Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Goi y duong loi đảng cộng sản...

Tài liệu Goi y duong loi đảng cộng sản

.DOCX
23
271
87

Mô tả:

1 1/ Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố PTYN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với hai yếu tố còn lại trong quy luật ra đời ĐCSVN? Mối quan hệ giữa yếu tố phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với hai yếu tố còn lại trông quy luật ra đời của đảng cộng sản Việt Nam Quy luật ra đời của ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phầm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Phân tích mối quan hệ giữa PTYN với CNMLN: + Phong trào chống Pháp xâm lược: Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, hoạt động tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. (Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm 1896 mới kết thúc. Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.) KN Ba Đình (1881-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo, diễn ra tại Thanh Hóa KN Bãi Sậy (1883-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, diễn ra ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình KN Hương Khê (1885-1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, diễn ra ở địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Kn nông dân Yên Thế (1885 – 1913) do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn Nắm lãnh đạo, diễn ra tại Bắc Giang. KN đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn thiệt hại nhưng đến năm 1913 thì bị dập tắt. * Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng: + Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu ( 1867-1941)-quê Nghệ An với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc - Phát động phong trào Đông Du đưa du học sinh Việt Nam sang Nhật học tập. Chọn Nhật vì đây là quốc gia “đồng văn, đồng chủng”, nền kinh tế phát triển mạnh, hùng mạnh về quân sự. + Đại diện cho khuynh hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước cho nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang cầu viện nước ngoài, cầu xin Pháp đến khai hóa cho VN. Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt nam còn nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào “tẩy chay Khách trú”(1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do dân chủ… + Nguyên nhân thất bại:Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và chính sự phát triển của phong trào yêu nước đã tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh. Phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 + Vị trí của phong trào YN: giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên VN. Tạo điều kiện thuận lợi cho CN MLN truyền bá vào VN. (giáo trình – nhấn mạnh ý này, đây là ý chính) - Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước, chọn con đường CM vô sản + Lý do: Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công.vì vậy Nguyễn Tất Thành muốn đi sang các nước học tập, tìm hiểu, tìm đường cứu nước. + Quá trình tìm kiếm, lựa chọn CMVS: + Ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Người không dừng lại ở phương Đông như các vị tiền bối mà sang phương Tây, đến tận hang ổ của kẻ thù để tìm con đường cứu nước khác . + Trên hành trình bôn ba khắp năm châu bốn biển, Nguyễn Ái Quốc đã để tâm tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cách mạng Mỹ (4/7/1776) và cuộc cách mạng Pháp (14/7/1789). Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng đó nhưng cũng nhận thức rõ hạn chế của nó. Người cho rằng đó là những cuộc “cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ nhưng kỳ thực ở trong thì nó tước lục nông dân, ở ngoài thì áp bức thuộc địa”6 . Từ đó, Nguyễn Ái quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập, hạnh phúc cho nhân dân các nước nói chung, cho nhân dân Việt nam nói riêng. + Năm 1917 khi trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức “Hội những người Việt nam yêu nước tại Pháp”. Khi cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi, Người đã “ủng hộ CMT10 chỉ theo cảm tính tự nhiên …chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó”7 . + Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt “Hội những người Việt nam yêu nước tại Pháp” Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị Vécxay bản “Yêu sách của nhân dân Việt nam” gồm 8 điểm, đòi chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do dân chủ ở Việt nam. Những yêu cầu chính đáng và cấp thiết đó không được chấp nhận và Người rút ra kết luận: “Những lời tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa Uynxơn chỉ là trò bịp bợm, các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của chính bản thân mình’’8 . + Tháng 3/1919 Lênin đã thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III). Như vậy, lúc này trong phong trào công nhân quốc tế cùng tồn tại Quốc tế II và quốc tế III. Các Đảng Xã hội của giai cấp công nhân các nước đứng trước sự lựa chọn: tin và đi theo quốc tế nào, đi theo con đường nào? Đảng Xã hội Pháp – tổ chức mà Nguyễn Ái Quốc ra nhập từ đầu năm 1919 và bản thân Nguyễn Ái Quốc cũng đứng trước sự lựa chọn đó. + Đúng lúc đó, tại đại hội lần II của QTCS (khai mạc ngày 10/7/1920) Lênin đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa’’(tác phẩm này còn được gọi là Luận cương Lênin). Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản Luận cương Lênin trên tờ báo Nhân đạo số ra ngày 16,17/7/1920. Luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ: tự do cho đồng bào, độc lập cho tổ quốc. Từ đó Người “hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III’’9 . Người rút ra kết luận: "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản" 10 . + Tháng 12/1920 tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (còn gọi là đại hội Tua) đã nảy ra cuộc tranh luận gay gắt về việc ra nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu giải tán Đảng Xã hội để sáng lập Đảng cộng sản Pháp và gia nhập Quốc Tế thứ III. Với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước 3 đã trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc chưa có khuynh hướng rõ ràng thành một chiến sĩ giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Cộng sản. Như vậy, trải qua cuộc hành trình dài đầy gian khổ, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của dân tộc mình là tìm ra một con đường cách mạng mới. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản. - Mối quan hệ giữa PTYN với PTCN + Công nhân mới ra đời , số lượng còn ít, xuất thân phần lớn từ nông dân. Họ yêu nước, tham gia vào các PTYN của nông dân. + Nhờ tham gia các PTYN, họ thấy được chỗ bế tắc của các PT này. Họ dễ dàng tiếp nhận CNMLN... (chỗ này phân tích theo ý hiểu mỗi người) + Sự lớn mạnh của PTCN từ 1926 – 1929 dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản. - Tóm lại: PTYN là “chất xúc tác” giúp các tầng lớp, giai cấp trong xã hội VN cuối tky XIX đầu tky XX dễ dàng đón nhận CN MLN, chọn đi theo con đường CMVS do Đảng CSVN lãnh đạo. - VẬN DỤNG THỰC TIỄN: (BẮT BUỘC VẬN DỤNG THỰC TIỄN, LIÊN HỆ BẢN THÂN CÁC BẠN) + Hiểu rõ giá trị của yêu nước, muốn phấn đấu trở thành đảng viên trước hết phải là công dân yêu nước... + Có thêm lý luận để chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động đang chống phá Đảng... + Là cơ sở để có niềm tin con đường đi lên CNXH của ta là đúng, hợp quy luật và hoàn cảnh đất nước... + ..V..V.. 3/ Kết luận 2/ Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động, thành lập ĐCS VN? Gợi ý: 1/ Mở bài 2/ Nội dung 4 - Vì sao Nguyễn Ái Quốc rời Việt Nam ra nước ngoài tìm đường cứu nước? Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại - Quá trình tìm kiếm và chọn con đường CMVS: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789)… nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam: về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới… Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác –Lênin. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người - từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn “Muốn cứu nước phải giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. (Giáo trình tr.29 – tr.30) - Truyền bá CN MLN vào Việt Nam: Từ đây cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng được đánh dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - LêNin vào Việt Nam thông qua những bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925). Tác phẩm này đã vạch rõ những âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”, từ đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Mùa hè 1923 từ Pháp sang Liên Xô, Người tham gia nhiều Đại hội quốc tế và học tập nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê nin. Với tư cách là đại diện của quốc tế cộng sản, tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6-1925, người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Chương trình và Điều lệ của Hội nêu rõ mục đích là: làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới. Sau khi cách mạng thành công. Hội chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân; mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân; tiến lên xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa; thực hiện đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, với phong trào cách mạng thế giới. 5 Từ năm 1925 - 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước. Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại trường Đại học Phương Đông và trường Lục quân Hoàng Phố nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh . Nội dung tác phẩm Đường cách mệnh: - Đường cách mệnh chỉ rõ: tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải việc một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công- nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. -Về vai trò của Đảng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng muốn thắng lợi thì phải có một đảng lãnh đạo. Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt. Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. -Về vấn đề đoàn kết quốc tế, Người nói: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. -Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân… Như vậy: Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cấp những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam. (Giáo trình tr.30 – tr.33) 1. - Chuẩn bị mặt chính trị, tư tưởng cho thành lập Đảng: Sự chuẩn bị về chính trị:  Tham gia vào các diễn đàn, viết báo để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cách mạng thuộc địa. 6  Cuối năm 1917, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập hội những người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền, giáo dục việt kiều tại Pháp.  Chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ  Năm 1923 Người rời Pháp đi Matxcova tham dự Hội nghị quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Mác – Lenin. 1. Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng  Được thể hiện qua hai tác phẩm “Đường cách mệnh” (1925) và bản án chế độ thực dân Pháp (1927). Hai tác phẩm đã thể hiện:  Tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và khẳng định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù.  Người khẳng định chỉ có cách mạng vô sản là con đường triệt để vì quyền lợi của đa số.  Khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và ở chính quốc.  Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.  Lực lượng cách mạng chính: giai cấp công nông.  Phương pháp cách mạng: cách mạng bạo lực.  Biết đoàn kết quốc tế  Đảng cách mạng: cách mạng muốn thắng lợi phải có một chính đảng duy nhất lãnh đạo, lấy học thuyết Mác – lenin làm nòng cốt. + Viết sách, báo... Giáo trình tr.30 – tr.33 Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản. 7 Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh + Soạn thảo Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt (gọi là Cương lĩnh chính trị) 1.  - Chuẩn bị về mặt tổ chức:Sự chuẩn bị về mặt tổ chức Năm 1921, NAQ cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp thành lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.  Ngày 11/11/1924, NAQ đến Quảng Châu. Tại đây Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.  6/1925 Người sáng lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hạt nhân là Cộng sản Đoàn, cơ quan tuyên truyền của hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. 1925 – 1927: Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị. + Thành lập Hội VNCMTN (6/1925) + Đào tạo hội viên... + Chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản... - Vận dụng thực tiễn: + Hiểu rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng... + Có thêm cơ sở lý luận để sinh viên đấu tranh chống lại .... + Đảng CSVN ra đời là tất yếu khách quan của lịch sử… Giai đoạn: 5/.6 /1911 đến 30/.12 /1920 Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước đúng đắn. Tháng 5/.6. /1911 với tên Văn Ba. Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn của Pháp (Latutxơterơvin) làm phụ bếp. Sự kiện này mở đầu quá trình tìm đường cứu nứớc của Nguyễn Tất Thành. 8 Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tiếp xúc với nhiều dân tộc thuộc địa và lao động với nhân dân đủ các màu da. Qua đó người rút ra kết luận đầu tiên trong quá trình tìm đương cứu nứơc “giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước điều là bạn CNĐQ ở đâu cũng là thù.” Trong thời gian này NAQ tìm hiểu kỷ các cuộc CMTS điển hình trên thế giới: CM tư sản Anh (1640) CM tư sản Mỹ (1976) CM tư sản Pháp(1789) , NAQ đánh giá cao tư tưởng tự chủ tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc CM này và học được bài học tập hợp lực lượng của giai cấp tư sản để làm CM tư sản thành công, nhưng NAQ cũng nhận rõ những hạn chế của cuộc CM đó và khẳng định con đường CM tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung. - Năm 19717 CM tháng 10 Nga bùng nổ và giành thắng lợi, làm chấn động toàn cầu. Với sự nhạy cảm đặc biệt người hướng đến CM tháng 10 và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng cuộc CM đó. Người kết luận “Trong thế giới bây giờ chỉ có CM Nga là đã - thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái tự do hạnh phúc” (Đảng CSVN, văn kiện Đảng toàn tập,tập1, HN 1998 trang 39) - Năm 1919 Quốc tế III do Lênin thành lập ra tuyên bố ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương đông. - Tháng 7 năm 1920 NAQ đọc Sơ thảo lần 1 luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, NAQ tìm thấy trong luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho NDVN. NAQ khẳng định “ muốn cứu nước và GPDT không có con đường nào khác con đường CM vô sản” (HCM toàn tập, tập 9 NXB chính trị Quốc gia H 2002 trang 314) - Tháng 12 năm 1920 tại Đại hội Đảng XH Pháp họp ở Tua NAQ bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng CS Pháp và ra nhập Quốc tế III. Từ đây cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, NAQ xúc tiến truyền bá CNMLN và lý luận con đường cứu nước của mình vào VN, chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng CSVN. 9 - Giai đoạn 1921- 1930 NAQ chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng. - Giai đoạn này NAQ tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiến đến thành lập Đảng CSVN. - NAQ chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng: a. Chuẩn bị về lý luận chính trị: Vấn đề quan tâm hàng đầu của NAQ là truyền bá CNMLN và con đường cứu nước mà người đã chọn vào phong trào CN và phong trào yêu nước VN. Với nhiệt huyết ấy người viết rất nhiều bài đăng trên 1 số tờ báo “Nhân đạo” tạp chí cộng sản “Đời sống thợ thuyền” “dân chúng”. Người còn làm chủ bút “Người cùng khổ”. Năm 1925 Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp. 1927 Người cho xuất bản tác phẩm “Đường CM” Qua các bài viết trên đã trang bị cho PTCN và PT yêu nước trên 1 số mặt. - Người vach rõ bản chất phản động của CN thực dân qua đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc. - Giải phóng dân tộc phải gắn liền với vấn đề GPGC giải phóng ND lao động, gắn mục tiêu giành độc lập dân tộc với phương hướng tiến lên CNXH. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khắng khít với nhau. Điều đặc biệt quan trọng NAQ nêu rõ: CM thuộc địa không phụ thuộc CM vô sản ở chính quốc nó có tính chủ động độc lập “CM thuộc địa có thể thành công trước CM vô sản ở chính quốc và góp phần thúc đẩy CM chính quốc tiến lên”. - Đường lối chiến lược của CM ở thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn nhân dân lao động giải phóng con người, tức là làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiên lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song trước hết phải giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc sớm xác định tính chất cách mạng ở thuộc địa là “dân tộc giải phóng”. - Ở Việt Nam và Châu Á hoàn toàn có thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản. - Nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trước hết và chủ yếu là phải đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược và bọn tay sai phản bội quyền lợi dân tộc. 10 - Xác định lực lượng cách mạng là toàn thể dân chúng lấy liên minh công nông làm gốc .Trong đó giai cấp công nhân là người duy nhất có sức mệnh lịch sử là lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam, thông qua đội tiên phong là Đảng cộng Sản Việt Nam. - Phương pháp cách mạng: cách mạng là sự nghiệp của cả dân chúng, phải sử dụng cách mạng bạo lực cách mạng của quần chúng. b. Chuẩn bị về tổ chức - Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu tại đây Người huấn luyện cán bộ rồi đưa số cán bộ này về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân đấu tranh. - Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ thành lập hội “Việt Nam cách mạng thanh niên”, ra báo “Thanh Niên”. - Năm 1929 Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương “vô sản hóa” thì phong trào cách mạng trong nước phát triển rất mạnh đặc biệt là phong trào công nhân. - Tháng 3-1929, ở Bắc kỳ một chi bộ cộng sản đầu tiên đã ra đời tại số 5D phố Hàm Long-Hà Nội (có 7 đồng chí) Nhu cầu thành lập Đảng được đặt ra trong nội bộ của Việt Nam cách mạng Thanh niên đưa đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam: - Ngày 17-6-1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời. - Ngày 25-7-1929, An Nam cộng sản Đảng ra đời. Tháng 9-1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời. 3/ Kết luận 3/ So sánh giữa Cương lĩnh 2/1930 với Luận cương 10/1930? 11 Gợi ý: NẾU ĐỀ CHO KHÔNG YÊU CẦU PHÂN BIỆT KHÁC NHAU THÌ TA LÀM GIỐNG VÀ KHÁC LUÔN NHÉ. - Giống nhau giữa Cương Lĩnh và Luận cương: Về phương hướng chiến lược của cách mạng: cả hai văn kiện đều xác định được tính tất yếu của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để tiến tới xã hội cộng sản, đây là nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau. Về nhiệm vụ cách mạng: chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất, giành lại chính quyền, độc lập dân tộc. Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là nông dân và công nhân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta. Về phương pháp cách mạng: Sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt được mục tiêu của cuộc cách mạng. Về vị trí quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới. Lãnh đạo cách mạng: Đảng lãnh đạo Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lenin và cách mạng vô sản chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại năm 1927. - Những điểm khác nhau giữa Cương Lĩnh với Luận cương Cương lĩnh chính trị( 2/1930) Luận cương (10/1930) Phương hướng cách mạng Tiến hành tư sản nhân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xh cộng sản Nhiệm vụ của cách mạng C,mạng đông dương lúc đầu là cách mạng tư sản nhân quyền, sau đó tiến thẳng lên xhcn bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa 12 Đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng. Đánh đổ thế lực thế lực phong kiến, đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít Về lực lượng cách mạng Giai cấp công nhân và nông dân, phải liên minh đoàn kết với các tầng lớp, giai cấp khác... Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam Đảng Cộng Sản Đông Dương NẾU ĐỀ BÀI YÊU CẦU GIẢI THÍCH TẠI SAO GIỐNG, KHÁC NHAU THÌ TRẢ LỜI THÊM: Nguyên nhân giống nhau: Do thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, nên Cương Lĩnh do NAQ soạn thảo, Luận Cương do Trần Phú soạn thảo nhưng có những điểm giống nhau cơ bản. Nguyên nhân Luận cương khác Cương lĩnh ở một số điểm: giáo trình tr.47 đoạn cuối trang.- Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau: + Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt nam là vấn đề độc lập dân tộc bao trùm lên hết thảy . + Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa và chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản khi đó chưa coi trọng vấn đề dân tộc, quá nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. 4/ Vì sao Luận cương 10/1930 do Trần Phú soạn thảo mắc phải những hạn chế? Bản thân các Anh (Chị) có rút ra bài học cho mình? Gợi ý: - Hoàn cảnh ra đời Luận cương, hạn chế của Luận cương. Tháng 4-1930, đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông. Tháng 7-1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 14-30/10/1930, Hội nghị ban chấp hành TW họp lần thứ 1 tại Hương Cảng (TQ) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiện vụ cần kíp của Đảng, thảo luận luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế CS Hội nghị quyết 13 định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương. Hội nghị cử Ban chấp hành TW chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư. Hạn chế của luận cương : + Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. + đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai - Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của Luận cương: giáo trình trang 47 đoạn cuối. Trong đó chia ra: + Nguyên nhân chủ quan: thứ nhất và thứ hai (xem giáo trình) Thứ nhất: Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vũng những đặc điễm của xh thuộc địa nữa phong kiến VN Thứ 2: Do nhận thức giáo điều máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa , lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “ tả” của quốc tế cộng sản và 1 số đảng cộng sản trong thời gian đó + Nguyên nhân khách quan: thứ ba (xem giáo trình). - Vậy, chúng ta cần phân tích rõ vì sao nhóm soạn thảo Luận cương do Trần Phú đứng đầu lại mắc sai lầm: + Do nắm bắt thực tiễn chưa sát, còn ít trải nghiệm thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dẫn đến sai lầm khi xác định mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội Việt Nam. + Do còn máy móc, vận dụng lý luận không linh hoạt dẫn đến giáo điều, không phù hợp với thực tiễn. + Bị sức ép từ Quốc tế Cộng sản quá đề cao giai cấp, chưa coi trọng vấn đề dân tộc - Rút ra bài học cho bản thân: + Hiện nay, thông tin bùng nổ, nhiều tin tức sai lệch, gây khó khăn vận dụng lý thuyết đã học cho đúng. Vì vậy, cần tỉnh táo trước thông tin trên mạng, phải luôn xác minh thông tin trước khi ra quyết định, nói hoặc viết bài. + Giáo trình, bài giảng, lý thuyết trên lớp là thực tiễn được cô đọng lại. Tuy nhiên đã có những phần lạc hậu so với thực tiễn cần bổ sung. Hoặc có lý luận tiến bộ thì phải vận dụng linh hoạt với thực tiễn tránh giáo điều, máy móc. 14 + Bản thân mỗi người phải có chính kiến, dù đứng trước ý kiến của tập thể cũng phải trình bày rõ chính kiến của mình, sẵn sàng bảo vệ nó nếu có căn cứ khẳng định đúng. + Sinh viên cần hoạt động Đoàn để có thêm tri thức thực tiễn, vốn sống. 5/ Trình bày sự vận dụng của Đảng về nhận thức mới về hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ (giai đoạn 1936 – 1939) vào chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 1939 – 1945? GỢI Ý; - Nêu nhận thức mới của Đảng về hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong Chung quanh vấn đề chiến sách mới (giáo trình tr.57) Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khắng khích bổ trợ cho nhau để xây dựng sức mạnh toàn dân tộc. o Cuộc dân tộc giải phóng không nhâất định kêất chặt với cuộc cách mạng điêền địa. o Tập trung đánh đổ đêấ quôấc rôềi sau mới giải quyêất vâấn đêề điêền địa. o Nhưng cũng có khi vâấn đêề điêền địa và phản đêấ phải liên têấp giải quyêất, vâấn đêề này giúp cho vâấn đêề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. - Hoàn cảnh giai đoạn 1939 – 1945 diễn ra như thế nào? Có phù hợp với nhận thức mới 1936 không? Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. + 01/09/1939 Đức tấn công BaLan, 2 ngày sau Anh Pháp tuyên chiến với Đức. + 06/1940 Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng Đức. + 22/06/1941 Đức tấn công LX, lúc này cuộc chiến chuyển thành phe phát xít do Đức cầm đầu đối đầu với lực lượng dân chủ do LX làm trụ cột. - Trong nước: Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và VN. + Pháp đã thi hành các chính sách thời chiến rất trắng trợn, chúng thủ tiêu quyền tự do, dân chủ mà ta giành được trong thời kỳ 1936 – 1939. + 28/09/1939 Toàn quyền P ra nghị định cấm tuyên truyền Cộng Sản, đóng của các tờ báo và nhà sản xuất, cấm hội họp và tụ tập đông người. + Lợi dụng Pháp đầu hàng Đức, 22/09/1940 Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. + 23/09/1940 Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. 15 + Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt, đặt nhân dân ta dưới 1 cổ 2 tròng áp bức. - Sự vận dụng của Đảng: Nhận thức mới của Đảng về nhiệm vụ dân tộc và dân chủ 1936 - nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Ngia là chọn địch nhân chính , nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của 1 dân tộc mà đánh cho được toàn thắng. - đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày - khi có vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết làm xong mục đích của cuộc vận động. Sự vận dụng vào Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược năm 1941 - Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu - Thay khẩu hiệu ruộng đất( tịch thu ruộng đát của bọn đế quốc và việt gian cho dân cày nghèo, chia ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức,…… - Lập Mặt trận Việt Minh đề đoàn kết tập hợp lực lượng 6/ Phân tích bài học kinh nghiệm giai đoạn 1945 – 1946: lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể? Gợi ý: - Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù: + Xác định quân Tưởng có mâu thuẫn với Pháp. + Biện pháp lợi dụng: xem chính sách ngoại giao trong chỉ thị Kháng chiến Kiến quốc. (giáo trình tr. 79 và tr.81) (Hòa với Tưởng, đánh Pháp. Sau đó Hòa Pháp đuổi Tưởng). Ngay từ khi thực dân P nổ súng đánh chiếm sg và mở rộng phạm vi chiếm đóng các tỉnh nam bộ đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào nam tiến chi viện nam bộ ngăn cho quân p đánh ra trung bộ. Ở miền bắc bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẩn trong nội bộ kẻ 16 thù, đảng và chính phủ ta đã thực hiện sach lược nhân nhượng với quân đội tưỡng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền tập trung lực lượng chống pháp ở miền nam. Những biện pháp cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ trên: Xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân; động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài; kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp. - Chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính + Kẻ thù chính:Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy phải lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất mặt trận Việt - Minh - Lào chống Pháp xâm lược; kiên quyết giành độc lập tự do - hạnh phúc dân tộc vv. + Biện pháp: xem giáo trình tr.81 Ngay từ khi thực dân P nổ súng đánh chiếm sg và mở rộng phạm vi chiếm đóng các tỉnh nam bộ đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào nam tiến chi viện nam bộ ngăn cho quân p đánh ra trung bộ. Ở miền bắc bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẩn trong nội bộ kẻ thù, đảng và chính phủ ta đã thực hiện sach lược nhân nhượng với quân đội tưỡng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền tập trung lực lượng chống pháp ở miền nam. Khi pháp gặp tưỡng kí hiệp ước trùng khánh( 28/2/1946) thõa thuận mua bán quyền lợi với nhau cho phép kéo quân ra miền bắc, đảng ta mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp với pháp để buộc quân tưởng rút về nước (Trang 81) - Nhân nhượng có nguyên tắc trong hoàn cảnh cụ thể: + Nhân nhượng với Tưởng, Pháp (ra sao? Xem giáo trình) + Nguyên tắc của sự nhân nhượng? (độc lập chính trị) nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp. + Tại sao phải nhân nhượng? (do hoàn cảnh. Hoàn cảnh thế nào?) 17 Với pháp Ta tránh được tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Do Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta, ký Hiệp ước Hoa Pháp (2/1946), theo đó quân Pháp ra Bắc để quân Tưởng rút về nước. Trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa rút về nước thì Tưởng sẽ đứng về Pháp đánh lại ta. Nếu hòa hoãn với Pháp ta chẳng những tránh được cuộc chiến đấu bất lợi mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta. + Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có Chính phủ tự chủ, có nghị viện, có quân đội và tài chính riêng, v.v. làm cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp. + Ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền và mọi mặt khác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài về sau. + Để tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn chiến tranh xẩy ra, do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới. Với tưởng: Do quân tưởng quá đông Ta đang gặp nhiều khó khăn Pháp đang đánh chiếm nam bộ + Mục đích của nhân nhượng? 7/ Trong bối cảnh hiện nay, bình luận mối quan hệ giữa kinh tế tri thức với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Gợi ý: - Bối cảnh hiện nay: + Thế giới: xem giáo trình chương 8, những xu thế hiện nay Tình hình thếế giới: + Từ thập kỷ 70, thêấ kỷ XX, sự têấn bộ nhanh c ủa cách m ạng khoa h ọc - công ngh ệ, đã thúc đẩy lực lượng sản xuâất trên thêấ giới phát triển mạnh; Nh ật Bản và Tây Âu v ươn lên tr ở thành hai trung tâm lớn của kinh têấ thêấ giới; xu thêấ ch ạy đua phát tri ển kinh têấ đã dâẫn đêấn c ục di ện hoà hoãn giữa các nước lớn. +Việt Nam và các nước Đông Dương, hệ thôấng xã h ội ch ủ nghĩa; phong trào cách m ạng thêấ giới mở rộng phát triển mạnh. Đảng ta nh ận đ ịnh: “h ệ thôấng các n ước xã h ội ch ủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách m ạng c ủa giai câấp công nhân đang trên đà phát triển mạnh. 18 + Đêấn giữa thập kỷ 70 tnh hình kinh têấ - xã h ội ở các n ước h ội ch ủ nghĩa xuâất hi ện trì tr ệ và mâất ổn định Tình hình khu vực Đông Nam Á có những chuyển biêấn m ới: Sau năm 1975, Myẫ rút quân khỏi Đông Nam Á l ục đ ịa; khôấi quân s ự SEATO tan rã, ngày 24 – 2 - 1976, các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và h ợp tác ở Đông Nam Á (g ọi tăất là Hi ệp ước Ba Li), mở ra cục diện hoà bình, hợp tác trong khu v ực . * Tình hình thếế giới từ giữa thập kỷ 80, thếế k ỷ XX: + Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tn), têấp t ục phát tri ển mạnh mẽẫ, tác động sâu săấc đêấn mọi mặt đời sôấng c ủa các quôấc gia, dân t ộc : + Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng sâu săấc. Đêấn đâều nh ững năm 1990, chêấ đ ộ xã h ội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dâẫn đêấn những biêấn đ ổi to lớn vêề quan h ệ quôấc têấ. Tr ật t ự thêấ gi ới được hình thành từ sau chiêấn tranh thêấ giới hai trên c ơ s ở hai khôấi đôấi l ập do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đâều tan rã, mở ra trật tự thêấ giới mới. + Trong thời thời kỳ này, những cuộc chiêấn tranh c ục b ộ, xung đ ột tranh châấp vâẫn còn, nhưng xu thêấ chung của thêấ giới là hòa bình, h ợp tác, phát tri ển. + Xu thêấ chạy đua phát triển kinh têấ, khiêấn các n ước nhâất là các n ước đang phát tri ển đã đ ổi mới tư duy đôấi ngoại, thực hiện chính sách đa ph ương hóa, đa d ạng hóa quan h ệ quôấc têấ; m ở r ộng và tăng cường liên kêất, hợp tác với các nước phát tri ển để tranh th ủ vôấn, kyẫ thu ật, công ngh ệ, m ở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý s ản xuâất kinh doanh. . Nền công nghiệp 4.0? Ảnh hưởng của nó? (vắn tắt). Công nghiệp 4.0 là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ bởi công nghệ thông tin của nền sản xuất trong môi trường kết nối dữ liệu, con người, quy trình/quá trình, dịch vụ, hệ thống và cơ sở sản xuất với việc tạo ra các hệ sinh thái sản xuất mới , trên cơ sở công nghệ số là đòn bẩy và sử dụng các thông tin như là phương tiện để thực hiện nhà máy thông minh. Công nghiệp 4.0 sẽ đẩy mạnh xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ và quá trình sản xuất, bao gồm hệ thống thực - ảo , internet kết nối vạn vật , điện toán đám mây và điện toán nhận thức mô phỏng tư duy của con người. Công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra các nhà máy thông minh trong những nhà máy ấy, hệ thống thực - ảo sẽ điều hành các quá trình vật lý của sản xuất, tạo nên phiên bản ảo (của các hoạt động sản xuất và thực hiện các quyết định phân cấp/phân quyền . Thông qua điện toán đám mây, các hệ thống thực - ảo sẽ giao tiếp và hợp tác với nhau và với con người một cách tức thờivà thông qua các dịch vụ internet, các dịch vụ nội bộ và dịch vụ xuyên tổ chức sẽ tạo ra một chuỗi giá trị cho tất cả những người sử dụng dịch vụ. + Việt Nam: xem giáo trình chương 8, đang có cơ hội gì, đối mặt những thách thức gì? Đang tiến hành CNH, HĐH cần kinh tế tri thức để làm gì? 19 Thời cơ và thách thức Vếề cơ hội: xu thêấ hòa bình, hợp tác phát triển và xu thêấ toàn câều hóa kinh têấ t ạo thu ận l ợi cho nước ta mở rộng hoạt động đôấi ngoại, hội nhập kinh têấ quôấc têấ. M ặt khác, thăấng l ợi c ủa s ự nghiệp đổi mới đã nâng cao thêấ và lực của nước ta trên tr ường quôấc têấ. Vếề thách thức: những vâấn đêề toàn câều như phân hóa giàu nghèo, d ịch bệnh t ội ph ạm xuyên quôấc gia... gây tác động bâất lợi đôấi với nước ta. Nêền kinh têấ Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh trên c ả ba câấp đ ộ s ản ph ẩm, doanh nghiệp và quôấc gia; những biêấn động trên thị trường quôấc têấ sẽẫ tác đ ộng nhanh và m ạnh h ơn đêấn thị trường trong nước, têềm ẩn nguy cơ gây rôấi loạn, thậm chí kh ủng ho ảng kinh têấ - tài chính. Ngoài ra, lợi dụng toàn câều hóa, các thêấ lực thù đ ịch s ử d ụng các chiêu bài "dân chủ" " nhân quyếền", chôấng phá chêấ dộ chính trị và sự ổn đ ịnh, phát tri ển c ủa n ước ta. Những cơ hội, thách thức có môấi quan hệ, tác đ ộng qua l ại có th ể chuy ển hóa lâẫn nhau. C ơ hội không tự phát huy tác dụng và tùy thu ộc vào kh ả năng t ận d ụng c ơ h ội tôất sẽẫ t ạo thêấ và l ực đ ể vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Nêấu không thách th ức sẽẫ tăng lên, lâấn át c ơ h ội, c ản tr ở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép tr ực têấp, nh ưng tác đ ộng đêấn đâu là tùy thu ộc vào n ội l ực, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách th ức, thì không nh ững chúng ta sẽẫ v ượt qua đ ược thách thức mà còn có thể biêấn thách th ức thành động l ực phát tri ển. b. Tình hình trong nước - Thuận lợi: Sau khi miêền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quôấc hoà bình thôấng nhâất, c ả n ước têấn lên ch ủ nghĩa xã hội với khí thêấ của một dân tộc vừa giành đ ược thăấng l ợi vĩ đ ại. Công cu ộc xây d ựng ch ủ nghĩa xã hội đã đạt được một sôấ thành tựu quan tr ọng. - Khó khăn: Trong khi nước ta phải khăấc ph ục hậu quả n ặng nêề c ủa 30 năm chiêấn tranh, l ại x ảy ra chiêấn tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Băấc, đã làm suy gi ảm têềm l ực c ủa đâất n ước. Bên c ạnh đó, các thêấ lực thù địch sử dụng những th ủ đoạn thâm đ ộc phá ho ại n ước ta. M ặt khác, do t ư t ưởng chủ quan, nóng vội muôấn têấn nhanh lên ch ủ nghĩa xã hội trong m ột th ời gian ngăấn đã dâẫn đêấn những khó khăn vêề kinh têấ xã hội. Những thuận lợi khó khăn từ tnh hình thêấ gi ới và trong m ước giai đo ạn này đã ảnh h ưởng đêấn công cuộc xây dựng, phát triển đâất n ước đêấn hoạch đ ịnh đ ường lôấi đôấi ngo ại c ủa Đ ảng. - Bình luận: + Sự cần thiết của KTTT đối với CNH, HĐH ở Việt Nam đặt trong bối cảnh thế giới như đã nêu trên Đại hội X của đảng chỉ rõ : “ chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng ,lợi thế của nước ta để rruts ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xhcn gắn với phát triển 20 kinh tế tri thức phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa ,hiện đại hóa + Bốn trụ cột của kinh tế tri thức: Thể chế kinh tế thị trường, giáo dục và đào tạo, hệ thống phát minh sáng chế, hệ thống hạ tầng thông tin. Thể chế kinh tế thị trường Môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức: Một môi trường và thể chế theo luật, cho phép dòng chảy tự do của tri thức, hỗ trợ đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), khuyến khích việc làm chủ doanh nghiệp như trọng tâm của kinh tế tri thức. Giáo dục và đào tạo: Có chất lượng cao để người dân được giáo dục và đào tạo năng lực sáng tạo, chia sẻ, và sử dụng tri thức. Hệ thống cách tân: Một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầu của đất nước, và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết. Hạ tầng cơ sở thông tin: Một hạ tầng cơ sở thông tin động, từ radio đến Internet, là cần thiết để cho phép dễ dàng liên lạc, phổ biến, và xử lý thông tin. Tri thức con người không phải tự nhiên mà có; trái lại, phải thông qua giáo d ục và đào t ạo mới có đ ược. Ch ức năng của giáo dục và đào tạo là biến những giá trị văn hóa của xã hội thành tài s ản c ủa m ỗi cá nhân và c ủa c ả cộng đồng. Từ những tài sản riêng đó, mỗi người lại góp phần nhân lên những tài sản văn hóa của xã h ội, nâng cao trình độ trí tuệ cho cả cộng đồng. Chính vì thế mà có thể nói r ằng, giáo d ục và đào t ạo là khuôn đúc con người, là nguyên nhân trực tiếp quyết định chất lượng nguồn lực con ng ười, là nguyên nhân sâu xa làm gia tăng hàm lượng chất xám trong cơ cấu giá tr ị sản phẩm của lao động. Nâng cao dân trí, b ồi d ưỡng và phát triển nguồn lực con người là yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo giúp cho người lao đ ộng nâng cao trình đ ộ học vấn, cách ứng d ụng và sáng t ạo công ngh ệ tốt hơn. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát tri ển kinh tế - xã h ội bền v ững. Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững cũng chính là tạo động lực cho s ự phát triển kinh tế tri th ức. Trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của sản xuất; sự tăng trưởng của kinh tế là do tích lũy tri th ức đem lại. So với các yếu tố khác của sản xuất, tri thức khi tham gia vào quá trình sản xu ất, nó không nh ững không bị hao mòn, cạn kiệt, mà còn luôn được nâng cao. Khi chia sẻ và chuyển giao tri th ức cho ng ười khác, người sở hữu tri thức vẫn giữ nguyên tri thức của mình. Theo đó, nguồn vốn tri thức - yếu t ố chủ yếu của sản xuất - được tăng gấp bội và sử dụng một cách hiệu quả nhất, tạo đ ộng lực cho sự phát tri ển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tri thức được tăng gấp bội và sử dụng một cách có hiệu quả là nhờ giáo dục và đào tạo. Chính trên ý nghĩa đó mà giáo dục và đào tạo trở thành đ ộng l ực cho sự phát tri ển kinh tế tri th ức. + Thực trạng từng trụ cột ở Việt Nam?( tự suy nghĩ) Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nh ững chuyển biến tích c ực và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nh ững t ồn t ại, bất cập. Sau nhiều năm đổi mới, “chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm đ ược khắc phục ”(1). Tính độc lập, sáng tạo trong tư duy và kỹ năng thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu; giáo d ục ch ưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, chưa theo kịp xu thế toàn cầu hoá và xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống kinh tế hiện đại. Xuất phát từ thực trạng này, đ ể đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý và bền vững trong điều kiện hiện nay và cả trong nh ững năm tới, tại Hội nghị Trung ương 9, khoá X, Đảng ta đã xác đ ịnh: “Tập trung nâng cao chất l ượng giáo d ục - đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo đ ịnh h ướng xã hội chủ nghĩa”(2). + Cảm nhận hoặc ý kiến của cá nhân người viết? Lưu ý: đánh giá cao bài súc tích, ngắn gọn, có giải pháp do mình nghĩ ra. 8/ Phân tích tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX (4/2001) đến nay?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan