Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập địa lí 11...

Tài liệu Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập địa lí 11

.DOC
73
5158
82

Mô tả:

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi và bài tập trong chương trình Địa lý lớp 11 làm tư liệu tham khảo cho các em học sinh tham khảo và làm bài tập. Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Bài tập 3: (tr.9 - SGK) Cho bảng số liệu sau: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển (đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1998 2000 2004 Tổng nợ 1310 2465 2498 2724 Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét. Bài làm: 1. Vẽ biểu đồ Vẽ biểu đồ đường. 2. Nhận xét: - Tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển lớn và tăng theo các năm trong giai đoạn 1990 - 2004. - Giai đoạn 1990 - 1998 tăng rất nhanh từ 1310 lên 2465 tỉ USD, tăng gấp 1,9 lần. - Giai đoạn 1998 - 2004 tăng chậm từ 2465 lên 2724 tỉ USD, gấp 1,1 lần. => Như vậy, các nước ĐPT nợ nước ngoài nhiều, nhưng tốc độ ngày càng giảm. ------------------------------------------------------------Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ Bài tập 3 (tr. 11 - SBT) Đối với Việt Nam, TCH kinh tế đã tạo ra những thời cơ gì để phát triển kinh tế? Bài làm: Toàn cầu hoá kinh tế đã tạo cho nước ta nhiều cơ hội phát triển kinh tế: - Hàng hoá của nước ta có cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới với mức thuế quan thấp hoặc không bị đánh thuế. - Được tham gia công bằng trên các sân chơi kinh tế với các cường quốc. - Có cơ hội thu hút và tiếp nhận các nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ, KHKT… - Hàng hoá bên ngoài vào nước ta làm tăng khả năng lựa chọn và tiêu dùng cho dân cư với các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ… --------------------------------------------------------------------------Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Bài tập 3 (tr. 16 - SGK) Lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu: Vấn đề Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp - Hoạt động công - Gây hiệu ứng nhà - Hạn chế thải khí CO2 nghiệp và sinh hoạt kính, nhiệt độ Trái vào khí quyển. thải CO2 vào khí Đất tăng lên. - Trồng rừng và bảo vệ quyển Ô nhiễm môi - Đưa chất thải - Mưa axít. - Ô nhiễm nguồn rừng. - Xử lí chất thải trước khi trường nước công nghiệp và nước ngọt gây thiếu đổ trực tiếp vào môi ngọt. sinh hoạt chưa nước sạch. trường nước. được xử lí vào - Ô nhiễm môi - Hạn chế lượng chất thải sông, hồ, biển và trường biển. vào môi trường nước. - Mất đi nhiều loài - Bảo vệ sinh vật biển. - Bảo vệ và mở rộng diện sinh vật, gen di tích rừng. truyền, nguồn thực - Bảo vệ và gia tăng số phẩm, thuốc chữa lượng các loài sinh vật bệnh, nguyên liệu quý hiếm. cho các ngành sản - Khai thác hợp lí, nghiêm xuất. cấm chặt phá rừng và săn môi trường Biến đổi khí hậu Suy giảm đa đại dương. - Con người khai dạng sinh vật thác thiên nhiên quá mức. bắn động vật quý hiếm. ------------------------------------------------------------------------------- Bài 4: THỰC HÀNH TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Đặt vấn đề Trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, xu hướng này có tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển. 2. Nội dung a) Cơ hội - Toàn cầu hoá tạo ra sự tự do hoá thương mại, bãi bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước, hàng hoá có điều kiện mở rộng lưu thông. - Các quốc gia nhanh chóng đón đầu về khoa học công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế. - Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế… b) Thách thức - Toàn cầu hoá có thể là công cụ để các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sồng và nền văn hoá của mình với các nước đang phát triển. - Toàn cầu hoá cũng gây áp lực nặng nề với môi trường tự nhiên, làm suy thoái môi trường. 3. Kết luận Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế của các nước đang phát triển, đòi hỏi các quốc gia này phải có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn để hội nhập kinh tế quốc tế. -------------------------------------------------------------------------------------Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI Bài tập 2 (tr. 23 - SGK) Dựa vào bảng dưới đây, nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân số châu Phi so với các châu lục khác. Năm Các châu Châu Phi 1985 2000 2005 11,5 12,9 13,8 Châu Mĩ 13,4 14,0 13,7 Trong đó Mĩ La tinh Châu Á Châu Âu Châu Đại Dương Thế giới 8,6 60,0 14,6 0,5 100,0 8,6 60,6 12,0 0,5 100,0 8,6 60,6 11,4 0,5 100,0 Bài làm 1. Nhận xét Từ 1985 đến 2005, tỉ lệ dân số giữa các châu lục có sự thay đổi. - Tỉ lệ dân số châu Phi và châu á có xu hướng tăng, trong đó nhiều nhất thuộc về châu Phi (2,3%). - Dân số châu Mĩ tăng từ 13,4% năm 1985 lên 14% năm 2000 nhưng đến 2005 giảm xuống còn 13,7%. - Tỉ trọng dân số châu Âu có xu hướng giảm mạnh từ 14,6% năm 1985 xuống 11,4% năm 2005. - Châu Đại Dương không thay đổi ở mức 0,5%. 2. Giải thích Từ 1985 đến năm 2005, tỉ lệ dân số châu Phi so với thế giới có xu hướng tăng là do trong giai đoạn này châu Phi có tỉ suất sinh rất cao (gần 40‰), trung bình tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hàng năm luôn trên 2%, cao hơn tất cả các châu lục và mức trung bình thế giới. Tỉ suất sinh cao trong nhiều năm đã dẫn đến sự bùng nổ dân số trong giai đoạn này. -----------------------------------------------------------------------------------Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo) Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU MĨ LA TINH Bài tập 3 (tr. 27 - SGK ) Dựa vào hình 5.4 trong SGK, nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La trong giai đoạn 1985 - 2004. Bài làm: Mĩ La tinh là khu vực có sự phát triển kinh tế không đồng đều theo không gian và thời gian. - Tốc độ tăng GDP rất thấp và các năm 1990 (0,5%), 1995 (0,4%) và 2002 (0.5%). - Tốc độ tăng GDP rất nhanh vào các năm 2000 (2,9%), đặc biệt là năm 2004 (6,0%). Tốc độ tăng trưởng đó thể hiện sự phát triển kinh tế thiếu ổn định. - Nguyên nhân: + Tình hình chính trị thiếu ổn định. + Sau khi giành độc lập còn duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ… + Quá trình cải cách kinh tế vấp phải nhiều trở ngại… ---------------------------------------------------------------------------------Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo) Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á Bài tập 1 (tr. 33 - SGK) Dựa vào bảng “Diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á năm 2005” ta thấy: 1. Khu vực Tây Nam á - Quốc gia có diện tích lớn nhất là: A-rập Xê út: 2149690 km 2. - Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là: Baranh: 689 km2. - Quốc gia có dân số lớn nhất là: I ran: 69,5 triệu người. - Quốc gia có dân số ít nhất là: Ba ranh: 0,7 triệu người. 1. Khu vực Trung á - Quốc gia có diện tích lớn nhất là: Ca-dắc-xtan: 2717301 km 2. - Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là: Tát-gi-kít-xtan: 143100 km 2. - Quốc gia có dân số lớn nhất là: U-dơ-bê-kít-xtan: 26,4 triệu người. - Quốc gia có dân số ít nhất là: Mông Cổ: 2,6 triệu người. --------------------------------------------------------------------------------Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ Bài tập 2 (tr. 40 - SGK) Dựa vào bảng 6.1, vẽ biểu đồ thể hiện dân số Hoa Kì. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế? Bài làm: 1. Vẽ biểu đồ Vẽ biểu đồ cột. 2. Nhận xét, giải thích Dân số Hoa Kì gia tăng nhanh trong giai đoạn 1800 - 2005, tăng gấp 57 lần. - Từ 1800 - 1900 tăng 72 triệu người. - Từ 1900 - 2005 tăng nhanh hơn. Tăng nhanh nhất là giai đoạn 1960 - 2005, tăng 108 triệu người. Giải thích: - Do tỉ lệ sinh khá cao và chủ yếu là do nhập cư, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, thu hút lao động có kĩ thuật cao từ khắp mọi nơi trên thế giới. ----------------------------------------------------------------------------Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo) Tiết 2. KINH TẾ Bài tập 1 (tr. 44 - SGK) Dựa vào bảng 6.3, vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì so với thế giới và một số châu lục. Bài làm: - Vẽ biểu đồ cột. - So sánh: => GDP của Hoa Kì chiếm 28% GDP toàn thế giới, xấp xỉ GDP châu Âu, gấp 1,4 lần GDP châu á và gấp 17,9 lần GDP châu Phi. Khẳng định vị trí số 1 thế giới của Hoa Kì về kinh tế. -----------------------------------------------------------------------------------------Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo) Tiết 3. THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ Bài tập 1 (tr. 28 - SBT) Căn cứ vào các mục: điều kiện tự nhiên, nông nghiệp và hình 6.6, hoàn thành nội dung phần thực hành. Bài làm: Khu Nông sản Cây lương Cây công nghiệp vầ vực chính cây ăn quả Phía Đông thực Lúa mì, ngô, lúa gạo (Phloirida) Các bang phía Bắc Trung Các bang tâm ở giữa Các bang phía Nam Phía Tây Đỗ tương, cây ăn quả cận nhiệt đới và ôn đới Chăn nuôi Bò thịt, bò sữa, thuỷ sản (Phloirida) - Củ cải đường, đỗ Lúa mì, ngô Ngô, lúa mì tương - táo, lê, rau xanh - Đỗ tương, bông, thuốc lá, củ cải đường - Mía Bò, lợn Bò - Thuỷ sản Lúa gạo - Cam, chanh, chuối (cá tôm) - Lợn Lúa gạo (ăn quả nhiệt đới) - Cây ăn quả nhiệt đới (Caliphoocnia) (Caliphoocnia) Bò - Rừng Bài tập 2 (tr. 29 - SBT) Căn cứ vào mục công nghiệp và hình 6.7 trong SGK, hoàn thành nội dung phần thực hành. Bài làm: Các ngành CN chính Vùng Vùng Đông Bắc Thực phẩm, dệt Các ngành công nghiệp truyền thống may, cơ khí, luyện kim đen và màu, hoá chất, đóng tàu biển, sản xuất ô tô Vùng Phía Nam Thực phẩm, dệt may, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất ô tô Vùng Phía Tây - Luyện kim màu, đóng tàu biển, sản xuất ô tô - Cơ khí - Điện tử, viễn Các ngành công nghiệp hiện đại thông, hoá dầu Điện tử, viễn thông - Chế tạo máy bay, tên lửa vũ trụ -------------------------------------------------------------------------- - Điện tử, viễn thông - Chế tạo máy bay. Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Tiết 1. EU - LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI Bài tập 3 (tr. 35 - SBT) Phân tích bảng số liệu và hình vẽ, rút ra các nhận xét về vai trò của EU trên thế giới. Bài làm: 1. EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới - EU đã vượt qua Hoa Kì, Nhật Bản về nhiều chỉ tiêu cơ bản. - Tuy nhiên còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên. 2. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới EU đã: - Bãi bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước trong EU. - Thực hiện 1 mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. - Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. - Năm 2004, so với thế giới, EU chỉ chiếm 2,2% diện tích, 7,1% dân số nhưng lại chiếm tới: + 37,7% hoạt động xuất nhập khẩu. + 59% viện trợ phát triển thế giới. Bài tập 2 (SBT - tr. 39) Dựa vào bảng số liệu 7.2 SGK. a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số quốc gia trên TG. b. Nhận xét vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế * Năm 2004, EU chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới, 2,2% diện tích phần đất nổi của Trái Đất nhưng chiếm tới: - 19% trong tiêu thụ năng lượng của thế giới. - 26% trong sản xuất ô tô của thế giới. - 31% GDP của thế giới; 37,7% trong xuất khẩu của thế giới; 59% trong viện trợ phát triển thế giới. * So sánh với Hoa Kì và Nhật Bản là những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới thì năm 2004 EU có: - GDP lớn gấp 1,09 lần của Hoa Kì, gấp 2,7 lần của Nhật Bản. - EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản về: + Số dân; trị giá xuất khẩu so với GDP %; Tỉ lệ % trong XK của thế giới; giá trị FDI đầu tư ra nước ngoài. * Xét về nhiều chỉ số kinh tế thì EU là 1 trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kì và đứng trên Nhật Bản. ---------------------------------------------------------------------------Bài 8: LIÊN BANG NGA 1. Vẽ biểu đồ sự thay đổi GDP của Liên bang Nga - Vẽ biểu đồ đường. 2. Nhận xét sự thay đổi GDP của Liên bang Nga - GDP của Liên bang Nga có sự biến động lớn trong thời kì 1990 - 2004, có thể chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1990 - 2000, là 10 năm khó khăn của nền kinh tế Liên bang Nga, GDP giảm liên tục từ 967,3 tỉ USD xuống còn 259,7 tỉ USD, giảm 707,6 tỉ USD trong vòng 10 năm. + Giai đoạn 2000 - 2004 nền kinh tế Liên bang Nga có dấu hiệu phục hồi, tổng giá trị USD có chiều hướng tăng lên nhanh chóng từ 259,7 tỉ USD (2000) lên 582,4 tỉ USD (2004). - Trong tương lai nền kinh tế LB Nga sẽ tiếp tục phục hồi phát triển và sẽ sớm lấy lại vị trí cường quốc trên thế giới. --------------------------------------------------------------------------------Bài 9: NHẬT BẢN Bài tập 1: Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2004. + Xử lí số liệu (tính ra %): Năm 1990 Xuất khẩu 55 Nhập khẩu 45 + Vẽ biểu đồ miền. 1995 57 43 2000 56 44 2001 54 46 2004 55 45 Bài tập 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Hoạt động kinh tế đối ngoại Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu Các bạn hàng chủ yếu FDI ODA Đặc điểm khái quát Sản phẩm công nghiệp chế biến Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu Xuất siêu Hoa Kì, EU, các nước NIC ở châu á Nhất thế giới Nhất thế giới -------------------------------------------------------------------------------Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Bài tập 1: Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét. GDP của Trung Quốc so với thế giới (đơn vị %). 1985 1,93 1995 2,37 2004 4,03 Nhận xét: - GDP của Trung Quốc tăng nhanh, sau 19 năm tăng gần 7 lần. - Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều qua các năm, từ 1,93% (1985) tăng lên 4,03% (2004). - Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Nhận xét: - Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu của Trung Quốc tăng. - Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm. - Năm 1985, Trung Quốc nhập siêu (21,4%); các năm 1995, 2004, Trung Quốc là nước xuất siêu. - Cán cân xuất, nhập khẩu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. ----------------------------------------------------------------Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Vẽ biểu đồ thể hiện khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực Nhận xét: + Số lượng khách du lịch ở khu vực Đông Nam á ít nhất (2003) trong 3 khu vực. + Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam á cũng thấp nhất, chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam á, nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông á. + Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn cho thấy các sản phẩm du lịch cũng như trình độ phát triển du lịch của khu vực Đông nam á chỉ ngang bằng so với khu vực Tây nam á và còn thua xa so với khu vực Đông á. Nếu tính tới khu vực Tây Nam á còn chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, mất ổn định do nạn khủng bố làm hạn chế sự phát triển du lịch của khu vực trong nhiều năm thì thực sự trong ba khu vực trên, Đông nam á tuy giàu tiềm năng nhưng vẫn là khu vực có các sản phảm du lịch còn hạn chế. ------------------------------------------------------------------- PHẦN MỘT: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN Bài tập 1. Kẻ bảng và điền những nội dung thích hợp. Thể hiện trên Phép chiếu hình bản đồ Phương vị đứng Hình nón đứng Hình trụ đứng - Cực - Một vòng vĩ - Xích đạo 2. Các kinh tuyến, - Kinh tuyến: là tuyến - Kinh tuyến: là - Kinh tuyến và vĩ vĩ tuyến các đoạn thẳng những đoạn thẳng tuyến: là những đồng qui tại một đồng qui ở đỉnh đường thẳng song điểm. hình nón. song và vuôn góc bản đồ 1. Mặt tiếp xúc - Vĩ tuyến: là - Vĩ tuyến: là với nhau. những đường tròn những cung tròn đồng tâm ở cực. đồng tâm ở đỉnh 3. Khu vực tương - Gần cực, cực. nón. - Ở vĩ tuyến tiếp đối chính xác 4. Ứng dụng xúc. - Vẽ bản đồ những - Vẽ bản đồ ở - Vẽ bản đồ ở khu vực quanh những vĩ độ trung những khu vực cực. bình. gần xích đạo - Xích đạo Bài tập 2. Dựa vào các H1.3a; 1.3b hãy cho biết khu vực nào của BĐ tương đối chính xác, những khu vực kém chính xác. => Khu vực tương đối chính xác là vùng cực, càng xa vùng cực càng kém chính xác. Bài tập 3. BĐ được phân loại thành những nhóm chính nào. Theo mục đích sử dụng người ta chia thành những loại BĐ nào? - Các nhóm chính của BĐ (4 nhóm). + Phân theo tỷ lệ BĐ. + Phân theo nội dung. + Phân theo mục đích sử dụng. + Phân theo lãnh thổ. - Cụ thể. . Theo tỷ lệ BĐ (được chia làm 3 nhóm) - BĐ tỷ lệ lớn, trên 1: 200000. - BĐ tỷ lệ trung bình, từ 1: 200000 đến 1: 1000000. - BĐ tỷ lệ nhỏ, nhỏ hơn 1: 1000000. . Theo nội dung. Mục đích sử dụng. Lãnh thổ. -----------------------------------------------------------------------Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ Bài tập 1. Dựa vào H 2.2. Hãy CMR phương pháp ký hiệu khong chỉ nêu được tên và vị trí của đối tượng mà còn thể hiện được cả chất lượng trên BĐ - Qua H2.2 thấy được vị trí các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện …(Như nhà máy nhiệt điện phả lại, Hồ Chí Minh. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình.... Các trạm biến áp 220kv, 500kv, đường đây 220kv…). - Thấy được các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đã hoạt động, đang xây dựng. Bài tập 2. Qua H2.3 cho biết phương pháp ký hiệu đường chuyển động biểu hiện những chỉ tiêu nào của gió trên lược đồ. - Thấy được hướng chuyển động của các loại gió và bão. - Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta. - Thấy được hướng gió và tần suất gió tháng 1và gió tháng 7 ở một số địa phương. Bài tập 3. Dựa vào H2.4 cho biết ? Đối tượng địa lý được biểu hiện bằng những phương pháp nào. ? Mỗi chấm trên BĐ tương ứng với bao nhiêu người ? - Phương pháp ký hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số / 8 triệu người ; từ 5 8 triệu người … - Phương pháp chấm điểm thể hiện sự phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi chấm tương ứng với 500000 người. -----------------------------------------------------------------------------Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. ỨNG DỤNG CỦA VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ Bài tập 1: Trong học tập, đời sống BĐ có vai trò như thế nào. * Trong học tập: BĐ là phương tiiện để học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng địa lý ở tại lớp, học tại nhà, làm bài kiểm tra về địa lý VD: HS dựa vào H2.3 hãy nêu vai trò của BĐ đó.(Vị trí của nước ta, nước ta nằm ở đới khí hậu nào, khí hậu của nước ta như thế nào…). * Trong đời sống: BĐ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. VD: Tìm đường đi, phục vụ ngành sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, thuỷ lợi, xây dựng…) phục vụ trong quân sự … Bài tập 2: Để trình bầy và giải thích chế độ nước của 1 con sông, cần phải sử dụng những BĐ nào. - Các miền địa hình mà sông chảy qua - Dộ dài và độ dốc của lòng sông - Vị trí của lưu vực sông thì nguồng cung cấp nước chủ yéu của sông là do (mưa, nước nngầm, băng tuyết) - Cần dựa vào lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm của lưu vực kết hợp với hướng chảy và độ dốc để phán đoán chế độ nước của sông.... ----------------------------------------------------------------------------------Bài 4: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ Xác định một số phương pháp biểu hiện các đói tượng địa lý trên các H 2.2; 2.3 và 2.4 trong SGK. I. H2.2 trong SGK. - Tên biểu đồ: Biểu đồ công nghiệp điện lực Việt Nam. - Nội dung biểu đồ: Biểu đồ biểu hiệnngành công nghiệp điện lực Việt Nam - Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ: + Tên phương pháp: Phương pháp ký hiệu. + Đối tượng biểu hiện của phương pháp: Phương pháp biểu hiện các nhà máy thuỷ điện đang hoạt động, đang xây dựng. Các nhà máy nhiệt điện, các trạm biến áp, các đường đây… + Biểu hiện của phương pháp: Tên của phương pháp, vị trí của phương pháp, số lượng, chất lượng của đối tượng. II. H2.3 /14 trong SGK. - Tên của biểu đồ: Biểu đồ biểu hiệnn gió và bão của Việt Nam. - Nội dung của biểu đồ: Thể hiện chế độ gió và bão của Việt Nam. - Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. + Tên của phương pháp: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động. + Đối tượng biểu hiện : Thể hiện hướng gió và bão ; Tần suất của gió và bão (Thể hiện bằng các mũi tên). + Đặc tính của phương pháp. - Hướng di chuuyển của phương pháp. - Khối lượng. - Tốc độ. III. H2.4 /15 trong SGK. - Tên của bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu A. - Nội dung của bản đồ: Thể hiện mật độ dân số ở các nước tong khu vực CA. - Phương pháp biểu hiện: + Tên PP: Phương pháp chấm điểm. + Đối tượng biểu hiện của phương pháp: Phương pháp thể hiện sự phân bố dân cư không đồng đều trong khu vực Đông Nam A, bằng các dấu chấm lớn, nhỏ trên bản đồ.(xem các VD trong SGK). + Đặc tính biểu hiện: Sự phân bố dân cư không đồng đều của các đối tượng địa lý trên bản đồ (Sự phân bố. Số lượng của đối tượng). -------------------------------------------------------------------------------Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT Bài tập 1: Học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ. Vũ Trụ được hình thành các đây chừng 15 tỷ năm sau 1 “vụ nổ lớn” của nhà vật lý thiên văn người Bỉ cho rằng vụ nổ lớn từ “một nguyên tử nguyên thuỷ. Nguyên tử này chứa vật chất bị nén ép trong một không gian vo cùng nhỏ bé nhưng rất đậm đậm đặc và có nhiệt độ cực kì cao. Do trạng thái không ổn định, vụ nổi sảy ra làm tung ra trong không gian những đám bụi khí khổng lồ. Mãi rất lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động củalực hấp dẫn, dàn hình thành các ngôi sao các thiên thể, thiên hà củaV Trụ. Bài tập 2: Trình bầy các chuyển động chính của TĐ. - Chuyển động: Tự quay xung quanh trục từ Tây sang Đông, thời gian TĐ tự quay 1 vòng là 24h (32h 56’ 04”)là 1 ngày đêm. - Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, ngược chiều kim đồng hồ, thời gian chuyển động một vòng quuỹ đạo là 365 ngày 6h là 1 năm. -------------------------------------------------------------------------------Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT Bài tập 1: Chuyển động tự quay xung quanh trục của TĐ Đã sinh ra những hệ quả địa lí nào. Trình bầy những hệ quả của nó. * Hệ quả địa lí - Sự luân phiên ngày và đêm. - Giờ trên Trái Đất và đ]ờng chuyển ngày quốc tế. - Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể * Trình bầy những hệ quả của nó. 1. Sự luân phiên ngày và đêm. Do TĐ có dạng hình cầu và tự quay xung quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm. 2. Giờ trên Trái Đất và đ]ờng chuyển ngày quốc tế. - Giờ địa phương.(giờ mặt trời). Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. - Giờ quốc tế. (giờ GMT). Giờ ở múi giờ số không được lấy làm giờ quốc tế (Lấy khu vực có đường kinh tuyế gốc đi qua là khu vực giờ gốc). - Quy định lấy kinh lấy kinh tuyến 108o ggiữa múi giờ 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. 3. Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể - Do tác động của lực Côriôlit (Lực Cô riôlit là lực làm lệch hướng). - Biểu hiện : + Ơ Bắc bán cầu vật chuyển động bị lệch về bên phải. + Ơ Nam bán cầu bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. - Nguyên nhân: Do trái đất tự quay quanh trục và theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài ngắn khác nhaủơ các vĩ độ (trừ 2 cực). - Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, gió thổi. Bài tập 2: Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm. Là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thật VD: + Khi ta nhìn lên mặt trăng thì thấy có hiện tượng trăng đi. + Khi ta ngồi trên ô tô khi ô tô chạy ta thấy mọi cây cối như đang chạy. * Tại sao lại có hiện tượng trên. Giải thích: khi ta dừng ở mặt đất quan sát mặt trời thì TĐ đang chuyển đọng xung quanh mặt trời với trục nghiêng 66033’ và không đổi hướng. Do tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt TĐ sẽ lần lượt di chuyển từ 23o27” Nam, lên 23027’ Bắc. điều này cho ta ảo giác mặt trời chuuyển động Bài tập 3: Tại sao sự chuyển động của TĐ quanh MT lại sinh ra các mùa trong năm. * Nguyên nhân. Do trục TĐ nghiêng và không đổi hướng, nên BCN và BCB lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi TĐ chuyển động trên quỹ đạo. Bài tập 4: Căn cứ vào BĐ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở VN, biét rằng thời điểm đó giờ GMT là 24 giờ ngày 31/12. Ơ thời điếm đó ở VN sẽ là 7 giờ ngày 1/1. Vì múi giờ 24 giờ trùng với 0 giờ, VN nằm ở múi giờ thứ 7 BC đông. -------------------------------------------------------------------------------Bài 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG Bài tập 1: Học thuyết về sự hình thành TĐ của Ôt-tô-Xmit + Những hành tinh trong HMT được hình thành từ những đám bụi, khí. + Những đám mây bụi khí chuyển động xung quanh MT và đần ngưng tụ thành các hành tinh. Vậy TĐ được hình thành không phải là do thượng đế sinh ra mà do những quy luật của bản thân vũ trụ. Bài tập 2: Lập bảng so sánh đặc điểm cỏc lớp của TĐ Các lớp của TĐ 1. Lớp vỏ Trái Đất Đặc điểm Có 2 kiểu chính - Vỏ lục địa - Vỏ đại dương Nằm dưới lớp vỏ TĐ ở độ sau 2900km và chiếm trên 2. Lớp man ti 80% thể tích và 68% khối lượng của TĐ (Bao mam ti) Lớp Man ti được chia làm 2 lớp + Man ti trên. Là lớp đậm dặc, dẻo quánh … + Man ti dưới. Dầy hơn, rắn chắc hơn Là lớp trong cùng của TĐ có độ dầy khoảng 3470km 3. Nhân của TĐ (Lõi TĐ) _ Nhân ngoài: Có độ dầy lớn từ 2900km đến 5100km, Vật chất ở trạng tháI lỏng _ Nhân trong: Có đọ đầy từ 5100km đén 6370km, vật chất ở trạng tháI rắn. Người ta còn gọi là hạt của TĐ) Bài tập 3 : Thuyết kiến tạo mảng * Nội dung: Vỏ TĐ trong quá trình hình thành của nó đã bị bién dạng do các đá gẫy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. * Các mảng kiến tạo lớn. Có 7 mảng kiến tạo. * Trong khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc. - Tiếp xúc tách dãn. - Tiếp xúc đồn nén. - Tiếp xúc trượt ngang. -------------------------------------------------------------------------------Bài 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Bài tập1: Trình bày và phân tích tác động của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ. 1. Vận động theo phương thẳng đứng - Là những vận động nâng lên, hạ xúng của vỏ Tđ theo phương thẳng đứng. - Hiện tượng sảy ra chậm và trên 1 diiệ tích lớn. - Kết quả: + Sinh ra hiện tượng mở rộng hay thu hẹp diện tích(biển tiến, biển thoái). + Diện tích của lục địa hay đại dương dược phân bố lại. 2. Vận động theo phương nằm ngang Là làm cho lớp vỏ TĐ bị nén ép ở khu vực này hay tách giãn ở khu vực khác gây ra các hiện tượng uốn nếp hay đứt gẫy. A, Hiện tượng uốn nếp. - Là hiện tượng biến đổi thể ban đầu của đá khiến chúng bi xô ép vào nhau và bị uốn công. - Do tác động của lực nằm ngang. - Tạo thành các nếp uốn và các dãy núi uốn nếp. B, Hiện tượng đứt gẫy - Các lớp đá cứng bị gẫy ra (Tạo thành các khe nứt, địa hào, địa luỹ...). - Do tác động của lực nằm ngang. - Thường sảy ra ở các vùng đá cứng. - Kết quả. đá bị gẫy vỡ và dịch chuyển ngược. Bài tập 2: VD về sự tác động của nội lực. Vận động kiến tạo làm cho lớp vỏ TĐ có những biến đổi lớn, nơi được nâng lên, nơi được hạ thấp, nơi nứt nẻ, nơi đứt gẫy… - Nơi nhô cao như đỉnh núi Hi ma lai a cao 8848m. - Nơi rất thấp như vực biển Ma ri a(TBD) sâu 11000km. - Ơ VN + Địa luỹ dãy con voi. + Địa hào sông Hồng, sông Chảy. -------------------------------------------------------------------------------Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Bài tập 1: Vì sao các quá trình phong hoá lại ssảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng, và các miền có khí hậu lạnh. Ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn. Bề mặt đất ban ngày rất nóng, ban đêm tảo nhiệt nhanh làm cho bễ mặt TĐ nguội nhanh tróng, làm cho đá rễ bị phá huỷ. Bài tập 2: HS dựa vào H9.1. Tại sao nhiệt độ thay đổi đột ngột lại làm cho đá bị nứt, vỡ ra. Vì các khoáng vật cấu tạo đá có hệ số giãn nở khác nhau, nhiệt dung khác nhau… Khi nhiệt độ thay đổi chúng, dãn, nở, co, rút khác nhau làm cho đá bị phá huỷ, nứt vỡ. Bài tập 3: Sự khác nhau giữa phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. * Phong hoá lý học _ Là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau _ Nguyên nhân: Do nhiệt độ thay đổi đột ngột, do sự đóng băng của nước, tác động của sinh vật (nấm, dễ cây) _ Kết quả: Làm cho đá bị nứt vỡ, thay đổi về kích thước, nhưng không thay đổi về thành phần hoá học của chúng * Phong hoá hoá học: _ Là quá trình phá huỷ biến đổi thành phần hoá học, tính chất của khóang vật, của đá. _ Ngguyên nhân: Do tác động của nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí CO2, khí 02, a xít hưu cơ… Gọi là quá trình Cacxtơ _ Kết quả: Đá và khoáng vạt bị phá huỷ, làm biến đổi thành phần hoá học, tính chất hoá học của chúng. * Phong hoá sinh học: _Là sự phá huỷ của đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật _ Nguyên nhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật _ Kết quả: làm cho đá bị phá huỷ Kết luận: Trong thực tế các quá trình phong hoá diễn ra đồng thời, tuy nhiên còn phụ thhuộc vào khi hậu, tính bền vững của đá. Bài tập 4: Phân tích MQH giữa 3 quá trình, phong hoá, vận chuyển, bồi tụ. => 3 quá trình trên chúng có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau * Quá trình phong hoá. Là quá trình phá huỷ làm biến đổi các loại đá và khoáng vật về kích thước và các thành phần hoá học. * Quá trình vận chuyển. Là sự tiếp tục của quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển có thể sảy ra trực tiếp nhờ trọng lực như trong hiện tượng đấ lở, đất trượt… * Quá trình bồi tụ. thực chất là sự kết thúc của quá trình vận chuyển. Dựa vào nhân tố đẫ đem theo và để lại vật liệu, người ta chia quá trình bồi tụ thành quá trình bồi tụ do nước chảy trên mặt, do băng hà… --------------------------------------------------------------------------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan