Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Giáo án chủ đề địa lý 6 kì 2, chủ đề biển và đại dương (có bảng mô tả)...

Tài liệu Giáo án chủ đề địa lý 6 kì 2, chủ đề biển và đại dương (có bảng mô tả)

.PDF
20
55
146

Mô tả:

1. Kiến thức - Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau. - Giải thích được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương đó là: sóng biển, thủy triều và dòng biển. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển. - Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. - Phân biệt được dòng biển nóng, dòng biển lạnh được biểu hiện trên bản đồ, kể tên được 1 số dòng biển chính. 2. Kĩ năng - Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh. - Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn. - Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ. -Nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. - Nhận thức được mối quan hệ giữa dòng biển nóng và lạnh với khí hậu nơi nó đi qua. 3. Phẩm chất: - Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương. Phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương. - Yêu quý Trái Đất – môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường. - Ý thức bảo vệ tự bảo vệ mình bằng việc trang bị kiến thức khi đi tắm biển để tránh đuối nước. 4. Năng lực hình thành -Năng lực chung
CHỦ ĐỀ: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Thời lượng dạy học: 2 tiết. Tiết PPCT: 30,31 (Bao gồm Bài 24và cả bài 25 ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau. - Giải thích được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương đó là: sóng biển, thủy triều và dòng biển. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển. - Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. - Phân biệt được dòng biển nóng, dòng biển lạnh được biểu hiện trên bản đồ, kể tên được 1 số dòng biển chính. 2. Kĩ năng - Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh. - Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn. - Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ. Nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. - Nhận thức được mối quan hệ giữa dòng biển nóng và lạnh với khí hậu nơi nó đi qua. 3. Phẩm chất: - Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương. Phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương. - Yêu quý Trái Đất – môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường. - Ý thức bảo vệ tự bảo vệ mình bằng việc trang bị kiến thức khi đi tắm biển để tránh đuối nước. 4. Năng lực hình thành -Năng lực chung +Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. +Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực chuyên biệt + Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Benghê-la. 1 + Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh. + Quan sát, phân tích hình ảnh để tìm hiểu sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương; năng lực đọc lược đồ, bản đồ; năng lực đọc bảng số liệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ tự nhiên thế giới. các dòng biển trên thế giới - Tranh ảnh về sóng, thủy triều, biển. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS: - Dụng cụ học tập. - Bút màu. - Sưu tầm tranh ảnh về biển. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Dung thấp cao 1.Độ muối Đánh giá được độ Giải thích Liên hệ được của nước muối của nước nguyên nhân độ muối ảnh biển và đại biển và đại làm cho độ muối hưởng đến dương dương. của các biển và hoạt động sản đại dương không xuất kinh tế giống nhau của con người. 2.Vận động Giải thích được Giải thích được Liên hệ được Hiểu được của nước ba hình thức vận nguyên nhân ảnh hưởng tầm quan biển và đại động của nước sinh ra sóng của các vận trọng của dương. biển và đại dương biển, thủy triều động đến đời biển, có ý là: sóng biển, và dòng biển. sống của con thức bảo vệ thủy triều và dòng người. môi trường biển. biển. Thực hành Trình bày được Giải thích được Xác định Có ý thức nơi bắt nguồn ảnh hưởng của được dòng bảo vệ tự của dòng biển dòng biển nóng biển nóng và bảo vệ mình nóng và lạnh và lạnh đối với lạnh trên bản bằng việc khí hậu vùng đất đồ trang bị kiến liền xung quanh thức khi đi tắm biển để tránh đuối nước. 2 IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI BÀI TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Các Các câu hỏi kiểm tra đánh giá yêu cầu cần đạt của chủ đề Nhận 1/ Khi nói đến biển em nghĩ ở đó có các yếu tố gì? biết 2/ Độ muối của vùng biển Việt Nam là bao nhiêu 3/ Sóng là gì 4/Thủy triều là gì. Thủy triều có mấy loại? 5/Dòng biển là gì? Hãy đọc tên dòng biển nóng, lạnh cho và chỉ được trên bản đồ (dòng biển Gơn-xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Benghê-la...) Thông 1/Nguyên nhân sinh ra sóng? hiểu 2/Nguyên nhân sinh ra thủy triều? 3/ Ứng dụng của thủy triều trong thực tế 4/Nguyên nhân sinh ra dòng biển 5/ Dựa vào đâu chia dòng biển nóng, dòng biển lạnh? xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la...) Vận dụng /Giải thích vì sao nước biển lại mặn? 2/ Giải thích vì sao biển Hồng Hải lại mặn hơn biển Ban-tích 3/Tại sao lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới? Tìm hiểu những khu vực có dòng biển nóng, dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu như thế nào. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau - Giải thích được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương đó là: sóng biển, thủy triều và dòng biển. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển. 2. Kĩ năng - Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh. 3 - Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương. Phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương. 4. Năng lực hình thành -Năng lực chung +Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. +Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực chuyên biệt + Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Benghê-la. + Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ tự nhiên thế giới.. - Tranh ảnh về sóng, thủy triều, biển. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. - Sưu tầm tranh ảnh về biển. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. (1p’) 2. Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới. A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh và định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung bài mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề 3. Phương tiện: Video 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV cho học sinh nghe bài hát “Bé yêu biển lắm”. (https://tinyurl.com/yycqkjg7). Qua bài hát vừa nghe, chúng ta có thích đi chơi biển không nào? Các bạn hãy mô tả về những điều chúng ta biết về biển? Bước 2: Học sinh trả lời. Bước 3: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐỘ MUỐI CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 4 1. Mục tiêu: Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương. Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau 2. Phương pháp dạy học: + Nêu và giải quyết vấn đề + Sử dụng biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi 3. Phương tiện: - Bảng số liệu, sự phân bố độ muối trên các biển - Bản đồ thế giới. - Hình ảnh vùng biển Việt Nam 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động dạy và học Nội Dung *Bước 1: - Khi nói đến biển em nghĩ ở đó có các yếu tố gì? Gợi ý sự khác nhau giữa biển và hồ về độ lớn, tính chất của nước. - Giải thích vì sao nước biển lại mặn? HS quan sát số liệu so sánh độ muối giữa các biển và nhận xét tại sao có sự khác nhau đó. Giáo viên giải thích thêm độ muối là tỉ lệ của muối có trong nước biển (lấy ví dụ pha nước chanh: trong nước chanh có thêm muối, đường, chanh Bảng số liệu: phân bố độ muối trên các biển Biển Ban tích 15% Biển Đông 33 Biển Đỏ( Hồng Hải) 41 Biển Chết(Tử Hải) 290 Các đại dương 35 + Dọc theo xích đạo 34,6 + Dọc theo chí tuyến 36,8 - Tại sao độ muối của vùng chí tuyến cao hơn những vùng khác? HS trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức. HS xác định các vị trí biển Ban – Tích (châu Âu), biển Hồng Hải,...trên bản đồ thế giới 5 ? Giải thích vì sao biển Hồng Hải lại mặn hơn biển Ban-tích (Phụ thuộc vào lượng nước đổ ra biển, độ bốc hơi) *Bước 2: - Độ muối của vùng biển Việt Nam là bao nhiêu? Tại sao lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới? GV mở rộng về lượng mưa, sông ngòi ở Việt Nam có ảnh hưởng đến độ muối của vùng biển nước ta và sự thay đổi theo mùa. Liên hệ: sản xuất muối ở Cà Ná – Ninh Thuận Mở rộng: hình ảnh độ muối ở biển Chết Nằm giữa Jordan, Palestine và Israel, - Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau, trung bình 35‰ - Nguyên nhân: tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Nước Biển Chết mặn hơn gấp 9,6 lần so với nước biển thường, với nồng độ muối NaCl và các khoáng chất khác 6 kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời của thế rất cao.(Trên bờ có nhiều muối tích giới này thu hút hàng nghìn du khách tụ) muốn thả mình nổi trên mặt biển đọc báo HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sự vận động của nước bireenr và đại dương(7 phút) 1. Mục tiêu - Mô tả được hoạt động của sóng biển. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra sóng biển. - Liên hệ thực tế để tìm hiểu thêm các ứng dụng của sóng biển. - Mô tả được hoạt động của thủy triều và dong biển - Giải thích được nguyên nhân sinh ra thủy triều và dong biển - Liên hệ thực tế để tìm hiểu thêm các ứng dụng của thủy triều và dong biển 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Nêu và giải quyết vấn đề - Sử dụng lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh. - Hoạt động cá nhân, nhóm 3. Phương tiện - Hình ảnh sóng biển, thủy triều, dòng biển - Một số tranh ảnh về hoạt động của con người. - Bản đồ các dòng biển trong đại dương Thế Giới 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV- HS Nội dung Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sóng biển Bước 1: Dẫn dắt vấn đề về giúp học sinh mô a. Sóng biển: tả chuyển động của sóng biển. - Là hình thức dao động tại chỗ - Các em đã bao giờ đi tắm biển chưa? của nước biển và đại dương - Nếu bạn nào đi rồi, hãy cho cô biết em làm - Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. cách nào để không bị nước biển bắn vào mặt Động đất ngầm dưới đáy biển sinh (HS trả lời bằng nhiều phương án, giáo viên ra sóng thần. lưu ý để dẫn dắt các em người ta thường chờ khi con sóng đến gần thì nhún lên, cơ thể chúng ta sẽ lên theo con sóng giải thích sóng là dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng). - Giáo viên có thể lấy thêm hình ảnh cánh đồng lúa dập dờn trong gió giống như sóng biển trong khi cây lúa không di động để nhấn mạnh sóng biển dao động theo chiều thẳng 7 đứng; chỉ đến khi gần bờ gặp bờ biển mới chuyển động theo chiều ngang. Hiện tượng sóng từ ngoài khơi xô vào bờ mà chúng ta nhìn thấy chỉ là ảo giác, thực tế sóng chỉ là vận động tại chỗ của nước theo chiều thẳng đứng . Bước 2: Nguyên nhân sinh ra sóng ? Sóng là gì và nguyên nhân sinh ra sóng? Hs ghi sản phẩm cá nhân vào giấy nhớ, Gv thu một số sản phẩm để xem và chốt lại kiến thức cho hs. Nguyên nhân: Gió, núi lửa, động đất Bước 3: Gv chốt vấn đề và mở rộng các ứng dụng của sóng biển vào thực tiễn. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về Thủy triều và dòng biển Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm nhỏ và giao phiếu học tập cho các em. Nhóm 1, 2: - Quan sát H.62, 63 nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ? - Thủy triều là gì. Thủy triều có mấy loại? Nhóm 3,4: - Nguyên nhân sinh ra thủy triều? - Ứng dụng của thủy triều trong thực tế Nhóm 5,6: - Dòng biển là gì? Nguyên nhân? - Hãy đọc tên dòng biển nóng, lạnh cho và chỉ được trên bản đồ (dòng biển Gơn-xtrim, Cưrô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la...) Nhóm 7,8: - Dựa vào đâu chia dòng biển nóng, dòng biển lạnh? xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la...) - Dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua? Bước 2: HS thảo luận trong thời gian 4 phút. Bước 3: Giáo viên gọi các nhóm trình bày, b.Thủy triều - Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. - Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. c. Dòng biển (hải lưu) - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. - Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới - Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao. - Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng 8 nhóm cùng nội dung bổ sung; nhóm khác nội dung tham gia góp ý, phản biện,…; riêng các nhóm 5,6 phải xác định các dòng biển trên bản đồ. Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức qua hình ảnh và mở rộng. ● Liên hệ thực tế: vĩ độ thấp Bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc trên sông Bạch Đằng được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đại phá quân Nam Hán. Hiện nay có hai bãi cọc được phát hiện - Bảo vệ tổ quốc: đánh thắng quân Nguyên 3 lần trên sông Bạch Đằng - Liên hệ biến đổi khí hậu - Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận. Cần tạo ra điện từ nguồn năng lượng thủy triều thay thế cho nguồn nguyên liệu hoá thạch. - Biển và đại dương có vai trò rất lớn trong đời sống, nhưng hiện nay hiện tượng ô nhiễm biển đang ở mức báo động, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? - Muốn bảo vệ biển chúng ta phải làm gì? Tích hợp lồng ghép giáo dục và kĩ năng sống cho học sinh: Cẩn thận khi đi tắm biển và hạn chế ô nhiễm môi trường và khai thác hợp lý bảo vệ tài nguyên biển 9 Dao động mực nước khi thủy triều lên Hệ thống năng lượng thủy triều ở và xuống Strangford Lough (Bắc Ireland). 10 Nhà máy điện thủy triều La Rance ở Pháp Các nhà máy điện thủy triều lợi dụng cột nước giữa đỉnh và chân triều của biển. Nhà máy điện thủy triều ở cửa sông Rance vùng Bretagne (Pháp) vận hành từ năm 1966 và hiện vẫn là nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới. Tuabin hai chiều của nhà máy đã sản ra 4% lượng điện của cả vùng. Nhà máy điện thủy triều chỉ có hiệu quả khi chênh lệch lớn giữa đỉnh và chân triều. Tổng công suất điện thủy triều trên thế giới năm 2008 là 300MW. https://tinyurl.com/y674leb6 C. Hoạt động luyện tập (5’) 1. Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học 2. Phương pháp dạy học: Học sinh làm việc nhóm nhỏ, hình thức trò chơi Mảnh ghép 11 3. Phương tiện: Bộ Mảnh ghép 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1. Giao nhiệm vụ, quy định luật chơi, mỗi bàn được phát 1 bộ thẻ, thời gian 3 phút - Bước 2: HS chơi trò chơi -Bước 3: GV nhận xét và cho điểm với nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học 1. Mục tiêu: vận dụng để giải quyết một số vấn đề. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Động não, giao việc 3. Phương tiện: Gv chuẩn bị vấn đề 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: - Yêu cầu hs học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sgk. - Tìm nguyên nhân hướng chảy của các dòng biển - Tìm hiểu những khu vực có dòng biển nóng, dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu như thế nào. - Đem theo bút màu Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 2- Bài 25: THỰC HÀNH: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂNTRONG ĐẠI DƯƠNG 12 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. - Phân biệt được dòng biển nóng, dòng biển lạnh được biểu hiện trên bản đồ, kể tên được 1 số dòng biển chính. 2. Kĩ năng - Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ. Nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. - Nhận thức được mối quan hệ giữa dòng biển nóng và lạnh với khí hậu nơi nó đi qua. 3. Thái độ: - Yêu quý Trái Đất – môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường. - Ý thức bảo vệ tự bảo vệ mình bằng việc trang bị kiến thức khi đi tắm biển để tránh đuối nước. 4. Năng lực hình thành -Năng lực chung +Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. +Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực chuyên biệt + Quan sát, phân tích hình ảnh để tìm hiểu sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương; năng lực đọc lược đồ, bản đồ; năng lực đọc bảng số liệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ tự nhiên thế giới, các dòng biển trên thế giới - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. - Bút màu. - Chuẩn bị trước bài học ở nhà III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới. A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Kể tên được các đại dương, các lục địa trên trái đất. 13 - Định hướng nội dung bài học. - Tạo hứng thú cho học sinh vào bài mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: trò chơi/ tia chớp 3. Phương tiện: không có 4. Tiến trình hoạt động + Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh trong thời gian 1 phút liệt kê được các đại dương, các lục địa trên trái đất. + Bước 2: HS xung phong kể tên, giáo viên chọn ngẫu nhiên các học sinh theo hàng ghế hoặc theo dãy bàn, mỗi học sinh chỉ được kể một đại dương/lục địa + Bước 3: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới . B. Hình thành kiến thức mới 35’ TÌM HIỂU VỀ SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG .1.Mục tiêu: - Kể tên được các đại dương và các lục địa ra trên thế giới; xác định trên bản đồ. - Xác định được phương hướng và vị trí của các dòng biển trên bản đồ. - Nhận xét được hướng của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trên thế giới. - Xác định được nhiệt độ của các địa điểm trên hình 65 - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phân chia công việc và hợp tác hiệu quả 2.Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Hoạt động nhóm; khai thác kiến thức từ bản đồ; phim ảnh, hình minh họa - Trò chơi “ cuộc đua kỳ thú” 3. Phương tiện: - Phiếu học tập – Lược đồ trống các dòng biển trên thế giới; phiếu học tập/ bạn trình chiếu các trạm từ 1 đến 5 - Bút nhiều màu 4. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV- HS Nội dung - Bước 1. GV Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-5 học sinh); phổ biến luật chơi cho các em: ● Một nhóm học sinh có một phiếu học tập là Các em có tổng cộng 5 trạm; thời gian và yêu cầu của mỗi trẻ thể hiện rõ trong từng trạm. ● Các em cần phải phân chia nhiệm vụ rõ ràng, em làm thư ký có nhiệm vụ biết vào trong phiếu 14 học tập; các em còn lại quan sát yêu cầu trên từng trạm và thực hiện. ● Cần có sự hợp tác của tất cả thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. ● Sau 5 trạm, giáo viên sẽ tổng hợp nội dung, các em sẽ chấm chéo bài cho nhau. một lược đồ trống 15 - Bước 2. TRẠM 1- ĐIỀN TÊN CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG - Bước 3. TRẠM 2- TÔ MÀU CÁC DÒNG BIỂN THEO YÊU CẦU Nhóm 1: dòng biển nóng – Bắc Bán cầu Nhóm 2: dòng biển nóng – Nam Bán cầu Nhóm 3: dòng biển lạnh – Bắc Bán cầu Nhóm 4: dòng biển lạnh – Nam Bán cầu (nếu lớp đông thì chia thành 2 cụm (8 nhóm) - Bước 4. TRẠM 3- VIẾT TÊN CÁC DÒNG BIỂN ĐÃ TÔ Ở TRẠM 2 - Bước 5. TRẠM 4- HOÀN THÀNH THÔNG TIN THEO BẢNG Nhóm 1: dòng biển nóng – Bắc Bán cầu Hướng chảy 16 Vĩ độ Nhóm 2: dòng biển nóng – Nam Bán cầu Hướng chảy Vĩ độ Nhóm 3: dòng biển lạnh– Bắc Bán cầu Hướng chảy Vĩ độ Nhóm 4: dòng biển lạnh – Nam Bán cầu Hướng chảy Vĩ độ Bước 6. TRẠM 5- TÌM NHIỆT ĐỘ CỦA CÁC ĐỊA ĐIỂM VÀ RÚT RA KẾT LUẬN ĐỊA ĐIỂM VĨ ĐỘ NHIỆT ĐỘ A B C D KẾT LUẬN - Gần dòng biển nóng nhiệt độ sẽ ……………..lượng mưa sẽ… - Gần dòng biển lạnh nhiệt độ sẽ ……………..lượng mưa sẽ Bước 7.GV cho HS các nhóm báo cáo nhanh và hoàn thành Bảng kiến thức dưới đây; mở rộng về ảnh hưởng của dòng biển; biện pháp thoát khỏi dòng chảy xa bờ Bảng kiến thức Đại dương Hải lưu Bắc bán cầu Nam bán cầu 17 Nóng Thái Bình dương Lạnh Đại Tây Nóng Dương Lạnh Tên hải lưu Cư-rô-siô Vị trí hướng Tên hải Vị trí hướng chảy lưu chảy Từ xích đạo Đông Úc Từ xích đạo chảy lên 400N 450B A-la-xca Ca-li400B chảy về fooc-ni-a xích đạo Ôi-a-si-ô 600B chảy về 300B Guy-an Bắc xích đạo 300B GơnTừ chí tuyến xtrim Bắc Bắc Âu La-braBắc 400B đo 400B 300B Ca-na-ri Pê-ru Từ phía Nam (600N) chảy về xích đạo Bra-xin Xích Đạo 400N Benghê-la Phía Nam đạo Xích 18 Nhiệt độ nước biển tăng nơi có dòng biển Gơn-xtrim đi qua Hiệu ứng của hải lưu Gulf Stream là đủ mạnh để làm cho một số phần đất thuộc miền tây nước Anh và Ireland (Ailen) có nhiệt độ trung bình cao hơn vài độ so với phần lớn các vùng khác của các quốc gia này. Trên thực tế, tại Cornwall, và chủ yếu là quần đảo Scilly, hiệu ứng của nó lớn đến mức những loài thực vật chủ yếu sinh trưởng ở những vùng khí hậu ấm áp như dừa cũng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt của mùa đông ở các vĩ độ cao. Hoang mạc Namib- ven biển ở miền Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Benguela Biện pháp thoát khỏi dòng chảy xa bờ C. Hoạt động luyện tập- đánh giá (5’) 1. Mục tiêu ● Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức, nội dung bài thực hành còn thiếu. ● Rèn luyện kĩ năng nhận xét bài cho bạn. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học ● Hình thức: Đánh giá đồng đẳng. 3. Phương tiện: Sản phẩm các nhóm đã làm ở phần thực hành. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Các nhóm chuyển bài cho nhóm bên cạnh theo vòng tròn và chấm bài cho bạn theo các tiêu chí đơn giản: 19 + Nội dung đúng, đủ: 9 điểm. + Tô màu đẹp, hấp dẫn, trực quan: 1 điểm - Bước 2: HS các nhóm đại diện công bố điểm của nhóm bạn. GV nhận xét bài làm của HS và mức độ chính xác của nhóm chấm điểm rút kinh nghiệm cho học sinh trong các hoạt động tới. Công bố nhóm đạt giải nhất trong hội thi “Cuộc đua kì thú- Chạy theo dòng biển” với số điểm của HS chiếm 50%- giáo viên 50%. D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học 1. Mục tiêu: vận dụng để giải quyết một số vấn đề; chuẩn bị cho tiết học sau 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề 3. Phương tiện: Gv chuẩn bị vấn đề 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và chuẩn bị ● Hoàn thành bài tập thực hành 25 ● Nghiên cứu bài 26 ● Tìm hiểu các loại đất ở địa phương em - Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà V. RÚT KINH NGHIỆM 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan