Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi đáp án môn luật thương mại quốc tế...

Tài liệu đáp án môn luật thương mại quốc tế

.DOC
8
64448
153

Mô tả:

LÝ THUYẾT (xem giáo trình) Câu 1: So sánh chế độ GSP với chế độ tối huệ quốc? Câu 2: So sánh chế độ tối huệ quốc với chế độ đối xử công dân? Câu 3: Hãy phân tích mục đích mà các doanh nghiệp tiến hành bán phá giá? Mục đích của việc áp dụng thuế chống bán phá giá là gì? Câu 4: Khi quốc gia tham gia vào quan hệ thương mại với tư cách giống như thương nhân thì cầu lưu ý đến những vấn đề gì? NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI! GIẢI THÍCH 1. Chỉ những hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia mới được coi là thương mại quốc tế. SAI, vì ở trong lãnh thổ của 01 quốc gia cũng xảy ra hoạt động thương mại quốc tế, như hoạt động buôn bán ra vào khu vực chế xuất là phải đóng thuế, làm thủ tục hải quan (theo luật hải quan) đây là hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy TMQT trong nước giống như ở nước ngoài là hoạt động TMQT. 2. Chỉ những quốc gia có chủ quyền mới là chủ thể của luật thương mại quốc tế SAI, vì theo lý thuyết thì quốc gia phải có chủ quyền nhưng trong thực tiễn một số quốc gia không có chủ quyền nhưng vẫn tham gia Luật TMQT, như các nước Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan họ vẫn chính thức tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO. 3.Trong trường hợp chủ thể là quốc gia thì chỉ những quốc gia có chủ quyền mới có thể trở thành chủ thể của luật thương mại quốc tế. SAI, vì theo lý thuyết thì quốc gia phải có chủ quyền nhưng trong thực tiễn một số quốc gia không có chủ quyền nhưng vẫn tham gia Luật TMQT, như 1 các nước Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan họ vẫn chính thức tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO. 4.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết bằng văn bản. Sai, vì theo điều 11 công ước viên 1980 quy định “ hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng. Và theo khoản 2 điều 27 Luật Thương mại năm 2005 của VN quy định thì mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. 5.Khi xác định hành vi phá giá của một doanh nghiệp đã thỏa mãn các điều kiện thì một doanh nghiệp của nước nhập khẩu có thể khởi kiện doanh nghiệp bán phá giá đó. SAI, vì theo điều 5 hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (Hiệp định AD) thì một doanh nghiệp của nước nhập khẩu không thể khởi kiện được mà phải được sự ủng hộ 5 doanh nghiệp của nước nhập khẩu. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra. Vd: Giả sử ngành sản xuất mặt hàng A của nước B muốn kiện các nhà xuất khẩu Việt Nam vì đã bán phá giá mặt hàng A vào nước B. Nếu ngành sản xuất mặt hàng A của nước B có tổng cộng 5 nhà sản xuất (NSX), trong đó: 2 • NSX 1 sản xuất ra 9% tổng sản lượng nội địa A của nước B • NSX 2 sản xuất ra 5% tổng sản lượng nội địa A của nước B • NSX 3 và 4 sản xuất ra 15% tổng sản lượng nội địa A của nước B • NSX 5 sản xuất ra 56% tổng sản lượng nội địa A của nước B Nếu NSX 4 (15%) khởi kiện, các NSX 1 (9%), 2 (5%), 3 (15%) đều bày tỏ ý kiến về việc khởi kiện này và NSX 5 (56%) không có ý kiến gì thì: • Nếu NSX 2 (5%) ủng hộ, NSX 1 (9%) và 3 (15%) phản đối: tổng sản lượng của các NSX ủng hộ (NSX 4 và 2) là 20% nhỏ hơn so với 24% tổng sản lượng của các NSX phản đối (NSX 1 và 3) => Đơn kiện sẽ bị bác do không thoả mãn điều kiện i). • Nếu NSX 1 (9%) ủng hộ, NSX 2 (5%) và 3 (15%) phản đối: tổng sản lượng của các NSX ủng hộ (NSX 4 và 1) là 24% lớn hơn so với 20% tổng sản lượng của các NSX phản đối (NSX 2 và 3) nhưng lại nhỏ hơn 25% => Đơn kiện sẽ bị bác do thoả mãn điều kiện i) nhưng không thỏa mãn điều kiện ii). 6.Tất cả các tập quán thương mại đều là nguồn của luật thương mại quốc tế. SAI, vì không phải bất kỳ tập quán thương mại nào cũng được xem là tập quán thương mại quốc tế. Tập quán thương mại chỉ được xem là tập quán thương mại quốc tế với tư cách là nguồn của Luật Thương mại quốc tế khi nó thỏa mãn các điều kiện pháp lý như sau: tập quán thương mại quốc tế là thói quen trong thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, chỉ có một cách hiểu duy nhất, được áp dụng liên tục và được đa số các chủ thể trong thương mại quốc tế hiểu biết và chấp nhận. 7.Khi chủ thể là quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế giống như các thương nhân thì luôn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. ĐÚNG, nhưng để thuận tiện cho việc tham gia các quan hệ quốc tế thì thông thường các quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp. Có thể khi kí kết hợp 3 đồng trong trường hợp này tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp thì lúc đó quốc gia giống như một thương nhân, cá nhân. 8.Hàng hóa được hưởng GSP phải là những hang hóa có xuất xứ hoàn toàn trong nước hoăc có nguyên vật liệu được nhập khẩu nhưng đã qua quá trình gia công tái chế cần thiết. SAI, vì các điều kiện về hàng hóa được hưởng GSP còn có nguyên tắc ngoại lệ là nguyên tắc cộng gộp khu vực. Về cơ bản, điều kiện về hàng hóa phải có nguồn gốc xuất xứ tại nước được hưởng hoặc nhập khẩu nhưng đã trãi qua quá trình gia công tái chế cần thiết. Theo các chế độ của 1 số nước cho hưởng, quy tắc này đã được mở rộng để 01 số sản phẩm có thể được sản xuất và hoàn thiện tại 01 nước được hưởng từ các nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu từ những nước được hưởng nói trên, thì tất cả các nước được hưởng đều được coi là khu vực duy nhất cho mục đích xác định xuất xứ. Do đó, xuất xứ cộng gộp được đưa ra với phạm vi rộng và theo nhiều điều kiện khác nhau. VD: EU cho các nước ASEAN hưởng thì nguyên vật liệu của VN lấy của Singapor thì được xem là nguyên vật liệu của VN. 9.Khi quốc gia đã chấp nhận cho các cơ quan xét xử xét xử mình khi xảy ra tranh chấp thì quốc gia sẽ bị giàng buộc bởi các phán quyết cơ quan có thẩm quyền tài phán. Đúng, vì khi quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại với tư cách giống như là các thương nhân thì khi quốc gia đã chấp nhận cho các cơ quan xét xử xét xử mình khi xảy ra tranh chấp thì quốc gia sẽ bị giàng buộc bởi các phán quyết cơ quan có thẩm quyền tài phán. 10.Tất cả các trường hợp bán với giá thấp hơn 2% giá trị thông thường của sản phẩm và gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước sở tại đều được coi là hành vi phá giá và bị áp dụng thuế đối kháng. SAI, vì theo khoản 8 điều 5 hiệp định AD quy định điều kiện được coi là phá giá khi biên độ phá giá lớn hơn 2%, bán thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. 4 Trong trường hợp tổng sản phẩm xuất khẩu của 01 nước phá giá bằng tổng 3% so với tổng giá nhập khẩu cho dù bán phá giá 10% vẫn được. nhưng tổng số cácsản phẩm tương tự của những nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu. 11.Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa được áp dụng cho tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên chủ thể có quốc tịch ở các nước là thành viên của công ước. SAI, vì theo khoản 3 điều 1 Công ước viên 1980 quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của công ước này. 12.Theo công ước viên 1980 thì sự im lặng được coi như là sự đồng ý chấp nhận chào hàng. SAI, vì theo khoản 1 điều 18 công ước viên 1980 “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận. 13.Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị khi người được chào hàng chấp nhận toàn bộ chào hàng mà không đưa ra bất kỳ một sự sửa đổi nào. SAI, vì theo khoản 1 điều 19 Công ước viên 1980 thì một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng. 5 14.Một quốc gia bán phá giá với biên độ phá giá lớn hơn 2 % thì được coi là hành vi phá giá SAI, vì ngoài biên độ phá giá lớn hơn 2%, bán thấp hơn 2% của giá xuất khẩu và gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiêt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu thì mới được coi là hành vi phá giá. 15.Thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng cao hơn mức phá giá. SAI, vỡ theo khoản 3 điều 9 Hiệp định AD Mức thuế chống bán phá giá không đợc phép vợt quá biên độ bán phá giá đợc xác định theo nh Điều 2. 16.Một đề nghị được gửi tới nhiều người không xác định cũng được coi là một chào hàng SAI, vì theo khoản 2 điều 14 công ước viên 1980 Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại. 17.Theo công ước viên 1980, khi hủy bỏ hợp đồng các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. SAI, vì theo khoản 2 điều 81 công ước viên 1980 “Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc”. Vì vậy, khi hủy bỏ hợp đồng các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc. 18.Mức bồi thường thiệt hại theo công ước viên năm 1980 là toàn bộ những tổn thất do hành vi phạm hợp đồng gây ra. 6 SAI, vì theo điều 74 công ước viên 1980 “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu qủa của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu qủa có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết” 19.Theo hiệp định SMC thì mức trợ cấp cho phép chỉ là 1%. SAI, vì theo hiệp định SMC thì đối với các nước phát triên mức trợ cấp không quá 1%, các nước đang phát triển mức trợ cấp ≤ 2% và các nước kém phát triển thì mức trợ cấp ≤ 3% 20.Khi các bên không thỏa thuận áp dụng, điều ước quốc tế và luật của quốc gia không viện dẫn áp dụng thì tâp quán thương mại quốc tế sẽ không thể nào áp dụng đối với các chủ thể. ĐÚNG, vì theo Inconterms 2000 thì tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc các bên thực hiện khi họ thỏa thuận dẫn chiếu đến trong hợp đồng. 21.Sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng luôn có giá trị cao hơn các quy định trong tập quan thương mại quốc tế. ĐÚNG, vì theo Điều 12 của Incoterms 2000 thì các điều thỏa thuận riêng biệt có giá trị pháp lý cao hơn cả các điều giải thích trong Incoterm. Trên thực tế các điều khoản của Incoterms có thể không phù hợp với một số thói quen giao dịch đối với một số ngành nghề hoặc một số tập quan khu vực nào đó. Do vậy, trong một số trường hợp, trong quá trình giao kết hợp đồng các bên có thể thoat thuận dẫn chiếu đến tập quán của một ngành riêng biệt, tập quán của một địa phương hoặc những thực tiễn mà bản thân các bên đã tạo nên trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế trước đó của họ. 7 22.Chủ thể của luật thương mại trong nước là chủ thể của luật thương mại quốc tế. Sai , vì chủ thể của luật thương mại trong nước là thương nhân còn chủ thể của luật thương mại quốc tế là cá nhân, pháp nhân và quốc gia. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan