Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Đánh giá thái độ và thực hành 5k trong phòng chống dịch bệnh covid 19 của người ...

Tài liệu Đánh giá thái độ và thực hành 5k trong phòng chống dịch bệnh covid 19 của người dân tại xã hoa động, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng năm 2022

.PDF
66
1
131

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THỊ THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH 5K TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HOA ĐỘNG, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THỊ THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH 5K TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HOA ĐỘNG, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2022 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đinh Thị Thu Huyền NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các phòng ban của trường, phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giảng dạy và giúp tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin trận trọng cảm ơn các nhân viên y tế tại trạm y tế xã Hoa Động đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận tại cộng đồng. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng và hỗ trợ của người dân tại xã Hoa Động trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Đinh Thị Thu Huyền, người đã trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận này. Với sự nhiệt tình giảng dạy, theo dõi sát sao, chu đáo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, cô đã truyền đạt kinh nghiệm, động viên tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quãng thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Vũ Thị Thu Huyền ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài khóa luận: “Đánh giá thái độ và thực hành 5k trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2022” Em xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm túc. Các số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trong quá trình học tập và làm đề tài khóa luận, các tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích dẫn và chú thích rõ ràng. Nam Định, ngày 21 tháng 04 năm 2022 Sinh viên Vũ Thị Thu Huyền iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN ................................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 4 1.1.2. Các đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa bệnh ................................. 5 1.1.3. Thông điệp 5K ............................................................................................ 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 23 1.2.1. Các nghiên cứu về phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới .................. 23 1.2.2. Các nghiên cứu về phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam................ 24 Chương 2: THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HOA ĐỘNG, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.................................................................... 26 2.1. Giới thiệu về xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ......... 26 2.2. Thực trạng thái độ và thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ................ 26 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 26 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 27 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 27 2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................ 27 2.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu .................................................. 27 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 30 2.2.7. Đạo đức của nghiên cứu ............................................................................ 30 2.2.8. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 30 iv 2.3. Nguyên nhân các việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được.................... 41 2.3.1. Nguyên nhân của các việc đã thực hiện được ............................................ 41 2.3.2. Nguyên nhân của các việc chưa thực hiện được ........................................ 41 2.4. Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu.......................................................... 42 2.4.1. Ưu điểm .................................................................................................... 42 2.4.2. Nhược điểm .............................................................................................. 42 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP .................................................. 43 3.1. Đối với nhân viên y tế ..................................................................................... 43 3.2. Đối với người dân ........................................................................................... 43 Chương 4: KẾT LUẬN ............................................................................................. 45 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................ 45 4.2. Thái độ về phòng chống dịch COVID-19 ........................................................ 45 4.3. Thực hành về phòng chóng dịch COVID-19.................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU PHIẾU KHẢO SÁT v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT COVID-19 SAR-CoV-2 Coronavirus disease 2019 AN-QP An ninh - Quốc phòng App NCOVI Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân BHYT Bảo hiểm y tế CCCD Căn cước công dân CDC Center for Disease Control and Prevention CMND Chứng minh nhân dân CT Chỉ thị ĐHĐD Đại học Điều dưỡng ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội MERS-CoV Middle East respiratory syndrome coronavirus QR Quick response RNA Acid ribonucleic THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông ThS Thạc sỹ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTg Thủ tướng WHO World Health Organization vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................. 31 Bảng 2.2. Tiền sử đi cách ly vì nghi nhiễm COVID-19 .............................................. 34 Bảng 2.3. Phân loại cách ly người nghi nhiễm COVID-19 ......................................... 34 Bảng 2.4. Thái độ về phòng, chống dịch COVID-19 .................................................. 35 Bảng 2.5. Thái độ chung về phòng, chống dịch COVID-19 ...................................... 35 Bảng 2.6. Thực hành về đeo khẩu trang .................................................................... 36 Bảng 2.7. Thực hành chung về đeo khẩu trang ........................................................... 37 Bảng 2.8. Thực hành về khử khuẩn ............................................................................ 37 Bảng 2.9. Thực hành chung về khử khuẩn ................................................................. 38 Bảng 2.10. Thực hành về giữ khoảng cách ................................................................. 38 Bảng 2.11. Thực hành chung về giữ khoảng cách ..................................................... 39 Bảng 2.12. Thực hành về không tụ tập ...................................................................... 39 Bảng 2.13. Thực hành chung về không tụ tập ............................................................ 40 Bảng 2.14. Thực hành về khai báo y tế ...................................................................... 40 Bảng 2.15. Thực hành chung về đeo khẩu trang ......................................................... 41 vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình ảnh 1.1: Hình ảnh thông điệp 5K ......................................................................... 9 Hình ảnh 1.2: Hướng dẫn đeo khẩu trang tại nơi công cộng ....................................... 11 Hình ảnh 1.3: Hình ảnh hướng dẫn cách đeo khẩu trang ............................................ 12 Hình ảnh 1.4: Hình ảnh hướng dẫn thải bỏ khẩu trang ............................................... 13 Hình ảnh 1.5: Hình ảnh hướng dẫn tái sử dụng khẩu trang 870 .................................. 13 Hình ảnh 1.6: Hình ảnh quy trình rửa tay ................................................................... 15 Hình ảnh 1.7: Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn tại gia đình ........................................... 16 Hình ảnh 1.8: Hình ảnh mẫu số 1 tờ khai y tế với người ............................................ 20 Hình ảnh 1.9: Hình ảnh hướng dẫn khai báo y tế qua tokhaiyte.vn ............................. 21 Hình ảnh 1.10: Hình ảnh hướng dẫn khai báo y tế bằng mã QR ................................. 21 Hình ảnh 1.11: Hình ảnh hướng dẫn cài đặt ứng dụng Bluezone ................................ 22 Biểu đồ 2.1. Tiền sử bản thân (n=384) ....................................................................... 32 Biểu đồ 2.2. Tiền sử gia đình (n=384) ........................................................................ 33 Biểu đồ 2.3. Tiền sử sống gần nhà người đã mắc COVID-19 (n=384) ....................... 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ COVID-19 (Coronavirus disease 2019) là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính gây ra bởi một chủng vi rút corona mới SAR-CoV-2. Vi rút lây nhiễm trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (như giọt bắn, hạt khí dung, không khí) và qua đường tiếp xúc. Vi rút cũng có khả năng lây truyền cao tại các cơ sở y tế, những nơi đông người và ở không gian kín. Bên cạnh đó, vi rút liên tục biến đổi tạo ra nhiều biến thể khác nhau trên toàn thế giới làm cho khả năng lây lan mạnh và khó kiểm soát [9]. Theo Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19, tính đến ngày 24/04/2022, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là 509.044.782 ca, trong đó có 460.333.502 khỏi bệnh và 6.236.930 tử vong. Tại Việt Nam, tính đến 7h ngày 24/04/2022 có 10.554.689 ca nhiễm, 9.081.494 khỏi bệnh và 43.004 tử vong. Riêng thành phố Hải Phòng, số cả nhiễm là 118.972 ca, tử vong 135. Tại địa bàn xã Hoa Động có số ca nhiêm là 3564 ca, không có ca tử vong [14]. Trước sự xuất hiện đột ngột và phát triển nhanh chóng của đại dịch COVID-19, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành các biện pháp pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến [31]. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ làm hạn chế sự phát triển của dịch bệnh mà chưa có biện pháp cụ thể để ngăn chặn và dập tắt hoàn toàn dịch bệnh. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp giống như với các nước ở trên thế giới để hạn chế sự lây lan và ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch. Bên cạnh đó, nhờ có sự tích cực trong công tác tuyên truyền và sự phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ ngành và tinh thần quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, Việt nam đã bước dầu hạn chế và khoanh vùng dịch bệnh, thiệt hại về người ở mức thấp so với thế giới [33]. Hiện nay, Việt Nam đang dần chuyển sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để từng bước mở cửa nền kinh tế, tập trung phục hồi 2 và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đưa ra nội dung cụ thể về thông điệp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế) kêu gọi mỗi người dân cùng nhau thực hiện chung sống an toàn với đại dịch. Theo thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Thực hành tốt thông điệp 5K chính là “Lá chắn thép” để bảo vệ chúng ta trước đại dịch COVID-19” [17]. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận người dân gặp các khó khăn, bất tiện trong công việc, sinh hoạt, từ đó làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống bệnh chung của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá thái độ và thực hành 5k trong phòng chống dịch bệnh covid-19 của người dân tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2022” với hai mục tiêu như sau. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng thái độ và thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2022. 2. Đề xuất mới giải pháp nâng cao thái độ, thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 2022. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm bản chất là các bệnh nhiễm trùng, nhưng chỉ bao gồm những bệnh có đặc điểm lây truyền nhanh sang các cá thể xung quanh và có xu hướng gây thành dịch bệnh trong các cộng đồng dân cư [2]. Nhiều bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, bệnh thủy đậu có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin và rửa tay thường xuyên, kỹ lưỡng giúp bảo vệ hầu hết các bệnh truyền nhiễm [38]. 1.1.1.2. Khái niệm đại dịch Đại dịch có thể được định nghĩa "là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia, và thường ảnh hưởng đến rất nhiều người" [41]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) chia đại dịch thành 6 giai đoạn miêu tả quá trình một loại virus cúm mới nhiễm trùng vài người đầu tiên rồi phát triển thành dịch. Điều này bắt đầu chủ yếu là sự lây nhiễm ở động vật, với một vài ca động vật lây nhiễm qua người, sau đó đến giai đoạn virus bắt đầu phát tán trực tiếp giữa người sang người, và cuối cùng là dịch bệnh khi sự lây nhiễm phân bố trên toàn cầu [43]. 1.1.1.3. Khái niệm đại dịch Covid 19 Đại dịch COVID-19 [49] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 (virus Corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng), đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu [16]. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019 nCoV, là một loại virus RNA sợi đơn cảm nhận dương tính với tế bào biểu mô và hệ hô hấp, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Giống như người tiền nhiệm của nó, SARS-CoV, SARS-CoV-2 cũng thuộc chi betacoronavirus cùng với MERSCoV và thuộc họ Coronaviridae [37], [45]. 5 Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 09 tháng 01 năm 2020 [41]. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Biểu hiện lâm sàng của các triệu chứng COVID-19 bao gồm sốt, mệt mỏi, ho khan, khó chịu và khó thở [30]. Cho đến nay, căn bệnh này được đặc trưng bởi tỷ lệ mắc và tử vong cao [44] cùng với các bệnh khác. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020 [47], [48]. Ngày 23 tháng 01 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng [50]. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu" [36], [39]. 1.1.1.4. Khái niệm phơi nhiễm Phơi nhiễm là tình trạng con người hoặc động vật tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh trong tự nhiên, dẫn đến mắc các bệnh sau tiếp xúc qua đường hô hấp, da và niêm mạc, đường máu, trung gian truyền bệnh,… Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm, tình trạng nguồn bệnh, tình trạng miễn dịch của người phơi nhiễm [2]. 1.1.2. Các đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa bệnh 1.1.2.1. Lây truyền qua đường tiếp xúc Lây truyền qua đường tiếp xúc là kiểu lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện và được chia làm hai loại là lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp và lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp. Một là, lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp xảy ra khi các tác nhân gây bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người mà không qua các vật trung gian. Các phương thức lây truyền trực tiếp bao gồm: tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân truyền bệnh khi các cá thể tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể của người mang vi sinh vật gây bệnh; tiếp xúc trực tiếp qua da, niêm mạc, bộ phận cơ thể của hai cá thể, vi sinh vật được truyền từ người mang vi sinh vật gây bệnh tới cơ thể cảm thụ (người tiếp xúc). Kiểu lây nhiễm này thường xảy ra khi tiến hành các hoạt động chăm sóc người bệnh, giữa hai người bệnh với nhau. Hai là, lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp là lây nhiễm do tiếp xúc giữa cơ thể cảm thụ với vật trung gian đã bị nhiễm vi sinh vật gây 6 bệnh, thường là các dụng cụ, thiết bị y tế, bơm kim tiêm, quần áo đã bị nhiễm bẩn hoặc tay bẩn. Nhân viên y tế khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh mà không tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn sẽ làm lây nhiễm dụng cụ và thiết bị y tế. Nhiễm khuẩn với các bệnh nguyên qua đường máu xũng được coi là lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Phơi nhiễm với các bệnh nguyên đường máu xảy ra do kim hoặc do các vật sắc nhọn bị dính máu/ dịch tiết của người bệnh đâm phải hoặc do mắt, mũi, miệng, da không lành lặn tiếp xúc với máu/ dịch tiết của người bệnh. Ngoài ra, máu, chất tiết và chất bài tiết còn có thể từ môi trường và dụng cụ bị nhiễm truyền qua niêm mạc, da không lành lặn vào người bệnh và nhân viên y tế [15]. 1.1.2.1. Lây truyền qua giọt bắn Lây truyền qua giọt bắn xảy ra do những bệnh lây truyền qua những giọt phân tử hô hấp lớn (>5µm) tạo ra trong quá trình ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc trong một số thủ thuật lớn như hút rửa, nội soi. Sự lây truyền qua giọt bắn cần sự tiếp xúc gần giữa người bệnh và người nhận bởi vì những giọt bắn chứa vi sinh vật xuất phát từ người mang vi sinh vật thường chỉ di chuyển một khoảng ngắn trong không khí (<1m) và đi vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người kế [15]. 1.1.2.3. Lây truyền qua không khí Lây truyền qua không khí xảy ra do sự lây lan giữa những giọt nước bốc hơi trong không khí chứa tác nhân nhiễm khuẩn có kích thước phân tử nhỏ hơn (<5µm) phát sinh ra khi người bệnh ho hay hắt hơi. Vi sinh vật lan truyền theo cách này có thể phân tán rộng trong dòng không khí, có thể lơ lửng trong không khí lưu chuyển trong một thời gian dài. Vì thế chúng có thể bị hít vào hoặc tích tụ lại ở những vật chủ nhạy cảm trong cùng một căn phòng hoặc có thể phân tán đi đến một khoảng cách xa hơn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường [15]. 1.1.2.4. Các biện pháp phòng ngừa 1.1.2.4.1. Phòng ngừa chuẩn Phòng ngừa chuẩn là các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi người bệnh trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm khám, điều trị, chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi máu, dịch tiết và chất bài tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây truyền bệnh. Mục tiêu của phòng ngừa chuẩn là nhằm vào phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm chéo qua máu, dịch tiết cơ thể, chất tiết (trừ mồ hôi) cho dù chúng được nhìn 7 thấy có chứa máu hay không, da không lành lặn và niêm mạc. Coi tất cả máu, dịch sinh học, các chất tiết, chất bài tiết đều có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Phòng ngừa chuẩn là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất, nhằm hạn chế cả sự lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang môi trường, từ đó làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế, giảm phơi nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên y tế và tạo ra môi trường chăm sóc y tế an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế [15]. 1.1.2.4.2. Phòng ngừa dựa trên đường lây Phòng ngừa này áp dụng cho những người bệnh nghi ngờ có nhiễm những tác nhan gây bệnh quan trọng lây truyền qua tiếp xúc, qua không khí hoặc qua giọt bắn li ti. Ba phòng ngừa này có thể kết hợp với nhau cho những bệnh có nhiều đường lây truyền. Khi sử dụng đơn thuần hay phối hợp chúng phải được phối hợp với phòng ngừa chuẩn. Phòng ngừa lây truyền qua tiếp xúc bao gồm: Thực hành phòng ngừa chuẩn; Cho người bệnh nằm phòng riêng, nếu không có phòng riêng xếp người bệnh cùng phòng với người bệnh nhiễm cùng tác nhân gây bệnh; Mang găng sạch đi vào phòng, trong quá trình chăm sóc người bệnh cần thay găng ngay sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi khuẩn cao; Mang áo choàng và bao giày sạch không vô trùng khi vào phòng người bệnh và cởi ra trước khi ra khỏi phòng, sau khi đã cởi áo choàng và bao giày, chú ý không để quần áo chạm vào bề mặt môi trường hay những vật dụng khác; Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và rửa tay ngay bằng dung dịch khử khuẩn, sau khi đã tháo găng và rửa tay, không được sờ vào bất cứ bề mặt môi trường hay vật dụng nào trong phòng người bệnh; Hạn chế tối đa việc di chuyển người bệnh, nếu cần phải vận chuyển thì phải chú ý nguyên tắc phòng ngừa sự lây nhiễm do tiếp xúc; Thiết bị chăm sóc người bệnh nên sử dụng một lần cho từng người bệnh riêng biệt, nếu không thể phải chùi sạch và tiệt khuẩn chúng trước khi sử dụng cho người bệnh khác. Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn cho các người bệnh được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị nhiễm các mầm bệnh lây truyền qua các giọt hô hấp khi người bệnh ho, chảy mũi hoặc nói chuyện bao gồm: Thực hành phòng ngừa chuẩn; Cho người bệnh nằm phòng riêng, nếu không có phòng riêng xếp người bệnh cùng phòng với người bệnh nhiễm cùng tác nhân gây bệnh, có thể xếp chung với người bệnh khác nhưng phải giữ một khoảng cách xa thích hợp, tối thiểu trên 1m giữa các người bệnh; 8 Mang khẩu trang khi chăm sóc người bệnh; Hướng dẫn người bệnh tuân thủ thực hành vệ sinh hô hấp và khi ho, hắt xì hơi; Hạn chế tối đa vận chuyển người bện, nếu cần phải vận chuyển thì phải mnag khẩu trang cho người bệnh. Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí cho các người bệnh được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị nhiễm các mầm bệnh truyền qua đường hô hấp bao gồm: Kiểm soát nguồn nhiễm (sử dụng khẩu trang có hiệu lực lọc cao cho người bệnh); Thực hành phòng ngừa chuẩn; Cách ly người bệnh nằm phòng riêng, phòng cách ly có ít nhất 12 luồng khí trao đổi trong một giờ (≥12ACH/ giờ) hoặc tốt nhất là phòng có áp lực âm; Hướng dẫn người bệnh tuân thủ thực hành vệ sinh ho hấp khi ho và hắt hơi: Sử dụng khẩu trang có hiệu lực lọc cao như N95, N99,N100 và các phương tiện bảo vệ thích hợp khác cho nhân viên y tế khi vào phòng cách ly; hạn chế vận chuyển người bệnh, chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết và người bệnh phải mang khẩu trang có hiệu lực lọc cao khi ra khỏi phòng. [15]. 1.1.3. Thông điệp 5K “Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y Tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế với các nội dung chính: 9 Hình ảnh 1.1: Hình ảnh thông điệp 5K Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly. Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mắt bàn, ghế,..). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng. Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác. Không tụ tập: Không tụ tập nơi đông người. Khai báo y tế: Khi có dấu hiệu SỐT, HO, KHÓ THỞ gọi đường dây nóng 19009095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn. 10 Thực hiện khai báo trên App NCOVI, Cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ http;//www/bluezone/gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Hãy giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch COVID-19” [18]. 1.1.3.1. Khẩu trang Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo có 2 con đường cơ bản lây nhiễm của virus corana chủng mới (SARS-CoV2) là lây truyền trực tiếp qua việc tiếp xúc không bảo vệ với giọt tiết mũi họng từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp và lây nhiễm gián tiếp qua bề mặt trung gian đã nhiễm virus [9]. Vì thế, đối với người chưa bị bệnh, việc đeo khẩu trang là biện pháp ngăn chặn giọt bắn chưa virus xâm nhập vào đường hô hấp của chính mình. Còn với người đang trong giai đoạn ủ bệnh, đeo khẩu trang có tác dụng cản trở phát tán của virus ra ngoài. Trong trường hợp này, nếu không đeo khẩu trang, giọt tiết mũi họng chứa virus có thể bắn xa 2m, rất nguy hiểm cho những người xung quanh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân không nhất thiết phải đeo khẩu trạng mọi lúc mọi nơi vì có thể gây bí bách, khó chịu. Bộ Y tế cũng ban hành Hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng: - Đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng dựa trên cơ chế lây truyền trực tiếp từ người sang người theo đường hô hấp chủ yếu qua giọt bắn và nguy cơ lây lan dịch COVID-19: + Nơi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh: Cơ sở y tế; khu cách ly y tế tập trung; hộ gia đình, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế tại nhà hoặc đang theo dõi, giám sát y tế 14 ngày kể từ ngày có quyết định hoàn thành cách ly tập trung; nơi có người đi từ vùng dịch về. + Nơi có không gian kín: Quán bar; vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage), làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; trụ sở làm việc; khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn (theo quy định của Ban tổ chức hoặc người có thẩm quyền triệu tập. + Nơi tập trung đông người: Chung cư; trường học; nhà ga; bến xe; bến tàu; nhà chờ và trên phương tiện giao thông công cộng; trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch; chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu; đám tang, đám cưới, đám giỗ, đám hỏi, tiệc mừng; địa điểm tham quan, du lịch, vui chơi, 11 giải trí; khu tâm linh; sự kiện tập trung đông người trong nhà (rạp chiếu phim, rạp hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay,..), ngoài trời (sự kiện thi đấu thể dục thể thao, âm nhạc, mít tinh,..); khu vui chơi, rèn luyện sức khỏe, khu vực hoạt động ngoài trời (vườn hoa, công viên, quảng trường,…); điểm dừng khi tham gia giao thông. + Nơi có sự giao tiếp gần dưới 2 mét - Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. - Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô háp cấp, người đi từ vùng dịch trở về trong thời gian cách ly khi tiếp xúc gần với người khác bắt buộc đeo khẩu trang. - Người nhận thấy có nguy cơ bị lây nhiễm Covid phải đeo khẩu trang. Hình ảnh 1.2: Hướng dẫn đeo khẩu trang tại nơi công cộng * Cách đeo khẩu trang - Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng