Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 8 đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 8...

Tài liệu đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 8

.DOC
6
69
111

Mô tả:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2011 - 2012 Môn: Sinh Học 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) A. KHUNG ĐỀ MA TRẬN (CHO CẢ 2 MÃ ĐỀ) Tên chủ đề Chủ đề 1: Khái quát về cơ thể người Nhận biết Thông hiểu 50% hàng = 1 điểm Số ý: 2 ý Chủ đề 2: Vận động Chỉ ra được các điểm tiến hoá của bộ xương người (hệ cơ) thú. 20% tổng số 0% hàng = 0 điểm điểm = 2 điểm Số câu: 1 câu 75% hàng = 1,5 điểm Số ý: 4 ý Chủ đề 3: Tuần hoàn 0% hàng = 0 0% hàng = 0 điểm điểm Chỉ ra được hướng tiến hóa của hệ vận động theo dạng thích nghi 0% hàng = 0 15% hàng = điểm 0,5 điểm Số ý: 2 ý Nêu được các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch (Đề ra biện pháp rèn luyện hệ tim mạch) 20% tổng số 0% hàng = 0 điểm điểm = 2 điểm Số câu: 1 câu 0% hàng = 0 điểm Các giai đoạn hô hấp Chủ đề 5: Tiêu hoá 100% hàng = 0% hàng = 0 2 điểm điểm Số ý: 4 ý Hoạt động Cơ chế trao trao đổi khí đổi khí 20% tổng số 25% hàng = 0,5 0% hàng = 0 điểm điểm = 2 điểm điểm Số câu: 1 câu Số ý: 3 ý 20% tổng số điểm = 2 điểm Số câu: 1 câu Tổng số câu: 5 câu = 10 điểm (100%) Vận dụng cấp độ cao Cấu tạo của nơron Chức năng của nơron thần kinh (Cấu tạo (Chức năng của tế của tế bào) bào) 20% tổng số 50% hàng = 1 điểm điểm = 2 điểm Số ý: 4 ý Số câu: 1 câu Chủ đề 4: Hô hấp Vận dụng cấp độ thấp 50% hàng = 1 25% hàng = điểm 0,5 điểm Số ý: 2 ý Số ý: 1 ý Hoạt động tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng (Dạ dày) 0% hàng = 0 điểm 100% hàng = 2 điểm Số ý: 4 ý 0% hàng = 0 0% hàng = 0 điểm điểm Số ý: 7 ý = 1,5 điểm (15%) Số ý: 10 ý = 4,5 điểm (45%) Số ý: 6 ý = 3 điểm (30 %) Số ý: 3 ý = 1 điểm (10%) B. ĐỀ RA: ĐỀ I Câu 1: (2điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của một nơron điển hình? Câu 2: (2điểm) Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú theo hướng nào? Hãy chỉ ra những điểm tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú? Câu 3: (2điểm) Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? Câu 4: (2điểm) Hãy trình bày sự tiêu hoá thức ăn diễn ra tại khoang miệng? Câu 5: (2điểm) Để hệ tuần hoàn hoạt động tốt cần bảo vệ cơ thể tránh những tác nhân có hại nào cho tim mạch? C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (2điểm) * Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo: - Thân của nơron: Hình sao, chứa nhân (0.25đ) - Sợi nhánh: Gồm nhiều sợi ở xung quanh thân (0.25đ) - Sợi trục: Gồm 1 sợi dài (0.25đ) - Trên sợi trục có các bao Miêlin bao bọc và cuối sợi trục có các Xináp. (0.25đ) * Học sinh nêu được chức năng cụ thể: - Cảm ứng: Sgk (Trang 20) (0.5đ) - Dẫn truyền: Sgk (Trang 20) (0.5đ) (Nếu học sinh nêu được 2 chức năng mà không nói cụ thể cho 0.5 điểm) Câu 2: (2điểm) * Học sinh nêu được hướng tiến hoá: - Bộ xương tiến hoá theo hướng đứng thẳng và đi lại bằng hai chân. (0.25đ) - Bộ xương tiến hoá theo hướng lao động bằng hai tay (0.25đ) * Học sinh chỉ ra được các điểm tiến hoá: - Xương cột sống có 4 điểm cong: dạng hình 2 chữ S xếp chồng lên nhau (0.5đ) - Xương chi phân hoá: + Xương tay nhỏ, nhiều xương như xương gót phát triển (0.25đ) + Xương chân to, khoẻ. (0.25đ) - Xương bàn chân cong hình vòm, xương gót phát triển (0.25đ) - Xương lòng ngực dẹp theo hướng lưng bụng …. (0.25đ) Câu 3: (2điểm) * Học sinh nêu được 3 giai đoạn của hô hấp: (0.5đ) - Sự thở (Sự thông khí ở phổi) - Sự trao đổi khí ở phổi - Sự trao đổi khí ở tế bào * Học sinh nêu được sự trao đổi khí ở phổi: - Cơ chế: Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (0.5đ) - Cụ thể: + Khí CO2 khuếch tán từ máu vào trong không khí của phế nang (0.5đ) + Khí O2 khuếch tán từ không khí chủ phế nang vào máu (0.5đ) Câu 4: (2điểm) * Học sinh nêu được: - Tiêu hoá lý học: + Nhờ có răng, lưỡi và tuyến nước bọt tiết nước bọt thức ăn được nhai, nghiền đảo đều và thấm đều nước bọt. (0.5đ) + Thức ăn được làm mềm, nhão ra, nhỏ ra, thấm đều nước bọt và tạo ra những viên thức ăn dể nuốt. (0.5đ) - Tiêu hoá hoá học: + Trong nước bọt có 1 loại enzim Amilazs có tác dụng với thức ăn tinh bột chín(0.5đ) + Một phần thức ăn tinh bột chín dưới tác dụng của Amilaza biến đổi thành đường đôi Mantôzơ (0.5đ) (Học sinh viết sơ đồ cũng cho điểm tối đa) Câu 5: (2điểm) * Học sinh nêu được các tác nhân: - Tim phải đập nhanh liên tục và kéo dài đẻ dẫn tới suy tim (0.5đ) - Tránh các nguyên nhân làm cho tim tăng nhịp không mong nuốn và có hại như: + Khuyết tật tim (hẹp, hở van tim …) (0.25đ) + Bị xốc mạnh (Sốt cao, mất máu, sợ hãi …) (0.25đ) + Sử dụng chất kích thích. (0.25đ) - Do bị tăng huyết áp và kéo dài (0.25đ) - Do virút, vi khuẩn, độc tố gây hại cho tim, màng tim, cơ tim. (0.25đ) - Do ăn có nhiều mỡ động vật có hại cho hệ mạch (0.25đ) ĐỀ RA: ĐỀ II Câu 1: (2điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của một tế bào điển hình? Câu 2: (2điểm) Sự tiến háo của hệ cơ người so với hệ cơ thú theo hướng nào? Hãy chỉ ra những điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú? Câu 3: (2điểm) Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra như thế nào? Câu 4: (2điểm) Hãy trình bày sự tiêu hoá thức ăn diễn ra tại dạ dày? Câu 5: (2điểm) Để hệ tuần hoàn hoạt động tốt cần rèn luyện hệ tim mạch như thế nào? ĐÁP ÁP - BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (2điểm) * Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo: - Màng sinh chất: Là lớp ngoài của chất tế bào đặc lại (0.25đ) - Chất tế bào: Chứa các bào quan (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể) (0.25đ) - Nhân tế bào: Có màng nhân và nhiều nhân con, dịch nhân chứa ARN (0.25đ) * Chức năng: - Học sinh nêu được chức năng của các phần theo (Sgk trang 11) (1.0đ) - Học sinh nêu được chức năng cơ bản 3 phần cho (0.75 đ) Câu 2: (2điểm) * Học sinh nêu được hướng tiến hoá: - Hệ cơ người tiến hoá theo hướng đứng thẳng và đi lại bằng hai chân. (0.25đ) - Hệ cơ người tiến hoá theo hướng lao động bằng hai tay (0.25đ) * Học sinh chỉ ra được các điểm tiến hoá: - Cơ tay phân hoá thành nhiều nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau (0.25đ) - Giúp tay cử động linh hoạt, thực hiện nhiều động tác phức tạp (0.25đ) - Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. (0.25đ) - Cơ chân lớn, khoẻ, cử động theo hướng gấp duỗi chân (0.5đ) - Ngoài ra cơ vận động lưỡi và cơ nét mặt phát triển và phân hoá. (0.25đ) Câu 3: (2điểm) * Học sinh nêu được 3 giai đoạn của hô hấp: (0.5đ) - Sự thở (Sự thông khí ở phổi) - Sự trao đổi khí ở phổi - Sự trao đổi khí ở tế bào * Học sinh nêu được sự trao đổi khí ở tế bào: - Cơ chế: Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (0,5đ) - Cụ thể: + Khí O2 khuếch tán từ máu vào tế bào (0.5đ) + Khí CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu (0.5đ) Câu 4: (2 điểm) *Học sinh nêu được: - Tiêu hoá lý học: + Nhờ cơ dày và khoẻ thức ăn được nghiền bóp nhào trộn thấm đều dịch vị . (0.5đ) + Thức ăn được làm mềm, nhão nhuyễn và loãng ra. (0.5đ) - Tiêu hoá hoá học: + Trong dịch vị có 1 loại enzim Pepsin có tác dụng với thức ăn Prôtêin (0.5đ) + Thức ăn Prôtêin dưới tác dụng của enzim Pepsin trong môi trường axit Clohidric bị biến đổi thành từng đoạn ngắn Peptit (3 - 10 axit amin) (0.5đ) (Học sinh viết sơ đồ cũng chi điểm tối đa) Câu 5: (2 điểm) * Học sinh nêu được các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: - Thường xuyên luyện tập TDTT một cách đều đặn, vừa sức (0.5đ) - Khi luyện tập TDTT cần phải nâng dần cường độ luyện tập để tăng khả năng hoạt động của hệ tim mạch. (0.5đ) - Luyện tập TDTT phải lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khoẻ bản thân. (0.5đ) - Kết hợp thường xuyên xoa bóp ngoài da để máu lưu thông được tốt. (0.5đ)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan