Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Tiểu luận vê xã hội học và xã hội đô thị...

Tài liệu Tiểu luận vê xã hội học và xã hội đô thị

.PDF
30
5997
146

Mô tả:

tiểu luận vê xã hội học và xã hội đô thị
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ....................... Đề tài thảo luận Môn : Xã hội học đại cƣơng Đề tài 10: Phân tích những biến động của thành thị đối với sự phát triển của cộng đồng trong điều kiện hiện nay. Giảng viên hƣớng dẫn : Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 06 Lớp học phần : 1408RLCP0421 Hà Nội, Ngày 24/4/ 2014 1 Danh sách nhóm 6 STT Họ và tên Phân loại 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Chữ ký Mục lục Lời mở đầu ..................................................................................................................3 Nội dung ......................................................................................................................6 1. Khái niệm, lịch sử hình thành và đối tượng nghiên cứu xã hội học đô thị. ..6 1.1. Khái niệm ................................................................................................6 1.2. Lịch sử hình thành xã hội học đô thị .......................................................7 1.3. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học đô thị ............................8 2. Quá trình hình thành,phát triển và vấn đề quản lí đô thị ở Việt Nam ...............8 2.1. Quá trình hình thành và phát triển đô thị ở Việt Nam ................................8 2.1.1. Thời kỳ phong kiến (từ năm 1858 trở về trước):.................................9 2.1.2. Thời kỳ thuộc địa (1858-1954): ..........................................................9 2.1.3. Thời kỳ 1955-1975: ...........................................................................10 2.1.4. Thời kỳ 1975 đến nay: ............................................................................11 2.2. Đời sống đô thị ở Việt Nam hiện nay ..........................................................11 2.2.1. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội dân cư đô thị:.....................................12 2.2.2. Sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong dân cư đô thị: .......12 2.2.3. Sự chuyển đổi các định hướng giá trị của các nhóm trong xã hội: ...13 2.2.4. Sự thay đổi chức năng, vai trò trong guồng máy điều hành và quy luật đô thị:......................................................................................................................14 2.2.5 Dân số đông, mật độ cư trú cao và sự hỗn tạp về mặt xã hội phức tạp và đa dạng: .............................................................................................................14 2.3. Vấn đề quản lý và phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay ...........................14 2.4. Một số giải pháp cho các vấn đề đô thị hiện nay .........................................19 2.4.1. Biện pháp chống tiếng ồn ........................................................................19 2.4.2. Biện pháp điều chỉnh giao thông.............................................................19 2.4.3. Biện pháp giải quyết rác thải ..................................................................20 2.5. Thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề xã hội hóa đô thị ....................................20 2.5.1. Dân số......................................................................................................20 2.5.2. Y tế .........................................................................................................22 2.5.3. Giáo dục ..................................................................................................23 2 2.5.4. Kinh tế .....................................................................................................24 2.5.5. Giao thông vận tải ...................................................................................25 2.5.6. Quy hoạch và kết cấu đô thị ....................................................................26 2.5.7. Trung tâm văn hóa, giải trí, thể dục và thể thao .....................................27 Kết luận .....................................................................................................................28 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................29 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 3 Ban đầu, Xã hội học Đô thị nghiên cứu hết sức rộng, theo A. Boskoff: "Gia đình và hôn nhân, giáo dục trẻ em, tội phạm, đặc biệt là tội phạm trẻ em, sự di cư, vấn đề chủng tộc, người gia, sức khoẻ tâm lý, giai cấp xã hội, tôn giáo học vấn và các xu hướng trong các đời sống xã hội-đó là phạm vi các vấn đề xã hội học đô thị nghiên cứu". Các vấn đề nghiên cứu ở đây chiếm đa số các vấn đề xã hội. Điều này cho thấy khi xã hội phát triển càng cao thì nảy sinh càng nhiều vấn đề phức tạp hay nói xã hội học đô thị ra đời trong bối cảnh xã hội nông thôn đang thay đổi nhanh chóng, các kiểu quan hệ truyền thống bị thay đổi trong xã hội hiện đại. Quá trình đô thị hóa: xu hướng đô thị hóa gia tăng, khu vực nông thôn ngày càng thu hẹp, khu vực đô thị ngày càng mở rộng kéo theo sự tích tụ, tập trung dân cư, mật độ dân số cao, rất nhiều hiện tượng xã hội phức tạp khả năng kiểm soát của xã hội đối với mỗi hành vi của một cá nhân là khăng khít, vì quan hệ xã hội ở đô thị là quan hệ xã hội mang tính chất giao tiếp và đa dạng. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các nguy cơ xã hội, các tệ nạn xã hội. Cơ cấu xã hội ở đô thị là quan hệ mang giao tiếp và đa dạng, phức tạp và đan xen nhau. Đô thị có rất nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội. Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ở đô thị diễn ra rát mạnh mẽ. Ở đô thị có người giàu nhất mà cũng có người nghèo nhất. Lối sống đô thị là lối sống rất phức tạp, vừa có chung của những người ở đô thị, vừa có cái riêng của từng giai cấp xã hội. Lối sống đô thị bao giờ đi trước dẫn dắt lối sống ở nông thôn. Lối sống đô thị nhanh nhạy trong việc tiếp nhận các dòng văn hóa khác nhau Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về những biến đổi xã hội hóa đô thị ở Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng 4 đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế nhóm đã quyết tâm lựa chọn đề tài này để tham gia nghiên cứu. 2. Đối tƣợng nghiên cứu - Nguồn gốc, bản chất, và các quy luật phát triển của xã hội học đô thị - Các vấn đề giáo dục trẻ em, gia đình và hôn nhân, tội phạm, sự di cư, vấn đề chủng tộc, giai cấp và xã hội, tôn giáo, học vấn,.. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Không gian - Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,.. - Trên phạm vi các đô thị trên cả nước Việt Nam 3.2. Thời gian - Thời kì trung đại, gia đoạn phong kiến và thuộc địa. - Thời kì hiện đại, Miền Bắc bắt đầu từ năm 1954 và từ sau 1975 trên cả nước , sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất đi lên CNXH. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu + Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá + Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu 5 Nội dung 1. Khái niệm, lịch sử hình thành và đối tƣợng nghiên cứu xã hội học đô thị. Xã hội học đô thị là một nhánh của xã hội học chuyên biệt, nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và các quy luật phát triển và hoạt động của xã hội học 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm đô thị Đô thị là một điểm dân cư hiện đại, là nơi tập trung những dân cư có những hoạt động phi nông nghiệp (chiếm 80%), thực hiện các chức năng sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ v à là nơi tập trung chức năng quản lý hành chính của một địa phương. Đó còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của một v ùng lãnh thổ nhất định Như vậy, đô thị có nét nổi bật là tập trung những dân cư có các hoạt động phi nông nghiệp (chiếm từ 70 -80%). Họ là những người thực hiện những chức năng khác nhau như sản xuất trong nhà máy, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các hộ gia đ ình, hoạt động giao thông vận tải dưới các hình thức khác nhau như xích lô, xe bò, lái xe hơi, xe ôm và các dịch vụ thuê mướn… Chỉ xét riêng các yếu tố ấy cũng có thể thấy đô thị hết sức đa dạng và phức tạp. 1.1.2. Khái niệm xã hội học đô thị Là một nhánh của xã hội học chuyên biệt, xã hội học đô thị nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và các quy luật phát triển và hoạt động của đô thị. 6 1.2. Lịch sử hình thành xã hội học đô thị Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, công nghiệp hoá và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã làm nảy sinh vô số những vấn đề xã hội tiêu cực và phức tạp tại các đô thị và vì vậy đã thu hút sự chú ý của các nhà xã hội học của Phương Tây. Tác phẩm "Đô thị" xuất bản năm 1905, Max Weber đã chứng minh rằng cơ cấu xã hội của đô thị tạo khả năng cho sự phát triển của cá nhân và là công cụ cho sự thay đổi của lịch sử và Weber đã xem xét đô thị như là một thiết chế xã hội. Trong công trình "Thành phố lớn và cuộc sống tinh thần" (Metropolis and mental life) xuất bản năm 1903, Georg Simmel đã chú ý vào mô hình tương tác ở đô thị với tính chất chức năng và phi biểu cảm của các mối quan hệ và sự tiếp xúc ở đô thị. Cũng như Weber, Simmel cho rằng cá nhân trong đời sống đô thị không có bản sắc riêng. Những năm 20, Châu Âu và Bắc Mỹ hình thành môn học Xã hội học về đời sống đô thị (sociology of urban life), hay xã hội học đô thị (urban sociology). Tại các nước phát triển (Anh, Pháp, Đức, Mỹ) có nhiều trường và viện nghiên cứu, khảo sát, công bố nhiều ấn bản về đề tài xã hội học đô thị. Hội nghị đầu tiên của xã hội học đô thị được nhóm họp lần đầu tiên vào năm 1953 tại Đại học Columbia (Mỹ), với sự tham gia của nhiều nhà xã hội học trên thế giới. Đến năm 1956, một hội thảo khoa học được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) với chủ đề "Vấn đề phát triển đô thị, các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới đời sống đô thị các nước Châu Á" đã nói lên tầm quan trọng của xã hội học đô thị trong quá trình phát triển nhanh chóng của xã hội. 7 1.3. Đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học đô thị - Vị trí của đô thị trong xã hội, trong hệ thống cư trú. Quá trình phát triển đô thị trong các chế độ xã hội đã qua. Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của đô thị, quá trình đô thị hóa cũng như bản chất xã hội của quá trình đô thị hóa, đặc biệt nghiên cứu về đặc điểm cũng như các vấn đề đô thị hóa trong giai đoạn công nghiệp phát triển mạnh mẽ như ngày nay. - Về đặc điểm lối sống văn hóa và các vấn đề của cộng đồng dân cư ở đô thị cũng như môi trường đô thị. Các vấn đề, các hiện tượng xã hội nảy sinh trên cơ sở lối sống, giao tiếp của xã hội đô thị cũng như trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trong đời sống gia đình đô thị. - Về quá trình quản lý đô thị, các yếu tố xã hội cũng như hậu quả của quá trình di dân, sự hoạt động của người dân thành phố. Sự phân loại các thành phố cũng như vai trò của các thành phố lớn trong hệ thống đô thị của xã hội. - Về cơ cấu xã hội cũng như các vấn đề nảy sinh và sự chuyển biến xã hội ở đô thị. Xem xét hàng loạt mối quan hệ tạo nên cơ cấu xã hội của đời sống đô thị như mối quan hệ giữa các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống xã hội ở đô thị (công nghiệp, tiểu thụ công nghiệp, dịch vụ,...) hoặc mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội của đô thị (công nhân, tư sản, trí thức,...) hay mối quan hệ giữa khu vực dân cư trong thành phố (khu vực người da đen, người Việt Nam, người Trung Quốc,...). 2. Quá trình hình thành,phát triển và vấn đề quản lí đô thị ở Việt Nam 2.1. Quá trình hình thành và phát triển đô thị ở Việt Nam Ở Việt Nam và một số nước đang phát triển quá trình đô thị hoá diễn ra tương tự như nhiều nước phát triển “đô thị hoá quá tải”, song Việt Nam có 8 những đặc thù riêng. Có thể điểm qua một cách sơ lược quá trình đô thị hoá ở Việt Nam bằng các mốc lịch sử nổi bật sau đây: 2.1.1. Thời kỳ phong kiến (từ năm 1858 trở về trƣớc): + Các thành thị Việt Nam thời kỳ này chủ yếu là các thành thị hành chính và thương mại. Nó được hình thành trên cơ sở những thành luỹ lâu đài của vua chúa phong kiến trên những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho giao lưu buôn bán. + Về kinh tế, trong khuôn khổ nền kinh tế tiểu nông đóng kín. + Về chính trị - xã hội,quan hệ cộng đồng làng, xã chiếm ưu thế tuyệt đối. Thành thị lúc này không có vai trò và địa vị kinh tế đối với nông thôn và xã hội nói chung. + Tóm lại, đô thị hoá dưới thời phong kiến là sự hoà đồng của thành thị vào nông thôn. 2.1.2. Thời kỳ thuộc địa (1858-1954): + Sau khi thiết lập chính quyền đô hộ, thực dân Pháp cho xây dựng các con đường giao thông quan trọng, các th ành phố mới, các thương cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng được mở rộng ra cho tàu bè ra vào buôn bán. Vì vậy các đô thị Việt Nam cũng từ đó mà phát triển lên. + Song chính sách thuộc địa nói chung chủ yếu nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên và bóc lột nhân công rẻ mạt. Để khai thác thuộc địa được dễ dàng, thực dân Pháp đã dùng chính sách “chia để trị”. + Vì vậy, các tổ chức huyện tỉnh lúc đó quy mô nhỏ, mạng l ưới đô thị hành chính nhỏ “sở lỵ” kèm đồn trú được hình thành rải khắp lãnh thổ đất nước, cơ sở hạ tầng nghèo và kém phát triển. + Các thành thị thời kỳ này chưa thu hút được sự di dân. Như vậy, thực chất thành thị của Việt Nam thời kỳ thuộc địa n ày chủ yếu là giữ vai trò trung tâm hành chính, n ơi đồn trú của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến, là 9 trung tâm thương mại và là trạm cuối cùng để vơ vét tài nguyên mang về chính quốc của thực dân Pháp. 2.1.3. Thời kỳ 1955-1975: + Đây là giai đoạn đặc biệt trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. Thời kỳ này, đất nước chia làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Các đô thị ở mỗi miền cũng vì thế mà đều có nét đặc trưng riêng. Tại Miền Bắc: * Tiến hành công nghiệp hoá, các thành phố ngày càng được củng cố và phát triển. Các trung tâm công nghiệp, các điểm dân cư kiểu đô thị cũng dần được hình thành và phát triển. * Việc phát triển mạng lưới của đô thị đã có ảnh hưởng đến sự phát triển của nông thôn và toàn bộ xã hội. Song do đặc điểm của cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước cho nên các thành phố ở miền Bắc là quá trình “giải đô thị” sơ tán người và các cơ sở về nông thôn để giảm thiệt hại do cuộc phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. * Chính vì vậy, các đô thị ở miền Bắc thời kỳ n ày có quy mô nhỏ gọn để thực hiện hai chức năng vừa sản xuất vừa chiến đấu. Mỗi th ành phố là một pháo đài (50 thành phố là 50 pháo đài). Tại Miền Nam: * Do chính sách khủng bố và bom đạn của Mỹ - Nguỵ, đặc biệt là chiến dịch “bình định nông thôn”, “tát nước bắt cá” của chúng cho nên ở nông thôn đã xảy ra tình trạng di dân bắt buộc vào thành phố. * Chính vì vậy, ở miền Nam đã xảy ra quá trình đô thị hoá cưỡng bức, hàng triệu người dồn về các đô thị như Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ làm cho dân số tăng lên gấp hai đến ba lần khiến cho các thành phố quá tải (từ tỷ lệ dân thành thị là 15% đã tăng lên đến 60% năm 1970 với mật độ dân số là 34.000 người/km2). 10 2.1.4. Thời kỳ 1975 đến nay: + Thời kỳ này quá trình đô thị hoá đã lấy lại nhịp độ phát triển bình thường trong điều kiện hoà bình. + Để khôi phục lại đô thị trong điều kiện ho à bình nhiều thành phốmới ra đời, nhiều điểm dân cư của nông thôn trước đây như các thị trấn, thị tứ thì nay đã trở thành các điểm dân cư đô thị. + Mạng lưới đô thị của cả nước có khoảng hơn 500 thành phố, thị xã, thị trấn. Nhìn chung, các đô thị của Việt Nam từ khi cả nước thống nhất đến nay đã có nhiều thay đổi. + Quá trình đô thị hoá đã được tiến hành nhanh hơn, cao hơn tạo ra những chuyển biến hết sức căn bản, đặc biệt l à từ năm 1988 trở lại đây và đồng thời mang một số đặc điểm sau đây: * Chức năng của các thành phố về cơ bản vẫn như cũ và phát triển thêm một số chức năng mới như: du lịch, sản xuất, dịch vụ. * Quy mô kiến trúc đa dạng phong phú. * Chức năng vị trí nhà ở thay đổi. * Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao hơn. Ngày nay do chính sách kinh tế mở cửa, sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống đô thị, tạo nên những biến đổi quan trọng trong cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động - nghề nghiệp, trong mẫu hình lối sống đô thị. Những thay đổi trên đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý đô thị và các nhà xã hội học đô thị những câu hỏi cần phải nghi ên cứu như vấn đề kiến trúc đô thị, vấn đề quy hoạch giao thông đô thị, vấn đề nhịp sống đô thị, vấn đề môi trường đô thị, vấn đề dân số đô thị… 2.2. Đời sống đô thị ở Việt Nam hiện nay Những đặc điểm đời sống đô thị hiện nay: 11 2.2.1. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội dân cƣ đô thị: + Từ các đô thị trong thời kỳ bao cấp tr ước đây, thành phố của cán bộ công nhân viên chức nhà nước (viết tắt là cán bộ) với các nghề nghiệp khác nhau có mức sống bình quân theo tem phiếu (quy định) nay chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần (gọi tắt là kinh tế thị trường), đã làm biến đổi các nhóm xã hội nghề nghiệp. + Tỷ lệ dân cư làm việc trong các khu vực ngoài quốc doanh ngày càng nhiều. Số này phần đông là chuyển từ các thành phần kinh tế quốc doanh sang, lực lượng lao động từ thành phần kinh tế tập thể (các hợp tác xã) cũng lần lượt chuyển thành thị dân do sự giải thể các hợp tác x ã. + Ngoài ra cơ chế thị trường và quá trình tư nhân hoá đã làm gia tăng khu vực kinh tế thứ ba đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, lao động dư thừa và thất nghiệp ngày càng nhiều, số cư dân (trôi nổi) từ nông thôn ra làm ăn ở thị thị… ngày càng tăng. 2.2.2. Sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong dân cƣ đô thị: + Do sự tác động trực tiếp của việc cải cách kinh tế đ ã tạo ra sự phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo trong dân cư đô thị, cụ thể là, ở các đô thị lớn, một bộ phận dân cư có được những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi nên đã có thể ổn định nhanh cuộc sống gia đình và ngày càng gia tăng mức sống. + Trong khi đó, một bộ phận khác trong xã hội không những không đủ điều kiện để khai thác các vận hội, cơ may trong cơ chế mới mà còn bị những điều kiện mới (do sự chuyển đổi cơ chế) làm cho cảnh sống của họ ngày càng sa sút, điều đó đã tạo ra một sự phân hoá giàu nghèo trong cư dân đô thị và khoảng cách ngày càng gia tăng. 12 + Tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Biên Hoà, Nha Trang do tính phức tạp và năng động của đời sống đô thị, do tính đa dạng trong c ơ cấu nghề nghiệp của dân cư, vấn đề phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo càng nổi lên mạnh mẽ. + Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống x ã hội cũng như đến cơ may cuộc đời mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội. + Trong kinh tế, phân tầng xã hội được thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập và thù lao; trong lĩnh vực giáo dục là tình trạng thất học, bỏ học của số đông con em các gia đ ình nghèo; trong lĩnh vực dịch vụ xã hội là việc chi phí cho khám chữa bệnh, an ninh, nhà ở không phải ai cũng đủ tiền chi trả… 2.2.3. Sự chuyển đổi các định hƣớng giá trị của các nhóm trong xã hội: + Sự phân hoá xã hội như trên đã kéo theo sự chuyển đổi các định hướng giá trị trong đời sống đô thị hiện nay, b iểu hiện của nó là trước đây, các giá trị của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và của dân tộc thường được đề cao. + Nó chi phối, chỉ đạo các khuôn mẫu ứng xử của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội trong cộng đồng như đạo đức, nề nếp, gia phong trong gia đình, ngoài họ tộc, đạo đức xã hội cũng được tôn trọng và được coi là những giá trị thiêng liêng. + Còn ngày nay, thay vào đó là các lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất được phát huy một cách tuyệt đối trong c ơ chế thị trường. Nó đã lấn át các giá trị văn hoá, tinh thần đích thực của đời sống xã hội. 13 2.2.4. Sự thay đổi chức năng, vai trò trong guồng máy điều hành và quy luật đô thị: + Yếu tố này cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lối sống đô thị. + Các biến đổi này chủ yếu tập trung vào các hệ thống pháp chế như: • Hệ thống giáo dục đô thị; • Hệ thống y tế; • Hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo xã hội; • Hệ thống pháp luật để nhằm đảm bảo trật tự xã hội đô thị lành mạnh. 2.2.5 Dân số đông, mật độ cƣ trú cao và sự hỗn tạp về mặt xã hội phức tạp và đa dạng: + Nguyên nhân là do nguồn gốc cư trú và các dòng nhập cư thường xuyên hoặc di cư con lắc từ nông thôn vào thành thị ngày càng nhiều đã gây ra sự bùng nổ dân số dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở. + Đây cũng là vấn đề quan trọng trong đời sống đô thị hiện nay. Tóm lại: Đời sống xã hội của các đô thị Việt Nam hiện nay và các vấn đề phát triển đô thị đang là một bức khảm sặc sỡ màu sắc của các vấn đề kinh tế xã hội đan xen nhau. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu khảo sát về kinh tế kỹ thuật và xã hội ở đô thị, sẽ giúp cho các giới hữu trách nhận diện đầy đủ và toàn diện hơn về đô thị Việt Nam hiện nay để kịp thời vạch ra những đối sách giải pháp, chiến l ược phát triển đô thị thành công trong tương lai. 2.3. Vấn đề quản lý và phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay Hiện nay nước ta có khoảng 76 đô thị loại 30.000 dân trở lên và khoảng 400 thị trấn nhỏ. Tổng số dân đô thị là khoảng 25 triệu người, chiếm trên 29% tổng số dân cả nước. Dự kiến đến năm 2010, 14 dân số đô thị sẽ chiếm tới 35-48% trong đó khoảng 50-60% thuộc 3 thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.1. Hiện trạng môi trƣờng đô thị Từ năm 1995 trở lại đây, các thành phố lớn như Hà nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra tình trạng môi trường các nhà máy, doanh nghiệp cũng như các khu dân cư và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Số liệu cụ thể như sau: 2.3.1.1. Hệ thống cấp nƣớc đô thị Theo kết quả thống kê cho biết, khoảng 70% hệ thống cấp nước đô thị lấy từ nguồn nước mặt, 30% lấy từ nguồn nước ngầm. Hệ thống phân phối nước lại cũ kỹ, hư hỏng, rò rỉ làm thất thoát tới 30-40% lượng nước cung cấp. Như vậy lượng nước máy cung cấp đến người dân đô thị còn thấp (ở các thành phố loại I, tỉ lệ dân số được cung cấp nước máy chiếm 49,2%, ở thành phố loại II tỉ lệ này là 47,1%) . Còn lại phần lớn dân cư tự khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Hiện nay, số lượng giếng khoan trên địa bàn các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là không thể kiểm soát nổi. Chính tình trạng khoan giếng một cách bừa bãi như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước mặt và nước ngầm gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước đô thị. Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội, người ta đã tiến hành phân tích hơn 660 mẫu nước lấy từ 106 giếng khoan cho kết quả là nhiều nơi thuộc khu vực nội thành Hà nội bị nhiễm bẩn NH4 ở mức độ mạnh và rất mạnh (khu vực Tương Mai, Lương Yên, Bách khoa, Ngô Sỹ Liên, đặc biệt là các khu Hạ Đình, Pháp Vân), một số khu vực còn bị nhiễm độc thạch tín. 15 2.3.1.2. Hệ thống thoát nƣớc thải và vệ sinh môi trƣờng Tại các khu đô thị, tình trạng sử dụng nhà vệ sinh không hợp tiêu chuẩn vẫn tồn tại (ở Hà Nội là các khu phố cổ, ở thành phố Hồ Chí Minh là các vùng kênh rạch ). Theo báo cáo chiến lược vệ sinh và thoát nước đô thị Quốc gia cho thấy, ở Hà Nội, số hộ gia đình không có nhà vệ sinh chiếm tới 43%, thành phố Hồ Chí Minh là 18%. Mặt khác, hệ thống cống thoát nước thải cũng không đúng tiêu chuẩn, không có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải được đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung và đổ ra các ao hồ sông ngòi trong thành phố (ở Hà nội, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là hai con sông được coi là bẩn nhất với hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép). 2.3.1.3. Hệ thống thoát nƣớc mƣa và tình trạng úng lụt Hệ thống thoát nước mưa ở hầu hết các khu đô thị đều rất kém. Ở Hà nội chỉ cần một trận mưa khoảng 50mm/h sẽ làm cho khoảng 42 điểm trong nội thành bị ngập nước, đặc biệt là khu vực đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học… Nguyên nhân chính của tình trạng úng lụt là do các đường ống thoát nước có đường kính nhỏ, không kịp thoát nước, thêm vào đó là các sông ngòi, ao hồ thoát nước đều bị bồi lấp, tồn tại nhiều lòng chảo trong phạm vi thành phố và do mặt bằng đô thị Hà Nội lại thấp hơn so với mực nước sông Hồng. 2.3.1.4. Hệ thống xử lý chất thải rắn và tình trạng ô nhiễm đất Kể từ năm 1997, Nhà nước đã có nhiều văn bản về quản lý chất thải rắn ở các khu đô thị và khu công nghiệp nhưng vấn đề này vẫn tồn tại nhiều bức xúc. Trong năm 2000, tổng lượng rác 16 thải đô thị ước tính khoảng 18 nghìn m3/ngày (82% là rác thải sinh hoạt) nhưng mới chỉ thu gom được khoảng 45-55%. Hiện nay ở các thành phố lớn chưa có biện pháp xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có xưởng xử lý rác thải hữu cơ nhưng công suất thấp (chỉ bằng 1% lượng rác thải trong thành phố). Rác thải bệnh viện đang là một vấn đề gây rất nhiều sự chú ý của người dân. Các bệnh viện hầu hết chưa có lò đốt rác hợp vệ sinh. Không những thế khu vực đặt lò đốt rác lại sát ngay khu dân cư, khi đốt dân cư xung quanh sẽ hít phải những mùi rất khó chịu và rất độc hại. Đó là chưa kể đến tình trạng rác thải bệnh viện không được phân loại mà đổ chung với rác thải thông thường không qua xử lý. Đây là nguy cơ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm. Gần đây, ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhiều bệnh viện đã có lò đốt rác thải hợp tiêu chuẩn vệ sinh y tế nhưng vẫn chưa xử lý hết được lượng chất thải bệnh viện. Ngoài ra ở một số bệnh viện nhỏ do kinh phí còn hạn hẹp nên không có lò đốt rác hoặc nếu có thì cũng không thể đưa vào hoạt động. Phương pháp xử lý rác phổ biến hiện nay ở các đô thị là chôn ủ tại các bãi rác tập trung. Nhưng hiện nay chưa có bãi rác nào được coi là đảm bảo được vệ sinh môi trường, từ đó gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí khu vực lân cận. 2.3.1.5. Hệ thống giao thông và tình trạng ô nhiễm không khí Theo số liệu thống kê của sở giao thông Hà Nội, lưu lượng xe ô tô trên các trục đường chính đạt khoảng 3000 - 7000 xe/giờ. Tỉ lệ xe máy, ôtô tăng nhanh, ước khoảng từ 17-20% mỗi năm. 17 Các loại xe phần lớn là cũ kỹ lạc hậu, hệ thống đường lại trong tình trạng quá tải hoặc thiếu sửa chữa, bảo dưỡng, xe thô sơ đi lẫn với xe cơ giới nên các xe phải thường xuyên thay đổi tốc độ, khí thải xả ra nhiều và gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. + Ô nhiễm bụi: Hà Nội khoảng 1,2mg/m3, gấp 3 – 4 lần tiêu chuẩn cho phép; Hải Phòng khoảng 1,8mg/m3; thành phố Hồ Chí Minh khoảng1,6mg/m3. +Tiếng ồn: ở Hà Nội, đo lường trên một số trục đường chính cho thấy mức ồn giao thông trung bình trong cả ngày khoảng 75-79 dB; Hải Phòng là khoảng 73-74 dB. 2.3.1.6. Một số vấn đề khác - Bộ phận cung cấp kinh tế (vấn đề cung cầu, cun g cho các đô thị, cầu tại các đô thị). - Vấn đề nhà ở: + Xây dựng các khu chung cư ở các đô thị với những căn hộ hiện đại thì ai sẽ là người ở. + Và phải có các thiết chế nào để đáp ứng chức năng về nhà ở như cơ quan, bộ phận bán đất, bán nhà. Biết bao vấn đề tiêu cực nảy sinh trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, về quản lý và phát triển đô thị hiện nay xin gợi mở một số vấn đề cơ bản mang tính chiến lược phục vụ trực tiếp cho việc quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị của Việt nam. - Tập trung định hướng chiến lược phát triển về không gian đô thị trong mối quan hệ kinh tế - xã hội và môi trường. - Quy hoạch cơ sở hạ tầng (đường sá, nhà cửa, các công trình công cộng) theo quy mô phát triển của nó trên nguyên tắc bảo đảm không gian, và kiến trúc văn hoá - xã hội truyền thống. 18 - Duy trì hoặc đổi mới các chức năng thiết chế xã hội cho phù hợp với điều kiện đô thị công nghiệp, trung tâm chính trị v à văn hoá như giáo dục, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống pháp luật… để đảm bảo trật tự xã hội đô thị lành mạnh. - Chú ý các chính sách xã hội về phúc lợi (nhà cửa, trường học, phương tiện đi lại, thuốc men y tế) cho các tầng lớp nhân dân đô thị, đặc biệt là các đối tượng ưu tiên, người có công với cách mạng, trẻ em, người già cô đơn, bệnh tật nghèo khổ, người vô gia cư và các đối tượng yếu thế khác. 2.4. Một số giải pháp cho các vấn đề đô thị hiện nay 2.4.1. Biện pháp chống tiếng ồn Trồng cây xanh ngăn cách giữa khu dân cư với các khu công nghiệp, đường giao thông làm giảm cường độ âm thanh khi lan truyền trong không khí khoảng 15-18dB. 2.4.2. Biện pháp điều chỉnh giao thông - Cải thiện vận tải công cộng như cấu tạo tuyến đường hiệu quả hơn, giá vé thấp hơn, thông tin tốt hơn, dịch vụ phục vụ thường xuyên hơn … Đây là biện pháp cần có sự hỗ trợ tích cực và bù lỗ của chính phủ để đạt được lợi ích lâu dài, làm cho vận tải công cộng trở nên hấp dẫn và thuận tiện hơn cho người dân, giảm tình trạng ách tắc giao thông do lưu lượng xe lưu thông trên đường quá lớn. - Đặt ít bãi đỗ xe trong thành phố hoặc đánh thuế cao trên các bãi đỗ tự do ở các nơi làm việc, tăng lệ phí đỗ xe. Tuy nhiên với Việt Nam, một nước có mật độ giao thông bằng ô tô còn thấp thì biện pháp này hiện nay chưa thích hợp nếu áp dụng quá cứng nhắc. - Xây dựng lại các phố, xây đường dành riêng cho người đi xe đạp, tách biệt hẳn với đường dành cho động cơ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan