Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sản xuất cây lá khôi tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh th...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất cây lá khôi tại xã động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​

.PDF
77
93
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TRỊNH NGỌC BẢO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY LÁ KHÔI TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TRỊNH NGỌC BẢO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY LÁ KHÔI TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 – KTNN – N01 Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Hà Phương Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả sản xuất cây lá khôi tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là chuyên ngành của riêng bản thân tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài nghiên cứu này là trung thực. Các số liệu trích dẫn đã ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên,tháng 12 năm 2018 Tác giả khóa luận Trịnh Ngọc Bảo ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện. Qua quá trình thực tập giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và ứng dụng vào trong thực tế, đồng thời qua đó giúp nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực công tác cho sinh viên để có thể vững vàng khi ra trường và xin việc. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, giảng viên hướng dẫn Th.S.Đỗ Thị Haà Phương, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất cây lá khôi tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên’’.Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng tất cả các thầy – cô đã tận tình dìu dắt trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn tới giảng viên hướng dẫn cô giáo, giảng viên hướng dẫn Th.S. Đỗ Thị Hà Phương, em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ xã, UBND xã Động Đạt, Chủ tịch hội đông y,đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em khi em về địa phương thực tập và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin gủi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy – cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Sinh viên Trịnh Ngọc Bảo iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Nghĩa 1 BQ Bình Quân 2 ĐVT Đơn vị tính 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 LĐ Lao động 5 KT&PTNT Kinh tê và phát triển nông thôn 6 KH Kế hoạch 7 TTHC Thủ tục hành chính 8 GCN QSD Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất 9 GCN QSDĐ Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất đai 10 THCS Trung học cơ sở 11 NTM Nông thôn mới 12 VPHC Vi phạm hành chính 13 CPXD Cấp phép xây dựng 14 GPXD Giấy phép xây dựng 15 ATGT An toàn giao thông 16 BCĐ Ban chỉ đạo 17 TDTT Thể dục thể thao 18 BHYT Bảo hiểm y tế 19 TĐKT Thi đua khen thưởng 20 UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc 21 XDCB Xây dựng cơ bản 22 BVTV Bảo vệ thực vật 23 NVQS Nghĩa vụ quân sự 24 MN Mầm non iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Lý luận chung về mô hình....................................................................... 4 2.1.2. Đánh giá khuyến nông ............................................................................ 6 2.1.3. Hiệu quả ................................................................................................ 10 2.1.4. Khái niệm và đặc trưng vùng nông thôn ............................................... 15 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 16 2.2.1. Một số đặc tính nông học của cây lá khôi ............................................. 16 2.2.2. Giá trị kinh tế của cây lá khôi ............................................................... 17 2.2.3. Tình hình trồng cây lá khôi tại huyện Phú Lương ................................ 17 Phần 3 : ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 18 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................... 18 v 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 19 3.4.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 20 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 21 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Động Đạt....................................... 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Động Đạt ............................................ 22 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Động Đạt ảnh hưởng đến sản xuất........................................ 32 4.2. Thực trạng mô hình sản xuất lá khôi của xã qua 3 năm 2016 – 2018 ..... 33 4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình ...................................................................... 34 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ................................................. 34 4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình .................................................. 39 4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình sản xuất lá khôi ............... 45 4.4. Đánh giá tính bền vững của mô hình ....................................................... 49 4.5. Đánh giá khả năng nhân rộng mô hình .................................................... 51 4.6. Đánh giá những thuận lợi khó khăn khi thực hiện mô hình sản xuất khôi .... 52 4.6.1. Thuận lợi ............................................................................................... 52 4.6.2. Khó khăn ............................................................................................... 53 Phần 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY LÁ KHÔI TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT ............................................ 55 5.1. Định hướng............................................................................................... 55 5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất lá khôi ...... 56 5.2.1. Giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật .............................................. 56 5.2.2. Giải pháp về thủy lợi ............................................................................. 57 5.2.3 Giải pháp về vốn .................................................................................... 57 5.2.4. Giải pháp về thị trường ......................................................................... 58 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 58 TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 60 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Qua quá trình đổi mới và phát triển, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Các loại lá cây được dùng làm thuốc, một vấn đề cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết, do đó người nông dân có thể chủ động trong sản xuất, chọn lựa những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhu cầu của thị trường càng cao càng đòi hỏi sự đa dạng hóa của cây trồng, vật nuôi để phục vụ nhu cầu của trong nước và xuất khẩu, tăng hiệu quả kinh tế. Cây khôi được dùng rất phổ biến không chỉ trong chăn nuôi mà còn trong ngành công nghiệp thực phẩm vì giá trị và công dụng, và giá trị kinh tế của cây khôi mang lại.Cây khôi dễ trồng mà đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở miền núi phía Bắc. Cây Lá Khôi có tên khoa học là Ardisia silvestris, còn được gọi với một số tên khác như: Khôi nhung; Khôi trắng. Cây lá khôi chữa đau dạ dày là một loài thực vật thuộc họ anh thảo, cây nhỏ, có hoa, mọc thẳng đứng, cao khoảng 2 mét. Thân lá khôi rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá của cây lá khôi mọc tập trung ở đầu ngọn, lá mọc so le, phiến lá nguyên, mép lá có răng cưa nhỏ và mịn. Lá của cây thon dài từ 15 đến 40 cm, lá rộng từ 6 đến 10 cm. Lá mặt trên của cây có màu lục sẫm mịn, mặt dưới màu tím đỏ, gân lá nổi hình mạng lưới. Hóa của cây lá khôi mọc thành chùm, dài từ 10 – 15cm, có màu trắng pha hồng tím. Hoa của cây gồm có 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả khi chín có màu đỏ.Cây lá khôi là một loại cây thảo dược quý, là loại cây thuốc nam có giá trị dược liệu cao. Thành phần hóa học chính có trong cây lá khôi là Tanin. Một chất hóa học làm giảm độ acid của dạ dày, giảm đau, đặc biệt nó còn làm se vết loét, kích thích lên các tế bào da non và làm lành vết thương. Với công 2 dụng và giá trị dược liệu này nên cây lá khôi được dùng để chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… Ngoài việc sử dụng trong việc chữa bệnh đau dạ dày bằng cây lá khôi một cách riêng lẻ, thì cây lá khôi thường được dùng kết hợp với Bồ Công Anh, Khổ Sâm, Cam Thảo tạo thành những bài thuốc nam nhằm điều trị một số chứng bệnh như: kém ăn, trướng bụng, thẻ trạng yếu, mệt mỏi. Bài thuốc có chứa thành phần chủ đạo là cây lá khôi được để dùng điều trị bệnh đau dạ dày. Cây lá khôi đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ trong điều trị bệnh đau dạ dày, dùng cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Ở địa bàn xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều nông dân trồng khôi trong đó chủ yếu là khôi trắng và khôi nhung. Từ khi trồng khôi nguồn thu nhập và đời sống của người dân ở đây hoàn toàn được cải thiện. Giống khôi nghiên cứu là giống khôi của tỉnh Thái Nguyên, giống khôi này được người dân tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên gieo trồng từ rất lâu đời, được chọn giống, chăm sóc theo phương pháp thủ công, dựa trên kinh nghiêm truyền thống. Chính vì vậy mà theo thời gian giống khôi này ngày càng bị thoái hóa. Cây khôi có thật sư đem lại hiệu quả cao hay không? Và tại sao cây khôi mang lại nguồn thu nhập khả quan cho nông dân như vậy mà vẫn chưa được mở rộng diện tích canh tác? Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của mô hình và nhu cầu hoàn thành chương trình đào tạo của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất cây lá khôi tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng mô hình sản xuất lá khôi tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá mức độ tham gia của người dân đối với mô hình. 3 - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lá khôi tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương. - Phân tích tính bền vững của mô hình - Đánh giá khả năng nhân rộng của mô hình - Tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trong thực tiễn sản xuất. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với thực tế để có thêm kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức còn thiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật chuyên môn cũng như nghiệp vụ khuyến nông vào trong sản xuất. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra một số bảng tổng hợp về tình hình sản xuất lá khôi tại xã Động Đạt, rút ra những nhận xét hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất lá khôi. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình. 4 Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Lý luận chung về mô hình * Khái niệm mô hình Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu. Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu. Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế. Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu. Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng 5 cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau. Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu. * Mô hình sản xuất Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ nay đã được thay thế bằng những công cụ sản xuất hiện đại làm giảm hao phí về sức lao động trên một đơn vị sản phẩm, đó là mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại. Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong những nội dung kinh tế của sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các điều kiện sản xuất trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích ích kinh tế. * Mô hình trồng trọt Mô hình trồng trọt là mô hình tập trung vào các đối tượng cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, là mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cây trồng như: khôi, ngô, rau, khoai tây, lạc… 6 Mô hình trồng trọt giúp hoàn thiện quá trình nghiên cứu của nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp. Mà nông dân vừa là chủ thể sản xuất vừa là nhà thực nghiệm, đồng thời nông dân là đối tượng tiếp thu trực tiếp các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, và họ cũng là người truyền bá kỹ thuật này cho các nông dân khác cùng làm theo. Mô hình trồng trọt cần được thực hiện trên chính những thửa ruộng của người dân, trong đó người dân sẽ đóng vai trò chính trong quá trình thực hiện, còn nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông đóng vai trò là người hỗ trợ thúc đẩy để giúp nông dân thực hiện và giải quyết những khó khăn gặp phải. * Vai trò của mô hình Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của số liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống. Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có. 2.1.2. Đánh giá khuyến nông 2.1.2.1. Khái niệm đánh giá Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của mô hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu. 7 Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được. Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được. Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau: - Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định: + Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không. + Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thông qua các hoạt động đã chỉ ra. - Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống các kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể làm chậm tiến độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời. - Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê. - Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn. - Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động. 2.1.2.2. Các loại đánh giá Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3 loại chính như sau: * Đánh giá tiền khả thi Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mô hình, để xem xét xem liệu hoạt động hay mô hình có thể thực hiện được hay không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mô hình hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mô hình hay hoạt động có được đưa và thực hiện hay không. 8 * Đánh giá thực hiện - Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mô hình dài hạn. Tùy theo mô hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần. Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo. - Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mô hình hay hoạt động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện mô hình. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chết, nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho mô hình hay hoạt động khác. - Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai thực hiện các nội dung của mô hình hay nói cách khác là xét xem hoạt động có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào… - Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh phí chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều chỉnh và rút kinh nghiệm. - Đánh giá về tổ chức thực hiện:Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó. 9 - Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mô hình đã đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường. - Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình có thể áp dụng rộng rãi hay không, nếu có áp dụng thì cần diều kiện gì không. * Tổng kết Thông thường sau khi kết thúc một mô hình hay hoạt động, người ta tổ chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá về những thành công hay chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình sau này. 2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá * Khái niệm tiêu chí - Khái niệm tiêu chí:Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một mô hình nào đó. * Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá - Đối với các tiêu chí mang tính định lượng Là các tiêu chí đo đếm được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sử dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng vấn… cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường: sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng xuất cây trồng… 10 - Đối với các chỉ tiêu định tính Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc xác định các chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giám sát cũng như của người dân. * Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây: - Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục tiêu đã đề ra: diện tích, năng xuất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn… - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến nông: tổng thu, tổng chi, thu- chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn. - Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mô hình hay hoạt động khuyến nông đến đời sống, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến môi trường đất (sói mòn, độ phì, độ che phủ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bình đẳng giới,…). - Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt động khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân. 2.1.3. Hiệu quả 2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế * Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người. 11 - Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất. Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái quát hiệu quả kinh tế như sau: + Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lức sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung. Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến 12 động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi phí bỏ ra. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh giá theo những góc độ khác nhau. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ ra. Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. * Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế + Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu 13 của hộ. GO = ∑PiQi Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i + Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất. IC = ∑Ci Trong đó: Ci là khoản chi phí + Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức: VA = GO – IC Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó. + Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ rau. MI = VA – (A + T) Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ + Lợi nhuận: TPr = GO – TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí trong sản xuất +Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha) GO/sào hoặc GO/ha
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan