Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường cao su điện biên, huyện điện biên, tỉnh điện biên​

.PDF
57
80
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LÊ THỊ MỸ HẢO “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CAO SU TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU ĐIỆN BIÊN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LÊ THỊ MỸ HẢO “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CAO SU TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU ĐIỆN BIÊN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp Hướng đề tài : Nghiên cứu Lớp : K47 - KTNN – N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hùng THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường, thực tập tại cơ sở và nghiêu cứu khoa học là rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiến sản xuất, nâng cao tay nghề cho mỗi sinh viên theo phương châm “học đi đôi với hành”. Sau thời gian tiến hành nghiên cức khoa học, để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa cũng nhưng các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trường thực tập đề tài. Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu Nhà Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng các bác, anh, chị trong nông trường cao su Điện Biên thuộc Công ty cổ phần cao su Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo đề tài. Cuối cùng em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Lê Thị Mỹ Hảo ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2017 ....................................................................... 21 Bảng 4.1: Tình hình lao động của nông trường cao su Điện Biên trong 2 năm 2017 – 2018 ............................................................... 33 Bảng 4.2: Tình hình sản xuất cao su của nông trường Cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 .................................................................... 35 Bảng 4.3. Kết quả hoạt động SXKD của Nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 .................................................................... 36 Bảng 4.4: Chi phí sản xuất của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 ...................................................................................... 38 Bảng 4.5 : Hiệu quả sử dụng lao động của nông trường Cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 .................................................................... 39 iii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 2 1.3.3. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4 2.1.1. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế .................................................................... 4 2.1.2. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế .......................................................... 8 2.1.3. Các quan điểm về HQKT. ............................................................................... 10 2.1.4. Khái niệm về năng suất, sản lượng và lợi nhuận ........................................... 12 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ................................................ 12 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 18 2.2.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh cao su trên thế giới ................................... 18 2.2.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh cao su ở Việt Nam .................................... 19 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 22 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 22 3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23 3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................ 24 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 26 4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ........................................ 26 iv 4.1.1. Vị trí địa lý, dân số .......................................................................................... 26 4.1.2. Khí hậu thủy văn ............................................................................................. 27 4.1.3. Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 27 4.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất cao su tại nông trường cao su Điện Biên ...... 29 4.2.1. Giới thiệu chung về nông trường cao su Điện Biên ........................................ 29 4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của nông trường ............................................................ 29 4.2.3. Tổ chức bộ máy của nông trường cao su Điện Biên ....................................... 30 4.2.4. Tình hình lao động của nông trường cao su Điện Biên ...................................... 32 4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất cây cao su của nông trường cao su Điện Biên .. 34 4.3.1. Hoạt động sản xuất của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 ................................................................................................ 34 4.3.2. Kết quả SXKD của nông trường cao su Điện Biên từ năm 2017-2018 .......... 36 4.3.3. Chi phí sản xuất của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 37 4.3.4. Hiệu quả kinh tế từ hoạt động SXKD cao su của nông trường cao su Điện Biên qua 2 năm 2017-2018 ................................................................... 39 4.4. Những thuận lợi và khó khăn của Nông trường cao su Điện Biên .................... 41 4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 41 4.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 41 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của nông trường cao su Điện Biên ....................................................................................................... 43 4.5.1. Áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất ......................................... 43 4.5.2. Phấn đấu giảm chi phí SXKD ......................................................................... 43 4.5.3. Tăng cường sử dụng và phát huy vốn kinh doanh .......................................... 44 4.5.4. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động ......................... 44 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 45 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 45 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 49 v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT - SXKD : Sản xuất kinh doanh - HQKT : Hiệu quả kinh tế - NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn - NN : Nông nghiệp - BVTV : Bảo vệ thực vật - UBND : Ủy ban nhân dân 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cao su là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở các nước trên thế giới như Thái Lan, Campuchia, Indonexia, Brazil…Ngoài giá trị về mặt kinh tế nó còn có tác dụng rất lớn về mặt sinh thái. Hiện nay, mủ cao su đã trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần đến cao su có thể kể đến các loại sau: Cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đến đó là cao su dùng để làm các ống ,băng chuyền,đệm giảm xóc,vật liệu chóng mài mòn, các trang thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao… Ở Việt Nam cao su đã trở thành cây trồng chủ lực,tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội. Thực hiện quyết định số 750/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tính đến năm 2018 toàn tỉnh Điện Biên trồng 5.000 ha cây cao su; trong hơn 3.700 ha thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên, hơn 1.200 ha thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé. Nông trường cao su Điện Biên là Chi nhánh Công ty cổ phần cao su Điện Biên, với nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su. Khi vườn cây của Nông trường đưa vào kinh doanh có thể khẳng định Cao su là loại cây có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, là cây thay đổi cơ cấu trong sản xuất của công nhân và người lao động trong Nông trường.Trong những năm gần đây cùng với sự biến động liên tục của các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất và sự biến đổi thất thường của thời tiết đã gây ra nhiều khó 2 khăn, bất lợi cho việc trồng, chăm sóc và kinh doanh cao su của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và nông trường cao su Điện Biên nói riêng. Xuất phát từ sự quan tâm đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Cao su tại Nông trường cao su Điện Biên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trường trong thời gian từ năm 2016-2018, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn cũng như những cơ hội, thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cao su, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của nông trường. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tình hình sản xuất chung tại Nông trường cao su Điện Biên. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây cao su tại Nông trường cao su Điện Biên. - Phân tích được các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất tại Nông trường cao su Điện Biên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu tham khảo giúp địa phương được chọn làm địa điểm thực tập xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất cây cao su. Có ý nghĩa thiết thực cho 3 quá trình sản xuất cây cao su tại địa phương và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. 1.3.3. Đóng góp mới của đề tài - Đánh giá một cách tương đối về HQKT của cây Cao su tại địa phương. - Đánh giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố: trình độ học vấn của chủ hộ, khoa học kỹ thuật tới HQKT của cây cao su. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (HQKT) là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đolường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sảnxuất của một hoạt động trong nền kinh tế. Theo Nguyễn Đức Dỵ [4]: “HQKT là mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ”. Khái niệm HQKT được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào? Như vậy, có thể hiểu HQKT là mức độ thành công của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Theo Samuelson và Nordhaus [21]: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác”. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả. Theo Phạm Ngọc Kiểm [9]: “HQKT phản ánh trình độ khai thác vàtiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản 5 xuất”. Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá HQKT theo chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Theo các tác giả Farrell [18], Coelli [16] và Ellis [17], Kalirajan [19] HQKT (EE – Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency). - Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Theo Koopman [20] một nhà sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản xuất ít hơn một số lượng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của quá trình sản xuất. Nó phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất. - Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. - HQKT (EE): HQKT được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (𝐸𝐸 = 𝑇𝐸 ∗ 𝐴𝐸). Sự khác nhau trong HQKT của các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 6 Colman và Young [3] cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chất của quá trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ thống kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân bổ và HQKT cho thấy mục đích của nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa. Khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường đặt mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực sao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào đầu ra sao cho tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, quan điểm HQKT này đã đánh giá tốt nhất trình độ sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Khái niệm HQKT đã khẳng định bản chất của HQKT trong hoạt động sản xuất là phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của HQKT, cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm kết quả và HQKT, phân biệt HQKT với các chỉ tiêu đo lường HQKT. Thứ nhất, về sự khác nhau giữa kết quả và HQKT: Kết quả và HQKT là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. HQKT là phạm trù thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất. Kết quả đạt được cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất có thể là khối lượng nông sản thu được, giá trị sản xuất, lợi nhuận. Nhưng những kết quả này không nói lên được nó được tạo ra bằng cách nào? Cách thức thực hiện ra sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng nhiều hay ít? Như vậy, nó không phản ánh được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả hay không? Các nguồn lực được sử dụng như thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể trong nông nghiệp ra sao? Để phản ánh được các câu hỏi này, kết quả sản xuất thu được phải được đặt trong mối quan hệ so sánh với chí phí đầu tư hoặc các 7 nguồn lực được sử dụng. Với điều kiện nguồn lực có hạn, quá trình sản xuất phải tạo ra được kết quả sản xuất cao. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất và HQKT cho biết được điều này. Thứ hai, về HQKT và chỉ tiêu đo lường HQKT: HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Trong khi đó, các chỉ tiêu đo lường HQKT chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng. Về mặt định tính, HQKT phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của các tổ chức hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành HQKT là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. HQKT chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến trúc. Với nghĩa này, HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Như vậy, trên góc độ định tính, HQKT thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao. Về mặt định lượng, HQKT có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất đạt được với chi phí bỏ ra. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, tài chính sẽ đo lường được HQKT. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của HQKT, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của HQKT. Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu đo lường HQKT sẽ cho biết sản xuất đạt ở trình độ nào và tìm ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả, giảm chi phí nhằm nâng cao HQKT. Như vậy, mục đích cuối cùng của đánh giá HQKT là để nâng cao HQKT và nâng cao HQKT được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướng tích cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. 8 2.1.2. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế Nội dung của HQKT có thể được hiểu như sau: - HQKT gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh ở những điều kiện cụ thể. Kết quả và HQKT là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp[12]. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp, hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Mức chi phí cho một kết quả có chấp nhận được không? Song HQKT và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường...do đó, khi đánh giá hiệu quả cần xem xét các yếu tố đó để có thể đưa ra kết luận phù hợp. - HQKT là quan hệ so sánh đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vốn, lao động, đất đai, khoa học, kĩ thuật...) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Trong sản xuất kinh doanh luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới hiểu được hao phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận được không? - Tính toán HQKT gắn liền với việc lượng hàng hóa các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm dịch vụ, công nghệ trong điều kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó HQKT có liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quy trình sản xuất 9 kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn: + Đối với yếu tố đầu vào Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí cố định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối. Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như: Bảng tin, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán được một cách chính xác. + Đối với yếu tố đầu ra Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm. HQKT với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá HQKT không dừng lại ở mức độ đánh giá mà còn bảng qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn [2010] Bản chất của HQKT: Theo quan điểm của Mác thì bản chất của HQKT xuất phát từ các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. HQKT là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và so sánh HQKT là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông hộ. Đối 10 với những hộ nông dân nghèo, đặt biệt là vùng kinh tế tự cung cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấy công làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả. Do HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa với các phạm trù và các quy luật kinh tế. Kết quả một hoạt động kinh tế không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị mà đồng thời nó tạo ra nhiều kết quả có ảnh hưởng chung và liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của con người. Để rút ra các nhận xét cụ thể chúng ta cần thiết phải phân định rõ các quan hệ về hiệu quả và HQKT[6]. 2.1.3. Các quan điểm về HQKT. Các quan điểm HQKT khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế. Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT: - Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm [1]. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi 11 tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộ có quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các yếu tố nguồn lực. - Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất. - Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền là rất quan trọng. - Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia , Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về HQKT, trong phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau: HQKT là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất [13] 12 2.1.4. Khái niệm về năng suất, sản lượng và lợi nhuận Năng suất: Là khối lượng thu được trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: tấn/ha; tạ/ha Sản lượng: là tổng khối lượng thu được Sản lượng = Năng suất x diện tích Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán [7] [11]. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - Các nhân tố bên ngoài 13 + Môi trường pháp lý "Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình , quy phạm kỹthuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp". Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó. Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động SXKD của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội. Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan