kết luận 78 Tài liệu tham khảo 80 PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Giáo trình và các tài liệu được sử dụng làm giáo trình (gọi tắt là giáo trình) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo cán bộ các hệ trung, cao cấp lý luận chính trị. Việc xuất bản có chất lượng các giáo trình đòi hỏi một hệ thống quy chế, quy trình chặt chẽ từ khâu xác định nội dung, chương trình đào tạo đến khâu tổ chức biên tập, xuất bản, in ấn và phát hành. Tuy nhiên, việc xuất bản giáo trình hiện nay ở các hệ đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng xuất bản còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo cán bộ. Sự bất cập đó thể hiện ở nhiều nét chính sau: - Quy chế xuất bản chưa hoàn thiện. - Việc chấp hành quy chế xuất bản ở các đơn vị chưa thống nhất. - Quy trình biên soạn giáo trình còn nhiều điểm chưa hợp lý. - Công tác nghiệm thu giáo trình còn có phần nể nang, dễ dãi. - Chất lượng biên tập cả về nội dung lẫn hình thức đang còn những hạn chế nhất định. - Một số tiêu chuẩn về kỹ - mỹ thuật giáo trình chưa được thực hiện thống nhất. - Chưa gắn phân tích nhu cầu học viên về giáo trình với hoạt động xuất bản. Trong thời kỳ tới đòi hỏi phải có bộ giáo trình có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Do đó, Nhà xuất bản Lý luận chính trị cần phải có công trình nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình và ứng dụng trực tiếp kết quả nghiên cứu vào hoạt động xuất bản của đơn vị. II. Tình hình nghiên cứu - Về chất lượng xuất bản giáo trình ở nước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu lồng ghép trong các đề tài lớn về phương pháp giảng dạy - đào tạo. Tuy nhiên, do quy trình, chuẩn mực đào tạo ở nước ngoài rất khác so với nước ta nên tính ứng dụng vào trường hợp của nước ta không cao. Mặt khác, quy cách và kiểu dáng chữ viết của mỗi ngữ khác nhau nên những yêu cầu về trình bày, minh họa cũng rất khác nhau. - Ở trong nước đã có một số đề tài khoa học và công trình dưới dạng sách tham khảo viết về xuất bản sách giáo khoa phổ thông: Nhà xuất bản Giáo dục đã xây dựng và ban hành hệ thống quy chuẩn về nội dung và hình thức sách giáo khoa phổ thông. Khoa Xuất bản thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có chuyên đề giảng dạy về công tác biên tập giáo trình, giáo khoa dùng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành biên tập xuất bản. Trong khi đó, chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng xuất bản giáo trình dùng cho đào tạo cán bộ lãnh đạo hệ trung, cao cấp lý luận ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. III. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo hiện nay ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. IV. Đối tượng và hạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là việc xuất bản các bộ giáo trình của Học viện trong công tác đào tạo. - Phạm vi nghiên cứu: áp dụng vào công tác xuất bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trị hiện nay. - Khi đề cập đến chất lượng xuất bản giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đề tài đề cập ở khía cạnh khái quát chung, vai trò của giáo trình lý luận chính trị trong công tác đào tạo các hệ lớp của Học viện. - Đề tài nghiên cứu dưới dạng lý luận và thực tế công tác xuất giáo trình của Nhà xuất bản, đưa ra nhiều khía cạnh cụ thể chi tiết trong công tác xuất bản sách nói chung và giáo trình nói riêng. V. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh các phương pháp truyền thống, đề tài sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu tài liệu, điều tra chọn mẫu, mô hình hóa để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của mình. VI. Đóng góp của đề tài - Làm rõ khái niệm giáo trình và giáo trình lý luận chính trị, triển khai mở rộng nội dung của khái niệm này trong công tác xuất bản phục vụ các hệ đào tạo hiện nay của Học viện. - Khái quát về tác dụng của giáo trình đối với công tác đào tạo, giảng dạy của Học viện, nêu lên nhiều điểm quan trọng, trong đó có những nhấn mạnh về công tác biên tập nội dung, biên tập kỹ - mỹ thuật, chất lượng in ấn giáo trình của Học viện. - Nêu một số giải pháp có tính khả thi, đặc biệt là nhấn mạnh các nhóm vấn đề về nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tài liệu liên quan