Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu và lựa chọn loài cây có khả năng chịu lửa trên địa bàn xã đông quan, ...

Tài liệu Nghiên cứu và lựa chọn loài cây có khả năng chịu lửa trên địa bàn xã đông quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn

.PDF
55
1293
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- VI THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN LOÀI CÂY CÓ KHẢ NĂNG CHỊU LỬA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG QUAN, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Lâm nghiệp : Lâm nghiệp : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- VI THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN LOÀI CÂY CÓ KHẢ NĂNG CHỊU LỬA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG QUAN, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành : Chính quy : Lâm nghiệp Lớp Khoa : K43 - LN- N02 : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn Thái Nguyên, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là quá trình nghiên cứu, điều tra và thu thập trên thực địa là hoàn toàn trung thực, khách quan. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thu Hoàn Người viết cam đoan Vi Thị Ngân Xác nhận của giáo viên chấm phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo kĩ sư lâm nghiệp của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, việc thực tập tốt nghiệp là hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên. Việc thực tập tốt nghiệp là môi trường giúp cho mỗi sinh viên tự khẳng định kiến thức của mình đồng thời liên hệ với thực tiễn sản xuất và giúp sinh viên có một phương pháp nghiên cứu khoa học trước khi ra trường. Từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban giám hiệu nhà trường, em được về thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Đông Quan, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn để nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và lựa chọn loài cây có khả năng chịu lửa trên địa bàn xã Đông Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”. Đạt được kết quả của đề tài này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thấy cô đã tận tụy truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thu Hoàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Qua đây em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn tới bạn bè và tập thể cán bộ đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã Đông Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Do trình độ và kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân còn hạn chế, nguồn thông tin tư liệu còn thiếu thốn, khóa luận này không tránh khởi những khiếm khuyết về cả nội dung và hình thức, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bản khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Vi Thị Ngân ii DANH MỤC CÁC BẢNG Mẫu bảng 3.1. Những loài cây được cho là có khả năng chịu lửa ..................... 19 Mẫu bảng 3.2. Chỉ tiêu về đặc tính cháy của những loài cây nghiên cứu .......... 20 Bảng 4.1. Những loại cây được cho rằng có khả năng chịu lửa tại xã Đông Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 23 Bảng 4.2. Các chỉ tiêu về đặc tính cháy của những loài cây nghiên cứu ........... 24 Bảng 4.3. Các chỉ tiêu về đặc tính sinh vật học của những loài cây nghiên cứu ...... 26 Bảng 4.4. Tổng hợp các đặc tính và giá trị của loài cây lựa chọn ..................... 28 Bảng 4.5. Các tiêu chuẩn được lựa chọn........................................................... 30 Bảng 4.6. Bảng đánh giá và cho điểm các loại cây lựa chọn ............................. 32 Bảng 4.7. Tổng hợp các tiêu chuẩn (Tc) những loài cây nghiên cứu................. 33 Bảng 4.8. Xếp hạng các tiêu chuẩn theo phương pháp thứ hạng ....................... 34 Bảng 4.9. Lượng hóa tiêu chuẩn theo phương pháp thứ hạng ........................... 35 Bảng 4.10. Lượng hóa các tiêu chuẩn theo phương pháp chỉ số canh tác cải tiến tăng có lợi ....................................................................................... 36 Bảng 4.11. Lượng hóa các tiêu chuẩn theo phương pháp chỉ số canh tác cải tiến giảm có lợi ...................................................................................... 37 Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả so sánh ............................................................... 38 iii DANH MỤC VIẾT TẮT HSPs : Heat shock proteins PRA : Cùng tham gia đánh giá nông thôn TC : Tiêu chuẩn UBND : Uỷ ban nhân dân iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu ................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ........................................................................ 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4 2.2. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 6 2.3. Nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................... 9 2.3.1. Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng, lửa rừng.................................. 9 2.3.2. Nghiên cứu liên quan đến khả năng chịu lửa .......................................... 11 2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ..................................................... 12 2.4.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 12 2.4.2. Địa hình.................................................................................................. 12 2.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................ 13 2.4.3.1. Sản xuất nông nghiệp .......................................................................... 13 2.4.3.2. Sản xuất lâm nghiệp ............................................................................ 13 2.4.3.3. Tài nguyên ........................................................................................... 13 2.4.3.4. Tiềm năng thương mại và dịch vụ ....................................................... 14 2.4.3.5. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................ 16 v Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................................... 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 18 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 18 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp ...................................................... 18 3.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) ......................... 19 3.3.3. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................... 19 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 20 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 22 4.1. Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Đông Quan ......... 22 4.2. Kết quả điều tra, xác định một số loài cây có khả năng phòng cháy ở khu vực nghiên cứu ................................................................................................. 22 4.3. Kết quả xác định một số chỉ tiêu về đặc tính cháy một số loài cây tại địa phương ................................................................................................. 24 4.4. Một số đặc tính sinh học, sinh thái và giá trị của các loài cây lựa chọn...... 25 4.4.1. Đặc tính sinh vật học .............................................................................. 25 4.4.2. Đặc tính và giá trị của một số loài cây lựa chọn ...................................... 27 4.5. Đề xuất một số giải pháp phòng cháy rừng tại địa phương ........................ 38 4.5.1. Một số loài cây có khả năng chịu lửa cao đưa vào trồng làm băng xanh cản lửa tại địa phương ...................................................................................... 38 4.5.2. Công tác phòng cháy, chống cháy rừng .................................................. 39 4.5.3. Kỹ thuật xây dựng băng cản lửa phòng chống cháy rừng........................ 40 4.5.4. Một số giải pháp khác............................................................................. 40 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 42 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 42 5.2. Kiến nghị................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước II. Tài liệu nước ngoài 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cháy rừng là thảm họa thiên tai thường xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, gây nên những tổn thất to lớn về tài nguyên, môi trường sinh thái và cả tính mạng con người. Ở Việt Nam, hàng năm cháy rừng vẫn diễn ra hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chính vì vậy, phòng cháy chữa cháy rừng là một trong những công tác hết sức quan trọng trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ở các địa phương nước ta. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc và cũng là một vùng trọng điểm cháy rừng của cả nước. Mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, nhưng cháy rừng vẫn xảy ra khá phổ biến. Tháng 11 năm 2014 tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra 19 vụ cháy rừng làm thiệt hại 74,3 ha, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2013. Trong các biện pháp phòng cháy rừng hiện đang được áp dụng ở địa phương, cần chú ý việc xây dựng hệ thống đường băng cây xanh hoặc xây dựng các lâm phần khó cháy với những loài cây có khả năng chống, chịu lửa tốt có thể đáp ứng được tác dụng nhiều mặt về phòng cháy như hiệu quả sinh thái và kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các loại cây có khả năng chịu lửa hiệu quả hiện nay được biết và sử dụng ở Lạng Sơn còn rất hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả một cách tổng hợp. Do đó, nghiên cứu, lựa chọn các loại cây có khả năng chịu lửa tốt cho địa phương có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ những vẫn đề trên, được sự nhất trí của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên 2 hướng dẫn tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu lựa chọn loài cây có khả năng chịu lửa trên địa bàn xã Đông Quan- huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Lượng nước được tích lũy trong các bộ phận như: vỏ, thân, lá của cây ở rừng tự nhiên và rừng trồng tại xã Đông Quan - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa lượng nước được tích lũy trong cây với một số nhân tố điều tra như: độ dày của lá, độ dày của vỏ, hàm lượng tro thô của lá, hàm lượng tro thô của vỏ, thời gian cháy của lá, thời gian cháy của vỏ. Khả năng chịu nhiệt của lá, thời gian chịu nhiệt vỏ khả năng tái sinh của cây và khả năng thích ứng với điều kiện lập địa của các loài cây lựa chọn. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen được với công việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn củng cố được lượng kiến thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Hiểu được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã được học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học. Qua quá trình học tập nghiên cứu đề tài tại nghiên cứu lựa chọn loại cây có khả năng chịu lửa tại xã Đông Quan - huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc bảo vệ loài cây có khả năng chịu lửa. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc sau này. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Hiện nay, với sự phát triển của xã hội loài người và nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, con người đã và đang thải ra lượng khí thải rất lớn làm ảnh hưởng tới môi trường sống và thủng tầng ô 3 zôn, biến đổi khí hậu, thời tiết nóng lên cháy rừng là việc rất dễ xảy ra. Cùng với việc thiếu đất canh tác con người đã đốt nương làm rẫy, diện tích rừng bị cháy tăng cao làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và làm mất dần chức năng vốn có của rừng như: hấp thụ khí thải nói chung và CO2 nói riêng và tác dụng của rừng nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường rừng Nghiên cứu đề tài giúp xác định tập đoàn loài cây có khả năng chịu lửa để làm cơ sở cho việc lựa chọn loại cây để tăng cường công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ tài nguyên rừng. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học Các loài cây khác nhau có khả năng chịu lửa không giống nhau, tùy thuộc vào các đặc điểm sinh vật học của loài. Đám cháy có tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào khả năng bén lửa của bộ phận lá và vỏ cây. Nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng chống chịu lửa của lá, vỏ và việc lượng hóa theo các tiêu chuẩn bằng phương pháp phân thứ hạng các loài cây tạo băng cản lửa phổ biến hiện nay là cơ sở khoa học để các đơn vị kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp tiến hành lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy có hiệu quả cao cho rừng trồng. Thực vật có khả năng chịu nhiệt độ cao nhất định. Giới hạn nhiệt độ cho hoạt động sống bình thường của thực vật là vùng nhiệt độ sinh lý. Những cây có khả năng thích nghi với ngưỡng nhiệt độ cao hơn là những cây chịu nhiệt độ cao. Có nhiều kiểu phản ứng tự vệ đặc trưng để thích ứng với điều kiện nhiệt độ cao. Mỗi nhóm cây có hình thức thích nghi đặc trưng với nhiệt độ cao. Đối với cây hạn sinh chịu nóng thì hình thức phổ biến là tăng cường quá trình thoát hơi nước, kèm theo tăng hút nước để điều hoà nội nhiệt của cơ thể. Với cây mọng nước có độ nhớt nguyên sinh chất rất cao nên khả năng chịu nóng cao. Nhiều nhóm cây chịu nóng nhờ thay đổi đặc tính về cấu trúc nguyên sinh chất, thành phần nguyên sinh chất. Các nhóm cây có hàm lượng các phức hợp nucleoprotein, lipoprotein cao và bền vững giúp cho cây chịu được nhiệt độ cao. Đặc biệt ở nhóm cây này khả năng tổng hợp loại protein sốc nhiệt (HSPs-heat shock proteins) mạnh, hàm lượng HSPs rất cao nên khả 5 năng chịu nhiệt rất cao do các loại protein này có thể chịu được nhiệt độ cao. Đa số các loài thực vật bắt đầu bị hư tổn ở nhiệt độ 35- C. Do vây, Khi gặp nhiệt độ cao sẽ gây sự đông kết protein dẫn đến sự tổn hại nguyên sinh chất. Đa số cây không chịu được nhiệt độ trên C kéo dài. Trước hết nhiệt độ cao phá huỷ các cấu trúc của các bào quan của tế bào và của các cơ quan của cây. Ty thể, lục lạp đều bị tổn thương nặng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và quang hợp. Lá bị cháy sém giảm khả năng quang hợp và thoát hơi nước. Khi gặp nhiệt độ cao cả quang hợp lẫn hô hấp đều bị ảnh hưởng. Khi nhiệt độ tăng mạnh cường độ quang hợp giảm nhanh hơn tốc độ hô hấp. Trên ngưỡng nhiệt sinh lý quang hợp không thể bù đủ lượng cơ chất cho hô hấp, do vậy dự trữ gluxit sẽ giảm. Do vậy sự mất cân bằng giữa hô hấp và quang hợp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hại cho cây của nhiệt độ cao. Sự tăng cao hô hấp so với quang hợp ở nhiệt độ cao xảy ra rõ rệt ở cây so với cây hay CAM. Do ở cây hô hấp tối và quang hô hấp đều tăng cùng sự tăng nhiệt độ. Nhiệt độ cao làm giảm tính bền vững của màng và protein. Khi nhiệt độ cao tính lỏng quá cao làm thay đổi cấu trúc của màng làm cho màng mất các chức năng sinh lý, để ngoại thấm các ion ra ngoại bào. Nhiệt độ cao kích thích quá trình phân huỷ các chất, đặc biệt là protein. Khi protein bị phân huỷ mạnh sản phẩm tích tụ nhiều trong tế bào là gây độc cho tế bào. Nhiệt độ cao cũng làm giảm lượng axit hữu cơ và nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng khác do bị phân huỷ. Đặc biệt là nhiệt độ cao làm cho hô hấp mạnh nhưng sự tích luỹ năng lượng vào ATP qua quá trình photphoryl hoá bị hạn chế nên phần lớn nhiệt thải ra trong hô hấp ở dạng nhiệt làm tăng nhiệt nội bào làm cho tế bào bị tổn thương và có thể bị chết. 6 2.2. Nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về phòng chống cháy rừng trên thế giới được bắt đầu vào thế kỷ 20. Thời kỳ đầu, chủ yếu tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Nga, Đức, Thụy điển, Canada.Pháp, Úc… Sau đó là ở hầu hết các nước có hoạt động lâm nghiệp. Người ta phân chia 5 lĩnh vực chính của nghiên cứu phòng chống cháy rừng: bản chất của cháy rừng, phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, các công trình phòng chống cháy rừng, phương pháp chữa cháy rừng và phương pháp tiện chữa cháy rừng. - Nghiên cứu bản chất cháy rừng. Vấn đề này, mọi kết quả nghiên cứu đều đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hóa các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Hiện tượng này xảy ra khi có mặt đồng thời cả 3 yếu tố là nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy. Tùy thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi. Vì vậy về bản chất, những biện pháp phòng chống cháy chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố trên theo chiều hướng giảm thiểu và ngăn chặn quá trình cháy. Trong một đám cháy có thể xuất hiện một hay một số loại cháy bao gồm: cháy mặt đất, cháy tán hay cháy ngầm. Tùy theo loại cháy mà người ta đưa ra những biện pháp phòng chống cháy khác nhau. Kết quả của những nghiên cứu cũng chỉ đưa ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt động kinh tế xã hội của con người. Thời tiết đặc biệt là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy dưới rừng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Loại rừng ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hóa học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy, qua đó ảnh hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành tốc độ lan tràn của đám cháy. Hoạt động kinh tế xã hội của con người như: 7 Nương rẫy, săn bắn, du lịch… Ảnh hưởng đến mật độ phân bố nguồn lửa khởi đầu của đám cháy. Phần lớn các biện pháp phòng chống cháy rừng đều được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của 3 yếu tố trên trong từng hoàn cảnh cụ thể của địa phương. - Nghiên cứu phương pháp nguy cơ cháy rừng Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa điều kiện thời tiết, mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí với độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày của lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ở một số nước, khi dự báo nguy cơ cháy rừng ngoài căn cứ vào yếu tố khí tượng người ta còn căn cứ vào một số yếu tố khác, chẳng hạn ở Đức và Mỹ người ta sử dụng thêm độ ẩm của vật liệu cháy, ở Pháp người ta tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm vật liệu cháy, ở Trung Quốc có bổ sung thêm cả độ gió, số ngày không mưa và lượng bốc hơi… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí tượng để dự báo nguy cơ cháy rừng, chẳng hạn ở Thụy Điển và một số nước có bán đảo Scandinavia người ta sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày, trong khi đó ở Nga và một số nước khác lại dung nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc 13 giờ. Những năm gần đây, ở Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng, trong đó có cả những yếu tố kinh tế xã hội. Mặc dù có những nét giống nhau nhưng cho đến nay vẫn không có phương pháp dự báo cháy rừng chung cho cả thế giới, mà ở mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phương người ta vẫn nghiên cứu xây dựng phương pháp riêng. Ngoài ra, vẫn còn rất ít phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng có tính đến yếu tố kinh tế xã hội và kiểu rừng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của phòng chống cháy rừng ngay cả ở những nước phát triển. 8 - Nghiên cứu về công trình phòng chống cháy rừng Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng. Nhiều tác giả đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng trên băng xanh cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ, đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng. Nghiên cứu hệ thống cảnh báo cháy rừng như chòi canh, tuyến tuần tra, điểm đặt biển báo nguy cơ cháy rừng. Nhìn chung thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của nhiều kiểu công trình phòng chống cháy rừng - Nghiên cứu về biện pháp phòng và chống cháy rừng Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống cháy rừng người ta chủ yếu hướng vào làm suy giảm 3 thành phần của các yếu tố là nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy để: giảm nguồn lửa bằng cách tuyên truyền không mang lửa vào rừng, dập tắt tàn than sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách đám cháy với phần rừng còn lại. Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô khi chúng còn ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất, hoặc đốt theo hướng ngược với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám cháy. Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn cách vật liệu cháy với ôxy không khí (nước, đất, cát,hóa chất dập cháy…) - Nghiên cứu về phương tiện phòng chống cháy rừng Những phương tiện phòng chống cháy rừng đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám cháy, thông tin về cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy. Các phương pháp dự báo đã được mô hình hóa xây dựng thành những phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của dự báo nguy cơ cháy rừng. Việc ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân 9 tích được những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính xác khả năng xuất hiện cháy rừng, phát hiện sớm đám cháy trên những vùng rộng lớn. Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơ cháy rừng và biện pháp phòng chống cháy rừng hiện nay được truyền qua nhiều kênh khác nhau đến các lực lượng phòng chống cháy rừng và cộng đồng dân cư như hệ thống biển báo, thư tín, đài phát thanh, báo địa phương và trung ương, vô tuyến truyền hình, các mạng máy tính... Những phương tiện dập lửa được nghiên cứu theo cả hướng phát triển phương tiện thủ công như: Cào, cuốc, dao, câu liêm… Đến các loại phương tiện cơ giới như: Cưa xăng, máy kéo, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy và bom dập lửa… Mặc dù các phương pháp và phương tiện phòng chống cháy rừng đã được phát triển ở mức cao, xong những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất khủng khiếp ngay cả ở những nước phát triển có hệ thống phòng chống cháy rừng hiện đại như: Mỹ, Úc, Nga…Trong nhiều trường hợp việc khống chế các đám cháy vẫn không hiệu quả. Nhiều người cho rằng, ngăn chặn nguồn lửa để không xảy ra cháy vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, đã có những nghiên cứu về đặc điểm xã hội của cháy rừng và những giải pháp xã hội cho phòng chống cháy rừng chủ yếu được tập trung vào tuyên truyền, giáo dục tác hại của cháy rừng, nghĩa vụ của công dân trong việc phòng chống cháy rừng, những hình phạt đối với người gây cháy rừng. Thực tế hiện nay, những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người tới nguy cơ cháy rừng không nhiều. 2.3. Nghiên cứu ở Việt Nam 2.3.1. Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng, lửa rừng Công tác dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1981. Tuy nhiên trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng phương pháp dự 10 báo của Nesterop. Đây là phương pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng được xác định, theo giá trị P bằng tổng tích giữa nhiệt độ và độ thiếu hụt bão hòa của không khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3mm. Đến năm 1988, nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng (2001) [4] đã cho thấy phương pháp của Nesterop sẽ có độ chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 5mm. Ngoài ra trên cơ sở phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa số ngày khô hạn liên tục H (số ngày liên tục có lượng mưa dưới 5mm) với chỉ số P, TS. Phạm Ngọc Hưng (2001) [4] cũng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày khô hạn liên tục. Ông xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy rừng căn cứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các mùa khô trong năm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở Miền Bắc Việt Nam, TS. Bế Minh Châu (2009) [2] đã khẳng định phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo tiêu chí P và H có độ chính xác thấp ở những vùng có sự luân phiên thường xuyên của các khối không khí biển và lục địa hoặc vào các thời gian chuyển mùa. Trong những trường hợp như vậy, mức độ liên hệ của chỉ số P và H với độ ẩm vật liệu dưới rừng và tần suất xuất hiện của cháy rừng rất thấp. Từ 1989- 1992, A.N. Cooper một chuyên gia về quản lý lửa rừng của FAO đã đề nghị khi tính chỉ số P của GS.V.G. Nesterop sẽ được nhân với hệ số là 1.0, 1.5 2.0, và 3.0 nếu có tốc độ gió tương ứng là 0-4, 4-15, 16-25, và lớn hơn 25km/giờ. Tuy nhiên, đến nay chỉ tiêu này vấn đang ở giai đoạn thử nghiệm. Mới đây trong hội thảo “Sinh khí hậu phục vụ quản lý bảo vệ rừng và giảm nhẹ thiên tai” tổ chức tại trường Đại học Lâm Nghiệp, nhóm cán bộ của trường đã giới thiệu phần mềm dự báo lửa rừng. Mục đích của nó là tự động hóa việc cập nhật thông tin, dự báo và tư vấn về giải pháp phòng chống cháy rừng. Phần mềm đã được đánh giá như một sáng kiến trong dự báo lửa rừng 11 Việt Nam. Tuy nhiên, đây là phần mềm dự báo nguy cơ cháy rừng ở những trạm đơn lẻ, chưa liên kết với kỹ thuật GIS và viễn thám, do đó chưa tự động hóa được việc dự báo nguy cơ cháy rừng cho vùng lớn. Nhìn chung đến nay nghiên cứu về Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam còn rất mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của kiểu rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và những yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng ở địa phương. Ngoài ra, hiện vẫn chưa áp dụng được một cách hiệu quả kỹ thuật của tin học, viễn thám và các phương tiện truyền thông hiện đại vào dự báo, phát hiện sớm và thông tin về cháy rừng. Gần đây, PGS. TS. Vương Văn Quỳnh (2001) [6] đã nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả của cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên”. Tuy nhiên, đề tài chưa có tính đến yếu tố xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng. Đề tài mới chỉ nghiên cứu cho vùng U Minh và Tây Nguyên. 2.3.2. Nghiên cứu liên quan đến khả năng chịu lửa Theo Bế Minh Châu, “Nghiên cứu, lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy rừng ở tỉnh Yên Bái”, Khoa học công nghệ số 1- tháng 1/ 2009 [3], các loài cây có khả năng chịu lửa hiện nay được điều tra, phát hiện là có khả năng chống chịu lửa, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học liên quan tới khả năng chống, chịu của các loài cây lựa chọn, xác định tập đoàn loài cây có khả năng phòng chống cháy hiệu quả tại địa phương. Theo Nguyễn Đình Thành, (2008) [7]. Kết quả nghiêm cứu khả năng phòng cháy của một số loài cây có thể sử dụng tạo băng ngăn cản lửa tại Bình Định, ông tiến hành điều tra, phát hiện các loại cây có tính chịu lửa cao trên địa bàn tỉnh. Sau đó phân tích mẫu lá và vỏ cây trong phòng thí nghiệm, tiến hành lượng hóa và chuẩn hóa các tiêu chuẩn và so sánh lựa chọn loài cây 12 tối ưu có khả năng chống, chịu lửa, phòng cháy tốt trồng thành băng xanh và đai xanh ngăn lửa. 2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.4.1. Vị trí địa lý Xã Đông Quan là xã nằm ở phía bắc huyện Lộc Bình, có diện tích tự nhiên là 5739.17 ha. Tiếp giáp địa giới hành chính của xã gồm - Phía bắc giáp với xã Quan Bản vá xã Tú Đoạn - Phía nam giáp với xã Ái Quốc - Phía Đông giáp xã Lợi Bác, Sàn Viên,TT Na Dương - Phía Tây giáp xã Nam Quan, Nhượng Bạn, Minh Phát Qua địa bàn có tuyến đường tỉnh lộ 273 đi ra Thị Trấn Na Dương và các tuyến đường liên xã từ Đông Quan đi xã Minh Phát, Nam Quan Lợi Bác thuộc huyện Lộc Bình. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 5739.17 ha trong đó: + Đất nông nghiệp: 4743.91 ha chiếm 82.66 %. + Đất phi nông nghiệp: 136.34 ha chiếm 2.38%. + Đất chưa sử dụng: 858.92 ha chiếm 14.97 2.4.2. Địa hình Địa hình của xã nhìn chung không đồng nhất cao thấp xen kẽ nhau và độ chênh tương đối lớn, điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc điều tiết nước tưới và hình thành các vùng thâm canh, giao thông, thủy lợi Địa hình chủ yếu theo kiểu thung lũng, nơi cao nhất có cao độ 547, nơi thấp nhất có cao độ 275 Địa chất nhìn chung không đồng nhất, tại vùng đồi núi có lớp đất phủ bề mặt tử 0.5-3m hầu hết là đã kết von. Tại các vùng đồng ruộng có địa tầng như nhau: lớp đất màu 0.5-1.5m, lớp đất xét 1.5-2m
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng