Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng phát triển cây táo mèo tại xã nậm khắt huyện mù cang chải ...

Tài liệu đánh giá thực trạng phát triển cây táo mèo tại xã nậm khắt huyện mù cang chải tỉnh yên bái

.PDF
56
2298
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A TRẦU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY TÁO MÈO TẠI XÃ NẬM KHẮT, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Lâm nghiệp : Lâm nghiệp : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A TRẦU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY TÁO MÈO TẠI XÃ NẬM KHẮT, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khoá học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Lâm nghiệp : K43 - Lâm nghiệp – N01 : Lâm nghiệp : 2011 - 2015 : TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc học tập để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong khóa luận được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa Đàm Văn Vinh Sùng A Trầu XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên) i LỜI CẢM ƠN Để đánh giá quá trình học tập, cũng như chương trình đào tạo tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận “Đánh giá thực trạng phát triển cây táo mèo tại xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái”. Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc đến này khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành. Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Đàm Văn Vinh, cùng các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đàm Văn Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Hạt Kiểm Lâm Mù Cang Chải và cán bộ xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức và thời gian có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày …..tháng…năm 2015 Sinh viên Sùng A Trầu ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã ............................................................ 14 Bảng 2.2. Phân bổ diện tích các loại cây trồng hàng năm của xã .................. 15 Bảng 2.3. Thống kê ngành chăn nuôi ........................................................... 16 Bảng 4.1. Diện tích trồng Táo mèo qua các giai đoạn................................... 23 Bảng 4.2. Chất lượng sinh trưởng của cây Táo mèo ..................................... 27 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Táo mèo ............................... 28 Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của cây Táo mèo ................................................ 29 Bảng 4.5. Giá trị hiệu quả kinh tế trên 1 ha trồng cây Táo mèo ở các tuổi cây............................................................................................... 30 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha cây Táo mèo và cây Thảo quả ở tuổi thứ 6 ............................................................................................ 31 Bảng 4.7. Những yếu tố thuận lợi ................................................................. 32 Bảng 4.8. Những yếu tố khó khăn ................................................................ 34 Bảng. 4.9. Tiềm năng đất đai của xã để phát triển Táo mèo .......................... 36 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Cây Táo mèo trưởng thành ............................................................. 5 Hình 2.2. Cây Táo mèo 1 năm tuổi ................................................................. 6 Hình 2.3. Các loại quả Táo mèo ..................................................................... 7 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT Ký tự viết tắt Chú thích C : Chi phí sản xuất cm : centimet g GO : gam : Tổng thu H : Hiệu quả kinh tế ha : hecta IC : Chi phí kg : kilogam km : kilomet m : mét Q : Kết quả thu VA : Giá trị gia tăng v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT ............................................................... iv MỤC LỤC ..................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................. 2 Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4 2.1.1. Khái quát về cây Táo mèo .................................................................... 4 2.1.1.1. Đặc điểm chung ................................................................................. 4 2.1.1.2. Đặc điểm sinh thái ............................................................................. 8 2.1.1.3. Công dụng ......................................................................................... 8 2.1.1.4. Thành phần hóa học........................................................................... 9 2.1.1.5. Phân loại quả táo ............................................................................. 10 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .................................. 10 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 10 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 11 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ......................................................... 11 2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 11 2.3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 11 vi 2.3.1.2. Địa hình địa thế ............................................................................... 11 2.3.1.3. Khí hậu thủy văn ............................................................................. 12 2.3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng .................................................................... 13 2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 14 2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế ......................................................................... 14 2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................. 15 2.3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ........................................... 15 2.3.3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................. 17 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 3.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 21 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................. 21 3.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................ 21 3.4.1.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................. 21 3.4.1.3. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn ......................................... 21 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 22 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 23 4.1. Đánh giá thực trạng phát triển cây Táo mèo tại địa bàn xã Nậm Khắt ... 23 4.1.1. Quá trình phát triển cây Táo của xã Nậm Khắt ................................... 23 4.1.2. Kỹ thuật trồng cây Táo ....................................................................... 24 4.1.2.1. Kỹ thuật nhân giống trong vườn ươm .............................................. 24 4.1.2.2. Kỹ thuật trồng .................................................................................. 26 4.1.3. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Táo mèo tại xã Nậm Khắt .. 26 4.1.3.1. Tình hình sinh trưởng ...................................................................... 26 vii 4.1.3.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Táo mèo ... 28 4.2. Đánh gia hiệu quả kinh tế của việc trồng cây Táo mèo .......................... 29 4.2.1. Hiệu quả kinh tế Táo mèo theo cấp tuổi .............................................. 29 4.2.2. Hiệu quả kinh tế cây Táo mèo và cây thảo quả ................................... 30 4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn phát triển cây Táo mèo ................. 32 4.3.1. Nhưng yêu tố thuận lợi cho phát triển cây Táo mèo ............................ 32 4.3.2. Những khó khăn trong phát triển cây Táo mèo ................................... 33 4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây Táo mèo tại địa bàn xã Nậm Khắt ................................................................................................ 35 4.4.1. Mở rộng diện tích cây Táo .................................................................. 36 4.4.2. Các giải pháp hỗ trợ............................................................................ 37 4.4.2.1. Thâm canh tăng năng suất ............................................................... 37 4.4.2.2. Nâng cao chất lượng quả, chế biến, bảo quản quả............................ 38 4.4.2.3. giải pháp về chính sách .................................................................... 38 4.4.2.4. Giải pháp khuyến nông, khuyến lâm ................................................ 39 Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 40 5.1. Kết luận ................................................................................................. 40 5.2. Tồn tại ................................................................................................... 41 5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt II. Tài liệu tiếng Anh III. Tài liệu trang web PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lâm sản ngoài gỗ hiện nay có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Nó không chỉ có vai trò làm nguồn lương thực, thực phẩm mà còn tạo ra nhiều sản phẩm khác phục vụ cho đời sống con người, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định xã hội. Hiện nay đất nước ta đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế và xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho nên lâm sản ngoài gỗ ngày càng được chú trọng hơn, trong đó có cây Táo mèo hay còn gọi là cây Sơn tra. Cây Táo mèo là đặc sản của vùng Tây Bắc nước ta, bao gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, cây Táo mèo mọc tự nhiên,được trồng và phát triển ở độ cao trên 1000m. Cây Táo mèo Yên Bái là đặc sản của huyện Mù Cang Chải, tại đây cây Táo mèo không chỉ được trồng mà còn có cây mọc tự nhiên với một diện tích lớn phân bố rải rác ở nhiều xã trong huyện. Trong nhiều năm trở lại đây nhờ những lợi ích được khai thác từ cây táo mèo đã và đang từng bước góp phần tạo ổn định cho đời sống đồng bào người dân. Cây Táo mèo huyện Mù Cang Chải được trồng và phát triển mạnh ở một số xã như xã La Pán Tẩn, xã Lao Chải, xã Kim Nọi,… đặc biệt phát triển rất mạnh tại xã Nậm Khắt. Ở xã Nậm Khắt cây Táo mèo được người dân biết đến là cây mọc tự nhiên với diện tích lớn và có từ rất lâu. Trước đây người dân chưa biết khai thác và sử dụng quả Táo mèo nên người dân thường hái quả để ăn, chặt cây Táo để làm củi, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây những giá trị từ cây Táo mèo được phát hiện và đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho người dân tại địa phương. Do đó cây Táo 2 hiện nay được chú trọng và phát triển mạnh mẽ về diện tích cũng như chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên thực tế cho thấy các biện pháp chăm sóc, kỹ thuật trồng và phương pháp phát triển cây Táo mèo tại địa bàn chưa thật sự phù hợp và chưa được chú trọng nên hiệu quả trồng cây Táo mèo tại địa bàn chưa cao, chưa đặt được năng suất, chất lượng mong muốn. Từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng phát triển cây Táo mèo tại xã Nậm Khắt huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng trồng Táo mèo tại địa phương từ đó xác những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển loài cây này làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phát triển cây Táo mèo góp phần nâng cao thu nhập ổn định và cải thiện đời sống người dân một cách bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển của cây Táo mèo tại địa bàn nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Táo mèo trên địa bàn nghiên cứu. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc phát triển cây Táo mèo từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế của việc trồng Táo mèo tại địa phương. Đồng thời cải thiện và nâng cao hiệu quả của việc trồng Táo mèo tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu - Ý nghĩa trong học tập: + Giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức, hệ thống hoá kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức mà người học tiếp thu được trong quá trình học tập tại nhà trường vào thực tiễn, cọ sát học hỏi kinh nghiệm. Rèn luyện kỹ năng làm việc thực tế, kỹ năng làm việc và tiếp xúc với người dân và kỹ năng viết đề tài tốt nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên biết được những thiếu sót 3 của mình trong khi thực hiện đề tài và từ đó rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng và phát triển cây Táo mèo và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy hiệu quả kinh tế của cây Táo mèo tại địa phương. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái quát về cây Táo mèo 2.1.1.1. Đặc điểm chung - Tên Việt Nam: Táo mèo (Sơn tra) - Tên địa phương: chí tô di (mông, mèo) - Tên Latin: Docynia indica - Họ: Hoa hồng (Rosaceae) - Bộ: Hoa hồng (Rosales) - Nhóm: Cây gỗ vừa 5 Hình 2.1. Cây Táo mèo trưởng thành 6 Hình 2.2. Cây Táo mèo 1 năm tuổi 7 a. Táo bi c. Táo trung bình b. Táo má hồng d. Táo to Hình 2.3. Các loại quả Táo mèo - Hình thái: Cây gỗ cao 7-10 m, cành non có gai và lông nhung màu trắng, khi già nhẵn. Lá hình mũi mác dài 7-10cm, rộng 1,5- 2cm, khi non có 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá nguyên hoặc có răng cưa, lông nhung màu trắng ở mặt dưới, gân bên 6-10 đôi, phân chia tới tận mép lá; cuống lá dài 15- 20mm. Lá kèm hình mũi dùi, sớm rụng. Cụm hoa chùm 1-3 hoa hoặc hơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có. Đài có lông màu trắng với 5 8 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng, mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị 30-50. Bầu 5 ô, mỗi ô có 3-10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5, hàn liền với nhau ở gốc, có lông. Quả dạng quả Táo, hạt màu đen. 2.1.1.2. Đặc điểm sinh thái Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loài trong trảng cây bụi, ven đồi, ở độ cao trên 1000m. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt,chồi hoặc chiết cành. - Phân bố: + Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan. + Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Sơn La (BắcYên: Tạ Xùa Mường La), Yên Bái (Mù Cang Chải). - Địa hình: chủ yếu là đồi núi, với độ cao trung bình 1.200m-1.500m so với mực nước biển. + Độ ẩm: 80% + Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình là 18-200C 2.1.1.3. Công dụng - Giải khát: Quả Táo mèo là một loại quả giải khát rất tốt, cách ngâm quả Táo mèo giải khát như sau: Chọn loại quả nhỏ, hơi dẹt, má có màu phớt hồng, có màu trắng hoặc vàng trong ngâm sẽ thơm và có vị ngon đặc trưng của quả, sau đó rửa sạch, để ráo, phơi qua nắng, thái lát mỏng quả Táo theo chiều ngang, ngâm với đường. Cách chế biến nước Táo mèo rất đơn giản, chỉ cần mua loại quả chín, rửa sạch để Táo khô, ráo, bổ tư, để nguyên hột. Cứ 2 kg quả cho một cân đường, đựng vào lọ thuỷ tinh đậy kín. Sau 3 đến 6 tháng nước cốt sẽ có mầu 9 nâu vàng sóng sánh, vị ngọt dịu. Chiết nước này ra cốc, thêm chút nước lọc, đá là có thể thưởng thức được. - Hương liệu quả Táo mèo: có vị chua chua, chát chát, ngọt ngọt và mùi thơm rất đặc trưng giống như mùi loài hoa hồng dại. Uống nước táo mèo có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, kích thích tiêu hoá, ăn cơm ngon miệng. - Dược liệu: + Theo Y học cổ truyền, Táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. + Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ + Quả Táo mèo được dùng phổ biến trong Đông y, với nhiều tác dụng như làm thuốc bổ tỳ, vị, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, dễ tiêu chống đầy bụng, ợ chua, giúp tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, hạ mỡ máu, đại tiện xuất huyết, chữa toàn thân đau mỏi... dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc tán bột uống.[6]. 2.1.1.4. Thành phần hóa học Theo nghiên cứu của Đinh Thị Kim Chung (2007) [1] cho biết khối lượng trung bình của quả táo mèo tại 2 vùng Yên Bái và Lào Cai là 20,5 ± 0,5 g, nước chiếm tỷ lệ 84,6%, đường 4,81%, axit tổng số 1,47% và pH là 2,9. Theo kết quả khảo sát định tính dịch chiết từ quả Táo mèo thấy có đủ các 10 nhóm hợp chất như: Flavonoit, tannin, ankaloit, glycozit có tác dụng kháng khuẩn rất có hiệu quả. Giấm táo chứa axit malic, axit acetic, hàm lượng enzym cao rất tốt cho tiêu hóa. 2.1.1.5. Phân loại quả táo Theo kết quả điều tra được hiện nay tại xã Nậm Khắt quả Táo được chia thành các loại sau: Dựa vào kích thước quả người ta chia quả Táo thành: - Táo bi - Táo trung bình - Táo to Dựa vào mầu sắc: - Táo má hồng. - Táo có mầu vàng nhạt. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo nghiên cứu của M. C.Enright, H.Mc Kenzie (1997) [9], dịch lên men của quả Táo mèo có tác dụng chống lại một số vi khuẩn kháng kháng sinh (Moraxella catarrhalis) gây nhiễm đường hô hấp trên ở người. Các nhà dược lý Trung Quốc nghiên cứu tác dụng quả Sơn tra (Táo mèo) cho thấy Táo mèo có tác dụng cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim; làm hạ lipid huyết rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch. Theo Pôtguôcxki B.B (1951) và Checnưxep (1954), các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ cho thấy chế phẩm của Sơn tra (Táo mèo) làm tăng sự co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim; tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của các glucozit chữa tim.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng