Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi đề sinh lớp 9 năm học 2013 2014...

Tài liệu đề sinh lớp 9 năm học 2013 2014

.DOC
6
160
90

Mô tả:

UBND HUYÊÊN HÒA BÌNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Đề gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYÊÊN NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (5 điểm): 1.1. Nêu nội dung và ý nghĩa quy luật phân li độc lập của Menđen. 1.2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen gồm những đặc điểm nào? 1.3. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây cà chua quả vàng. a) Lập sơ đồ lai từ P đến F2. b) Cho F1 lai phân tích thì kết quả được tạo ra như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? Câu 2: (5 điểm): 2.1. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra là xấp xỉ 1 : 1. 2.2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân? Câu 3: (5 điểm): 3.1. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Nói rõ những nguyên tắc đó? 3.2. Một phân tử ADN có 2400 vòng xoắn và có 23 % nuclêôtit loại Timin. Hãy xác định: a) Tổng số nuclêôtit và chiều dài của đoạn ADN. b) Tính tỉ lệ % của mỗi loại nuclêôtit của đoạn ADN trên. c) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn ADN. d) Khi đoạn ADN nhân đôi liên tiếp 4 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Câu 4: (5 điểm): a) Hãy nêu các đặc điểm của thể đa bội? b) So sánh điểm khác nhau giữa thường biến và biến dị tổ hợp? -----Hết----- 1 UBND HUYÊÊN HÒA BÌNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYÊÊN NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 Thời gian: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (5,0 điểm): 1.1.(1,5 điểm) - Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. (0,5đ) - Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập. + Là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh sản hữu tính (giao phối). (0,5đ) + Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. (0,5đ) 1.2. (1,0 điểm) Phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen có nội dung cơ bản: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. (0,5đ) - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. (0,5đ) 1.3. (2,5 điểm) a. Sơ đồ lai từ P đến F2 - Theo đề bài ta quy ước: gen A: quả đỏ gen a: quả vàng (0,25đ) - Kiểu gen của P: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen là AA. Cây cà chua quả vàng có kiểu gen là aa. (0,25đ) 2 - Sơ đồ lai: P: AA (quả đỏ) x aa (quả vàng) GP: A (0,25đ) a F1: 100 % Aa (kiểu hình 100 % quả đỏ) (0,25đ) - Ta cho F1 tự thụ phấn để thu F2. F1 x F1: Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ) GF1: A, a (0,25đ) A, a F2: 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng (75 % quả đỏ : 25 % quả vàng) (0,25đ) (0,25đ) b. Cho F1 lai phân tích: quả F1 quả đỏ (Aa) lai với quả vàng (aa) (0,25đ) Sơ đồ lai: P: Aa (quả đỏ) x aa (quả vàng) GP: A, a (0,25đ) a F1: 1Aa : 1aa Kiểu hình: 1 quả đỏ: 1 quả vàng (50% quả đỏ : 50% quả vàng) (0,25đ) Câu 2: (5,0 điểm): 2.1. (1,0 điểm) - Cơ chế xác định giới tính ở người: Ở người: con trai (nam) có cặp NST giới tính XY (0,25đ) con gái (nữ) có cặp NST giới tính XX - Khi giảm phân hình thành giao tử, con trai cho 2 loại giao tử (tinh trùng) X và Y, mỗi loại chiếm 50 %, con gái cho 1 loại giao tử (trứng) X. Nên khi thụ tinh có sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 tổ hợp XY và XX với tỉ lệ 1 : 1. (0,75đ) 2.2. (4,0 điểm) Những điểm giống nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân: - Đều xảy ra các kì phân bào: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. (0,25đ) - Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn…. (0,25đ) - Đều có sự nhân đôi NST ở kì trung gian. (0,25đ) 3 - Đều là cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST của loài. (0,25đ) Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân: (3 đ) (so sánh mỗi ý đúng 0,5 đ) Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (2n) - Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n), thời kì chín - Xảy ra 1 lần phân bào. - Xảy ra 2 lần phân bào. - Không xảy ra sự tiếp hợp của NST. - Có xảy ra sự tiếp hợp của NST vào kì đầu. - Ở kì giữa NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. - Ở kì giữa NST xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo (lần phân bào 1). - Có sự phân li đồng đều của NST về 2 cực của tế bào. - Có sự phân li độc lập của các NST kép tương đồng về 2 cực của tế bào. - Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) con (2n NST). - Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) (n NST). 2 tế bào 4 tế bào con Câu 3: (5,0 điểm): 3.1. (1,0 điểm) - ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa. (0,25đ) - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại. (0,5đ) - Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch cũ của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. (0,25đ) 3.2. (4,0 điểm) a) Tổng số nuclêôtit và chiều dài của đoạn ADN. Trong phân tử ADN, mỗi vòng xoắn có chứa 20 nuclêôtit, khoảng cách giữa các cặp nuclêôtit là 3,4 A0 (0,25đ) - Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN là: N = C x 20 = 2400 x 20 = 48000 (Nu) (0,25đ) 4 - Chiều dài của đoạn ADN là: N L= x 3,4 A0 = 2 48000 2 x 3,4 A0 = 24000 x 3,4 A0 = 81600 (A0) (0,5đ) b) Tỉ lệ % của mỗi loại nuclêôtit của đoạn ADN trên Theo đề bài: T = 23 % Theo NTBS: A = T = 23 % Theo NTBS: T + X = 50 %  X = 50% – T % = 50 % – 23 % = 27 % (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) Vậy tỉ lệ: T = A = 23 % X = G = 27 % (0,25đ) c) Số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn ADN. Ta có: A  T  23%.48000  11040(Nu) 100% (0,5đ) GX 27%.48000  12960(Nu) 100% (0,5đ) d) Số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp khi gen tự nhân đôi 4 lần: A = T = (24 – 1) x 11040 = 15 x 11040 = 165600 (Nu) (0,5đ) G = X = (24 – 1) x 12960 = 15 x 12960 = 194400 (Nu) (0,5đ) Câu 4: (5,0 điểm) a) Các đặc điểm của thể đa bội + Chỉ xuất hiện ở thực vật, không tìm thấy ở động vật. (0,5đ) + Tế bào lớn vì tăng số lượng NST => do vậy các cơ quan, bộ phận của thể đa bội có kích thước lớn dễ nhận thấy bằng mắt thường. (0,5đ) + Thể đa bội sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao, năng suất và phẩm chất tốt. Do vậy người ta thường gây đột biến đa bội thể để tăng năng suất cây trồng. (0,5đ) + Trong các dạng đa bội, thể đa bội chẵn tạo giao tử bình thường nên có thể sinh sản hữu tính. Thể đa bội lẻ vì rối loạn cơ chế phân li NST trong giảm phân nên không tạo giao tử được và nếu có thì giao tử có sức sống yếu, không tham gia thụ tinh nên chỉ có thể sinh sản vô tính. (1đ) 5 b) Điểm khác nhau giữa thường biến và biến dị tổ hợp. (2,5đ) (so sánh mỗi ý đúng 0,5 đ) Thường biến - Không di truyền Biến dị tổ hợp - Di truyền được - Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi vật chất di truyền. - Biến đổi kiểu hình do tổ hợp lại các vật chất di truyền hay do tương tác gen. - Do tác động trực tiếp của điều kiện môi trường. - Do sự phân li tổ hợp NST => phân li tổ hợp trong giảm phân, tương tác hay do tác động qua lại giữa các gen. - Phát sinh trong đời sống cá thể, đồng loạt và định hướng. - Giúp sinh vật thích nghi nên có vai trò gián tiếp trong chọn giống và tiến hóa. - Xuất hiện ở các thế hệ sau, ở từng cá thể, theo nhiều hướng. - Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. Là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa. -----Hết----* Ghi chú: Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan