Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn thành ph...

Tài liệu đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố thái bình tỉnh thái bình, giai đoạn 2012 2014

.PDF
59
82
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN THỊ THÙY NINH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT VÀ CHO THUÊ ĐẤT CHO CÁC TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2014” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Quản lý đất đai : Quản lý tài nguyên : 2011 - 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Lê Văn Thơ Khoa Quản lý tài nguyên - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại nói chung và sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Em xin cảm ơn thầy giáo TS. Lê Văn Thơ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình cùng các cán bộ, nhân viên đang công tác tại Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Sau thời gian làm việc nghiêm túc, báo cáo đã được hoàn thành tuy nhiên do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Ninh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn thành phố qua các năm trong giai đoạn 2005-2014................................................................................ 24 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của TP Thái Bình năm 2013 ..................... 28 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả giao đất cho các tổ chức của Thành phố Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014 ..................................................................... 30 Bảng 4.4: Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính cho các tổ chức của TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014 ....................................................... 33 Bảng 4.5: Kết quả giao đất theo thời gian cho các tổ chức của TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014.............................................................................. 34 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả các tổ chức thuê đất trên địa bàn TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014.............................................................................. 35 Bảng 4.7: Kết quả cho thuê đất theo đơn vị hành chính của TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014..................................................................................... 38 Bảng 4.8: Kết quả cho thuê đất theo thời gian của TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014 ............................................................................................. 39 iii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế TP Thái Bình giai đoạn 2010 - 2014 ............ 25 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kết quả giao đất theo thời gian giai đoạn 2012 2014 trên địa bàn thành phố Thái Bình ......................................................... 34 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kết quả cho thuê đất theo thời gian giai đoạn 2012 - 2014 trên địa bàn thành phố Thái Bình ....................................................... 39 iv MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3. Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4 2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ............................................... 4 2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác giao đất và cho thuê đất ............................. 4 2.2. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao đất và cho thuê đất.................................................................................................... 6 2.2.1. Khái niệm và một số quy định trong công tác giao đất và cho thuê đất .. 6 2.2.2. Một số quy định mới về công tác giao đất và cho thuê đất trong Luật Đất Đai 2013 .................................................................................................... 15 2.3. Sơ lược tình hình giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn TP Thái Bình .......................................................................................................... 17 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 18 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 18 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Thái Bình .......................... 18 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của TP Thái Bình . 18 3.3.3. Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014 ................................................................ 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 19 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 19 3.4.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ ................................................................ 19 v PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 20 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của TP Thái Bình .............................. 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế .................................................................................... 23 4.1.3. Điều kiện xã hội ..................................................................................... 27 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội............................ 27 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai của TP Thái Bình .... 28 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 .......................................................... 28 4.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của TP Thái Bình ..................... 29 4.3. Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014 ................................................................ 29 4.3.1. Đánh giá công tác giao đất .................................................................... 29 4.3.2. Đánh giá công tác cho thuê đất .............................................................. 35 4.3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với công tác giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn TP Thái Bình 40 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 43 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 43 5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 45 vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1. TNMT Tài nguyên môi trường 2. TP Thành phố 3. HĐND Hội đồng nhân dân 4. UBND Ủy ban nhân dân 5. NĐ - CP Nghị định - Chính phủ 6. QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân 7. ĐKQSDĐ Đăng ký quyền sử dụng đất 8. VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 9. SXKD Sản xuất kinh doanh 10. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với thời gian, con người xuất hiện và tác động vào nó, cải tạo và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!” Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và quỹ đất mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Bởi lẽ đó, việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất là chìa khóa và động lực phát triển của xã hội. Thật vậy, trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương đúng đắn của Đảng và sự quản lý vận hành khoa học của Nhà nước đã làm cho nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh mẽ, nhưng đi liền với đó là rất nhiều vấn đề tồn tại, thách thức gây áp lực trực tiếp lên cở sở hạ tầng - 2 kiến trúc thượng tầng và đất đai cũng nằm trong số đó. Khi kinh tế - xã hội phát triển thì thị trường đất đai cũng trở nên sôi động và khó kiểm soát. Chính vì vậy, việc sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện được điều đó thì công tác quản lý đất đai nói chung và công tác giao đất, cho thuê đất nói riêng cần phải được nghiên cứu tỉ mỉ tìm hiểu sàng lọc và vận dụng linh hoạt. Do đó, để thấy được phần nào tình hình quản lý đất đai thông qua công tác giao đất và cho thuê đất đối với các đối tượng sử dụng đất theo các nội dung hướng dẫn trong Luật Đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan để có những nhận xét chính xác nhất. Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất nhằm tìm ra những thiếu sót và tồn tại để đề xuất các giải pháp khắc phục sao cho việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả. Điều đó càng quan trọng, thiết thực và cấp bách đối với thành phố trẻ và đang trên đà phát triển như TP Thái Bình Thành phố Thái Bình, là tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình miền Bắc Việt Nam. Thành phố còn là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng... của tỉnh và cũng là 1 trong 8 thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ. Nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng như Hải Phòng, Nam Định, đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10. Ngày 30/6/2004 là ngày thành lập Thành phố Thái Bình. Ngày 12/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2418/QĐ-TTg công nhận Thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,9%/năm; cơ cấu kinh tế năm 2015 nâng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng lên 64,6%, thương mại - dịch vụ chiếm 33,1%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 2,3%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 93,6 triệu đồng. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất. Chính vì vậy, việc đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn TP Thái Bình để thấy được những thuận lợi, khó khăn, tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục làm tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết. 3 Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên và sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Lê Văn Thơ em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá công tác giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn TP Thái Bình giai đoạn 2012 - 2014. - Đề xuất hướng giải quyết để khắc phục mặt yếu kém, phát huy những mặt đã đạt được để công tác giao đất và cho thuê đất đạt hiệu quả cao nhất. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm được những quy định trong các văn bản pháp luật về công tác giao đất và cho thuê đất. - Các số liệu điều tra thu thập và sử dụng phải khách quan, trung thực và chính xác. - Tìm ra các mặt hạn chế, đề xuất các hướng giải quyết có tính khả thi với tình hình địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: - Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về Luật Đất Đai nói chung, công tác giao đất và cho thuê đất nói riêng. - Chỉ ra những sửa đổi của Luật Đất Đai năm 2013 trong công tác giao đất và cho thuê đất. - Giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn để củng cố thêm bài học trên lớp. * Ý nghĩa thực tiễn: - Tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, công tác giao đất và cho thuê đất của địa phương từ đó đưa ra cách khắc phục khó khăn trong thời gian tới. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai Luật Đất đai 2003 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai, theo đó các nội dung quản lý về đất đai bao gồm: a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. g) Thống kê, kiểm kê đất đai. h) Quản lý tài chính về đất đai. i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. n) Quản lý các dịch vụ công về đất đai. (Điều 6 Luật Đất đai, 2003) [7]. 2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác giao đất và cho thuê đất 2.1.2.1. Các văn bản pháp luật của nhà nước - Luật Đất đai ngày 26/11/2003. 5 - Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003. - Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai 2003. - Thông tư 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14 tháng 12 năm 2001 của tổng cục địa chính về hướng dẫn trình tự lâ ̣p, xét duyệt hồ sơ xin giao đất , thuê đấ t đố i vớ i tổ chức, hô ̣ gia đình, cá nhân trong nước. - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Thông tư số 145/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188. 2.1.2.2. Các văn bản pháp luật của tỉnh Thái Bình - Quyết định 16/2009/QĐ-UBND ngày 3/11/2009 ban hành quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi trên địa bàn Thái Bình. - Quyết định 08/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 thay thế quyết định 16/2009/QĐ-UBND ngày 3/11/2009 ban hành quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi trên địa bàn Thái Bình. - Quyết định 09/2012/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình. 6 - Quyết định 12/2012/QĐ-UBND ngày 2/8/2012 ban hành quy định về một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012- 2015. - Quyết định 19/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 ban hành quy định chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất với cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất đô thị, đất ở trên đia bàn tỉnh Thái Bình. - Quyết định 21/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Quyết định 02/2014/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 ban hành quy định quy chế 1 cửa liên thông trong hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Quyết định 12/2014/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 thay thế quyết định 02/2014/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 ban hành quy định quy chế 1 cửa liên thông trong hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 2.2. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao đất và cho thuê đất 2.2.1. Khái niệm và một số quy định trong công tác giao đất và cho thuê đất 2.2.1.1. Khái niệm giao đất, cho thuê đất - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. (Khoản 1 Điều 4 Luật Đất đai 2003) [7]. - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. (Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013) [8]. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. (Khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2003) [7]. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. (Khoản 8 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013) [8]. 7 2.2.1.2. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất Luật Đất đai 2003 quy định như sau: - Việc giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Phải bảo vệ tốt quỹ đất nông, lâm nghiệp. - Phải theo đúng chế độ thể lệ và bảo vệ sử dụng đất đai. 2.2.1.3. Căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất Căn cứ để giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai 2003 bao gồm: - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. - Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất. (Điều 31 Luật Đất đai 2003) [7]. 2.2.1.4. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất như sau: - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. - UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư. - UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. (Điều 37 Luật Đất đai 2003) [7]. 2.2.1.5. Các hình thức giao đất, cho thuê đất a) Các hình thức giao đất Luật Đất đai năm 2003 quy định có 02 hình thức giao đất cho các tổ chức là: - Giao đất không thu tiền sử dụng đất - Giao đất có thu tiền sử dụng đất. 8 * Giao đất không thu tiền sử dụng đất Các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bao gồm : - Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. - Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng an ninh. - Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. - Người sử dụng đất rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng các công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; đất giao thông thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. - Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp. (Điều 33 Luật Đất đai, 2003) [7]. * Giao đất có thu tiền sử dụng đất Các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức bao gồm: - Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; đất đầu tư xây để chuyển nhượng hoặc cho thuê; đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. b) Các hình thức cho thuê đất Luật đất đai 2003 quy định có 02 hình thức thuê đất: - Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; - Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. * Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bao gồm: 9 - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc. (Khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai, 2003) [7]. * Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê Các trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê bao gồm: - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê. - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc. (Khoản 2 Điều 35 Luật Đất đai, 2003) [7]. 2.2.1.6. Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất a) Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài Người xin giao đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất, hồ sơ gồm có: + Đơn xin giao đất, thuê đất + Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định. 10 + Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận của công chứng Nhà nước; trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. + Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. + Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó. (Điều 125 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]. b) Hồ sơ giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh Hồ sơ giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm: + Đơn xin giao đất + Trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. + Văn bản đề nghị giao đất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc thủ trưởng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an uỷ nhiệm. (Khoản 1 Điều 127 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]. c) Hồ sơ giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế Người xin giao lại đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ, hồ sơ gồm có: + Đơn xin giao lại đất, thuê đất + Dự án đầu tư đối với tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư; + Giấy phép đầu tư, dự án đầu tư đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư. (Khoản 1 Điều 128 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]. 11 d) Hồ sơ đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê sang giao đất có thu tiền sử dụng đất Người thuê đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm có: + Đơn đăng ký chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. + Hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Khoản 1 Điều 129 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]. 2.2.1.7. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất a) Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài - Người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất liên hệ với các cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thoả thuận địa điểm hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất nơi có đất để được giới thiệu địa điểm sử dụng đất. - Sau khi có văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, người xin giao đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. - Việc giao đất, cho thuê đất được quy định như sau: + Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (đối với các dự án sử dụng đất để xây dựng các công trình trên phạm vi rộng như đê điều, thuỷ điện, đường điện, đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường dẫn khí thì được dùng bản đồ địa chính được thành lập mới nhất có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/25.000 để thay thế bản đồ địa chính), trích sao hồ sơ địa chính. + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi số liệu địa chính cho các cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. 12 + Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa; trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSD đất; ký hợp đồng thuê đất với trường hợp được thuê đất; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao trên thực địa. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều này không quá 20 ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất. (Điều 125 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]. b) Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài - Người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất liên hệ với cơ quan được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thoả thuận địa điểm để được giới thiệu địa điểm sử dụng đất. - Người xin giao đất, thuê đất nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP. - Việc giao đất, cho thuê đất sau khi đã giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Nghị định này. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 4 Điều này không quá 20 ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày giải phóng xong mặt bằng và Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất. (Điều 126 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]. c) Trình tự, thủ tục giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh - Đơn vị vũ trang nhân xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất; - Việc giao đất được quy định như sau: + Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và gửi 1 bộ hồ sơ cho Văn 13 phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin giao đất cho Sở Tài nguyên và Môi trường. + Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất và cấp GCNQSD đất. + Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định thu hồi đất, giao đất, GCNQSD đất đối với trường hợp đủ điều kiện; thông báo cho UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. + Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo trình tự quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 130 của Nghị định này và quy định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. + Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất trên thực địa. (Khoản 2 Điều 127 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) [2]. d) Trình tự, thủ tục giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế - Người xin giao lại đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ - Việc giao lại đất, cho thuê đất được quy định như sau: + Trong thời hạn không quá 9 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm xem xét; trường hợp đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng