Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã bản lầu, huyện mường khương, tỉnh ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã bản lầu, huyện mường khương, tỉnh lào cai​

.PDF
59
91
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– THÀO DỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DỨA TẠI XÃ BẢN LẦU, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– THÀO DỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DỨA TẠI XÃ BẢN LẦU, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Lớp : K47 – KTNN – N02 Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TSDương Văn Sơn Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CAM ÐOAN Luận văn tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”. Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồngốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiêncứu đã đưa trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Khóa luận đã được giảng viên hướng dẫn xem và sửa. Thái nguyên, ngày…tháng… năm 2019 Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện đề tài PGS.TS. Dương Văn Sơn Thào Dủa XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu Của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế& PTNT, tôi đã tiến hành thực tập khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”. Qua đây tôi xin cảm ơn tới ban giám hiệu trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy,cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, giúp tôi có những kiến thức trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đoàn thể cán bộ UBND xã Bản Lầu đã quan tâm tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi thực tập tại địa phương. Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được. Tôi kính mong được sự góp ý của thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Thào Dủa iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng dứa thế giới 2015-2017 .................................................... 7 Bảng 2.2 Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam................................................... 8 giai đoạn 2016 – 2018 ....................................................................................... 8 Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây dứa ......................................... 23 tại xã Bản Lầu giai đoạn (2016- 2018) ........................................................... 23 Bảng 4.2.Kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dứa ..................................... 26 Bảng 4.3. Một số thông tin chung về các chủ hộ điều tra ............................... 28 Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất của ................................................ 29 các hộ điều tra (tính bình quân trên hộ) .......................................................... 29 Bảng 4.5. Sản xuất dứa của các hộ điều tra năm 2018 ................................... 30 Bảng 4.6.Chi phí sản xuất một ha dứa của các hộ điều tra ............................. 32 Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế sản xuất dứa phân theo nhóm hộ điều tra ........... 33 Bảng 4.8. Chi phí sản xuất cây ngô của các hộ điều tra tính trên 1 ha trồng ngô lai năm 2018 ............................................................................................. 35 Bảng 4.9.Chi phí sản xuất cây dứa của các hộ điều tra ................................. 36 tính trên 1 ha trồng dứa năm 2018 .................................................................. 36 Bảng 4.10. So sánh chi phí giữa dứa và ngô của các hộ điều tra .................... 37 trên 1 ha năm 2018 .......................................................................................... 37 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Ảnh đồi dứa anh Giàng Xóa thôn Cốc Phương ............................. 24 Hình 4.2. Cán bộ xã xem nông dân thu hoạch dứa tại thôn Na Lốc .............. 24 Hình 4.3. Kênh tiêu thụ dứa của xã Bản lầu ................................................... 27 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính BVTV Bảo vệ thực vật THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân BQ Bình quân LĐ Lao động KHCN Khoa học công nghệ TB Trung bình HQKT Hiệu quả kinh tế vi MỤC LỤC PHẦN 1MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ............................................................. 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập ............................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1.Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế ...................................................................... 4 2.1.2 Ý nghĩa ..................................................................................................... 4 2.1.3.Cơ sở lý luận về cây dứa .......................................................................... 4 2.2.Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 6 2.2.1.Tình hình sản xuất dứa trên thế giới ........................................................ 6 2.2.2.Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam ......................................................... 8 2.2.3.Tình hình sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 9 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 10 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 10 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10 3.1.3.Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 10 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10 3.2.1.Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .......................................................... 10 3.2.2.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 11 3.2.3.Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 12 vii 3.3.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 12 3.3.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của các hộ................. 12 3.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dứa ............................... 14 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 16 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu .. 16 4.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 16 4.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Bản Lầu ............................................... 17 4.2.Thực trạng sản xuất dứa trên địa bàn xã ................................................... 22 4.2.1.Tình hình sản xuất dứa trên địa bàn xã Bản Lầu ................................... 22 4.2.2.Cây dứa đối với nền kinh tế địa phương ................................................ 24 4.2.3.Tình hình sử dụng giống ........................................................................ 25 4.2.4.Tình hình sử dụng kĩ thuật chăm sóc và thu hái .................................... 25 4.2.5.Tình hình tiêu thụ ................................................................................... 27 4.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất dứa theo nhóm hộ điều tra ......... 28 4.3.1.Tình hình sản xuất chung của các hộ ..................................................... 28 4.3.2.Phân tích SWOT .................................................................................... 31 4.3.3.Hiệu quả kinh tế từ sản xuất dứa của hộ ................................................ 32 4.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dứa của các hộ điều tra ........................................................................................................ 38 4.3.5.Đánh giá hiệu quả xã hội........................................................................ 39 4.3.6.Đánh giá hiệu quả môi trường ............................................................... 40 4.4.Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế về cây dứa ................................ 41 4.4.1.Giải pháp về kĩ thuật .............................................................................. 41 4.4.2.Giải pháp về vốn .................................................................................... 41 4.4.3.Giải pháp về quản lý chính sách ............................................................ 41 4.4.4.Giải pháp về thị trường tiêu thụ ............................................................. 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 43 5.1.Kết luận ..................................................................................................... 43 viii 5.2.Kiến nghị ................................................................................................... 44 5.2.1.Đối với nhà nước .................................................................................... 44 5.2.2.Đối với cấp cơ sở ................................................................................... 45 5.2.3. Đối với các nông hộ .............................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người.Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất, nước phong phú. Điều kiện tự nhiên đó rất thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả. Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta, sản phẩm hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc tế dân cây ăn quả có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm của cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm của cây ăn quả ngoài sử dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến nước giải khát, đóng hộp. Nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người nông dân. Một trong những loại cây ăn quả đó là dứa. Dứa là cây ăn quả ngắn ngày, không kén đất, nên trồng đượccả ở vùng đồi núi và đồng bằng. Bản Lầu là một trong những xã trọng điểm trồng dứa của huyện Mường Khương, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho dứa sinh trưởng và phát triển tốt. So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu nhập khá 2 cao cho đồng bào dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Qua thống kê hiện nay trên địa bàn xã Bản Lầu có trên 600 hộ trồng dứa với diện tích 750 ha, năng suất bình quân từ 25 30 tấn/ha, diện tích cho thu hoạch hàng năm 500 ha, sản lượng đạt từ 1315.000 tấn, tổng trị giá đạt trên 70 tỷ đồng mỗi năm. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của xã Bản Lầu trong những năm vừa qua thì cây dứa là cây trồng đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với những cây trồng khác. Cây dứa đã và đang thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Vì thế tại xã các hộ dân cũng đã phát triển và nhân rộng mô hình trồng dứa ngày càng lớn và nhân rộng sang các xã giáp đó. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất chưa cao so với tiềm năng của cây trồng, năng suất và chất lượng chưa thực sự cao so với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, do ảnh hưởng của khí hậu, thị trường giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, sản xuất còn nhỏ lẻ, còn ảnh hưởng từ thời tiết và việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả. Để sản xuất thực sự có hiệu quả và vấn đề về thị trường đầu ra thì cần đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành. Từ những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất dứa đồng thời thấy được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng sản xuất dứa và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã. - Phân tích tác động của việc trồng dứa đến đời sống của người dân. - Tìm hiểu về nguồn phân phối và tiêu thụ dứa. 3 - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài cụ thể. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như việc trồng dứa nói riêng của xã Bản Lầu. Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây dứa nói riêng theo hướng tới phát triển bền vững. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.[6] 2.1.2. Ý nghĩa - Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu thể hiện lợi ích của người sản xuất, của nhà nước và người tiêu dùng. - Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp nông nghiệp, cho các hộ nông dân. Như vậy, hiệu quả kinh tế là vấn đề cả người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm. 2.1.3. Cơ sở lý luận về cây dứa 2.1.3.1. Khái niệm về cây dứa (Ananas comosus) Dứa, thơm hay khóm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananascomosus, là một loại quả nhiệt đới. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các mắt dứa. Quả dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng hoặc đồ hộp nước dứa, hoặc nước quả hỗn hợp. 2.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của cây dứa Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao(axit malic và axit xitric). Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao Một tài liệu khác cho biết: Trong 100g phần ăn được cho 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.. 5 Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. [5] 2.1.3.3. Đặc tính kỹ thuật của cây dứa Dứa là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác. Bởi vậy phát triển cây dứa cần có sự đầu tư hợp lý, loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây dứa: * Về nhân tố và điều kiện tự nhiên Nhiệt độ: Dứa thích ấm áp, nhiệt độ bình quân năm là 22-27 °C. Quá nóng và quá rét cây ngừng sinh trưởng. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 20 30oC. Rét 1-2 °C kéo dài cây dễ chết. Cây dứa ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, lượng mưa hàng năm 1200-1500mm là thích hợp. Ở nhiệt độ cao trên 32oC có thể làm cháy lá và vỏ quả. Về lượng mưa, cây dứa có thể trồng nơi lượng mưa thấp, 600-700 mm/năm với mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng mưa nhiều tới 35004000 mm/ năm. Quan trọng nhất là lượng mưa phân bố hàng tháng, khoảng 80-100 mm được coi là đầy đủ, không cần tưới thêm. Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Trồng dày, thiếu ánh sáng quả nhỏ, không ngọt. Nhóm dứa cayen là cây ngày ngắn, cây phân hóa mầm hoa khi gặp điều kiện độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn.Trong điều kiện đủ ánh sáng, năng suất và hàm lượng đường trong quả đạt được cao, vỏ quả bóng đẹp, dễ xuất khẩu quả tươi và chế biến; khi thiếu ánh sáng thì năng suất sẽ thấp, dứa có vị chua, hàm lượng đường trong quả thấp, vỏ quả có màu xám tối. Đất đai: Cây dứa không kén đất, đất đồi dốc, tráng nắng, dễ thoát nước. Đất phèn nhẹ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có thể trồng được. Độ chua thích hợp pH 4,5-5,5. Dứa là cây chịu hạn, chịu phèn. Nhóm dứa queen có khối lượng và độ lớn trung bình từ 500 – 900gram, bản lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép lá, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy 6 song song theo nhiều lá. Hoa có màu xanh hồng, mắt quả lồi, chịu vận chuyển, thịt quả màu vàng đậm, thơm đặc trưng, vị ngọt. Đây là nhóm dứa có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến ở nước ta và đại diện là các giống: dứa hoa, dứa tây, dứa Vitoria, khóm. Tuy vậy, nếu không được bón phân đầy đủ, nhất là phân hữu cơ, năng suất quả sẽ không cao. * Về nhân tố kỹ thuật: Giống:Nhân giống bằng chồi, chọn những chồi nách ở những khóm dứa xanh tốt, quả to cân đối. Chọn giống sạch bệnh, giống cây đã được tuyển chọn tốt. Phân bón: Riêng với Kali cây dứa yêu cầu nhiều nhưng nếu bón nhiều Kali lại thường dẫn đến bị thiếu Magiê cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết. Trong thời gian đầu sau khi trồng khoảng 5-6 tháng nhu cầu dinh dưỡng không lớn, chỉ khoảng 10% tổng số chất dinh dưỡng cây cần trong suốt chu kỳ sống. Sau khi cây đã mọc tốt, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng rất nhanh, đặc biệt là Kali (gấp 4-5 lần so với đạm). Ngoài ra, cây dứa cũng cần một số nguyên tố vi lượng khác như kẽm, sắt, Mangan, Đồng…. Nhưng các biểu hiện bị thiếu thường không rõ ràng. Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ cho cây dễ dàng phát triển. [5] 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất dứa trên thế giới Dứa là loại trái cây nhiệt đới được xếp thứ hai về tầm quan trọng trong sản xuất trái cây trên thế giới, sản lượng dứa toàn cầu năm 2017 ước tính đạt 25,9 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2016, do thời tiết bất lợi gây ra thiệt hại lớn ở Costa Rica, nhà sản xuất dứa chính trên thế giới. Điều này đánh dấu sự sụt giảm đáng kể trong tăng trưởng sản xuất toàn cầu so với mức tăng trung bình 3,6% hằng năm trong giai đoạn 2007-2016. Ước tính sản lượng dứa của Costa Rica năm 2017 chiếm khoảng 10% tổng sản lượng toàn cầu. Sản xuất dứa của quốc gia này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết khắc nghiệt gây gián đoạn vụ thu hoạch trong nửa đầu năm, khiến sản lượng giảm 7,5% so với 2016. Mùa mưa kéo dài đến tháng 12 năm 2016 dẫn đến sự chậm trễ ra 7 hoa của cây, tiếp đó là hạn hán vào tháng 1 và tháng 2 năm 2017, ảnh hưởng đến độ ngọt (brix) của trái dứa. Các nhà sản xuất dứa lớn khác bao gồm Braxin và Philippin, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng dứa toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Braxin, Trung Quốc và Ấn Độ chủ yếu tiêu thụ trái tươi ở thị trường nội địa do nhu cầu tiêu thụ nội địa cao và giá bán lẻ cạnh tranh. Trong khi đó, Thái Lan là nước sản xuất dứa chế biến hàng đầu phục vụ nhu cầu xuất khẩu dứa. Bảng dưới đây là bảng sản lượng dứa trên thế giới từ năm 2015 đến 2017 Bảng 2.1 Sản lượng dứa thế giới 2015-2017 ĐVT: Nghìn tấn Năm Nước 2015 Sản lượng CC(%) 2016 Sản lượng 2017 CC(%) Sản lượng CC(%) Thế giới 25928 47.72 25740 47.56 25888 47.77 Châu Á 11399 20.98 10944 20.22 11048 20.39 9486 17.46 9615 17.77 9515 17.56 Châu Phi 4753 8.75 4888 9.03 5032 9.28 Costa Rica 2772 5.10 2931 5.42 2712 5.00 Châu Mỹ La Tinh Nguồn: FAO ( 2017) Tổng diện tích cho thu hoạch trên thế giới năm 2015 là 25.928 nghìn tấn đến năm 2017 là 25.888 nghìn tấn, so sánh về diện tích cho thu hoạch của các nước năm 2017 ta thấy Châu Á là có năng suất lớn nhất 11048 nghìn tấn, chiếm 20,39 % sản lượng cho thu hoạch của thế giới, tiếp đến là Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, có sản lượng thu hoạch lần lượt là 9519 nghìn tấn, 5032 nghìn tấn và nước có diện tích nhỏ nhất là 2712 nghìn tấn. 8 Diện tích dứa cho thu hoạch các nước từ năm 2015 đến năm 2017 có phần giảm.Vùng châu Á được coi là quê hương của cây dứa, hầu hết các nước này đều trồng dứa. [3] 2.2.2. Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam Là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nghề trồng cây ăn quả. Ở Việt Nam cây dứa là một trong những cây ăn quả ngắn ngày có năng suất cao, dễ khai thác, được trồng ở nhiều nơi trong cả nước như Phú Thọ, Kiên Giang, Tiền Giang, Ninh Bình, Lào Cai,….Từ sản phẩm dứa bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm và có thu nhập cao. Bên cạnh đó góp phần tích cực vào cảnh quan môi trường sinh thái ở Việt Nam. Sản phẩm từ dứa chủ yếu được dùng để ăn tươi cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và một số được xuất khẩu sang nước khác. Bảng 2.2 Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Năng suất Năm Diện tích (ha) 2016 39.700 14,564 578.200 2017 40.500 13,936 564.400 2018 41.000 13,832 567.100 (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Nguồn: FAO(2017) Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng dứa tương đối lớn. Từ năm 2016, diện tích trồng dứa từ 39.700 ha, đạt 578.200 tấn, với năng suất bình quân 14,564 tấn/ha, đến năm 2018, diện tích trồng dứa là 41.000 ha, đạt 567.100 tấn với năng trung bình là 13,832 tấn/ha, giảm đi 0,732 ha, điều đó dẫn đến năng suất và sản lượng cũng giảm đi, năng suất từ 14,564 tấn/ha giảm xuống 13,832 tấn/ha, sản lượng cũng giảm từ 578.200 tấn xuống 567.100 tấn. Đây là nguồn thu nhập lớn cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam.[3] 9 2.2.3. Tình hình sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Xã Bản Lầu được biết đến là như một “thủ phủ’’của vùng sản xuất dứa của tỉnh Lào Cai. Cây dứa được du nhập vào địa bàn xã Bản Lầu từ những năm 1994, 1995 bằng con đường ngoại giao nhân dân giữa cư dân biên giới Việt Nam và cư dân biên giới Trung Quốc. Trong những năm đầu chỉ có một số hộ trồng, sau đó lan rộng đến các thôn giáp biên giới đến nay trên địa bàn xã hầu như 21/21 thôn đề có các hộ trồng dứa. Cây dứa được nhân trồng tập trung nhiều nhất là ở các thôn 7 thôn giáp biên giới và các thôn Na Mạ 1, Na Mạ 2, Na Nhung... Thời điểm được nhân dân trồng rộ nhất là trong các tháng 9, 10 và tháng 11 hàng năm, thời điểm cho thu hoạch từ tháng 1 cho đến tháng 5 hàng năm. Xuất phát từ khí hậu, thổ nhưỡng của Bản Lầu phù hợp cho điều kiện phát triển cây dứa, thị trường tiêu thụ khá ổn định, qua tìm hiểu, so sánh với các địa phương vùng đồng bằng, như Thanh Hóa, Ninh Bình...thì dứa Bản Lầu cho chất lượng thơm, ngon hơn vì vậy được các nhà máy sản xuất dứa Việt Nam cũng như thị trường Trung Quốc rất ưa thích. Qua thống kê hiện nay trên địa bàn xã Bản Lầu có trên 600 hộ trồng dứa với diện tích 750 ha, năng suất bình quân từ 25 - 30 tấn/ha, diện tích cho thu hoạch hàng năm 500 ha, sản lượng đạt từ 13-15.000 tấn, tổng trị giá đạt trên 70 tỷ đồng mỗi năm. Có thể khẳng định sau trên 20 năm kinh nghiệm canh tác cây dứa của người nông dân đến nay cây dứa thực sự đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo của xã Bản Lầu huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai không những vậy mô hình trồng dứa Bản Lầu được nhân rộng ra nhiều địa phương khác như các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh giáp ranh như: Lai Châu, Hà Giang...và được nhiều địa phương đến tham quan học tập kinh nghiệm.[4] 10 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế cây dứa. Đối tượng điều tra là các hộ nông dân trồng dứa tại xã. Về hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong 3 năm (2016 - 2018). 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được tập chung nghiên cứu tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Về thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận ngày 20/8/2018 đến ngày 21/12/2018 3.1.3. Nội dung nghiên cứu Thực trạng sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mương Khương, tỉnh Lào Cai Hoạch toán chi phí sản xuất, thu thập được và so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dứa và một số cây trồng khác tại địa phương Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại địa phương Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây dứa 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận vĩ mô Nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ dứa trên toàn địa bàn xã. Thu thập cả số liệu định tính và số liệu định lượng về sản xuất và tiêu thụ để có thể phân tích, đánh giá chính xác vai trò và giá trị của cây dứa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó rút ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất và tiêu thụ dứa, rút ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ dứa ở địa phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan