Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Giáo trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền...

Tài liệu Giáo trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền

.PDF
378
1
56

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU ĐƯỠNG NAM ĐỊNH BỘ MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Chủ biên: TS. Đỗ Minh Hiền Đồng chủ biên: ThS. Lê Thị Dung Thư ký biên soạn: ThS. Lê Thị Dung Người tham gia biên soạn: 1- TS. Đỗ Minh Hiền 2- ThS. Lê Thị Dung 3- ThS. Nguyễn Trường Sơn NAM ĐỊNH – 2020 2 LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách “Chăm sóc sức khỏe bằng Y học Cổ truyền” được biên soạn theo nội dung của chương trình đào tạo hệ chính quy môn học này ở bậc Đại học và Cao đẳng. Nội dung cuốn sách gồm có 2 phần: Phần 1: Đại cương Y học Cổ truyền gồm 4 chương Chương 1: Lý luận cơ bản Chương 2: Châm cứu Chương 3: Xoa bóp - Dưỡng sinh Chương 4: Thuốc Y học Cổ truyền Phần 2: Ứng dụng chăm sóc một số bệnh thường gặp gồm 3 chương Chương 1: Nội khoa Chương 2: Nhi khoa Chương 3: Phụ khoa Sau mỗi chương có một số câu hỏi, bài tập cho sinh viên tự giải nhằm củng cố thêm các kiến thức về lý thuyết. Cuốn sách là tài liệu học tập cho sinh viên, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh Y học Cổ truyền. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều thiếu sót chưa thật làm hài lòng bạn đọc. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn. Thay mặt nhóm tác giả TS. Đỗ Minh Hiền 3 MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC CỔ TRUYỀN .......................................................... 6 Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN ................................................................................... 6 Bài 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN .................................................................................................................. 6 Bài 2 : NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH .......................................................................... 15 Bài 3: CHỨC NĂNG TẠNG PHỦ ............................................................................... 22 Bài 4: PHƯƠNG PHÁP NHẬN ĐỊNH VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ....................................................................................................... 31 Chương 2: CHÂM CỨU ............................................................................................. 51 Bài 1: ĐẠI CƯƠNG CHÂM CỨU – HỆ KINH LẠC .................................................. 51 Bài 2: PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU .......................................................................... 63 Bài 3: HUYỆT - CÁCH XÁC ĐỊNH HUỴÊT - PHỐI HỢP HUYỆT ........................ 80 Bài 4: HUYỆT VỊ XII ĐƯỜNG KINH CHÍNH - MẠCH NHÂM - MẠCH ĐỐC HUYỆT VỊ NGOÀI ĐƯỜNG KINH VÀ ĐƠN HUYỆT ............................................. 87 Bài 5: VỊ TRÍ - TÁC DỤNG - CÁCH CHÂM 60 HUYỆT THƯỜNG DÙNG VÀ ĐƠN HUYỆT .............................................................................................................. 156 Chương 3: XOA BÓP – DƯỠNG SINH .................................................................. 194 Bài 1: PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP BẤM HUYỆT .................................................. 194 Bài 2: PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN DƯỠNG SINH ............................................. 211 Chương 4: THUỐC NAM......................................................................................... 223 Bài 1: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CẢM MẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN ..................................................................................................................................... 223 Bài 2: THUỐC GIẢI BIỂU ......................................................................................... 229 Bài 3: THUỐC THANH NHIỆT ................................................................................. 239 Bài 4: THUỐC TRỪ HÀN .......................................................................................... 252 Bài 5: THUỐC LỢI NIỆU .......................................................................................... 255 Bài 6: THUỐC CẦM MÁU ........................................................................................ 259 Bài 7: THUỐC AN THẦN .......................................................................................... 263 Bài 8: THUỐC CHỮA HO ......................................................................................... 268 Bài 9: THUỐC CHỮA DI TINH - DI NIỆU .............................................................. 273 4 Bài 10: THUỐC TIÊU HOÁ THỨC ĂN .................................................................... 276 Bài 11: THUỐC NHUẬN TRÀNG ........................................................................... 279 Bài 12: THUỐC CẦM ỈA CHẢY ............................................................................... 282 Bài 13: THUỐC HÀNH KHÍ ...................................................................................... 284 Bài 14: THUỐC HOẠT HUYẾT ................................................................................ 289 Bài 15: THUỐC BỔ..................................................................................................... 293 Bài 16: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUỐC NAM ......... 310 Bài 17: TOA CĂN BẢN .............................................................................................. 339 Phần 2: ỨNG DỤNG CHĂM SÓC MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP ................ 345 Chương 1: NỘI KHOA ................................................................................................ 345 5 PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC CỔ TRUYỀN Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN Bài 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN MỤC TÊU 1. Nêu được 4 quy luật cơ bản của học thuyết âm dương. 2. Nêu được mối quan hệ tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ của học thuyết ngũ hành. 3. Trình bày được ứng dụng của học thuyết âm dương - ngũ hành vào chăm sóc bệnh nhân. 1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 1.1. Đại cương 1.1.1. Định nghĩa - Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương Đông có cách đây gần 3000 năm nghiên cứu sự mâu thuẫn, thống nhất, quá trình vận động, tiến hoá không ngừng của vật chất. - Học thuyết âm dương cho thấy nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật do hai yếu tố cơ bản (âm, dương) trong sự vật quyết định. - Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là Y học từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ con người, bào chế , sử dụng thuốc... 1.1.2. Phân định âm dương Âm Dương Âm Dương Đất Trời Vị đắng Vị cay Nước Lửa Chua Ngọt Đêm Ngày Mặn Nhạt Nghỉ ngơi Hoạt động Mùa đông Mùa hạ Đồng hoá Dị hóa Nữ giới Nam giới Ức chế Hưng phấn Hữu hình Vô hình Lạnh, mát Nóng, ấm Ngủ Thức 6 1.2. Những quy luật âm dương 1.2.1. Âm dương đối lập Đối lập là mâu thuẫn chế ước, đấu tranh lẫn nhau giữa hai mặt âm dương như ngày với đêm, như nóng với lạnh. 1.2.2. Âm dương hỗ căn Hỗ căn là nương tựa vào nhau của hai mặt âm dương như đồng hoá và dị hoá, hưng phấn và ức chế, âm phải có dương và ngược lại mới tồn tại được. 1.2.3. Âm dương tiêu trưởng Âm dương tiêu trưởng nói lên sự không ổn định, luôn biến động không ngừng của vật chất, khi âm tiêu thì dương trưởng và ngược lại. Quá trình biến động thường theo một chu kỳ nhất định như sáng và tối trong một ngày, bốn mùa trong năm. Khi sự biến động vượt quá mức bình thường thì có sự chuyển hóa âm dương: “Cực âm tất dương, cực dương tất âm, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn” Ví dụ: Sốt quá cao (nóng cực) bệnh thuộc dương gây mất nước, điện giải dẫn đến truỵ mạch (cơ thể giá lạnh) thuộc âm. Hoặc ỉa lỏng, nôn mửa nhiều gây mất nước, điện giải (bệnh thuộc âm) làm nhiễm độc thần kinh gây sốt cao, co giật (bệnh thuộc dương) 1.2.4. Âm dương bình hành Âm dương bình hành là vận động không ngừng nhưng luôn giữ được thế thăng bằng giữa hai mặt đối lập, là cân bằng cùng tồn tại, cân bằng động, cân bằng sinh vật. Âm dương bình hành trong sự tiêu trưởng và tiêu trưởng trong thể bình hành. Nếu cân bằng này bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị diệt vong, không tồn tại. 1.3. Biểu tượng của học thuyết âm dương (Hình 1) Hình 1: Biểu tượng của âm dương 7 Người xưa hình tượng hoá, học thuyết âm dương bằng biểu tượng âm dương: - Một hình tròn: Thể hiện một vật thể thống nhất. - Bên trong có hai phần đen trắng thể hiện tính đối lập của âm, dương. - Trong phần trắng có một vòng đen, trong phần đen có một vòng trắng (âm dương hỗ căn, nương tựa lẫn nhau trong âm có dương, trong dương có âm). - Diện tích hai phần đen trắng đều nhau được phân đôi bằng đường sin (âm dương luôn bình hành, cân bằng trong tiêu trưởng). 1.4. Ứng dụng trong y học của học thuyết âm dương Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Y học Cổ truyền phương Đông, xuyên suốt các mặt từ lý luận đến thực tế lâm sàng, từ phòng bệnh đến chữa bệnh, từ chế thuốc đến dùng thuốc. 1.4.1.Phân định tính chất âm dương trong cơ thể Âm Dương Phần lý: Gồm các nội tạng bên trong Phần biểu: Gồm da, cơ, cân, khớp, cơ thể, dinh huyết lông tóc, móng, vệ khí Nửa người bên trái Nửa người bên phải Ngực, bụng Lưng Tinh, huyết. Khí Các đường kinh âm Các đường kinh dương Các tạng Các phủ 1.4.2. Quan niệm về bệnh, nhận định chẩn đoán và nguyên tắc chữa bệnh 1.4.2.1. Bệnh tật phát sinh là sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể - Hoặc do một bên quá mạnh (thiên thắng): âm thịnh hoặc dương thịnh. - Hoặc do một bên quá yếu (thiên suy): âm hư hoặc dương hư. - Hoặc do âm dương lưỡng hư. - Trong quá trình phát triển bệnh tật còn chuyển hóa, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai mặt (âm thắng tắc dương bệnh và ngược lại) Âm dương cân bằng không có bệnh. 1.4.2.2. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng sinh lý: 8 Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, dùng thuốc có tính đối lập để xoá bỏ phần thừa. Ví dụ: Bệnh hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh nhiệt dùng thuốc mát lạnh. - Nếu nhầm hàn nhiệt sẽ gây tai biến “ Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng” - Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ tức là dùng thuốc có tính chất đền bù vào chỗ thiếu hụt. Ví dụ: - Âm hư thì bổ âm, huyết hư thì bổ huyết, thiếu lực thì dùng thuốc tăng lực, cơ thể bị lạnh dùng thuốc ấm nóng để hồi phục thân nhiệt. - Khi cân bằng đó được phục hồi thì phải ngừng thuốc, lạm dụng sẽ có hại, sẽ gây sự mất cân bằng mới phát sinh 1.4.3. Bào chế thuốc 1.4.3.1. Phân định nhóm thuốc - Âm dược: Các thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn hướng thuốc đi xuống. Như nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ, lợi tiểu. - Dương dược: Các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay, ngọt, hướng thuốc đi lên. như những thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, giải biểu. 1.4.3.2. Bào chế thuốc Để làm ổn định, biến đổi một phần tính dược (tăng giá trị sử dụng của dược liệu) bằng cách dùng phương pháp sao tẩm hoặc dùng thuốc có tính đối lập để thay đổi tính dược: như Sinh địa lạnh đem tẩm Gừng, Sa nhân rồi chưng, sấy 9 lần sẽ được vị Thục địa có tính ấm... 1.4.4. Phòng bệnh Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để luôn giữ được cân bằng âm dương trong cơ thể, dự phòng bệnh tật và tăng cường, bảo vệ sức khoẻ. 9 Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng cả phần tâm (dương) và phần thể (âm). Khi tiến hành tập cần kết hợp tập động (dương) và tập tĩnh (âm). Rèn luyện cơ, cân, khớp (biểu) kết hợp rèn luyện các nội tạng (lý). 2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 2.1. Định nghĩa Học thuyết Ngũ hành là triết học cổ đại phương Đông nghiên cứu những mối liên quan giữa các vật chất trong quá trình vận động bổ sung học thuyết Âm dương giải thích một cách cụ thể hơn cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hoá không ngừng của vật chất. 2.2. Nội dung Ngũ hành có ý nghĩa là sự vận động chuyển hóa của các vật chất trong thiên nhiên và trong cơ thể. Ngũ hành là năm nhóm vật chất, năm dạng vận động phổ biến của vật chất. Mỗi nhóm có những thuộc tính chung và mang tên của một loại vật chất tiêu biểu cho nhóm đó. Năm nhóm là: Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ. Quy loại ngũ hành: Người xưa dựa vào những thuộc tính cơ bản của từng nhóm để sắp xếp các vật chất và các dạng vận động vào năm hành sau đây: BẢNG QUY LOẠI NGŨ HÀNH TRONG CƠ THỂ VÀ NGOÀI TỰ NHIÊN TRONG CƠ THỂ NGOÀI TỰ NHIÊN Ngũ hành Tạng Mộc Can Hoả Tâm Thổ Tỳ Kim Phế Thuỷ Thận Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang Khiếu Thể Tính Mùa Vật chất Khí Màu Vị Luật Hướng Mắt Cân Giận Xuân Gỗ Phong Xanh Chua Sinh Đông Lưỡi Mạch Mừng Hạ Lửa Nhiệt Đỏ Đắng Trưởng Nam Cơ Lo Đất Thấp Vàng Ngọt Hóa Mũi Da Buồn Thu Táo Trắng Cay Thu Tây Tai Xương Sợ Đông Hàn Đen Mặn Tàng Bắc Môi miệng Cuối hạ 10 Kim loại Nước Trung tâm 2.3. Những mối quan hệ ngũ hành - Quy luật ngũ hành 2.3.1. Ngũ hành tương sinh (Hình 2) Là giúp đỡ, thúc đẩy, tạo điều kiện cho nhau phát triển: Mộc sinh Hoả sinh Thổ sinh Kim sinh Thuỷ Hành sinh gọi là: Mẹ Hành được sinh gọi là: Con. 2.3.2. Ngũ hành tương khắc (Hình 2) Là giám sát kiềm chế để không phát triển quá mức Mộc khắc Thổ khắc Thuỷ khắc Hoả khắc Kim 2.3.3. Quan hệ tương thừa, tương vũ Trong trạng thái cân bằng bất thường hay điều kiện bệnh lý: Ngũ hành tương thừa: khắc quá mạnh, ví dụ như Can mộc khắc Tỳ thổ quá mạnh sẽ gây bệnh đau dạ dày,... Ngũ hành tương vũ: Hành bị khắc chống lại hành khắc mình do hành khắc quá yếu. Ví dụ như Tỳ thổ không khắc Thận thuỷ sẽ gây tiêu hoá kém, thiếu dinh dưỡng dẫn đến phù. Hình 2: Quy luật ngũ hành 2.4. Ứng dụng học thuyết ngũ hành vào y học 2.4.1. Chẩn đoán bệnh - Màu da: + Sắc trắng: Thuộc kim, bệnh thuộc Phế 11 + Da vàng : Thuộc thổ, bệnh thuộc Tỳ + Da xanh: Thuộc mộc, bệnh thuộc tạng Can. + Da đỏ: Thuộc hoả, bệnh thuộc tạng Tâm. + Da xạm đen: Thuộc thuỷ, bệnh thuộc tạng Thận. - Tính tình: + Lo nghĩ bệnh thuộc Tỳ + Buồn rầu bệnh thuộc Phế + Hay giận giữ bệnh thuộc Can. + Vui mừng cười nói quá mức bệnh thuộc Tâm. + Hay sợ hãi bệnh thuộc Thận hư yếu. 2.4.2. Tìm cơ chế bệnh sinh Bệnh chứng xuất hiện ở một tạng nhưng nguồn bệnh có thể từ tạng khác gây ra. Ví dụ: Vị quản thống (đau dạ dày) có hai khả năng chính: có thể do bản thân tỳ vị hư yếu nhưng cũng có thể do tạng can quá mạnh, khắc tỳ quá mạnh gây ra. 2.4.3. Chữa bệnh - Dựa vào quan hệ tương sinh đề ra phương pháp chữa bệnh: “Con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con". + Tạng con hư thì bổ vào tạng mẹ Ví dụ: Phế hư (lao phổi, viêm phế quản mãn...) thì phải bổ tạng tỳ để dưỡng phế vì tỳ là mẹ của phế. + Tạng mẹ thực thì tả vào tạng con Ví dụ: Phế thực (hen phế quản) thì phải tả vào tạng thận vì thận là con của phế. - Dựa vào tương thừa, tương vũ tìm nguồn gốc chính của bệnh. Ví dụ: Đau dạ dày do can khí uất kết mà “thừa tỳ” thì phép chữa phải bình can, sơ can là chính. 2.4.4. Bào chế thuốc - Dựa vào bảng qui loại ngũ hành, vị, sắc của thuốc có quan hệ với tạng phủ trong cùng hành đó. Ví dụ: 12 Vị cay thuộc kim, tạng phế cũng thuộc hành kim, thuốc có vị cay thường vào kinh Phế và vị cay dùng nhiều thường làm hại Phế. Vị ngọt màu vàng thuộc thổ, vào Tỳ do đó ngọt quá hại Tỳ. Vị mặn mầu đen thuộc thủy , vào kinh Thận do đó mặn quá hại Thận. - Khi bào chế thuốc muốn hướng cho thuốc vào kinh nào thường ta dùng vị của hành thuộc kinh đó để sao tẩm: Để thuốc vào phế ta thường sao tẩm với nước gừng ( vị cay) Để thuốc vào thận ta thường uống thuốc với nước có hoà chút muối (vị mặn). TỰ LƯỢNG GIÁ I. Phân biệt đúng- sai các câu từ 1 đến 9: 1 Giữa đồng hoá và dị hoá thì đồng hoá thuộc âm 2 Vị đắng chua mặn thuộc dương 3 Âm dương bình hành nghĩa là âm dương phải bằng nhau như 2+2 = 4 4 Khí và huyết quan hệ âm dương, khí là dương huyết là âm 5 Quan hệ ngũ hành tương thừa: Hành bị khắc chống lại hành khắc mình do hành khắc quá yếu 6 Quan hệ ngũ hành tương vũ là khi hành khắc quá mạnh hành bị khắc 7 Vận dụng ngũ hành trong chữa bệnh: con hư thì tả mẹ, mẹ thực thì tả con 8 Học thuyết âm dương là triết học cổ đại của dân tộc 9 Sự phát sinh, phát triển, tiêu vong của vạn vật do mối quan hệ giữa âm dương xung quanh muôn vật quyết định II. Chọn trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 10 đến 15: 10. Muốn dẫn thuốc vào Thận cần tẩm với: A. Nước muối B. Rượu C. Nước gừng D. Dấm 11. Chữa sốt cao phải dựng thuốc có tính mát lạnh và có vị: A. Mặn B. Chua C. Đắng D. Ngọt 12. Chọn hiện tượng phù hợp theo học thuyết âm dương nếu một người đầu luôn nóng chân luôn lạnh: A A. Âm thịnh B. Dương thịnh C. Âm dương bất hoà D. Âm dương đều thịnh 13 13. Trong phân định nhóm thuốc dương dược thường có vị: A. Chua B. Mặn C. Âm dương bất hòa D. Ngọt 14. Bảng qui luật ngũ hành trong tự nhiên: hướng đông thuộc hành: A. Hoả B. Thổ C. Mộc D. Kim 15. Khí phong thuộc hành: A. Hoả B. Kim C. Mộc D. Thuỷ III. Chọn nội dung thích hợp giữa phần I và II trong các câu hỏi từ 16 đến 18: 16. Ghép tên các tạng phủ cho phù hợp với các hành sau: I. Tạng phủ II. Hành A. Tâm 1. Mộc B. Can 2. Hoả C. Tỳ 3. Thổ D. Vị 4. Thuỷ E. Phế 5. Kim F. Thận 17. Ghép tên các màu cho phự hợp với các hành sau: I. Màu II. Hành A. Xanh 1. Kim B. Đỏ 2. Hoả C. Trắng 3. Mộc D. Vàng 4. Thuỷ E. Đen 5. Thổ F. Hồng 18. Ghép tên các tạng phủ cho phù hợp với các màu sắc sau: I. Tạng phủ II. Màu A. Can 1 .Vàng B. Tỳ 2. Đen C. Vị 3. Trắng D. Thận 4. Đỏ E. Tâm 5. Xanh F. Phế 14 Bài 2 : NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH MỤC TIÊU 1. Nêu được 6 nguyên nhân gây bệnh bên ngoài cơ thể. 2. Nêu được 7 nguyên nhân gây bệnh bên trong cơ thể. 3. Nêu được các nguyên nhân gây bệnh khác. 1. NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI Là những yếu tố thời tiết và khí hậu bất thường. Có 6 loại tà khí: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả (còn gọi là lục dâm, lục tà). 1.1. Phong Là dương tà, có hai loại: - Ngoại phong là chủ khí của mùa xuân, là nguyên nhân hay gặp nhất và thường kết hợp với các ngoại tà khác như hàn, nhiệt, thấp thành phong hàn, phong nhiệt, phong thấp. - Nội phong là do công năng của tạng Can bất thường sinh ra (Can phong nội động). 1.1.1. Đặc tính của phong - Là dương tà hay đi lên và ra ngoài nên thường gây bệnh ở phần trên (đầu, mặt) và phần ngoài cơ thể (cơ, biểu). - Xuất hiện theo mùa, đột ngột, phát bệnh nhanh và lui bệnh nhanh. - Bệnh thường di chuyển từ nơi này qua nơi khác như thấp khớp cấp (phong thấp nhiệt) hoặc mày đay mẩn ngứa (phong chẩn). - Gây hắt hơi, sổ mũi, sợ gió, mẩn ngứa, co giật, mạch phù. 1.1.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong - Phong hàn: Các bệnh cảm mạo do lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù, đau co cứng cơ, đau thần kinh ngoại biên. - Phong nhiệt: Các bệnh cảm mạo có sốt, viêm đường hô hấp trên ở giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm: sốt , sợ gió, không sợ lạnh, họng đỏ đau, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch phù sác. - Phong thấp: Như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, chàm, phù dị ứng, đau dây thần kinh ngoại biên. 15 1.1.3. Chứng nội phong (can phong) 1.2. Hàn - Là âm tà thường làm tổn hại dương khí (sức nóng cơ thể), hàn có hai loại: + Ngoại hàn do lạnh: là chủ khí của mùa đông, gây bệnh cho cơ thể ở hai mức độ là thương hàn cơ biểu và trúng hàn tạng phủ. + Nội hàn là do dương khí cơ thể suy kém. 1.2.1. Đặc tính của hàn - Thường gây đau, điểm đau không di chuyển, chườm nóng hết đau: viêm đại tràng do lạnh, thống kinh, ỉa chảy. - Thường gây ứ trệ, co cứng, mồ hôi không ra được: đau vai gáy, đau lưng, chuột rút, cảm mạo do lạnh. - Người bệnh cảm thấy sợ lạnh, thích ấm nóng. 1.2.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do hàn - Phong hàn (đã trình bày ở phần phong). - Hàn thấp: đau bụng, đầy bụng nôn mửa hoặc ỉa chảy do lạnh. 1.2.3. Chứng nội hàn: thường do dương hư 1.3. Thử Là dương tà, là nắng chủ khí mùa hè, thường làm tổn thương tân dịch. 1.3.1. Đặc tính của thử - Gây sốt cao, khát nước, vật vã, mạch hồng, đạo hãn, mất nước và điện giải - Mức độ nặng gây ngất, hôn mê (trúng thử), trụy mạch. 1.3.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do thử - Thử nhiệt: Bệnh gây sốt cao ở mùa hè, ra nhiều mồ hôi, khát..., nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử. - Thử thấp: Rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy về mùa hạ, hội chứng lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng... 1.4. Thấp Ngoại thấp là độ ẩm thấp, là âm tà, chủ khí cuối hạ, mùa mưa lũ. Nội thấp là do tỳ hư nên tân dịch vận hóa giảm ứ lại gây thấp. 1.4.1. Đặc tính của thấp 16 - Thường gây bệnh từ nửa người dưới, bệnh dai dẳng. - Gây cảm giác nặng nề cử động khó, đau nhiều về buổi sáng hoặc nghỉ ngơi không vân động. - Phù, bí tiểu tiện, ra mồ hôi, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, dày, nhớt dính. 1.4.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do thấp - Phong thấp: (đã nêu ở phần phong) - Thấp nhiệt: Các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, khớp, bệnh ngoài da. - Thử thấp: (đã nêu ở phần thử). - Thấp chẩn: chàm, tổ đỉa, eczema loét, chảy nước nhiều. - Hàn thấp: (đã nêu ở phần hàn) 1.4.3. Chứng nội thấp 1.5. Táo Táo là sự khô hanh là dương tà. Táo có hai loại: - Ngoại táo: là chủ khí mùa thu, thường tổn thương tân dịch, xâm nhập từ mũi, miệng, phế, vệ khí, ... - Nội táo là do tân dịch, khí huyết bị giảm sút gây ra bệnh. 1.5.1. Đặc tính của táo - Gây tổn thương chức năng tạng phế: mũi miệng, họng, họng khô, da nứt nẻ, táo bón, tiểu sẻn, ho khan, ít đờm, đờm đặc. - Gây sốt cao, không mồ hôi, khát, thích uống nước, tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, gây mất tân dịch, điện giải đễ gây nhiễm độc thần kinh. 1.5.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do táo - Táo nhiệt: Những bệnh sốt cao về mùa thu như sốt xuất huyết, viêm não. - Lương táo: Là chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu: sốt, sợ lạnh, đau đầu, họng khô, ho ít đờm. 1.5.3. Chứng nội táo Do cơ địa nhiệt, dùng lâu ngày các loại thuốc đắng, thuốc tẩy hạ, sốt cao kéo dài lâu ngày. 17 1.6. Hoả Thường gọi là nhiệt (thực ra hoả là mức cao của nhiệt) là dương tà, chủ khí mùa hạ. Các ngoại tà khác như phong hàn, thấp, táo khi vào cơ thể đều có khả năng chuyển hoá thành hoả. 1.6.1. Đặc tính của hoả - Gây sốt cao, viêm, nhiệt, sợ nóng, thích mát, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mắt đỏ, mặt đỏ. - Gây chảy máu (nhiệt bức huyết vong hành): Do nhiệt làm tổn thương mạch lạc gây chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, ... - Ban chẩn, bệnh truyền nhiễm - Hỏa hay thiêu đốt tân dịch: Khát nước, miệng họng khô, lưỡi khô, táo bón,... nặng gây mê sảng, phát cuồng, ... 1.6.2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do hỏa - Hỏa nhiệt độc gây các bệnh như: mụn nhọt, viêm phổi, các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát có thể có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, chảy máu, mắt đỏ, mật đỏ, khát, đại tiện táo, tiểu tiện xẻn đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch nhanh có thể gây hôn mê. - Thấp nhiệt: (đã nêu ở phần thấp) - Phong nhiệt: (đã nêu ở phần phong) - Thử nhiệt: (đã nêu ở phần thử) 1.6.3. Chứng hư nhiệt: Do âm hư sinh nội nhiệt: - Sốt không cao thường về chiều, về đêm. - Môi đỏ, gò má đỏ, mạch nhỏ, nhanh. - Lòng bàn tay, bàn chân và ngực nóng (ngũ tâm phiền nhiệt). - Bứt rứt, cồn cào, khát nước, tiểu sẻn, táo bón. - Mồ hôi trộm, nhức trong xương, ho khan, họng khô. 2. NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG Là những nguyên nhân do hoạt động tinh thần, do quan hệ gia đình, xã hội. Có 7 loại tình chí sau đây: 18 - Vui mừng (hỉ): Thuộc tạng Tâm - Giận giữ (nộ): Thuộc tạng Can - Buồn phiền (bi): Thuộc tạng Phế - Lo lắng (ưu): Thuộc tạng Tỳ - Suy nghĩ (tư): Thuộc tạng Tỳ - Sợ sệt (kinh): Thuộc tạng Thận - Hốt hoảng (khủng): Thuộc tạng Thận. Bảy thứ tình chí bị kích động hay gây sang chấn tinh thần, mất thăng bằng âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc làm ảnh hưởng đến công năng của chúng đặc biệt là hay gây ra bệnh cho ba tạng Tâm, Can, Tỳ. 3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC 3.1. Nguyên nhân do ăn uống - Ăn nhiều quá gây rối loạn tiêu hoá (thực tích) - Ăn thiếu dẫn đến âm hư, huyết hư, suy nhược - Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt dễ sinh nhiệt, sinh thấp. - Ăn thức ăn sống, lạnh, ôi thiu, nhiễm khuẩn gây tổn thương tỳ vị 3.2. Nguyên nhân do lao động - Ít hoặc không hoạt động, khí huyết khó lưu thông, dễ sinh bệnh. - Lao động quá mức, kéo dài tổn hao sức lực sinh lao lực. - Lao động không an toàn gây chấn thương, bệnh tật. 3.3. Nguyên nhân tình dục Y học cổ truyền coi tình dục có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và cũng là một nguồn gây bệnh tật Hiếu sắc hại Tâm. đa dâm hại Thận 3.4. Một số nguyên nhân khác: - Bẩm sinh (tiên thiên bất túc) - Côn trùng, thú dữ cắn. - Tai nạn trong sinh hoạt. 19 TỰ LƯỢNG GIÁ I. Phân biệt đúng - sai các câu từ 1 đến 5: 1 Đặc tính của phong thường gây bệnh phần trên bên ngoài cơ thể 2 Đặc tính gây bệnh của thấp là phát bệnh nhanh, lui bệnh nhanh và thường xuyên di chuyển 3 Các dương tà đều làm tổn hại đến tân dịch 4 Thấp kết hợp với nhiệt thường gây bệnh ở đường hô hấp 5 Chứng bệnh đi ỉa chảy, nôn mửa, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá thuộc hàn thấp II. Chọn một ý trả lời đúng nhất trong các câu từ 6 đến 10: 6. Đặc tính của táo : A. Gây sốt cao mùa thu, không mồ hôi, thích uống, khát nước B. Gây sốt cao mùa hè, ra mồ hôi nhiều, khát nước C. Gây sốt cao, sợ nóng, ra mồ hôi nhiều, khát nước, mắt đỏ, mồ hôi trộm, họng khô, ho khan. D. Gây sốt cao, sợ lạnh, không thích uống nước, không có mồ hôi, ho có đờm. 7. Đặc tính của hàn: A. Gây đau co cứng, không di chuyển, mồ hôi không ra. B. Đau co cứng cơ, di chuyển, không mồ hôi, sợ gió. C. Cảm giác nặng nề, cử động khó, đau nhiều buổi sáng, ra mồ hôi. D. Đau nhức mỏi trong xương, ra mồ hôi trộm 8. Đặc tính của nhiệt: A. Gây sốt cao, không mồ hôi, táo bón, khát nước, thích uống nước. B. Gây sốt cao, sợ nóng, thích mát, ra mồ hôi, khát nước, mặt đỏ. C. Sốt cao, khát nước, vật vã, nặng gây hôn mê, ra nhiều mồ hôi. D. Sốt cao mùa hè, khát nước, ra nhiều mồ hôi. 9. Sốt cao co giật thường do: A. Phong tà C. Thử B. Thấp tà D. Nhiệt tà 10. Tinh thần căng thẳng, hay cáu gắt thể hiện bệnh của tạng: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng